Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 1...

Tài liệu Skkn giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10

.PDF
7
167
65

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ............................................................ 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy động tác giậm chân và đi đều ở khối 10”. (Trần Quốc Phan, Nguyễn Quốc Lâm, @THPT Phan Thanh Giản) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: Phương pháp mới này sử dụng học sinh để hỗ trợ chính trong quá trình tập luyện. Đối với động tác giậm chân giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm là bốn học sinh, các em dùng tay của mình để làm chuẩn cho bạn tập. Số 1 hô khẩu lệnh và điếm nhịp, số 3 là người tập, số 2 đưa hai tay của mình về trước song song với mặt đất (để người tập, tập động tác tay) hoặc đưa hai tay về trước chếch suống dưới lòng bàn tay chạm vào gối người tập (để người tập, tập động tác chân) đứng đối diện với người tập, số 4 đứng phía sau lưng người tập đưa hai tay về trước sát hai bên hông người tập (để người tập đánh tay về sau không sang hai bên). Đối với động tác đi đều giáo viên kẽ ô để học sinh thực hiện bước đi được chính xác. Đối với phương pháp mới này giúp cho học sinh đánh tay được chính xác, có độ dừng, đánh về sau không sang hai bên, chân nâng lên đúng độ cao, bước chân trong đi đều đúng cự li. Chính vì thế học sinh rất mạnh dạn trao đổi ý kiến với nhau, chủ động, tự giác, tích cực đoàn kết và hứng thú trong tập luyện cũng như đóng góp và sửa sai cho nhau. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh ở lớp 10 là những kiến thức, kĩ năng cơ bản ban đầu, giúp cho học sinh có nhận thức sâu sắc hơn về nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân cũng như những kiến thức về quốc phòng, an ninh. 1 Vì thế, ngay từ buổi đầu giảng dạy giáo viên phải nghiên cứu thật sâu để truyền đạt cho học sinh nắm vững và nắm chắc một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Huấn luyện điều lệnh là một nội dung rất cơ bản trong huấn luyện quân sự, là cơ sở để huấn luyện các môn quân sự khác. Huấn luyện điều lệnh còn là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại không ngừng phát huy bản chất truyền thống của quân đội và danh hiệu Bộ đội cụ Hồ. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học tôi đang giảng dạy đặc biệt là nội dung giậm chân và đi đều, vấn đề tôi quan tâm hiện nay là làm sao giúp cho học sinh đánh tay và chân được chính xác, đúng theo quy định. Trong thực tế khi giảng dạy với phương pháp truyền thống thì đa số học sinh đánh tay về trước còn thấp hoặc cao chưa đúng theo quy định, không có độ dừng và đánh tay về sau còn sang ngang, về chân nâng lên còn thấp, đối với động tác đi đều bước chân còn ngắn. Từ thực tế đó tôi đưa ra phương pháp giúp học sinh đánh tay và chân được chính xác bằng cách sử dụng học sinh làm công cụ kết hợp với kẽ vạch trong quá trình tập luyện. Đối với phương pháp này vừa giúp cho học sinh tự tin trong tập luyện nhóm vừa thể hiện được tính đoàn kết tập thể. Động tác giậm chân và đi đều là một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình huấn luyện quân sự phổ thông là cơ sở để giúp cho học sinh có những kiến thức, kĩ nănng cơ bản để trở thành người chiến sĩ trong tương lai góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì mới. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích của giải pháp: - Giúp cho giáo viên truyền đạt động tác một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đến với học sinh. - Giúp cho học sinh thực hiện động tác được chính xác, tự tin và hứng thú trong tập luyện và đạt kết quả cao trong học tập ở nội dung này. - Để trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 2 MỤC TIÊU a. Về kiến thức: - Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng trong Điều lệnh Đội ngũ của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Hiểu được ý nghĩa của động tác giậm chân và đi đều cũng như khẩu lệnh và các cử động khi thực hiện động tác. b. Về kĩ năng: - Học sinh thuộc các khẩu lệnh và hô rõ ràng, dứt khoát. - Thực hiện được các động tác thuần thục và chính xác. - Biết vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập, sinh hoạt tại trường. c. Về thái độ: - Hô khẩu lệnh và tự giác luyện tập để thực hiện được các động tác. - Đoàn kết, có ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. * Nội dung của giải pháp: Tất cả học sinh là dụng cụ chính trong quá trình tập luyện kết hợp với kẽ vạch để luyện tập bước chân trong đi đều. * Đối với động giậm chân tại chổ: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, quy định số thứ tự và nhiệm vụ cụ thể cho từng số, bạn số 1 hô khẩu lệnh và điếm nhịp, số 3 là người tập số 2 và số 4 dùng tay mình làm chuẩn để người tập thực hiện sau đó luân phiên tập luyện. Đối với phương pháp mới này giúp cho học sinh đánh tay được chính xác, tự tin, đoàn kết và hứng thú trong học tập. Tập động tác tay cách thực hiện và các bước thực hiện như sau: Bốn bạn đứng thành một nhóm, thứ tự ngược chiều kim đồng hồ. Số 2 đứng đối diện với người số 3, đưa hai tay về trước cao ngang tầm cúc áo thứ hai của người số 3(tính từ trên xuống), người số 4 đứng phía sau lưng người số 3, đưa hai tay về trước chếch xuống dưới gần hai bên hông người số 3, người số 1 hô khẩu lệnh và điếm nhịp cho người số 3 thực hiện. Số 3 đánh tay lên chạm tay người số 2 thì dừng lại và đánh tay về sau vào giữa tay người số 4 và hông của mình cứ như thế phối hợp nhịp nhàng theo nhịp hô của người số 1 như (hình 1). 3 Số 2 Số 1 Số 3 Số 4 Hình 1 Tập động tác chân cách thực hiện như sau: Vẫn thực hiện theo nhóm như động tác tay nhưng chỉ khác bây giờ số 2 đưa hai cánh tay mình xuống dưới lồng bàn tay tiếp xúc với gối của người tập, ở độ cao mà khi người tập nâng chân lên mũi bàn chân cách mặt đất khoảng 20cm là được. Tập từ 3-5 phút thì thay đổi vị trí số 1 vào vị trí số 2, số 2 vào vị trí số 3, số 3 vào vị trí số 4, số 4 vào vị trí số 1 cứ như thế luân phiên tập luyện. Giáo viên hướng dẫn quan sát và sửa sai cho học sinh. Khi chia nhóm nếu lẻ 1 hoặc 2 thì giáo viên linh hoạt bổ sung vào các nhóm khác, khi lẽ 3 học sinh thì tiếp tục thành lập 1 nhóm 3 người lúc này số 2 làm nhiệm vụ hô khẩu lệnh và điếm nhịp như (hình 2). Số 2 Số 1 Số 3 Hình 2 4 Số 4 Trong quá trình tập luyện giáo viên quan sát thấy học sinh thực hiện đánh tay và chân tốt thì cho các em trở về vị trí đội hình tiểu đội và luân phiên trên cương vị chỉ huy để tổ chức tập luyện như (hình 3). Hình 3 * Đối với động đi điều: Cách thực hiện và các bước thực hiện như sau: Giáo viên dùng vôi hoặc phấn để kẽ vạch trên bãi tập. Mỗi lớp chia làm 4 tiểu đội, mỗi tiểu đội luyện tập ở một vị trí theo quy định của giáo viên. Mỗi vị trí kẽ ngang 4 ô và dọc 10 ô (mỗi vạch cách nhau 60cm), để học sinh tập bước chân đúng theo quy định. Mỗi lược tập là 4 học sinh, học sinh luân phiên hô khẩu lệnh và điếm nhịp “1” rơi vào chân trái “2” rơi vào chân phải cho các bạn tập. Ban đầu tập chậm sau đó tập nhanh dần đến khi thuần thục động tác. Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh như (hình 4). Hình 4 5 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Qua quá trình thực hiện các giải pháp bản thân nhận thấy từ khâu luyện tập đến thực hiện Hội thao, kiểm tra đánh giá mang đến kết quả tích cực nên tự tin hơn trong quá trình giảng dạy. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Khi áp dụng phương pháp này tôi thấy học sinh thực hiện động tác rất chuẩn, tay và chân phối hợp rất nhịp nhàng, chân bước đúng cự li, tay có độ dừng, khẩu lệnh to rõ, động tác rất dứt khoát thể hiện được tính hùng mạnh và trang nghiêm của người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra trong quá trình tập luyện theo nhóm học sinh rất hứng thú, tích cực, chủ động và nhiệt tình đóng góp sửa sai cho nhau. Qua đó giúp cho học sinh rèn luyện tính tổ chức, tính kĩ luật, tự tin và đoàn kết trong tập luyện và đạt kết quả cao . * Trong quá trình thực hiện tôi chọn 2 lớp: - Lớp thực nghiệm áp dụng phương pháp mới. - Lớp đối chứng áp dụng phương pháp truyền thống. * Kết quả thực hiện cụ thể năm 2017 như sau: Lớp Sốlượng Giỏi Tỉ lệ % Đạt Tỉ lệ % học sinh Không Tỉ lệ % đạt 10A2 Thực 47 39 82.9% 8 17.1% 0 0% 47 25 53.1% 22 46.9% 0 0% nghiệm 10A7 Đối chứng * Kết luận: Trong quá trình giảng dạy nội dung giậm chân và đi đều, để giúp cho học sinh thực hiện được chính xác động tác là công việc hết sức khó khăn của một giáo viên. Nhưng khi áp dụng phương pháp này thì học sinh tiếp thu động tác rất nhanh, trong luyện tập tay và chân phối hợp rất nhịp nhàng, chân bước đúng cự li, tay có độ dừng, khẩu lệnh to rõ, động tác rất dứt khoát thể hiện được tác phong của quân nhân trong Quân đội. Cụ thể khi áp 6 dụng phương pháp mới thì tỉ lệ đạt loại Giỏi tăng lên 14 học sinh(tăng 29.7% so với phương pháp thông thường) và đó chính là thành công rất lớn khi áp dụng phương pháp mới này vào trong giảng dạy. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: File hình. Bến Tre, ngày 20 tháng 03 năm 2018 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan