Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Skkn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề điện...

Tài liệu Skkn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề điện

.PDF
33
322
116

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: THPT Thống Nhất A Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN Người thực hiện: YẤU NÀM DẾNH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: .............................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Nội dung – phương tiện......  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: .2014 - 2015. 1 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC –––––––––––––––––– I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: YẤU NÀM DẾNH 2. Ngày tháng năm sinh: 23/11/1984 3. Nam, nữ: nữ 4. Địa chỉ: 590, đường Trảng Bom – Cây Gáo, xã Sông Trầu, H. Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0126 428 9585 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): giảng dạy công nghệ và nghề điện 9. Đơn vị công tác: trường THPT Thống Nhất A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: thạc sĩ giáo dục học, kĩ sư kĩ thuật công nghiệp. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Số năm có kinh nghiệm: 6 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 2 MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 4 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn......................................................................... 4 III. Tổ chức thực hiện giải pháp.................................................................... 6 III.1. Giải pháp 1 .................................................................................. 6 III.1.1. Nội dung 1 .......................................................................... 6 III.1.2. nội dung 2 ......................................................................... 14 III.2. Giải pháp 2 ................................................................................ 21 III.2.1. Nội dung 1 ........................................................................ 21 III.2.2. Nội dung 2 ........................................................................ 24 IV. Hiệu quả của đề tài ............................................................................... 25 V. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ................................................ 26 VI. Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................ 26 VII. Phụ lục ................................................................................................. 26 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo thống kê, chỉ có 3 trường trong tổng số 8 trường (chiếm 37%) trên địa bàn huyện Trảng Bom là có tổ chức dạy nghề điện dân dụng, các trường còn lại hầu hết là tổ chức dạy nghề trồng rừng, chăn nuôi, nấu ăn. Nguyên nhân: - Nghề điện thi kết quả không cao bằng các nghề trồng rừng, nấu ăn, chăn nuôi.Tổ chức cho các em học nghề chủ yếu là lấy 2 điểm cộng vào kỳ thi tốt nghiệp chứ không quan tâm đến việc ứng dụng vào cuộc sống của các em. - Trường không có giáo viên dạy nghề điện. - Nghề điện dễ xảy ra sự cố. - Tốn kém nhiều chi phí. Hiện tác giả là một giáo viên dạy nghề điện tại trường, cũng nhận thấy rằng: giáo dục nghề phổ thông còn nhiều bất cập: thiếu giáo viên giảng dạy, nội dung chương trình chưa phù hợp, điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu,… Và thay vì khơi gợi cảm hứng của học sinh đối với nghề nghiệp thì lại gây cho các em cảm giác nặng nề, ngán ngẩm đối với việc học nghề. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của mình – mong muốn các em học với niềm đam mê và ứng dụng những kiễn thức đã học vào trong đời sống hằng ngày, tác giả quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề điện” I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chất lượng là “tổng thể các tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (tự điển tiếng Việt phổ thông). Trong giáo duc, khái niệm: “chất lượng được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu và chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu đề ra” đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. 4 Yêu cầu của các bên liên quan: Chương trình đào tạo 1. Chính phủ 2. Nhà tuyển dụng 3. Xã hội Yêu cầu được chuyển thành mục tiêu Nghiên Cứu Đạt được mục tiêu đề ra Chất lượng 4. Người học Dịch vụ Cộng đồng Hình 1.1. Sơ đồ chất lượng theo quan niệm giáo dục (1) Giáo viên dạy nghề là những người giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở, lý thuyết nghề và thực hành nghề. Giáo viên dạy nghề có chức năng đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. (Tự điển tiếng Việt, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) Tầm quan trọng của công tác giáo dục nghề phổ thông – định hướng nghề trong tương lai và HS có được một số kiến thức và kĩ năng nghề cơ bản để chuẩn bị cho HS học lên hoặc có thể vào đời lao động khi chưa có điều kiện học tiếp. Nghề điện dân dụng là một nghề hết sức thiết thực đối với các em – kiến thức đã học sẽ được ứng dụng ngay trong sinh hoạt hằng ngày. Nội dung nghề điện dân dụng: Chủ đề 1: Mở đầu. Giới thiệu nghề điện dân dụng. Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề. Chủ đề 2: An toàn lao động trong nghề điện dân dụng. Nguyên nhân gây tai nạn và những biện pháp bảo đảm an toàn trong nghề điện dân dụng. Chủ đề 3: Đo lường điện. Phân loại, công dung, cấu tạo, sử dụng dụng cụ đo điện. Giới thiệu một số dụng cụ đo – chức năng, cấu tạo và sử dụng. Chủ đề 4: Máy biến áp. Phương pháp thiết kế máy biến áp công suất nhỏ. Thiết kế và quấn máy biến áp một pha công suất nhỏ. Chủ đề 5: Động cơ điện. Kiến thức cơ bản về động cơ điện. Động cơ xoay chiều một pha. Mạch điều khiển động cơ xoay chiều một pha. Bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng động cơ và thiết bị điện. (1) Tổng Cục Dạy Nghề, Tài liệu đào tạo kiệm định viên chất lượng dạy nghề, Lao Động – Thương Binh và Xã Hội, Hà Nội, 2009. 5 Chủ đề 6: Mạng điện trong nhà. Kiến thức cơ bản về chiếu sáng trong nhà. Tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà. Thiết kế lắp đặt mạng điện đơn giản. Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề điện dân dụng. Phương pháp tìm thông tin nghề, cơ sở đào tạo và thị trường lao động. Dựa trên nội dung mà sách giáo khoa nghề điện dân dụng được biên soạn gần như phù hợp với yêu cầu thực tiễn nói chung. Tuy nhiên, do điều kiện cơ sở vật chất ở mỗi trường THPT khác nhau, nên việc áp dụng các nội dung nghề vào giảng dạy cũng chưa đem lại hiệu quả cao. Một số mạch điện đèn chiếu sáng cũng đã được giáo viên dạy nghề biên soạn và đưa vào giảng dạy, nhưng còn rời rạc, trên cơ sở đó, tác giả hệ thống lại các bài tập về mạch điện sinh hoạt bám sát với yêu cầu thực tiễn, tạo hứng thú cho học sinh tham gia thực hành. Gần đây, một số trường cũng đã đưa nội dung: nồi cơm điện vào giảng dạy ( nguyên lý mạch điện), nhưng chưa hình thành bài học cụ thể. Tại đơn vị, nội dung này chưa được thực hiện và hiện chưa có phòng thực hành nên việc giảng dạy nghề điện gặp rất nhiều khó khăn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁI PHÁP. III.1. Giải pháp 1. Thiết kế nội dung thiết thực hơn với cuộc sống và phù hợp với HS phổ thông. III.1.1. Nội dung 1: Thiết kế bài giảng nồi cơm điện Qua quá trình nghiên cứu nội dung nghề điện kết hợp với phát phiếu điều tra phỏng vấn học sinh sau khi hoàn thành khóa học nghề, tác giả đề nghị một số hiệu chỉnh sau:  Chỉnh sửa phần chương II. MÁY BIẾN ÁP, theo số liệu thống kê khảo sát được ở chương II, có 43.3% HS không đạt về trình độ kiến thức, có 75.8% không thiết kế, tính toán và có 81.7% không chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy nội dung này quá khó và không thiết thực đối với các em. Tại đơn vị cũng chưa có các thiết bị (dây đồng, lá thép,..) để học sinh thực hành việc chế tạo và lắp ráp máy biến áp và việc đầu tư mua sắm những thiết bị này nằm ngoài khả năng tài chính của trường. Các em không cần đi quá sâu vào phần máy biến áp (vì không phải là thợ điện), các em chỉ cần tìm hiểu qua phần máy biến áp, biết cách sử dụng và bảo dưỡng nó là được. Vì vậy, tác giả đề nghị chỉ lấy lại Bài 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ MÁY BIẾN ÁP và bỏ hết phần còn lại của chương II. MÁY BIẾN ÁP.  Thêm nội dung: NỒI CƠM ĐIỆN vào trong nội dung giáo dục nghề điện dân dụng. Vì nội dung này đơn giản và thiết thực hơn đối với các em. Thiết kế bài giảng nồi cơm điện. 6 Bài 1. NỒI CƠM ĐIỆN (3 tiết)  Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt được:  Kiến thức. Nêu được một số loại nồi cơm điện. Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. Phân biệt được một số hư hỏng thường gặp.  Kĩ năng. Sử dụng và bảo dưỡng được nồi cơm điện.  Thái độ. Có ý thức sử dụng đúng cách và thường xuyên bảo dưỡng nồi cơm điện. I. Giới thiệu về một số loại nồi cơm điện. Nhật bản là nước đầu tiên đã chế ra nồi nấu cơm tự động, giải thoát cho bao nhiêu người khỏi cảnh nấu cơm bằng nồi gang hay nhôm trên bếp than hoặc củi, tiết kiệm nhiều thời giờ cho các bà nội trợ cũng như cho giới độc thân sau này. Bây giờ người ta không chỉ dùng rice cooker để nấu cơm mà còn làm nhiều công việc như luộc spaghetti, kho sườn heo và làm chả trứng... Nồi thường làm bằng những thứ kim loại dễ dẫn nhiệt (như đồng hoặc nhôm là thứ dẫn nhiệt cao), để thời gian nấu cơm nhanh hơn. 1. Nồi cơm điện thường. Loại nồi nấu cơm điện thường, bạn không thể điều chỉnh được nhiệt độ và thời gian theo ý muốn. Nếu cho quá nhiều nước thì cơm sẽ nhão, còn nếu cho ít nước thì cơm không chín. Nồi chỉ nấu được cơm ngon khi cho đúng lượng nước với số gạo cần nấu. Hình 1.1. Nồi cơm điện loại thường, rẻ tiền 7 2. Loại nồi cơm điện tân tiến. Với những loại nồi tân tiến: Dùng lý thuyết fuzzy (fuzzy theory), là loại dùng những computer chips để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu nướng. Nếu như cho nhiều gạo, ít nước hoặc nhiều nước, ít gạo, nó sẽ tự động điều chỉnh thời gian và nhiệt độ cho cơm chín đều, cũng như có khả năng nấu được nhiều loại gạo khác nhau ( gạo lúa mạch, gạo pha trộn, gạo trắng, gạo nâu, gạo nếp) hoặc có thể “pre-program” để nấu chín cơm khi bạn về đến nhà, giữ ấm cơm, nấu cơm cho mau lẹ... Hình 1.2. Nồi cơm điện loại tân tiến II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. 1. Cấu tạo. Nồi cơm điện có cấu tạo gồm các thành phần chính sau: a. Vỏ ngoài. Vỏ nồi cơm thường được làm bằng sắt lá hoặc bằng nhựa được sơn chịu nhiệt. Vỏ chứa điện trở và các bộ phận mạch điều khiển. b. Nồi trong. Làm bằng nhôm dùng để chứa gạo nấu cơm. Nồi có nhiều dung tích khác nhau: 1 lít, 1,5 lít, 2,5 lít, 3,2 lít… c. Điện trở. Điện trở đốt của nồi cơm điện được sử dụng loại điện trở đúc và có các đặc điểm sau: Đối với nồi cơm có dung tích dưới 1,2 lít thì điện trở hâm chính là điện trở chính (mâm nhiệt). Đối với nồi cơm có dung tích trên 1,2 lít sử dụng điện trở phụ nối tiếp với điện trở chính làm điện trở hâm. d. Đèn báo. Có tác dụng báo nồi cơm đang làm việc hay không, đang ở chế độ nấu hay chế độ hâm. Hình 1.3. Điện trở chính 8 Hình 1.4. Kết cấu bên trong nồi cơm e. Bộ phận điều nhiệt (cảm nhiệt). Chủ yếu là hai miếng nâm châm vĩnh cửu có cực tính khác nhau (Hình V.6). Khi nhiệt độ đáy nồi khoảng 1250C ứng với lúc cơm cạn, thì sẽ bị mất từ tính. Nồi cơm sẽ chuyển sang chế độ hâm để giữ nồi cơm ở độ nóng cần thiết. Bộ phận này thường sử dụng điện trở phụ có giá trị lớn hơn nhiều so với điện trở chính mắc nối tiếp với điện trở chính. Hình 1.5. Hình dáng bên ngoài và kết cấu bên trong bộ điều nhiệt 9 Hình 1.6. Vị trí của bộ điều nhiệt 2. Nguyên lý làm việc. Khi đóng điện nguồn, đèn (Đv) sáng, điện trở chính chưa có điện. Ấn nút nhấn, thông qua cơ cấu truyền lực hai khối nam châm hút lại, tiếp điểm chính đóng, đèn đỏ (Đđ) sáng, đèn vàng tắt. Điện trở chính được đốt nóng đến khi cơm cạn nhiệt độ đáy nồi khoảng 1250C thì nam châm mất từ tính, nên lò xo tách rời hai khối nam châm ra. Tiếp điểm chính được mở, đèn đỏ tắt, đèn vàng sáng. Điện trở chính mất điện và điện trở phụ lúc này nối tiếp nhau làm tăng điện trở trong mạch lúc này dẫn đến dòng điện qua các điện trở giảm xuống và nhiệt lượng tạo ra cũng sẽ giảm. Nhiệt độ này chỉ có tác dụng giữ nhiệt cho nồi cơm (chế độ hâm). Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện có điện trở phụ 10 Đối với các nồi cơm không có điện trở phụ, khi tiếp điểm chính nhả ra, ngắt điện khỏi điện trở chính thì nồi cơm sẽ hâm nhờ nhiệt lượng dự trữ còn tồn tại trong điện trở chính. Tuy nhiên khi điện trở chính tỏa hết nhiệt thì nồi cơm sẽ không còn giữ được nhiệt nữa. Hình 1.8. Sơ đồ nguyên lý nồi cơm điện không có điện trở phụ III. Sử dụng và bảo dưỡng nồi cơm điện. - Phải lau khô mặt ngoài của nồi trước khi đặt vào vỏ để giữ sạch đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời tránh tiếng kêu khi cấp nhiệt. - Nồi có một lỗ thoát hơi ở trên vùng nên phải giữ cho lỗ thông thoáng, không bịt kín. Khi nấu, bạn không mở nắp. Khi cho gạo đã vo sạch vào nồi, nhớ dàn đều mặt gạo để cơm chín đều. Muốn cơm tơi khi nồi chuyển chế độ giữ ấm, hãy mở nắp nồi và xới nhanh, sau đó đậy lại. Không nên để chế độ hâm cơm quá 12 giờ. Để lâu, cơm biến màu và kém thơm ngon. - Khi vệ sinh nồi phải làm cả vỏ, lưu ý không dùng vật nhám cứng, nên dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. Dùng muỗng nhựa hoặc gỗ xúc cơm. - Có thể dùng nồi cơm điện luộc rau, nấu canh nhưng không hầm thức ăn vì nồi sẽ mau hỏng. Không xào thức ăn bằng nồi cơm điện vì bộ phận kiểm soát sẽ ngắt mạch. - Nếu cơm sống, có thể mở đáy nồi, chỉnh ốc nhiệt độ cho 2 mặt công tắc điện sát nhau hơn. Nhưng nếu chỉnh quá sát 2 mặt công tắc điện, cơm sẽ bị khét. Có thể thử bằng cách cho một ít nước vào nồi, đun lên rồi điều chỉnh. Khi nước vừa cạn, hai mặt công tắc điện cũng vừa rời xa nhau. 11 IV. Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục. Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện như sau: 1. Nồi cơm điện không nóng. Tháo nồi cơm điện ra kiểm tra các đầu nối dây, kiểm tra, lau chùi hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm. Kiểm tra điện trở chính, nếu dây điện trở bị đứt thì thay mới. 2. Nồi cơm nóng nhưng khi cạn nước không chuyển sang chế độ hâm được. Nguyên nhân chính là do bộ phận truyền lực bị kẹt do rỉ sét, làm cho tiếp điểm không ngăt được. Ngoài ra còn có khả năng hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm bị dính hoặc lò xo trong bộ điều nhiệt lực đàn hồi bị giảm. Trường hợp này, ta kiểm tra, lau chùi sạch các gối trục, kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới các tiếp điểm và lò xo. 3. Nồi cơm nóng nhưng khi cơm chưa cạn nước đã chuyển sang chế độ hâm. Nguyên nhân chính là do hai khối nam châm bị giảm. Có thể do bụi bám trên hai mặt của khối nam châm hoặc do nam châm đã bị lão hóa, bị gãy. Trường hợp này ta kiểm tra và làm vệ sinh sạch ở hai mạch nam châm hoặc thay mới bộ điều nhiệt. Bài 2. THỰC HÀNH SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG NỒI CƠM ĐIỆN (10 tiết)  Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS đạt được:  Kiến thức. Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của nồi cơm điện. Phân biệt được một số hư hỏng thường gặp.  Kĩ năng. Tháo lắp được nồi cơm điện. Bảo dưỡng được nồi cơm điện. Sửa chữa được một số hư hỏng thường gặp.  Thái độ. Có ý thức sử dụng đúng cách và thường xuyên bảo dưỡng nồi cơm điện. Nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong khi học tập, thực hành và trong cuộc sống. I. Chuẩn bị. - 1 nồi cơm điện 220V. - 1 bút thử điện, 1 vạn năng kế. - Kìm, tua vít. 12 II. Quy trình thực hành. 1. Tìm hiểu cấu tạo nồi cơm điện. a. Trình tự tháo. - Quan sát, ghi nhớ và đánh dấu vị trí từng chi tiết. - Lần lượt tháo rời phần vỏ (chủ yếu phần vỏ đáy nồi), tháo rời bộ điều nhiệt. Chú ý xếp các chi tiết thứ tự để dễ nhớ khi lắp lại. - Quan sát nhận xét cấu tạo của bộ điều nhiệt và phần nắp nồi cơm (bộ phận thoát hơi). b. Quan sát, tìm hiểu cấu tạo nồi cơm điện. - Tìm hiểu các bộ phận cấu tạo nồi cơm điện. - Tìm hiểu mạch điều khiển nồi cơm điện. c. Trình tự lắp. - Chi tiết nào tháo sau sẽ lắp trước. - Không gây va đập mạnh, tránh va chạm làm hỏng các mối nối dây điện, dây chì, làm đứt dây. - Xiết lại ốc vít chính xác, đảm bảo chi tiết không bị cong vênh. - Kiểm tra lại các mối hàn, mối nối dây. - Sau khi lắp xong cho nồi cơm điện nấu thử với một ít nước. 2. Bảo dưỡng nồi cơm điện. - Làm vệ sinh nồi cơm điện. - Lưu ý: không dùng vật nhám cứng, nên dùng giẻ mềm. Ngâm nồi một chút trong chậu nước ấm rồi rửa, tránh cọ xát làm trầy xước lớp men chống dính. III. Sữa chữa một số hư hỏng thường gặp. 1. Nồi cơm điện không nóng. Tháo nồi cơm điện ra kiểm tra các đầu nối dây, kiểm tra, lau chùi hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm. Kiểm tra điện trở chính, nếu dây điện trở bị đứt thì thay mới. 2. Nồi cơm nóng nhưng khi cạn nước không chuyển sang chế độ hâm được. Nguyên nhân chính là do bộ phận truyền lực bị kẹt do rỉ sét, làm cho tiếp điểm không ngăt được. Ngoài ra còn có khả năng hai mặt tiếp xúc của tiếp điểm bị dính hoặc lò xo trong bộ điều nhiệt lực đàn hồi bị giảm. Trường hợp này, ta kiểm tra, lau chùi sạch các gối trục, kiểm tra, vệ sinh hoặc thay mới các tiếp điểm và lò xo. 3. Nồi cơm nóng nhưng khi cơm chưa cạn nước đã chuyển sang chế độ hâm. Nguyên nhân chính là do hai khối nam châm bị giảm. Có thể do bụi bám trên hai mặt của khối nam châm hoặc do nam châm đã bị lão hóa, bị gãy. Trường hợp 13 này ta kiểm tra và làm vệ sinh sạch ở hai mạch nam châm hoặc thay mới bộ điều nhiệt. IV. Đánh giá kết quả. Đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí sau: 1. Công việc chuận bị. 2. Thực hiện, thực hành theo đúng quy trình. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng cách và thường xuyên bảo dưỡng nồi cơm điện. - Nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong khi học tập, thực hành và trong cuộc sống. 4. Kết quả thực hành. III.1.2. Nội dung 2: Hệ thống bài tập thực hành lắp đặt mạng điện sinh hoạt.  Một số kí hiệu trong sơ đồ mạch điện: Thứ tự Tên gọi 1 Công tắc đơn 2 Công tắc 3 chấu 3 Ổ cắm 4 Cầu chì 5 Nút nhấn chuông 6 Đèn sợi đốt,đèn điện nói chung 7 Đèn huỳnh quang Kí hiệu theo tiêu chuẩn Việt Nam 14 8 Dây dẫn 9 Chuông 10 Chấn lưu 11 Starter (chuột của bóng huỳnh quang) 12 Tụ điện 13 Cầu dao 14 Quạt điện  Mạch đèn sợi đốt:  Bài tập 1. Mạch đèn mắc song song: 15  Bài tập 2. Mạch đèn mắc nối tiếp:  Bài tập 3. Mạch đèn sáng tỏ sáng mờ:  Bài tập 4. Mạch đèn sáng tối luân phiên: 16  Bài tập 5. Mạch đèn cầu thang( điều khiển hai nơi):  Bài tập 6. Mạch đèn tuần tự:  Mạch đèn bóng huỳnh quang:  Bài tập 7. 17  Mạch điện chuông cửa:  Bài tập 8:  Mạch điện quạt trần:  Bài tập 9: 18  Mạch đèn tổng hợp.  Bài tập 10. Mạch đèn chiếu sáng trong gia đình. Lắp mạch điện gia đình gồm: - 1 cầu dao tổng. - 1 bảng điện phòng khách: 1 đèn, 2 ổ cắm, 1 cầu chì bảo vệ tất cả. - 1 bảng điện phòng ngủ: 2 đèn, 1 ổ cắm, 1 cầu chì bảo vệ tất cả. - 1 bảng điện phòng bếp: 1 đèn, 3 ổ cắm, 1 cầu chì bảo vệ đèn. 19  Bài tập 11. Mạch đèn chiếu sáng của phòng học. - Lắp ráp mạch điện phòng học gồm: 2 cầu dao,4 công tắc đèn, 8 bóng đèn, 2 công tắc quạt, 2 quạt, 1 ổ cắm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan