Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn_giải pháp góp phần làm giảm số lượng học sinh yếu, kém môn toán...

Tài liệu Skkn_giải pháp góp phần làm giảm số lượng học sinh yếu, kém môn toán

.DOC
13
155
132

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. SÁNG KIẾN KINH NHGIỆM: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN LÀM GIẢM SỐ LƯỢNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN TOÁN I.PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Việc dạy cho học sinh yếu, kém bộ môn là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học. Nhất là trong cuộc vận động “Hai không” hiện nay, đòi hỏi giáo viên phải dạy thực chất và học sinh học thực chất. Song song với vấn đề trên học sinh phải nhanh chóng tiếp cận được phương pháp dạy học mới đang được thực hiện: “Học sinh học theo hướng tích cực: độc lập, chủ động, nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo …để lĩnh hội, vận dụng kiến thức”. Đối tượng nghiên cứu ở đây là những học sinh học yếu, kém môn toán hoạt động này diễn ra ở các buổi học trên lớp. Giải pháp cho học sinh yếu, kém bộ môn toán là nhằm giúp cho học sinh xác định nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học. Từ đó các em xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, tự Huỳnh Mai Phương Thảo -1- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ hơn. Tôi nghiên cứu và hoàn thành giải pháp này bằng phương pháp chủ yếu là nghiên cứu đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động (học sinh) kết hợp với một số phương pháp khác như : trò chuyện, thăm hỏi, điều tra, kiểm tra bài cũ hay, kiểm tra 15 phút … Công cụ đánh giá chính của tôi là tính xác suất học sinh hiểu bài thông qua quá trình học sinh xây dựng bài học và vận dụng kiến thức ở chính tiết học đó. Từ đó sàng lọc học sinh thành nhiều cấp độ nhận thức và nắm bắt được cụ thể các học sinh yếu, kém bộ môn Toán. 2/ GIỚI THIỆU: Bảng tổng hợp khảo sát chất lượng đầu năm học môn Toán, năm học 2013 – 2014: Tổng Giỏi Kha Khố Môn số i SL % SL % HS 10. Toán 6 216 28 13 22 2 9.9 Toán 7 232 27 12 23 1 8.8 Toán 8 192 4 2.1 17 5 19. Toán 9 117 10 8.5 23 7 TB ≥TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % 41 19 23. 54 3 16. 32 7 33. 39 3 91 104 53 72 42. 1 44. 8 27. 6 61. 5 45 46 74 34 20. 8 19. 8 38. 5 29. 1 80 37 35. 82 3 33. 65 9 11 9.4 Qua điểm khảo sát chất lượng đầu năm học môn Toán và qua quá trình giảng dạy trên Huỳnh Mai Phương Thảo -2- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. lớp, tôi nhận thấy rằng số lượng học sinh yếu, kém môn Toán còn nhiều. Vì vậy, tôi đưa ra giải pháp để góp phần làm giảm số lượng học sinh yếu, kém môn Toán. II PHẦN NỘI DUNG: 1/ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA GIẢI PHÁP: a/ Đối tượng nghiên cứu : Để làm giảm số lượng học sinh yếu, kém môn Toán thì giáo viên phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh (chủ yếu là những kiến thức có trong sách giáo khoa) để giải quyết, để nắm lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó, học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học đang diễn ra trên lớp . Theo tôi, học sinh muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức đọng lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy, để chuẩn bị lên kế hoạch giảng dạy, thiết kế nội dung bài học sao cho có hiệu quả nhất. b/ Thực tiễn : Trước đây khi chưa triển khai chương trình thay sách giáo khoa và sử dụng phương pháp mới (dạy học theo hướng tích cực) thì phương pháp giảng giải, nêu vấn đề thường là phương pháp chủ đạo làm cho học sinh tiếp nhận kiến thức một cách thụ động nên rất dễ quên kiến thức nếu không học thuộc lòng hay học bài thường xuyên. Huỳnh Mai Phương Thảo -3- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. Mặt khác thông qua việc đọc cho học sinh ghi nội dung kiến thức làm cho học sinh không tự rèn luyện được tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu, thậm chí học sinh không quan tâm đến việc giáo viên giảng bài mà khi giáo viên đọc cho ghi bài thì học sinh mới ghi vào vở, kiến thức các em ghi có thể không chính xác do các em nghe lộn dẫn đến hiểu sai lệch kiến thức, lâu dần sẽ mất căn bản môn học. Bên cạnh đó thêm một tồn tại đó là khi giáo viên đưa ra câu hỏi thì lập tức học sinh cắm cúi vào sách giáo khoa, không có sự linh động, sáng tạo trong đầu, có khi còn sợ bị gọi trả lời, làm tiết học trở nên trầm trầm, nặng nề, rời rạc. Kết qủa là giáo viên thường “bị cháy” giáo án, học sinh nắm bài hời hợt trở thành yếu, kém làm hiệu qủa tiết dạy chưa cao. 2/ THỰC TRẠNG : a/ Thuận lợi : Là giáo viên trong nhà trường đã được đào tạo chính quy, được giảng dạy đúng chuyên môn của mình, được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên (đã tham gia các đợt tập huấn thay sách giáo khoa và các đợt bồi dưỡng thường xuyên theo định kì ). Nhà trường luôn tạo điều kiện mọi mặt cho các giáo viên trao dồi kiến thức, học hỏi phương pháp nhằm nâng cao tay nghề (như thảo luận theo nhóm, dự giờ thăm lớp, tổ chức các đợt thao giảng, dự giờ các giáo viên trường bạn, dự các chuyên đề toán…). Huỳnh Mai Phương Thảo -4- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. Mặt khác giáo viên luôn có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp: soạn giáo án chuẩn bị nội dung, bảng phụ, phiếu học tập… Tài liệu tham khảo trong nhà trường được quan tâm nhiều hơn, mỗi năm đều mua bổ xung thêm, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ không phải học “chay” như trước, từ đó làm cho bộ môn toán không còn trừu tượng như mọi người vẫn quan niệm. Hơn thế nữa giáo viên tự tìm tòi, nghiên cứu làm ra một số đồ dùng dạy học thiết thực làm cho tiết học sinh động hơn. Việc tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực học tập của học sinh: Phân hóa đối tượng học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu kém thuận lợi cho giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi và học sinh đại trà. b/ Khó khăn: Bề dày kinh nghiệm của giáo viên chưa nhiều, tổ chức thảo luận trao đổi với các giáo viên trong chuyên môn còn ít, việc dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm tiết dạy còn hạn chế dẫn đến việc nâng cao phương pháp giảng dạy còn ở mức độ chưa cao. Đa số các em ở rất xa trường, điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn ảnh hưởng đến việc học. Mặt khác, học sinh do vẫn còn chịu ảnh hưởng của cách truyền thụ trước đây cho nên một số học sinh ỷ lại, lười suy nghĩ, trong giờ học lơ là không tập chung, không học bài và làm bài trước khi đến lớp….làm kiến thức bị thiếu hụt mất dần lâu dần tỏ ra sợ học, chán học từ đó bị hổng về Huỳnh Mai Phương Thảo -5- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. kiến thức.Thực tế áp dụng giải pháp này đòi hỏi giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, có lương tâm nhà giáo, phải chuẩn bị thật công phu, cẩn thận, phải nghiên cứu bài tìm ra các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, các hình thức tổ chức sinh động, chuẩn bị bài có tính logic và kích thích học sinh có hứng thú tìm tòi kiến thức. Từ đó, mới bổ xung lại kiến thức cho học sinh. 3/ GIẢI PHÁP VÀ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP: a/ Giới thiệu giải phap: Giáo viên dựa vào điểm khảo sát chất lượng đầu năm học môn Toán và qua quá trình giảng dạy trên lớp, nhận thấy rằng số lượng học sinh yếu kém môn toán còn nhiều. Để giúp học sinh vá lại lỗ hổng kiến thức, bắt kịp kiến thức trên lớp và có hứng thú học tập bộ môn Toán, nên tôi đã đưa ra một số giải pháp để góp phần làm giảm số lượng học sinh yếu, kém môn Toán. Giáo viên phân tích nguyên nhân vì sao học sinh học yếu, kém môn Toán. Thường gặp một vài nguyên nhân sau: - Hỏng kiến thức do ham chơi. - Hỏng kiến thức do lười biếng. - Hỏng kiến thức do không nắm được các kiến thức đã học ở lớp dưới. - Hỏng kiến thức do hoàn cảnh gia đình. Ở từng nguyên nhân thì giáo viên có đưa ra các giải pháp để nhằm thu hút các em học và nâng cao kiến thức để theo kịp các bạn trong lớp. Huỳnh Mai Phương Thảo -6- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. Giáo viên còn đưa ra thêm một số giải pháp về : - Qui định nền nếp học tập cho học sinh, dụng cụ học tập môn Toán. - Chỉ cho các em phương pháp học tập để đạt được kết quả. - Giáo viên bộ môn nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để da dạng hoá các hình thức học tập nhóm. - Kết hợp với nhà trường để phụ đạo học sinh yếu, kém. b/ Cấu trúc giải phap: Thời gian giành cho hoạt động này thường là theo tiết dạy bám sát theo nội dung bài trên lớp. c/ Thực hiện giải phap: Đầu năm học dựa vào điểm khảo sát chất lượng, giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cần có sự kết hợp chặt chẽ để phân loại cho được từng đối tượng học sinh và phân tích nguyên nhân vì sao học sinh học yếu, kém môn Toán. Thường gặp một vài nguyên nhân sau: - Hỏng kiến thức do ham chơi. - Hỏng kiến thức do lười biếng. - Hỏng kiến thức do không nắm được các kiến thức đã học ở lớp dưới. - Hỏng kiến thức do hoàn cảnh gia đình. Huỳnh Mai Phương Thảo -7- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. Ở từng nguyên nhân thì giáo viên bộ môn có thể đưa ra các giải pháp để nhằm thu hút các em học và nâng cao kiến thức để theo kịp các bạn trong lớp. - Đối với trường hợp các em bị hỏng kiến thức do ham chơi và do lười biếng muốn các em tập trung lại học cho tốt thì đòi hỏi người giáo viên phải hết sức nhiệt tình động viên, đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra việc học của các em thường xuyên và không quên sự khích lệ tinh thần khi các em có được một chút tiến bộ trong học tập để các em có tự tin và hứng thú học tập bộ môn. - Đối với các em bị hỏng kiến thức do không nắm được các kiến thức đã học ở lớp dưới thì giáo viên có thể sử dụng giải pháp đôi bạn học tập (một em học sinh khá kèm một em học sinh yếu, kém) hay có thể nhờ các tiết phụ đạo học sinh yếu để kèm thêm cho các em. Đôi khi dùng cả giải pháp là giao việc cho các em. Ví dụ: Nếu các em không thực hiện được phép nhân tức là vì các em không thuộc bảng cửu chương. Trong trường hợp này giáo viên bộ môn có thể giao việc về nhà cho các em là phải học thuộc cửu chương và giáo viên bộ môn phải có sự kiểm tra (có thể kiểm tra ít phút trong giờ ra chơi vì kiểm tra trong giờ học không đủ thời gian). Khi các em đã thuộc cửu chương thì giáo viên giao việc tiếp là cho các em thực hiện một số bài tập về phép tính nhân. - Đối với các em bị hỏng kiến thức do hoàn cảnh gia đình thì giáo viên bộ môn Huỳnh Mai Phương Thảo -8- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. nên tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em để từ đó có sự lựa chọn giải pháp phù hợp khuyến khích việc học của các em. Muốn cho học sinh học tốt môn Toán, nâng dần chất lượng thì đầu năm học giáo viên bộ môn phải dành ít thời gian để qui định về học tập cho rõ ràng, qui định nền nếp học tập, dụng cụ học tập. Điều này giúp cho các em có ý thức trong việc học và giáo viên bộ môn cũng thường xuyên kiểm tra vở ghi, dụng cụ học của các em để các em luôn giữ tốt nền nếp học tập. Điều quan trọng nữa là giáo viên bộ môn phải chỉ cho các em biết về phương pháp học tốt môn Toán và phương pháp tự học, tự đọc trước bài mới ở nhà và giáo viên cũng giải thích cho các em hiểu việc tự đọc trước bài mới ở nhà đây là bước quan trọng để lên lớp các em tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để da dạng hoá các hình thức học tập nhóm như: đôi bạn học tập, nhóm học tập hay nhóm học tập theo hình thức kèm cặp nhằm tập hợp học sinh tham gia học tập (khi phân nhóm học tập cần chú ý đến hoàn cảnh và năng lực của học sinh). Khi tổ chức các hình thức học như trên thì giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm cũng cần có sự kiểm tra và đôn đốc thực hiện. Tuyên truyền, đề cao hình thức tự học, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu giờ mỗi buổi học, lấy lớp làm đơn vị tổ chức thực hiện. Công việc này đòi hỏi giáo viên bộ môn phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để lựa chọn các em có năng lực học ở một môn nào đó Huỳnh Mai Phương Thảo -9- Trường THCS Thạnh Bình Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. làm cán sự bộ môn để hướng dẫn giải các bài tập khó cho cả lớp cùng theo dõi (giáo viên bộ môn cũng thường xuyên thăm hỏi cán sự bộ môn để kịp thời động viên, hướng dẫn, sở gỡ những khó khăn mà cán sự bộ môn gặp phải, từ đó có hướng giúp đỡ các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao). Ở các hình thức đưa ra cần có sự thăm hỏi, tổng kết và tuyên dương kịp thời nhằm khích lệ sự ham học, sự tiến bộ của các em. Giáo viên bộ môn cần quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém trong quá trình soạn giảng, phải biết học sinh yếu kém ở chỗ nào, yếu kém phần nào (về kiến thức, kĩ năng hay phương pháp học tập) để có nội dung giảng dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Kết hợp với nhà trường để phụ đạo học sinh yếu kém và khi thực hiện dạy phụ đạo giáo viên bộ môn cũng cần phân loại học sinh và soạn giảng kiến thức sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và người giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu kém phải nhiệt tình, kiên nhẫn gợi lại các kiến thức mà các em đã bị hỏng. Luôn tạo không khí lớp học thoải mái, thân thiện, không nên quá áp đặt và đòi hỏi quá cao đối với học sinh. Bằng những kinh nghiệm các năm qua tôi sử dụng giải pháp này áp dụng cho một số lớp có học sinh yếu kém nhiều và đối Huỳnh Mai Phương Thảo Bình - 10 - Trường THCS Thạnh Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. chiếu, so sánh, tôi thấy rằng học sinh học tập rất tốt bắt kịp kiến thức trên lớp, hứng thú với môn học hơn : hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài, giờ học sôi nổi hẳn, kiểm tra đánh giá đã đạt kết qủa. Vì vậy đã giúp tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp này. III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1/ Kết luận: Giáo viên muốn nâng dần được chất lượng dạy học và làm giảm được số lượng học sinh yếu kém môn Toán cần có tính kiên nhẫn và người giáo viên bộ môn phải hết sức nhiệt tình trong công tác dạy học. Sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn về nội dung kiến thức, hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết học đã trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành ở học sinh thói quen học tập tốt. Các em đã nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc học và có thái độ học tập tốt . Qua đây tôi rất mong rằng có sự góp ý nhiệt tình và chân thành của người đọc để tôi hoàn chỉnh giải pháp hơn. 2/ Kiến nghị: Trong khi thực hiện giải pháp này tôi còn gặp ít khó khăn .Vì vậy tôi có kiến nghị như sau : Cần có sự phối hợp tốt giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường và hội cha mẹ học sinh để kịp thời chung lo, góp sức làm giảm số lượng học sinh yếu kém môn Toán. Huỳnh Mai Phương Thảo Bình - 11 - Trường THCS Thạnh Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. Tân Phong, ngày 20 tháng 02 năm 2014 Người viết Huỳnh Mai Phương Thảo MỤC LỤC I. PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 1/ Tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm Trang 1 2/ Giới thiệu Trang 2 II. PHẦN NỘI DUNG Trang 2 1/. Cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp: Trang 2 a/ Đối tượng nghiên cứu Trang 2 b/ Thực tiễn Trang 2 2/ Thực trạng Trang 3 Huỳnh Mai Phương Thảo Bình - 12 - Trường THCS Thạnh Sáng kiến kinh nghiệm: “Giải Pháp Góp Phần Làm Giảm Số Lượng Học Sinh Yếu, Kém Môn Toán”. a/ Thuận lợi Trang 3 b/ Khó khăn Trang 4 3/Giải pháp và thực hiện giải pháp Trang 4 a/ Giới thiệu giải pháp Trang 4 b/ Cấu trúc giải pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Trang 5 c/ Thực hiện giải pháp Trang 5 Trang 6 Trang 7 III. PHẦN Trang 7 1/ Kết luận Trang 7 2/ Kiến nghị Trang 7 Huỳnh Mai Phương Thảo Bình - 13 - Trường THCS Thạnh
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất