Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo...

Tài liệu Skkn giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn làm quen văn học cho trẻ mẫu giáo

.DOC
37
135
64

Mô tả:

KINH NGHIỆM CHUẨN BỊ TÂM THẾ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN VÀO LỚP 1 I.PHẦN I: MỞ ĐẦU Trẻ em là thế hệ mầm non tương lai của đất nước, là những chủ nhân kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp nhất của loài người. Vì thế, việc quan tâm, chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc biệt là những giáo viên mầm non, những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ.Với lứa tuổi mầm non, chúng ta cần quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vì trẻ lứa tuổi này chuẩn bị bước vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ.Trẻ mẫu giáo lớn chuyển lên lớp 1 rất non nớt bởi vì trẻ đang sống trong một môi trường được sự chăm lo chu đáo của các cô giáo mầm non về cả dạy dỗ và nuôi dưỡng, được các cô chăm sóc chu đáo nhiệt tình như người mẹ thứ hai của mình. Vì thế, trong một môi trường hoàn toàn mới lạ trẻ sẽ khó tiếp cận và thích nghi ngay được. Chính vì thế, nhiệm vụ của các cô giáo mầm non là phải tạo cho trẻ mẫu giáo lớn(5-6 tuổi) một tâm thế vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp 1 để trẻ tiếp cận môi trường mới một cách tốt nhất, nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức ở bậc học phổ thông đạt hiệu quả nhất. Bản chất của hai quá trình dạy học ở hai bậc học: mầm non và tiểu học ( cụ thể là mẫu giáo (5-6 tuổi) và lớp1- tiểu học) khác hẳn nhau: học mẫu giáo theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học” còn việc học ở lớp 1 là nhằm mục đích tiếp thu kiến thức một cách nghiêm túc. Trẻ mẫu giáo lớn chuyển sang một môi trường học tập hoàn toàn mới lạ, khác với môi trường mẫu giáo nên rất bỡ ngỡ, dễ bị hoang mang, lo sợ, dao động về mặt tâm lý. 1 Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là hết sức cần thiết vì đó là một trong những mục tiêu của ngành học mầm non. Chính xuất phát từ các lý do đã nêu ở trên, bản thân tôi là một giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ Mẫu giáo lớn, nắm được những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cũng như tâm lý của phụ huynh, tôi thấy việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Chính vì thế mà tôi quyết định chọn đề tài: Kinh nghiệm “chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1”. Với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân với các bạn đồng nghiệp. Để thực hiện đề tài này tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau: * Điều kiện thuận lợi: - Trường xây mới, cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ có đầy đủ . - Giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững phương pháp dạy các môn học. - Trẻ ngoan ngoãn, có nề nếp trong các hoạt động. - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ. * Điều kiện khó khăn: - Một số trẻ còn mắc một số bệnh như: viêm mũi họng… - Một số trẻ ăn chậm, hay nôn. - Một số phụ huynh là đồng bào dân tộc khinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm tới con mình và việc nhận thức vấn đề chuẩn bị cho con vào lớp 1 còn lệch lạc. Một số cơ quan ban ngành chưa thực sự hiểu được về bạc học mầm non Để giúp trẻ Mẫu giáo lớn có tâm thế vững vàng bước vào lớp 1- tiểu học tôi đã đề ra nội dung cần thực hiện như sau: II. PHẦN II: NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 A/ Xây dựng kế hoạch. Nhận thức được vấn đề “chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một” và xác định được tầm quan trọng của vấn đề này. Cho nên ngay từ đầu năm học tôi đã bàn với cô giáo cùng lớp để thống nhất cách làm việc và vạch ra kế hoạch cụ thể trong một năm học để thực hiện đạt hiệu quả tốt nhất. B/ Tổ chức thực hiện các nội dung như sau: 1/. Chuẩn bị tốt cho trẻ về thể lực Trẻ có thể lực tốt, khoẻ mạnh,thông minh, nhanh nhẹn, cân đối, tăng cân đều, da dẻ hồng hào… tất cả các yếu tố này giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và vui chơi đạt kết quả tốt nhất. Ngay từ những ngày đầu trẻ lên lớp mẫu giáo lớn chúng tôi đã kết hợp với nhà trường và trung tâm y tế Thị trấn Ba Tơ cân và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ để chấm biểu đồ và phân loại kênh sức khoẻ, đồng thời dựa trên kết quả khám để biết tình hình bệnh tật của từng trẻ. Trên cơ sở đó phân loại sức khoẻ theo kênh, và phân loại theo bệnh tật của trẻ. Tôi theo dõi, ghi kết quả lên bảng sức khoẻ để phụ huynh tiện theo dõi. Sau đó tôi trao đổi cụ thể với phụ huynh của những trẻ có tình trạng sức khoẻ trẻ không bình thường, thể trạng nhỏ, bị bệnh về hô hấp, về răng, ăn chậm, béo phì, suy dinh dưỡng... để phối hợp với gia đình cải thiện tình hình sức khoẻ cho các trẻ đó bằng các hình thức như: cô động viên trẻ trước tập thể lớp, cho trẻ cắm cờ, thưởng bé ngoan, khi trong ngày trẻ ăn có tiến bộ. Hoặc kết hợp cùng phụ huynh cho trẻ uống sữa thêm... Ví dụ: Về cải thiện tình trạng sức khoẻ cháu Trà My bị mắc bệnh về mũi họng, cháu rất hay bị ốm, bị sốt, ăn hay bị nôn trớ, nên cháu không tăng cân, người luôn trong trạng thái mệt mỏi, không muốn tham gia vào các hoạt động của lớp, tôi đã kết hợp cùng phụ huynhcủa cháu luôn luôn quan tâm, để ý đến sức khoẻ của cháu như luôn giữ ấm cho cháu vào mùa đông, thường xuyên lau mồ hôi cho cháu vào mùa hè, để cố gắng giảm bớt số lần mắc bệnh cho cháu. Hoặc những bữa ăn cháu hay nôn thì tôi luôn cho cháu ăn lại hay pha sữa bột cho cháu để đảm bảo đủ chất, đủ lượng trong ngày cho cháu. Và qua một học kỳ cháu đã 3 lên cân, tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động chung của lớp. Điều này làm cho gia đình cháu cũng như hai cô ở lớp rất vui và phấn khởi. Bên cạnh đó còn có rất nhiều những cháu yếu, lười ăn, ăn chậm, lười nhai tôi thường luôn chú ý, quan tâm, nhắc nhở trẻ thường xuyên trong bữa ăn, động viên để trẻ tự xúc lấy ăn. Và khi cả lớp đã gần ăn xong thì cô xúc cơm giúp cháu ăn, cô ngồi cùng trẻ động viên trẻ nhai kỹ, ăn nhanh để cơm không bị vữa. Đối với những cháu ăn hay bị nôn, tôi và giáo viên cùng lớp luôn chú ý nhắc trẻ không xúc cơm đầy miệng. Nếu trẻ bị nôn không bắt trẻ tiếp tục ăn ngay( vì trẻ vẫn còn có cảm giác khó chịu) mà sẽ cho trẻ nghỉ ăn một lúc, sau đó cho trẻ ăn bánh ngọt hoặc cơm cùng với cô để không bị đói bụng khi ngủ. Báo cáo tình hình sức khỏe, ăn, ngủ, của trẻ cả lớp vào buổi họp phụ huynh đầu năm để phụ huynh nắm được tình hình ăn, ngủ... của con mình ở trường ( trẻ nào cũng ăn hết suất của mình, có nhiều trẻ có nhu cần ăn nhiều hơn định suất) là vô cùng cần thiết. Tôi trao đổi tình hình cụ thể với gia đình một số cháu ăn quá khoẻ, dễ có nguy cơ béo phì để cùng phụ huynh thống nhất chỉ cho trẻ đó ăn vừa đủ chứ không ăn theo nhu cầu của cháu đó, tích cực cho trẻ được hoạt động, nhằm giảm nguy cơ béo phì ở trẻ một trong những căn bệnh của trẻ em thời nay. Trên cơ sở trao đổi giữa phụ huynh và cô giáo về tình hình của trẻ ăn ngủ, tôi có biện pháp nhắc nhở động viên trẻ có chiều hướng tiến bộ. Song song với việc quan tâm đến chế độ ăn uống, chúng tôi còn phải đồng thời chú ý đến giấc ngủ. Luôn đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc, ngủ sâu, ngủ say. Chú ý cho trẻ cả lớp đều được ngủ hết. Với một số cháu khó ngủ như: Đức Trung, Qản Lộc, Tố Uyên, Ngọc Quỳnh, Gia Hân... tôi trao đổi với gia đình để kết hợp nhắc nhở động viên trẻ kịp thời. Cùng phụ huynh nhắc trẻ buổi tối đi ngủ sớm, để sáng mai đến lớp đúng giờ. Bởi vì có nhiều cháu hay đi ngủ muộn, sáng không trở dậy để đi học được. Chúng tôi luôn đảm bảo phòng ngủ ấm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Đảm bảo phòng ngủ luôn yên tĩnh để trẻ ngủ tốt. Ngoài làm tốt công việc cho trẻ ăn, ngủ, ta còn phải cho trẻ được vận động hợp lý. Bởi vì có vận động hợp lý sẽ kích 4 thích cho trẻ ăn ngon miệng và ngủ sâu hơn. Trẻ phải được vận động vui chơi ngoài trời, tham gia vào các trò chơi vận động, vào các buổi chơi dài... tức là đòi hỏi người giáo viên thực hiện giờ nào việc đấy, chứ không được bắt trẻ ngồi yên một chỗ. Làm được tất cả các điều trên là ta đã chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt thể lực: Trẻ được vận động hợp lý, ăn, ngủ tốt sẽ có một thể lực tốt, trẻ khoẻ mạnh da dẻ hồng hào, tăng cân đều, vận động lâu mỏi, ít ốm đau, hạn chế được các bệnh truyền nhiễm và đặc biệt quan trọng là trẻ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức. 2/. Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt trí tuệ Như tất cả chúng ta đều biết, để làm tiền đề cho trẻ mẫu giáo lớn bước vào lớp 1 một cách tốt nhất không thể không chuẩn bị tốt cho trẻ về tri thức. Bởi tri thức là vô cùng quan trọng và cần thiết cho trẻ. Trẻ có một trí tuệ tốt, trẻ thông minh, nhanh trí, nắm bắt được những kiến thức sơ đẳng do cô giáo truyền đạt ở lứa tuổi mẫu giáo sẽ rất thuận lợi cho trẻ bước vào lớp 1. Để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ta phải đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ ở lứa tuổi này. Điều này được thực hiện thông qua các hoạt động như: hoạt động học tập ( qua các môn học: làm quen văn học, làm quen với môi trường xung quanh, làm quen chữ cái, làm quen với toán, hoạt động vui chơi…) - Trẻ mẫu giáo lớn đến cuối năm phải đạt được những yêu cầu của các môn học, yêu cầu của hoạt động. Đó chính là hành trang và là vốn hiểu biết rất cần thiết để trẻ bước vào lớp 1 tự tin và vững vàng. Đối với trẻ mẫu giáo lớn nhu cầu nhận thức muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, muốn khám phá được bản chất của sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ qua lại của các sự vật hiện tượng đó. Chính vì vậy mà trẻ mẫu giáo lớn rất hay đặt ra các câu hỏi. Câu hỏi của trẻ không chỉ đơn giản ở các dạng như “ai”, “ cái gì”, “ở đâu” mà còn hỏi các dạng như: “tại sao”, “như thế nào”, “sao lại thế”. Chính vì vậy, mà giáo viên phải là người bạn giúp trẻ thoả mãn được những câu hỏi của trẻ, những băn khoăn suy nghĩ của trẻ. 5 Hơn thế, với các môn học mang tính tìm hiểu về môi trường xung quanh của trẻ chúng ta còn cần đặc biệt quan tâm và rèn kỹ năng cho trẻ ở hai môn đó là: Làm quen với toán và làm quen với chữ viết. Bởi hai môn học này là hai môn cơ bản, chủ yếu nhất của trẻ lớp 1- tiểu học. Tôi biết ở lớp 1- tiểu học trẻ cũng học chương trình toán gần giống với mẫu giáo lớn và chữ cái cũng vậy trẻ phải nhận biết được và đọc thông viết thạo 29 chữ cái, tô 29 chữ đó và 10 chữ số đầu, đúng hướng để làm tiền đề cho trẻ vào lớp 1. Vì thế việc chú trọng hai môn học này là vô cùng cần thiết và chúng tôi đã xác định đây là hai môn trọng tâm để dành nhiều thời gian cũng như đầu tư rèn kỹ năng cho trẻ. Ví dụ: Với môn làm quen chữ viết, tôi luôn dạy trẻ phát âm chuẩn các chữ cái, có một số cháu còn nói ngọng n-l chúng tôi sửa triệt để cho trẻ để trẻ phát âm đúng. Những cháu còn quên các chữ khó như chúng tôi thường xuyên dạy trẻ bằng cách dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, tôi thấy cách thức này đem lại hiệu quả rất cao, trẻ rất húng thú tham gia và thuộc bài nhanh, cô cũng đỡ vất vả rất nhiều. Hay tôi đặc biệt và luôn luôn quan tâm đến những cháu tô còn xấu, ngồi còn chưa đúng tư thế, cầm bút tô chưa đúng cách, tôi thường rèn những cháu đó rất nhiều vào những buổi học để giúp cháu tiến bộ. Với môn làm quen với toán cũng vậy, bắt buộc trẻ phải biết đếm, thêm bớt phân chia trong phạm vi 10, rồi nhận biết các khối, độ lớn, chiều cao của vật, biết các thao tác đo...Ở lớp tôi cũng có rất nhiều cháu kiến thức về toán còn yếu Vì thế tôi cùng cô giáo ở lớp đã lên kế hoạchcụ thể rèn trẻ yếu để trẻ tiếp thu kiến thức về toán đồng đều với các bạn ở lớp và đáp ứng yêu cầu so với độ tuổi. Bên cạnh việc rèn các kiến thức về hai môn chữ cái và toàn tôi còn quan tâm đến những câu hỏi của trẻ. Trẻ thường hay gặp những khó khăn nhất định trong việc dùng từ, sắp xếp, diễn đạt ý, khiến người lớn nhiều khi phải dựa vào tình huống giao tiếp để trả lời điều trẻ muốn hỏi. Ví dụ trẻ hỏi: “ Quả bầu tiên tại sao lại có vàng bạc hả cô” “ Mẹ ơi! làm sao mà giật điện” “ Cô ơi! Sao cô là cô mà cô giáo của con cũng là cô?” 6 “ Bố ơi! Sao đồng hồ nó đứng?” Những hạn chế trên của trẻ có thể do nhiều nguyên nhân: do vốn từ chưa phong phú, do khả năng hiểu nghĩa của từ, khả năng nắm các mô hình ngữ pháp, khả năng tư duy còn hạn chế… Vì vậy, tôi cho rằng một trong những hướng thiết thực cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) vào lớp 1- tiểu học là rèn luyện cho trẻ kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. Điều này hết sức cần thiết đối với trẻ khi học lớp 1. Tôi có thể rèn các kỹ năng trên thông qua các giờ học( nhất là giờ văn học, giờ môi trường xung quanh, làm quen với toán, giờ hoạt động vui chơi, hoặc giờ hoạt động ngoài trời…) Thông qua các hoạt động trên tôi thấy những trẻ lớp tôi có tính tích cực giao tiếp, có trình độ phát triển ngôn ngữ tương đối cao thường hay đặt các câu hỏi và dễ dàng đặt các câu hỏi hơn các trẻ ở lớp khác. Vì vậy người lớn cần chủ động tổ chức giao tiếp, hình thành tính tích cực, giao tiếp cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, và đó cũng là cách ta giúp trẻ có được công cụ, phương tiện, cần thiết để tư duy tìm hiểu về thế giới xung quanh. Điều này là cơ sở giúp trẻ vững vàng hơn khi vào lớp 1. Nhưng như trên đã nêu, trẻ mẫu giáo lớn vẫn còn gặp khó khăn nhất định trong việc đặt câu hỏi. Do đó cô giáo cần tìm hiểu nắm bắt những khó khăn và hạn chế của từng trẻ để có sự tác động kịp thời uốn nắn, phù hợp với trẻ. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn tò mò ham tìm hiểu về thế giới xung quanh trẻ. Vấn đề đặt ra là người lớn cần tạo những điều kiện môi trường thuận lợi để kích thích, nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu đó của trẻ giúp trẻ có thể chỉ từ sự tò mò ban đầu trở nên say mê, hứng thú và đó cũng là một cách người lớn chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. 3/. Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tinh thần Được chuẩn bị tốt về mặt tinh thần đối với trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ có một tinh thần tốt, luôn luôn vui vẻ, thích thú trong mọi công việc, và đặc biệt là luôn vươn tới, luôn mong mỏi mình sẽ được đi học lớp 1 đó là một điều rất tốt. Vì vậy, tôi luôn động viên, khích lệ trẻ ngoan, biết vâng lời người lớn, hoàn thành các 7 nhiệm vụ được người lớn giao cho. Ví dụ: nếu các con học giỏi, ngoan biết vâng lời người lớn thì sẽ được đi học lớp 1. Hoặc dùng đó làm động lực để kích thích khả năng tìm tòi khám phá, kích thích tính tò mò ham hiểu biết, biết trả lời các câu hỏi khó ở trẻ. Ví dụ: Câu hỏi này khó nhưng nếu ai trả lời được câu hỏi này sẽ được lên lớp 1 đấy! Thông qua việc được lên lớp 1 dùng làm động lực để phát huy các đức tính tốt cho trẻ: rèn luyện tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật, tính tự lập, ý thức đoàn kết, nhường nhịn giúp đỡ bạn bè, kính trọng người lớn tuổi… Những đức tính này rất cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo song đặc biệt quan trọng với trẻ khi đi học lớp 1. Bởi vì đặc thù của hai bậc học khác nhau: ở mẫu giáo lúc nào cũng có cô bên cạnh, có cô ở gần, còn khi lên học tiểu học thì không phải lúc nào trẻ cũng ở gần cô giáo. Mà có lúc trẻ tự chơi, tự do một mình hoặc chơi với các bạn… Thông qua việc tổ chức sinh nhật cho trẻ ở lớp ngoài ý nghĩa cho trẻ biết quan tâm, yêu quý bạn bè, thích tham gia vào hoạt động tập thể nó còn có thể góp phần giúp trẻ hiểu rằng mình đã bước sang tuổi thứ 6, đã lớn khôn và chững chạc lên nhiều để chuẩn bị vào lớp 1- tiểu học. Ví dụ: cháu Nhật Trinh nói “ con thích lên lớp 1. Nhưng con muốn cả 2 cô lên lớp 1 dạy con cơ mẹ ạ!”. Chuẩn bị cho trẻ tốt về mặt tinh thần sẽ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự tin, sẵn sàng bước vào lớp 1 không lo sợ, rụt rè, thiếu tự tin. Tóm lại: Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1- tiểu học là ta phải làm tốt cả 3 yếu tố trên. Cả 3 yếu tố này đều rất quan trọng, không thể tách rời nhau được và không thể thiếu một trong các yếu tố đó trong quá trình chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1- tiểu học. Từ việc Chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1 như đã nêu ở trên. Tôi đã thu được những kết quả sau: C/ Kết quả 8 * Về thể lực: - Các cháu trong lớp tôi đều khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, vận động nhanh nhẹn, thông minh có khả năng đề kháng với các bệnh dịch. Trong đợt dịch bệnh tay, chân, miệng vừa qua , rất nhiều trẻ các lớp trong trường mắc phải và phải nghỉ học. Nhưng riêng ở lớp tôi sĩ số trẻ đi học vẫn được duy trì. Đây chính là điều rất đáng mừng. - Kết quả khám sức khoẻ cuối năm cho thấy 100% trẻ đạt kênh A - Lớp đã được nhà trường khen ngợi và thưởng vì có tỷ lệ tăng cân đều hàng quý cao. * Về trí tuệ: - Trẻ thông minh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, hồn nhiên và đạt được yêu cầu của độ tuổi thông qua kết quả khảo sát các môn học. 98% trẻ đạt yêu cầu về kiến thức. * Về tinh thần: - Phát huy và rèn luyện cho trẻ rất nhiều đức tính tốt, hạn chế tính xấu - 100% trẻ đều rất yêu mến các cô và rất thích được đi học lớp 1. III. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua những năm dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn tôi đã rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mấu giáo ( 5-6 tuổi) vào lớp 1- tiểu học như sau: - Việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là hết sức cần thiết và là một trong những mục tiêu của ngành học Mầm non. - Để việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 được tốt yêu cầu giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của lứa tuổi. Giáo viên phải đọc và nghiên cứu những tài liệu và sách, cập nhật thông tin trên mạng để tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi để đảm bảo có phương hướng, biện pháp hình thức đúng đắn trong quá trình giáo dục trẻ , và bảo đảm cho giáo viên không chỉ là cô giáo mà còn là người bạn, người nghệ sĩ, bác sĩ rất gần gũi thân thiết với trẻ. - Phải biết bàn bạc, phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với giáo viên cùng lớp và cùng 9 thống nhất với nhau về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì kết quả đem lại mới cao. - Phải biết bám sát vào sự chỉ đạo và yêu cầu của ban giám hiệu thông qua các buổi họp tổ chuyên môn, họp định kỳ, họp sơ kết để trên cơ sở đó có kế hoạch, biện pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình. - Cần có ý kiến báo cáo đề xuất kịp thời cho Ban giám hiệu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ để đảm bảo sao cho trẻ được chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần -Phải biết lắng nghe, tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, góp ý của Ban giám hiệu cùng đồng nghiệp, của các bậc phụ huynh để chọn lọc ý kiến và tiếp thu ý kiến hay. Trên đây là kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1- tiểu học. Rất mong được sự góp ý của ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Ba Tơ, ngày 02 tháng 04 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Thắm MỤC LỤC I/. PHẦN I. MỞ ĐẦU Trang 1- 2 II/. PHẦN II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 3- 9 10 A. Xây dựng kế hoạch Trang 3 B. Tổ chức thực hiện các nội dung Trang 3- 9 C. Kết quả đạt được Trang 9 III/. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 Trang 10 MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN 1/. PHẦN I: Mở đầu. Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó 12 có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – 13 Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. ( Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc ). Là một giáo viên mầm non, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn”. Phạm vi tiến hành thực hiện đề tài này là 37 trẻ lớp mẫu giáo Lớn B – Trường Mần Non 11/3 Ba Tơ do tôi phụ trách. 2/. PHẦN II: Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 1 Thực trạng của vấn đề: 1.1: Thuận lợi: - Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. Nhà trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối lớp. - Trẻ MGL mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian. - Bản thân tôi đã có một thời tuổi thơ và cũng được chơi rất nhiều trò chơi dân gian. Chính vì vậy, những trò chơi dân gian của trẻ con đã gắn bó với tôi trong suốt một thời gian dài. - Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và sưu tầm được rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc, phù hợp với trẻ MG. - Được đào tạo chính quy và trải qua bảy năm kinh nghiệm thực tế. ( Trong đó có 14 5 năm trực tiếp tham gia giảng dạy lứa tuổi MGL ). 1.2: Khó khăn: - Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi dân gian. - Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. - Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. - Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động mà thôi. - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú. - Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. 2. Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ): Từ những thuận lợi và khó khăn trên đây, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: 2.1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Bên cạnh đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. 15 Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau: * Với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé ( từ 2 đến 4 tuổi ): khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu vồng”,“ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng dung dẻ”… * Với trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn ( từ 4 đến 6 tuổi ): khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ MGL, tôi thực hiện theo các tiêu chí sau: - Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. - Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm. - Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ. - Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ. - Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp. Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ lớp MGL: “ Thả đỉa ba ba”, “ Ô ăn quan”, “ Chuyền thẻ”, “ Hát chuyền sỏi”, “ Trốn tìm”, “ Đếm sao”, “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”, “ Trồng nụ trồng hoa”, “ Ném còn”, “ Cướp cờ” … 2.2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian. 2.2.1: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: 16 Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn - đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt… Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. 2.2.2: Dạy trẻ đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ): Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”, trẻ hát: “ Chi chi chành chành Cái đanh thổi lửa Con ngựa chết trương Tam vương ngũ đế…”. Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành. Hay như chơi “ Rải ranh” trẻ hát: “ Rải ranh Bẻ cành Hái ngọn 17 Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. 2.2.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Trồng nụ trồng hoa”… Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan”… Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 2.3: Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động. Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. 18 *Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”… * Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “ Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”… * Với hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm ): nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ Đọc câu”… Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học. Ví dụ: - Với môn thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động. Chẳng hạn: + Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi trẻ hát xong câu cuối: “ Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “ thầy” để đi đuổi những trẻ khác. + Trò “ Nhảy dây”, “ Trồng nụ trồng hoa”, “ Nhảy lò cò” có nhiều nấc chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai…đến bàn mười ( Nhảy lò cò ); từ một nụ, một hoa…đến tám hoa ( Trồng nụ trồng hoa )…Trẻ phải vượt qua dần từng nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi. + Trò “ Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì nếu 19 câu cuối bài là “ ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra, ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua. - Với môn MTXQ, toán, văn học khi lựa chọn các trò chơi cần đáp ứng được các tiêu chí sau: + Nhằm phát triển nhận thức cho trẻ. + Phát triển ngôn ngữ. + Cung cấp cho trẻ các kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi… + Rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy cho trẻ. Ví dụ: + Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh - Đòn gánh có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc. + Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại: “ Non cao đầy nước Đáy biển đầy mây Dưới đất lắm mây Trên trời lắm cỏ Người thì có mỏ Chim thì có mồm…” +“ Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai, cái hến…” sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “ đôi tôi, đôi chị…”, “ba lá đa, ba lá đề…”, “tám quả trám, hai lên chín”…Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm thành thạo trong phạm vi 10. - Với môn âm nhạc nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”… Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng