Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông...

Tài liệu Skkn giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

.PDF
7
254
138

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………………… 1.Tên sáng kiến: “Giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (THPT)” (Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Minh Công, @THPT Ca Văn Thỉnh) 2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giáo dục đạo đức cho học học sinh ở các trường THPT. 3.Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết - Học sinh THPT là học sinh ở độ tuổi mà tâm sinh lý đang phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu cần hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn...; trong khi đó các kiến thức hiểu biết về xã hội, gia đình, pháp luật còn rất hạn chế; do đó các em chưa nhận thức rõ trách nhiệm với hành vi của chính mình, nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy nhà trường và có nguy cơ hơn nữa là vi phạm pháp luật và trở thành tội phạm để rồi tự tay mình khép lại cánh cửa tương lai của chính cuộc đời mình. - Một số phụ huynh học sinh còn chưa thật sự quan tâm đến giáo dục con em mình có thể là do gánh nặng mưu sinh hay vì có những bất trắc từ cuộc sống hôn nhân, gia đình li tán rồi bỏ mặc con trẻ đi đâu về đâu. Trong khi ngược lại có một số phụ huynh quá nuông chiều con, phó mặc cho nhà trường, thậm chí là có những phụ huynh còn bất lực trước con cái. Một số phụ huynh chưa có phương pháp giáo dục con theo đúng khoa học, nặng về bạo lực, chửi mắng con cái. - Một số ít học sinh còn có ý thức ỷ lại vào cha mẹ, nên dễ dẫn đến vi phạm nội quy cũng như một số quy định xã hội khác. Như thực tiễn vừa qua một cô giáo ở trường tiểu học phải quỳ gối vì phụ huynh vào cuộc bởi cô đã phạt học sinh quỳ gối do vi phạm trong lớp học. Từ thực tiễn trên cho thấy học sinh làm gì thì cũng có cha mẹ làm bình phong nên không còn tôn trọng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc về “ Tôn sư trọng đạo”. - Bên cạnh sự ỷ lại vào cha mẹ, một bộ phận học sinh chưa có ý thức rèn luyện, nên vi phạm nội quy nhà trường, có học sinh vi phạm một vài lần, có học sinh vi phạm có hệ thống. Có học sinh giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, có học sinh vô lễ với thầy cô do thói quen được cưng chiều từ phía gia đình... - Do sự tác động của xã hội bên ngoài và mặt trái của khoa học công nghệ mà các em bị ngã vào vòng xoáy của sự cám dỗ để rồi cúp giờ học, thậm chí bỏ cả việc học, bị cuốn vào tệ nạn xã hội và rồi trở thành tội phạm lúc nào không hay biết. Đến lúc tỉnh ngộ thì mọi việc đã thành việc đã rồi. - Xuất phát từ công tác giáo dục, đôi khi còn mang nặng về hình thức, công tác giáo dục còn nặng về bộ môn nên đôi khi, thậm chí là phớt lờ đi trách nhiệm lồng ghép giáo dục đạo đức. Chỉ đến lúc học sinh vi phạm nghiêm trọng thì lúc đó ta mới bắt đầu trách mắng và thường làm theo cảm tính nhiều hơn nên hiệu quả giáo dục đạo đức không cao. Trước thực trạng trên , theo tôi vấn đề giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề đáng quan tâm. Bởi lúc sinh thời Bác Hồ từng nói “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Người khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối “ Cũng như sông thì phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông sẽ cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”. Vậy nên cùng với việc dạy chữ, trách nhiệm dạy người hay trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người cần cả đến trăm năm. Để phát huy tính hiệu quả trong giáo dục đạo đức cho học sinh THPT cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể như sau. 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Trên cơ sở lí luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp hợp lí, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt “ dạy chữ, dạy người” để tạo ra những công dân có đủ tài và đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước mai sau. - Nội dung của giải pháp: So với giải pháp trước đây thì trong công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau : Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về đạo đức và kĩ năng xử sự một các có đạo đức. Cần giáo dục theo cách “cảm hóa” học sinh. Tạo sân chơi mang tính tương tác đạo đức. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức. Giải pháp 1. Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về đạo đức và kĩ năng xử sự một cách có đạo đức: Đây là một giải pháp mà lực lượng chủ chốt là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD ở các trường THPT. Bên cạnh đó chúng ta không phủ nhận vai trò của tất cả các giáo viên bộ môn khác thông qua hoạt động giáo dục lồng ghép. Đối với bộ môn giáo dục công dân giáo viên cần cung cấp và làm sáng tỏ cho học sinh hiểu về khái niệm đạo đức. Đó là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Ví dụ về quy tắc, chuẩn mực xã hội có tác dụng điều chỉnh hành vi con người như “ Thương người như thể thương thân”, “ Tôn sư trọng đạo”… Đạo đức không mang tính bắt buộc trong điều chỉnh hành vi con người mà nó mang tính tự nguyện. Cơ sở của sự tự nguyện ấy là trái tim với cả một tình yêu thương rộng lớn. Có được điều đó con người chúng ta mới có thể tự điều chỉnh hành vi của mình đúng với chuẩn mực của đạo đức. Cần làm cho học sinh hiểu rõ “ Lương tâm” là yếu tố nội tâm làm nên giá trị đạo đức ở mỗi con người. Vì người có lương tâm là người luôn suy nghĩ, xem xét trước sau mỗi khi nói hay hành động. Điều mà người có lương tâm luôn nghĩ đến đó là sự tai hại và tổn thương người khác. Cần phân tích cho học sinh thấy rõ vai trò của đạo đức với cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt, nếu như cá nhân luôn tôn trọng quy tắc chuẩn mực đạo đức thì khó mắc phải những vi phạm mà nhất là những vi phạm về nội quy của bản thân học sinh. Nếu mỗi cá nhân điều có đạo đức thì trật tự lớp ổn định, không có sự tồn tại của hành vi thiếu ý thức, vi phạm về mặt kỉ luật. Bên cạnh đó giáo viên cần hình thành cho học sinh ý thức và kĩ năng “ Biết yêu thương, cảm thông trước những sự cố ngoài ý muốn” của người khác. Ví dụ: có những sự cố mà bạn bè, thầy cô gặp phải, tình huống sự cố ấy dù có buồn cười thay vì các em bàn tán, cười giễu thì nên có sự cảm thông, mách nhỏ với bạn bè và thầy cô để khắc phục sự cố ấy. Bởi đó là điều không ai mong muốn nó xảy đến với mình trong cuộc sống. Giải pháp 2. Giáo dục đạo đức với phương pháp “cảm hóa” học sinh: “ Cảm hóa” học sinh là phương pháp gây sức ảnh hưởng trực tiếp của người giáo viên đối với học sinh về mặt tình cảm và ý chí, làm cho học sinh nghe, tin tưởng và làm theo mình bằng cả tình cảm và niềm tin. Muốn thực hiện được điều đó, bản thân người giáo viên, người thầy (cô) phải có được tổ hợp phẩm chất, nhân cách như: tinh thần trách nhiệm đối với công việc, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa, lòng tôn trọng học sinh, sự chu đáo và khéo léo trong đối xử với học sinh, lòng vị tha và các phẩm chất ý chí khác. Giáo viên phải đặt ra những yêu cầu cao đối với học sinh nhưng đừng bao giờ tỏ ra áp đặt và sự đe dọa cũng như tỏ ra quá thông thái trước học sinh vì đây là những điều mà học sinh không thích. Điều đó không có nghĩa là người thầy tỏ ra nhu nhược, khoan dung vô nguyên tắc, thiếu sự kiên quyết. Người Thầy cần tạo sức ảnh hưởng đến các em bằng một phong cách mẫu mực, một uy tín chân chính thật sự từ cử chỉ, lời nói như: nói năng lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng cử chỉ đẹp, giọng điệu đàng hoàng. Giữa thầy và trò cần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp: vừa nghiêm túc vừa thân mật, yêu thương và tin tưởng học sinh, biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Giải pháp 3. Tạo sân chơi mang tính tương tác đạo đức: Tương tác đạo đức là một sân chơi lành mạnh, là nơi để các em được tiếp cận với những tình huống, những chuyên gia, những người làm công tác cố vấn về đạo đức. Qua đó giúp học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân, của người khác. Từ sân chơi mang tính tương tác đó để các em rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân về kỹ năng ứng xử một cách có đạo đức. Để thực hiện được sân chơi mang tính tương tác đạo đức cần phát huy vai trò mạnh mẽ từ phía Đoàn trường. Đoàn trường cần bố trí thời gian tổ chức những “diễn đàn”, “ câu lạc bộ” mà nội dung chính là cho học sinh tham gia vào giải quyết những vấn đề mang tính nóng bỏng về sư tha hóa và suy thoái đạo đức trong xã hội hiện nay. Ví dụ sự vi phạm về y đức của người thầy thuốc từ một bác sĩ công tác ở bệnh viện đa khoa Kiên Giang, hay vụ phụ huynh vào cuộc làm một giáo viên phải quỳ gối ở trường tiểu học Bình Chánh ( Long An) và một giáo viên ở trường THCS Tân Thạch huyện Châu Thành, Bến Tre bị một nam sinh lớp 8 bóp cổ. Từ những tình huống trên các em nêu lên suy nghĩ, cảm nhận của chính bản thân, qua đó các em biết lựa chọn những cách ứng xử đẹp, phù hợp với đạo đức và tinh tế về mặt lí trí chứ không phải hành xử theo bản năng trong cuộc sống. Cần trao đổi với lãng đạo nhà trường mời những chuyên gia, những nhà tâm lí tổ chức những buổi trò chuyện tư vấn về đạo đức về tâm lí lứa tuổi để học sinh được bày tỏ giải quyết những “ khúc mắc” chưa hiểu, chưa sâu sắc về đạo đức. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp và ban chấp hành đoàn ở mỗi lớp. Giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tạo sân chơi tương tác đạo đức qua tiết sinh hoạt lớp hay tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giải pháp 4. Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)trong công tác giáo dục đạo đức : Để phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong giáo dục đạo đức học sinh cần: - Tìm hiểu từng đối tượng học sinh: phải nắm rõ tình hình học sinh lớp mình qua lý lịch trích ngang, GVCN cũ, gặp gỡ và trao đổi với học sinh trong các buổi lao động. - Lập kế hoạch cho lớp: cùng với ban cán sự lớp lập kế hoạch hoạt động của lớp, cụ thể hóa các nội dung thi đua, thực hiện nội quy, quyền và nhiệm vụ của mỗi cá nhân. - Lên kế hoạch giáo dục những học sinh chưa ngoan, có đạo đức chưa tốt: + Tìm hiểu kĩ về hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với những học sinh này. + Nắm được những đặc điểm về thể chất, tâm lý, khả năng nhận thức, nhu cầu giao tiếp, tình cảm: cởi mở hay lầm lì, ưu tư, nóng nảy, luôn có suy nghĩ mình bị cô lập, bỏ rơi... + Nắm được tính cách, sở trường, sở thích của từng học sinh. Đặc biệt chú ý đến mối quan hệ bên ngoài mà nhất là mối quan hệ với các học sinh chưa tốt khác trong nhà trường. + Có sự phối hợp chặc chẽ với gia đình, giáo viên bộ môn, Đoàn trường... + Phân công cán bộ lớp hỗ trợ, giúp đỡ những học sinh này, hoặc thông qua hình thức “đôi bạn cùng tiến”. - Giáo viên chủ nhiệm phải là người luôn biết lắng nghe, luôn giữ mối quan hệ gần gũi với học sinh. Đặc biệt là những học sinh có đạo đức chưa tốt, khuyến khích các em nói ra những điều mình nghĩ. - Biết quan tâm: GVCN thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm hoàn cảnh gia đình học sinh, về mối quan hệ bạn bè thân thiết của các em, biết được sở thích, cá tính, thái độ của các em... Kêu gọi và yêu cầu các em học sinh khác trong lớp quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, không nên xem thường hay cô lập đối với những bạn chư ngoan. - Tạo sức ảnh hưởng của GVCN đến học sinh bằng tư cách đạo đức của một người thầy mẫu mực, uy tín và sự hiểu biết rộng. - Luôn định hướng cho học sinh, đặc biệt là những học sinh chưa ngoan.Vì phần lớn là do các em học kém nên bất mãn, chán học rồi bỏ mặt mọi việc. Do đó khích lệ động viên là giải pháp có động lực giúp các em có nhiều tiến bộ. Cần tuyên dương sự tiến bộ của các em dù là rất nhỏ thay vì ta cứ phê bình chê trách mỗi khi các em vi phạm. - GVCN đóng vai trò là người bạn lớn của học sinh. Điều này giúp các em chưa ngoan loại bỏ được cảm giác mình bị “ bỏ rơi”. Từ đó các em sẽ có những tâm sự cần chia sẻ. - Sự nghiêm khắc: Thể hiện qua việc xử lý các học sinh vi phạm trong lớp, phải đảm bảo tính nguyên tắc, công bằng. - GVCN cũng cần có sự khôi hài, vui tính kể cả với những học sinh chưa ngoan. Tạo cho học sinh một cảm giác thật sự gần gũi, dễ chia sẻ, tâm sự. Tránh tạo mối quan hệ căng thẳng giữa thầy và trò. 3.3.Khả năng áp dụng của giải pháp: Cho tất cả giáo viên giảng dạy ở trường THPT. 3.4.Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: Góp phần nhằm nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục “ dạy chữ và dạy người”. Từ đó góp phần tạo ra những công dân có đủ tài và đức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Bến Tre, ngày 01 tháng 3 năm 2018
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan