Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình ngữ vă...

Tài liệu Skkn đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình ngữ văn lớp 6

.DOC
21
247
147

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu. Năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thực hiện cải cách giáo dục, do vậy việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa được triển khai đại trà bắt đầu từ lớp 6 đến nay vẫn tiếp tục được thực hiện. Đối với môn Ngữ văn việc đổi mới được thực hiện dựa trên nguyên tắc tích hợp 3 phân môn Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Có nghĩa là 3 phân môn được biên soạn trong một quyển sách với cơ cấu theo từng bài có đầy đủ cả 3 phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Cấu trúc đó cho thấy sự nhấn mạnh những điểm đồng quy về kiến thức, kĩ năng giữa 3 phân môn để thực hiện quan điểm tích hợp trong tổ chức nội dung dạy học và xác định phương pháp dạy học cho từng bài. Yếu tố đồng quy này chính là ngôn ngữ trong văn bản của mỗi bài học. Để đảm bảo nguyên tắc tích hợp, việc xây dựng chương trình lấy kiểu văn bản làm cơ sở, sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 đưa vào 6 kiểu văn bản khác nhau chứ không xây dựng chương trình theo tiến trình lịch sử văn học như trước. Song việc đổi mới vẫn không phủ nhận vai trò của những bài dạy tác phẩm văn học của phân môn Văn. Phần văn bản là tiết mở đầu của một tuần học (4 tiết) với lớp 6, 7, 8 và (5 tiết) với lớp 9 để định hướng nội dung tích hợp 3 phân môn trong bài. Tuy vậy phân môn văn học theo tinh thần tích hợp như trên vẫn phải đảm bảo đúng đặc trưng, phải dạy đúng phương pháp của từng thể loại. Về mặt phương pháp ta thấy việc xây dựng sách giáo khoa Ngữ văn THCS theo nguyên tắc tích hợp kết hợp với đổi mới phương pháp dạy học nên học sinh được học với tinh thần tự học sáng tạo: từ chỗ làm quen, tập dượt, làm theo đến tự phát hiện, khám phá, sáng tạo dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cần loại bỏ hoàn toàn phương pháp dạy học cũ tức là làm cho học sinh thụ động, bắt chước, hoặc dập khuôn theo mẫu sẵn có. Việc dạy học theo phương pháp mới phải đạt được đến đích là: “ Học để biết học để suy nghĩ, rèn luyện trí thông minh và tối đa hóa việc chuyển tải kiến thức. ” Cụ thể, học qua hành, tăng cường cho học sinh thực hành giao tiếp và luyện tập ngôn ngữ bằng nhiều hình thức phong phú và thích hợp. Học sinh THCS được học Ngữ văn trên quan điểm của lí thuyết giao tiếp, do vậy về phương pháp dạy học phải cố gắng dần dần để phương pháp đàm thoại, trao đổi theo nhóm và một số kĩ thuật, phương pháp dạy học tích cực trở thành quen thuộc trong mỗi giờ học. Theo tinh thần đó, học sinh là người chủ động nêu vấn đề, thảo luận, trao đổi với nhau để rút ra kết luận về những hiện tượng ngôn ngữ dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Mặt khác giáo viên khi giảng dạy cũng cần chú ý vai trò to lớn của môn Ngữ văn với việc phát triển toàn diện mọi phẩm chất và năng lực của học sinh THCS. Điều này có nghĩa là phải chú trọng tới giá trị và hiệu quả giáo dục của từng ngữ liệu, từng văn bản, từng thế mạnh của các cách diễn đạt thể hiện tư tưởng, tình cảm trong khi rèn 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh. 1 Bên cạnh đó, trong qúa trình nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, để bồi dưỡng chuyên môn giảng dạy Ngữ văn theo phương pháp mới, tôi thấy chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn mới có nhiều điểm thú vị song cũng không ít những điểm khó. Để giáo viên thực hiện được yêu cầu dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh là một vấn đề không đơn giản. Những trăn trở, suy nghĩ đó là lí do thôi thúc tôi lựa chọn đề tài : “Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn lớp 6. ” Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi muốn cùng đồng nghiệp bàn đôi điều về đổi mới phương pháp dạy truyện truyền thuyết trong SGK Ngữ văn 6 để cùng nhau tháo gỡ dần những khó khăn khi thực hiện đổi mới chương trình và SGK Ngữ văn THCS, đồng thời đây cũng là những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết, tích lũy được trong quá trình dạy học. 2. Tên sáng kiến: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 6. 3. Lĩnh vực áp dụng sang kiến: - Đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 - Đối tượng: Học sinh lớp 6. 4. Ngày sang kiến áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5. 1. Về nội dung của sáng kiến: 5. 1. 1. Về thực trạng nghiên cứu. Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên dạy văn nói riêng đã được trang bị nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đã mang lại hiệu quả tốt. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế trong cách vận dụng phương pháp từ đội ngũ. Bản thân tôi qua nghiên cứu tìm hiểu về truyện dân gian và những kinh nghiệm tích lũy được trong một số năm giảng dạy môn Ngữ văn 6 theo phương pháp đổi mới, tôi đã rút ra cho mình được một số bài học quý báu khi giảng dạy truyện truyền thuyết trong sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo phương pháp đổi mới đạt kết quả tốt. Từ những kinh nghiệm của bản thân xin được trao đổi với các thầy cô, mong là sẽ giúp ích được cho các thầy, cô giáo; đặc biệt là các thầy cô dạy môn Ngữ văn ở bậc THCS trong nhà trường và các trường bạn trong huyện và các huyện lân cận. Để đổi mới phương pháp dạy học văn bản truyền thuyết thì trước hết người giáo viên phải nắm vững: thời điểm ra đời, khái niệm, đặc trưng thể loại truyền thuyết …mà chúng ta sẽ đi nghiên cứu ở mục : “Nội dung nghiên cứu” để từ đó có những giải pháp mới hữu hiệu trong công tác giảng dạy của mình. 5. 1. 2. Về nội dung nghiên cứu. 2 *Nghiên cứu chung về truyện truyền thuyết +Thời điểm ra đời của truyền thuyết - Truyền thuyết Việt Nam ra đời và phát triển trong thời đại anh hùng Việt Nam, thời đại mà những yếu tố xã hội – lịch sử của nó mang đặc trưng chung của thời đại anh hùng trong lịch sử nhân loại: Đó là thời kỳ con người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kỳ được đánh dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc, nên cũng được gọi là thời kỳ của “thanh kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt”. Ở Việt Nam, nó được đánh dấu bằng sự kết thúc của thời kì tiền sử, sự khởi đầu của thời kì sơ sử, với sự hình thành của nhà nước Văn Lang đầu tiên, thuộc thời kì văn hoá kim khí mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn. - Việc sử dụng công cụ kim loại được coi như một cuộc cách mạng kỹ thuật. Đồ đồng cực kỳ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, thể hiện trình độ cao về kỹ thuật chế tác và năng khiếu thẩm mỹ dồi dào của chủ nhân nó như những chiếc rìu, lưỡi cày đồng, xẻng, cuốc đồng, dao gặt… Công cụ sản xuất vô cùng phong phú và tiến bộ đó dẫn đến thành quả lao động được nâng cao, đời sống con người được cải thiện. Bên cạnh nhu cầu ăn, ở, người ta đã có nhu cầu thẩm mĩ, không chỉ là ăn no mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp, và sinh hoạt tiện lợi. Con người đã phần nào khám phá một số bí ẩn của thiên nhiên để phục vụ cộng đồng: sản xuất một số cây trồng theo mùa vụ, tìm ra một số giống cây quý, nhiều giống lúa nước và chế biến một số món ăn từ gạo… - Nhu cầu mở rộng thêm các vùng định cư và sản xuất, khai thác thêm các thị trường mới để trao đổi sản phẩm, khám phá đất hoang… ngày càng dâng cao trong cộng đồng. Chiến tranh giữa các bộ tộc xảy ra liên miên nhằm xâm lấn đất đai, mở rộng địa bàn, thôn tính lẫn nhau (dẫn đến sự hình thành nhà nước đầu tiên). Các bộ lạc có xu hướng: hoặc là thâu tóm lẫn nhau hoặc đoàn kết để chống lại các bộ lạc lớn mạnh khác. - Hoàn cảnh đó đó tạo nên một Không khí hào hùng cho thời đại mà Ăngnghen nhận xét là: “thời đại mà mỗi thành viên nam giới của bộ lạc đến tuổi thành niên đều là những chiến binh…”. Các thành viên trong cộng đồng có điều kiện bộc lộ phẩm chất anh hùng của mình, ý thức về lịch sử, dân tộc, chủ quyền lãnh thổ được nuôi dưỡng. Xuất hiện các cá nhân anh hùng và tập thể anh hùng. Và truyền thuyết ra đời nhằm tôn vinh sức mạnh, phẩm chất người anh hùng của mình, cộng đồng của mình. Tóm lại: Thời đại truyền thuyết: Đó là bước tiến vọt từ đồ đá sang đồ đồng- sắt, từ hái lượm săn bắt sang trồng trọt lúa nước và định cư nông nghiệp, từ lối sống thô sơ đến sự ra đời của “nghề khéo” và “của ngon vật lạ”, từ mẫu hệ sang phụ quyền, từ bộ lạc sang liên minh bộ tộc và nhà nước phôi thai, tóm lại từ dã man sang văn minh, ở trên vùng châu thổ sông Hồng . . Và nếu như thần thoại ra đời từ nhu cầu nhận thức của người nguyên thuỷ thì truyền thuyết ra đời từ nhu cầu tôn vinh, nhu cầu được tự hào về những chiến công vĩ đại cả về làm ăn, cả về chiến đấu của con người thời đại anh hùng. 3 + Khái niệm về truyền thuyết - Từ điển Tiếng Việt (H. 1992. Tr. 1034): “Truyền thuyết là truyện dân gian truyền miệng về các nhân vật và sự kiện có liên quan về lịch sử, thường mang yếu tố thần kì. ” - Từ điển thuật ngữ văn học (GD. 1996. Tr. 249): “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lí giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đến một thời kì, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”. +Những biểu hiện của truyền thuyết: Ở Việt Nam, truyền thuyết hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và phát triển liên tục qua các giai đoạn lịch sử của dân tộc. Truyền thuyết Việt Nam thường tồn tại theo chuỗi: - Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân- Âu Cơ, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng- bánh giầy, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám. . . - Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm (257 TCN- 208 TCN). Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ (207 TCN- 938) là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí. . . - Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ 10 đến thế kỉ 15, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ này gồm các nhóm sau đây: Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. . . Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình. . . Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích núi Ngũ Hành. . . Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành. . . Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Hầu Tạo, Lê Văn Khôi. . . * Đặc trưng thể loại truyện truyền thuyết Nội dung chủ yếu của truyện truyền thuyết là các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Những sự thật lịch sử ở đây đã được lí tưởng hóa, nghĩa là được nhào nặn, biến hóa, bổ sung theo cách nhìn nhận, đánh giá của nhân dân, được nhân gửi gắm tâm tư, nguyện vọng vào đó. Cụ thể: Truyền thuyết họ Hồng Bàng và thời kì Văn Lang - Âu Lạc 4 - Truyền thuyết thời Hồng Bàng: thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người. Truyền thuyết là sự thể hiện sự trưởng thành về ý thức con người. Đó là ý thức về quốc gia, dân tộc đồng thời với nó là ý thức cội nguồn. Khi xã hội càng phát triển, con người đã đạt được những thành tựu nhất định thì họ càng có ý thức về bản thân mình, muốn tô điểm cho nguồn gốc, phẩm chất của mình. Truyền thuyết ra đời để chuyển tải nội dung đó. - Truyền thuyết thời Văn Lang - Âu Lạc: Những anh hùng dựng nước như: Lạc Long Quân - Âu Cơ, Hùng Vương , Sơn Tinh. Truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ phản ánh quá trình liên minh bộ lạc của những người vùng núi và vùng sông nước, miền xuôi và miền ngược, của những người thờ vật tổ là rắn và bộ lạc thờ chim làm vật tổ. Đó là mối dây liên kết đầu tiên, là tiền đề để hình thành dân tộc Việt. Tiếp sau đó, những chiến công diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh của Lạc Long Quân thể hiện quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang bờ cõi của ông cha ta (vùng biển, vùng đầm lầy và vùng rừng núi). + Truyện Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con Voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân trồng lúa, Vua Hùng đi săn …đề cao hình tượng Vua Hùng là người có công dựng nước, biết cách trị nước giúp dân. + Hình tượng những người con trai, con gái, con rể cùng góp công dựng nước, mở mang bãi bờ, cai trị dân chúng: Con gái Tiên Dung, con rể Chử Đồng Tử dạy dân làm ăn, mở mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa, con rể Sơn Tinh dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa… Đặc biệt Sơn Tinh đã lập nên chiến công to lớn, chiến thắng lực lượng tự nhiên để mở mang địa bàn sinh tụ. Những sự kiện đó là quá khứ vẻ vang gắn với niềm tự hào về nòi giống và dân tộc, đề cao ý thức về dòng dõi, nguồn gốc “con Lạc cháu Hồng” cao quý. Dễ dàng nhận thấy chủ đề xuyên suốt các truyền thuyết này là suy tôn các vua Hùng và ca ngợi công lao dựng nước, an dân của các vị trong suốt buổi bình minh của lịch sử dân tộc. Những anh hùng giữ nước: Thánh Gióng, An Dương Vương…Họ là những người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, có khí phách hiên ngang, kiên cường, bất khuất, vừa anh dũng vừa mưu trí, có tài dẹp giặc chỉ trong nháy mắt. Bên cạnh sức khoẻ vô song, những nhân vật này lập được chiến công nhờ sự phù trợ của các vật thiêng: An Dương Vương có nỏ thần, được sứ Thanh Giang giúp sức, Thánh Gióng có ngựa sắt, roi sắt… Nhưng những vật thiêng này không hàm chứa năng lượng của tự nhiên như trong thần thoại mà nó là kết tinh của sức mạnh tập thể. Thánh Gióng được sự giúp sức của người thợ rèn sắt, đoàn trẻ trăn trâu cầm bông lau (làng Hội Xá), người cầm vồ (Làng Trung Mầu), người tạc tượng (tại Làng Mã, Gióng quay ngựa nhìn đất nước, Vu Điền gặp Gióng và tạc tượng Gióng). Như vậy, người anh hùng Gióng là kết tinh của mọi khả năng anh hùng trong thực tiễn: quần chúng, công cụ sản phẩm, vũ khí và địa thế non sông (theo Cao Huy Đỉnh). Một số nhân vật anh hùng sáng 5 tạo kĩ thuật, xây dựng giỏi, chiến đấu giỏi lại trung thực như Thần Rùa, Ông Nỏ (Cao Lỗ), Ông Nồi là đại diện cho trí tuệ cho tinh thần dũng cảm bất khuất của tập thể nhân dân, được nhân dân dành cho niềm ngưỡng mộ cao quý trong những truyền thuyết về riêng họ. Người anh hùng vừa là tổng số vừa là một tổng hợp của các lực lượng. Những chiến công và thành tựu của nhân dân hàng nghìn người trong hàng nghìn năm được gắn cho một người, trong một thời gian ngắn thì tất yếu người đó sức mạnh tầm vóc to lớn, kì vĩ, ngang tầm với thần thánh. Truyền thuyết thời kì này có tính chất hoành tráng, gần gũi với sử thi, anh hùng ca. - Những nhân vật anh hùng văn hoá cũng chiếm một số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết. Đó là những người có công khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân, những người anh hùng khai phá vùng đất mới, những vị thần tổ nghề… Qua đó, nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng của mình đối với thành tựu văn hoá, những kết quả lao động và sáng tạo. Truyền thuyết thời Bắc thuộc - Đề tài chính của truyền thuyết giai đoạn này là chống xâm lược. Nhân vật tiêu biểu của truyền thuyết là những anh hùng cứu nước: Bà Trưng, Bà Triệu, Phùng Hưng, Triệu Việt Vương… Tất cả tạo thành một dòng chảy dồi dào, mạnh mẽ, minh chứng cho một điều hết sức thiêng liêng: Dẫu đất nước bị thôn tính, song phong trào giải phóng dân tộc chưa bao giờ vơi cạn. - Trước hết, đây là những cá nhân anh hùng bởi đó là những con người thật. Những anh hùng đẹp một cách toàn diện, kì vĩ phi thường về tướng mạo và tài năng. Nhân vật thường được gắn với những nguồn gốc cao quý, sự ra đời kì lạ hoặc có một “điểm tướng tinh nào đó”: Hai Bà Trưng là cháu ngoại vua Hùng; Đinh Thị Phật Nguyệt theo Hai Bà Trưng đánh giặc, lập nhiều chiến công, vốn trước kia mẹ của nàng mơ thấy có vị thần xưng là Triều Đò Đài ban cho bà chiếc kim thoa mà sinh hạ nàng. Sau này, khi đánh nhau với giặc Đông Hán, chống đỡ không nổi, nàng một mình chạy đến bờ sông, có phù kiều nổi lên đón nàng biến mất… - Nhưng những cá nhân anh hùng này gắn bó mật thiết với tập thể và đặt quyền lợi của dân tộc, quốc gia lên trên hết: Bà Trưng đặt nợ nước lên trên thù nhà, hành động đầu tiên của bà trước khi lên đường diệt giặc cứu nước là cởi bỏ khăn tang để ba quân khỏi xúc động về cái chết của chồng bà; nàng Xuân Nương dẫu đang có mang đứa con đầu lòng vẫn thắt khăn, quấn bụng oai dũng ra trận tiền trả thù cho nước nhà, cho người chồng yêu quý… - Ở giai đoạn này, môtíp sức mạnh đó được biến thành môtíp truyền sức mạnh. Không chỉ có người anh hùng xông pha giữa trận tiền mà còn có nhiều cá nhân anh hùng khác, nhiều người con kiên cường khác, cũng dũng cảm như thế, cũng vô song như thế, như cùng một bầu mẹ mà ra. Do đó, xuất hiện những truyền thuyết như Nàng Vú Thúng, Truyện Nàng trăm sắc, Truyện bà áo the, 6 Truyện may áo chồng bằng hơi thở ấm… Như vậy, người anh hùng vừa đại diện cho tập thể, vừa hoà tan vào tập thể. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ - Thời phong kiến độc lập, truyền thuyết tập trung ca ngợi các nhân vật giữ yên đất nước trong thời kỳ độc lập: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Dương Vân Nga… đến những anh hùng chống ngoại xâm Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Lê Lai… Tất cả nêu lên ý chí giữ gìn độc lập và tinh thần quyết tâm chống giặc của mọi người dân Việt Nam. Người anh hùng, vị vua anh minh bao giờ cũng hội tụ đầy đủ ba phẩm chất: trí, dũng, nhân (Lê Lợi xướng nghĩa). Kéo theo đó là những cuộc hội ngộ của vua dũng tướng tài, tạo nên một sức mạnh vô cùng vững chắc. Lê Lai sẵn mình chết thay cho chủ. Phải có những người như Lê Lai mới dám quả cảm hi sinh thay cho Lê Lợi nhưng cũng phải thấy rằng, chỉ có những người như Lê Lợi mới quy tụ được những người như Lê Lai. Hay như câu chuyện giữa Quốc công Trần Hưng Đạo và Thượng tướng Trần Quang Khải, con vua Thái Tông, do có mối bất hoà, nên nhiều lúc hai người ở bên nhau mà nói năng không được tự nhiên, tâm tình không được cởi mở. Nhân biết Quang Khải là người sợ nước, lười tắm, một hôm Trần Hưng Đạo rủ Quang Khải ra sông tắm mát. Hưng Đạo tự tay kỳ cọ cho Quang Khải, tắm xong vui vẻ hỏi: Thế nào, Thượng tướng có thấy nhẹ mình không? Quang Khải hiểu ý, đã xúc động nói: Nhẹ mình lắm! Thật là vì nước mới được thế này! Từ đó, hai người sống với nhau rất hoà hợp, cùng nhau thật sự gắn bó, một lòng một dạ chung lo việc diệt giặc cứu nước. Truyền thuyết thời kì cận hiện đại Chế độ phong kiến bước vào chặng đường suy yếu, tàn tạ, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân xuất hiện và truyền thuyết nhanh chóng nắm lấy đề tài này. Truyền thuyết đề cập đến những người anh hùng xuất thân từ tầng lớp dưới đáy xã hội: Quận He, Chàng Hía, vua Heo, cố Bu… - Qua đó, các nhân vật anh hùng muốn thể hiện một lý tưởng: muốn thay đổi xã hội, thiết lập một xã hội tự do, bình đẳng. Đó không chỉ là hành động, là ước mơ của một cá nhân mà là của một tầng lớp nhân dân. - Mặc dù vậy, nhân dân cũng đồng thời lý giải nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa: Nhân dân phê phán tính chất phiêu lưu, mạo hiểm chủ quan khinh địch của những thủ lĩnh nông dân; phê phán tư tưởng trung quân, hiếu đạo mù quáng. Những người anh hùng nông dân ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Nho gia về Trung – Hiếu – Tiết – Nghĩa: Hầu Tạo phải ra hàng nếu không mẹ ông bị giết, ông còn làm tròn chữ hiếu mặc dù phải vứt bỏ chữ trung… Người anh hùng nông dân còn nhiều tính xấu như tham tiền, tham sắc: Chàng Lía giết chết tên chủ khảo trường thi nhưng lại lấy vợ lẽ của hắn… Nhân vật trong truyện truyền thuyết bao gồm cả người và thần. Nhiều vị thần đó được nhân hóa: vị thì sinh ra người (Lạc Long Quân, Âu Cơ), vị thì do con người sinh ra (Thánh Gióng), vị thì lấy con người (Sơn Tinh)… Sự kiện trong truyền thuyết là sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử. 7 Các yếu tố nghệ thuật thường chứa nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. Những chi tiết được nhân dân “chắp đôi cánh của sức tưởng tượng” đó, đã tụ điểm cho hiện thực, thay đổi hiện thực cho phù hợp với quan niệm và lí tưởng của dân gian. 5. 2. Xây dựng giải pháp áp dụng vào quá trình dạy học. 5. 2. 1. Công việc chuẩn bị cho hoạt động * Phần việc của thầy Nhằm thực hiện được nguyên tắc chung đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa ngữ văn 6: giáo viên – học sinh thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động , đều được bộc lộ mình và phát triển, tôi luôn đề cao công việc của người thầy là thiết kế giáo án, dự kiến phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức dạy- học. Nó tạo ra vị thế chủ động,tự tin cho người thầy. Tôi bắt đầu cho mình từ việc xác định mục tiêu cần đặt ra cho tiết học về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Những kiến thức cần huy động phục vụ cho nội dung của bài và tích hợp với các kiểu thức khác hay kiến thức thuộc bộ môn khác, hệ thống câu hỏi với từng cấp độ, dạng loại, số lượng: các phương tiện dạy học, tư liệu tranh ảnh, băng hình, các hoạt động bổ trợ sau tiết học. Ví dụ: Khi soạn bài “Con Rồng cháu Tiên”– Truyền thuyết về các vua Hùng , tôi đã chuẩn bị đọc kĩ tư liệu : - Hướng dẫn học văn học dân gian ( dùng cho học sinh lớp 6) Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1998- Tác giả Đỗ Bình Trị. - Những đặc điểm thi pháp các thi pháp các thể loại văn học dân gian- Tác giả Đỗ Bình Trị – Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội- 2000. - Một số bài giảng văn cấp 2: Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội – 1992. - Phân tích tác phẩm văn học dân gian- Sở Giáo dục An Giang 1988. - Lịch sử Việt Nam tập 1 Nhà xuất bản Đại học Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1983. - Các tập truyện truyền thuyết chọn lọc Việt Nam và Thế giới: Nhà xuất bản văn học . - Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1992- 1996, 1997- 2000. - Theo hướng dẫn sách giáo viên: Hoạt động 1: Giáo viên cho học sinh đọc truyện, kể, phân đoạn. Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản để cung cấp các ý: a- Kì lạ, lớn lao đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng. b- Sự nghiệp mở nước. 8 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh phần luyện tập. - > Dựa vào sự chuẩn bị trên tôi thiết kế giáo án thực hiện như sau: Hoạt động 1: Khởi động: Cho học sinh vào bài bằng việc quan sát một bức tranh đẹp, kì ảo được phóng to về Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng một trăm con lên rừng xuống biển. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc lại truyện, tìm hiểu bố cục, chú thích, kể tóm tắt lại câu chuyện. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời và thảo luận các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm và định hướng phân tích theo ba nội dung: a- Nguồn gốc kì lạ, lớn lao đẹp đẽ. b- Sự nghiệp mở nước. c- Ý nghĩa của truyền thuyết. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học phần ghi nhớ. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập ở lớp và ở nhà, hoạt động bổ trợ hay ngoại khoá. . + Dự kiến phương pháp: Qui nạp. + Hình thức thảo luận nhóm tiến hành ở việc cảm thụ chi tiết kì ảo hoang đường tiêu biểu: Âu Cơ sinh bọc trăm trứng. * Phần việc của trò Song song với sự chuẩn bị về phía thầy, tôi chuẩn bị những câu hỏi gợi ý, bài tập cụ thể yêu cầu học sinh chuẩn bị cho tiết học. Ví dụ: + Bước 1: Yêu cầu đọc: Đọc lướt lần 1 để thành thạo mặt chữ. Đọc lần hai, đọc chậm để nắm nội dung, bố cục truyện. Đọc lần ba, xử lí thông tin (làm miệng). + Xác định các nhân vật trong truyện: nhân vật chính là ai? + Các sự việc mở đầu – phát triển- kết thúc truyện là gì? + Ý nghĩa của truyện. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết cốt truyện . 9 + Bước 2; Yêu cầu trả lời câu hỏi ở phần đọc- hiểu văn bản của sách giáo khoa. Điều thuận lợi cho việc chuẩn bị của trò là Bộ Giáo dục biên soạn sách bài tập, vở bài tập ngữ văn 6 rất cụ thể, nhiều dạng bài chia nhỏ các chi tiết các câu hỏi để học sinh trả lời hợp với tư duy của các em mới từ cấp tiểu học lên, ngại khi đứng trước một câu hỏi quá dài. Giáo viên nên tận dụng thuận lợi này giúp học sinh soạn chu đáo, có kết quả, hứng thú cao. Muốn vậy giáo viên không nên qua loa đại khái, cần bố trí thời gian hợp lí hướng dẫn cho học sinh, đồng thời có kiểm tra linh hoạt khi dạy bài mới. Các câu hỏi bổ sung rất cần thiết song phải phù hợp, thiết thực, tránh quá tải. Ví dụ: Bài “ Con Rồng cháu Tiên” có bốn câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản (Sách giáo khoa) được cụ thể hơn trong vở bài tập như sau (xin dẫn giải sơ lược): *Vận dụng: Bài tập 1( thuộc dạng phát hiện) Em hãy tìm chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ: Hình tượng Về nguồn gốc Về hình dạng Lạc Long Quân Âu Cơ Bài tập 2 (thuộc dạng cảm thụ) . Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ; chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ? Lạc Long Quân chia con như thế nào và để làm gì? Theo em truyện này người Việt là con cháu của ai? a- Việc kết duyên giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ kì lạ ở: … b- Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở: … c- Lạc Long Quân giải thích lí do, cách chia con và mục đích chia con : -Lí do chia con. -Cách chia con . -Mục đích của việc chia con . d- Theo truyện này người Việt Nam là con cháu của: … Bài tập 3 (Thuộc dạng bài trắc nghiệm thông qua việc phát hiện và cảm nhận văn bản) Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của chi tiết này trong truyện? Đưa ra các ý kiến yêu cầu đánh dấu đúng sai. Bài tập 4 (Thuộc dạng bài thảo luận): 10 Ý nghĩa của truyện. Hãy đọc thêm phần “Đọc thêm” trong sách giáo khoa để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó: - Ý nghĩa của truyện về nguồn gốc dân tộc - Ý nghĩa của truyện về tinh thần đoàn kết, thống nhất dân tộc. * Bài tập bổ trợ Bài tập 1: Em biết truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con Rồng cháu Tiên”? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì? - Về nhân vật? - Về cốt truyện, sự kiện? Bài tập 2: Hãy kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”. - Những chi tiết chính cần kể theo trình tự trước sau. - Kinh nghiệm của tôi là tận dụng hết hệ thống bài tập chi tiết, khoa học lô gíc này, gợi ý cho học sinh phương án giải quyết. Đặc biệt bài khó như bài luyện tập (1,2). - Ngoài ra tôi bổ sung thêm một yêu cầu: Học sinh nắm vững khái niệm về truyền thuyết vì đây là bài mở đầu cho chuỗi tác phẩm tiếp theo nên nó được khai thác có hiệu quả thì việc tích hợp với tiếng việt, tập làm văn ở các tiết sau mới thuận lợi. - Mặt khác truyền thuyết có cái lõi lịch sử nên tạo điều kiện cho các em hiểu biết nét đặc trưng này tôi hướng dẫn tham khảo tài liệu lịch sử có trong chương trình lớp 6, liên quan đến truyền thuyết về thời các vua Hùng các em được học ( Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng), các bài “Quá trình thành lập nước Văn Lang”, “Đời sống và vật chất tinh thần cư dân Văn Lang” (Bài 9 và 10 lịch sử lớp 6). 5. 2. 2. Phân phối thời lượng hợp lí cho từng hoạt động trong tiến trình - Như đã được trình bày ở trên, thiết kế giáo án của tôi gồm 5 hoạt động và bao giờ mỗi hoạt động cũng được trù bị thời gian cân đối với dung lượng yêu cầu về kĩ năng và nội dung kiến thức. Đảm bảo để mỗi hoạt động được tiến hành đồng bộ, nhịp nhàng, hoạt động này là tiền đề cho hoạt động tiếp theo. - Vấn đề tưởng chừng đơn giản này đòi hỏi người thầy có thiết kế giáo án hợp lí, nhập tâm được nội dung công việc, kiến thức ở từng hoạt động mới có thể tận dụng vừa khít thời gian lên lớp 45 phút cho nhiều công việc nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp hiện nay đưa vào nhiều bài tập thực hành, trắc nghiệm, hình thức thảo luận nhóm, nhiều phương tiện dạy học phục vụ hoạt động học tập của học sinh. Do đó thầy cần thực hiện thói quen thực hiện rất nghiêm túc sự ấn định thời gian ấy. 11 * Ví dụ: Bài “Bánh chưng, bánh giầy”. - Tôi dành 5 phút cho hoạt động kiểm tra bài cũ, khởi động dẫn vào bài mới. - 8 phút cho đọc hiểu văn bản: Đọc sáng tạo– phân đoạn, tìm hiểu chú thích, tóm tắt truyện. - 9 phút hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời hệ thống câu hỏi bài tập phân tích ba nội dung tôi đặt ra tiêu đề trên cơ sở sách giáo viên gồm : + Hoàn cảnh , ý định ,cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi (3 phút). + Cuộc thi tài 8 phút + Lang Liêu được nối ngôi và tập tục làm bánh chưng, bánh giầy (3 phút). - 2 phút học sinh đọc ghi nhớ- nhắc lại- giáo viên chốt lại kiến thức. - 4 phút luyện tập củng cố kiến thức cuối giờ (vì một số bài luyện tập đã lồng vào những phần trước). - 3 phút hướng dẫn về nhà. 5. 2. 3. Phát huy hiệu quả của từng hoạt động bằng hệ thống câu hỏi, bài tập và hìmh thức học tập kích thích sức sáng tạo của học sinh - Trước hết đòi hỏi tính sáng tạo ở trò thì thầy cũng phải sáng tạo. Điều đó được biểu hiện ở những tìm tòi sáng tạo ở thầy cho kiến thức bài giảng, những hình thức tổ chức bài giảng, những hình thức tổ chức hoạt động mới mẻ để duy trì hứng thú ở trò và hệ thống câu hỏi, bài tập chứa đựng những tình huống có vấn đề giúp các em bị cuốn hút vào bài giảng, được tranh luận, bộc lộ chính kiến, nghĩa là tự chiếm lĩnh lấy tác phẩm. - Chẳng hạn nếu thảo luận nhóm, tiết nào cũng chỉ một hình thức các nhóm chụm đầu vào nhau bàn bạc, nhóm trưởng thay mặt nhóm lên trình bày, học sinh cũng thấy chán vì nó lặp đi lặp lại đơn điệu mà đặc điểm của học sinh là ham thích cái mới. Nên người thầy cần tạo ra nhiều con đường mới (ở tất cả các hoạt động) dẫn học sinh đến tri thức. * Đa dạng hình thức học tập bằng các dạng bài tập, phương tiện học tập - Đơn cử như hoạt động khởi động, dẫn học sinh vào bài mới “Bánh chưng, bánh giầy” tôi cho các em quan sát, xem bức tranh vẽ nền văn minh lúa nước (Chụp từ ảnh bảo tàng Hùng Vương). Cảnh nhân dân ta trở lá dong, gạo, xay đỗ, gói bánh chưng bánh giầy. Cho các em tưởng tượng không khí xuân về, tết đến nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi nô nức chuẩn bị gói bánh tế trời đất, tổ tiên. Để giới thiệu các em phong tục từ xa xưa của nhân dân ta truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”. - Nhưng đến truyền thuyết “Thánh Gióng” tôi tiến hành khởi động dưới hình thức câu đố yêu cầu các nhóm thảo luận giải đố nhanh bí mật ghi câu trả lời vào phiếu học tập nộp cho cô giáo (Đây cũng là một hình thức hoạt động tập thể chứ không nhất thiết thảo luận nhóm cần nhiều thời gian để ghi ý kiến dài hoặc tạo một đoạn văn ngắn…). 12 Câu đố: Nhân vật nào trong số 3 nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng ứng với câu thơ dưới đây: “ Bảy nong cơm ba nong cà Uống một hơi nước cạn đà khúc sông” Hãy nói chính xác tên truyền thuyết có tên nhân vật đó? Sau việc gây sự hứng khởi, thoải mái cho học sinh tôi cho các em xem một đoạn băng hoạt hình “ Ông Gióng” (Tác giả Tô Hoài) để giới thiệu bài. - Bài “Sự tích Hồ Giươm”, tôi vào bài bằng bài tập nhận biết để tích hợp với bốn truyền thuyết trước và kiến thức về nhân vật, sự việc ở tiết tập làm văn trước. Đồng thời còn mang yếu tố đón chờ kiến thức sẽ học ở tiết sau (Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự). Tất nhiên để đạt dến mục đích đó, giáo viên phải có dẫn dắt nhuần nhuyễn lô gíc, hoc sinh không có cảm giác bị áp đặt hoặc choáng ngợp. Tên truyền thuyết Chủ đề (điền trước). Em hãy điền tên các truyền thuyết ứng với mỗi chủ đề đã cho? Học sinh chỉ ra được tên truyền thuyết, tôi bật tiếp băng hình bài hát “Hà Nội niềm tin và hi vọng” và giới thiệu, kết quả làm cho các em rất sôi nổi hào hứng . - Tương tự như vậy ở thao tác tìm hiểu chú thích, tôi luôn tìm ra những bài tập mới và phù hợp với tâm lí, kĩ năng, nhận thức khơi gợi, khám phá sáng tạo ở các em giúp cho kiến thức đọng lại trong các em sâu bền. Tự học sinh cũng ý thức được công việc đều cần thiết như nhau, thầy cô luôn kiểm tra việc tự học, chuẩn bị ở nhà của trò qua khâu soạn bài nhờ hệ thống bài tập này. - Đến lớp thầy, cô chọn một số chú thích tiêu biểu yêu cầu các em giải nghĩa sẽ tiết kiệm được thời gian cho công việc trọng tâm là phân tích tác phẩm. Ví dụ 1: Em hãy giải nghĩa của từ bằng việc điền vào ô trống các từ tương ứng với nghĩa của chúng: ( Nghĩa cho trước) ( Nghĩa cho trước) ( Nghĩa cho trước) Ví dụ 2: Đánh mũi tên thích hợp nối từ với nghĩa của từ: 13 Nghĩa của từ. Nghĩa của từ. (Giáo viên điền từ, điền nghĩa theo hướng thẳng hay chéo để học sinh dẫn mũi tên). Ví dụ 3: Phương pháp bể cá: Học sinh bắt thăm từ và giải nghĩa. - Các bài tập trắc nghiệm hay tranh luận, thảo luận cũng được tôi linh hoạt vận dụng ở từng phần hoặc từng đơn vị kiến thức cứ không dồn vào phần luyện tập cuối bài (Xin đề cập nội dung ở phần dưới). - Thực tế cho thấy việc làm này giúp học sinh nắm được kiến thức và vận dụng vào thực hành rất nhanh có hiệu quả, tiết học sẽ nhẹ nhàng. - Rõ ràng cùng với việc đa dạng hình thức bài tập, bằng các dạng bài tập, giáo viên sẽ tạo được vô vàn phương tiện dạy học và bổ ích, tiết kiệm, giản đơn, có hiệu quả và gần gũi với học trò. * Hệ thống câu hỏi và bài tập chứa đựng các tình huống có vấn đề khơi gợi trí tưởng tượng liên tưởng của học sinh - Đòi hỏi này xuất phát từ quan điểm đổi mới. Dạy học bằng phương pháp nêu vấn đề chúng tôi đã ứng dụng trong những năm trước qua nhiều chuyên đề và sáng kiến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả thiết thực cho từng bộ môn. - Vì vậy năm học này, dựa trên cơ sở những bước đi thành công, tôi tiếp tục vận dụng vào bài dạy tác phẩm truyền thuyết song song với mục tiêu bám sát đặc trưng cơ bản về thể loại. - Nói như thế nghĩa là hệ thống câu hỏi và bài tập này phải đáp ứng được hai yếu tố: Thứ nhất: Tích hợp kiến thức, tích cực khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng ở học sinh để các em sống với thế giới hoang đường, kì ảo của truyền thuyết. Thứ hai: Đặt tác phẩm trong mối liên hệ , gắn bó với lịch sử tôi xin được thể hiện vấn đề nói trên qua việc lược thuật giáo án tiết 13 “Sự tích Hồ Gươm”bằng các hoạt động đặc biệt là hệ thống câu hỏi, bài tập phân tích tác phẩm. Hoạt động 1: Khởi động bằng bài tập (đã nói đến ở phần 3a) cùng với một đoạn băng nhạc hình, tôi giới thiệu bằng dẫn giải: Sự tích Hồ Gươm là một truyền thuyết về Lê Lợi, người anh hùng – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỉ 15 – một cuộc khởi nghĩa kéo dài 10 năm “Nếm mật nằm gai”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn (Thanh Hoá), kết thúc bằng sự kiện đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long. Nhân dân ghi nhớ người anh hùng không chỉ bằng những đền thờ, tượng đài, lễ hội mà bằng cả những sáng tác nghệ thuật bằng dân gian. Nằm trong số 14 hơn 100 sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn là một trong truyền thuyết tiêu biểu “Sự tích Hồ Gươm”, đây là loại truyền thuyết địa danh (Tức là loại truyền thuyết nhằm giải thích một địa danh cụ thể. ) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phần đọc- hiểu văn bản bằng đọc diễn cảm, phân tích bố cục và bài tập tìm hiểu các chú thích, kể tóm tắt truyền thuyết. Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi phân tích tác phẩm, tôi đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập như sau: (1): Vì sao Đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mược gươm thần? (2): Việc Long Quân quyết định cho mượn gươm có ý nghĩa gì? (học sinh kể tóm tắt chi tiết này). (3): Em thấy việc trao gươm và nhận gươm có gì đặc biệt? (4): Học sinh thảo luận nhóm và ghi câu trả lời vào phiếu học tập: - Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc? Cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa gì? (5): Căn cứ vào phần học thêm (Ấn kiếm Tây Sơn- SGK trang 43) Học sinh đã đọc trước- em có thể thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết Việt Nam như thế nào? (6): Hãy phân tích sức mạnh kì diệu của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn bằng cách quan sát phim và đối chiếu: BUỔI ĐẦU KHI CÓ GƯƠM THẦN - Thực lực non yếu - Tung hoành ngang dọc - Nhiều lần bị thua - Đánh trần ra mãi. - Giặc bạt vía kinh hồn không còn một bóng. (Học sinh đọc thầm đoạn truyện “Một năm sau” … đến hết) (7): Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi và trả gươm diễn ra như thế nào? (Học sinh tưởng tượng bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và kể lại cảnh đòi gươm, trả gươm). (8): Học sinh tranh luận (phim đèn chiếu). a- Tại sao không phải là con vật khác mà lại là Rùa vàng mới được thay mặt Long Quân lên nhận gươm từ tay người anh hùng dân tộc? 15 b- Nếu cho rằng sự việc đòi, trả gươm giúp truyện kết thúc có đầu, có cuối em có đồng ý không? Vì sao? (9): Bài tập trắc nghiệm để củng cố ý nghĩa thứ ba của truyền thuyết: Tên Hồ Gươm mang ý nghĩa nào trong số những ý nghĩa sau đây: - Đánh dấu thời kì hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. - Khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh gián tiếp ca ngợi người anh hùng Lê Lợi. - Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã chuyển thành truyền thống của dân tộc: Khi có giặc phải cầm gươm đánh giặc, khi hoà bình gươm được cất đi. - Tên hồ còn có nghĩa cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dòm ngó nước ta “Trả gươm” cũng có nghĩa là gươm vẫn còn đó. (Sau thảo luận giáo viên khái quát, chốt lại kiến thức). Hoạt động 4: Học sinh đọc ghi nhớ- yêu cầu nhắc lại. Hoạt động 5: Luyện tập củng cố và hướng dẫn về nhà. (a): Giáo viên giới thiệu những bức tranh về hồ Gươm mà các em sưu tầm được. (b): Bài tập giải đố nhanh các nhóm hội ý một phút – lên ghi kết quả trên bảng phụ ( Đại diện 4 nhóm). - Có hai câu ca dao viết về hồ Gươm với hình ảnh Đài Nghiên Tháp Bút đó là hai câu thơ nào? Bài tập về nhà với dụng ý tiếp tục duy trì hứng thú tìm tòi khám phá của học sinh tôi yêu cầu các em làm hai bài tập (ngoài soạn bài mới). - Bài 1: Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm (Hà Nội), nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào? - Bài 2: Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” gợi cho em niềm tự hào gì về Thăng Long – Hà Nội xưa và nay? Yêu cầu viết đoạn văn ngắn cảm thụ. Những bài tập này sẽ được tiếp tục thảo luận và giải đáp ở tiết học bổ trợ. 5. 2. 4. Phát huy vai trò chủ thể sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động bổ trợ và ngoại khoá Cùng với các hoạt động chính khoá, tôi nghĩ rằng việc tiến hành có bài bản, có đầu tư thoả đáng cho các hoạt động bổ trợ và ngoại khoá là một việc làm hỗ trợ không nhỏ cho các hoạt động dạy và học đạt hiệu quả. Vì thế trong chương trình dạy học bổ trợ theo đề án học mỗi tuần một buổi ngữ văn như ở trường tôi, ban giám hiệu, tổ chuyên môn vạch rõ chương trình tiến hành đồng bộ với các tiết chính khoá. Nội dung bổ trợ nâng cao kĩ năng văn học: Nói, nghe, đọc, viết và có các tiết hướng dẫn học tập (gợi mở cho các em hướng giải quyết các bài tập khó, bài soạn, chuẩn bị cho bài mới), xen kẽ các tiết hội vui học tập. Chương trình được tôi bàn bạc, 16 soạn thảo kĩ lưỡng, vạch rõ thời gian thực hiện, nội dung hình thức tổ chức và tập rượt từng bước cho học sinh trước khi tiến hành. Chẳng hạn mảng truyền thuyết được soạn thảo nhiều dạng câu hỏi và bài tập. * Hình thức hái hoa dân chủ, câu hỏi: - Truyền thuyết là gì? Phân biệt với truyện cổ tích, ngụ ngôn và truyện cười? (Câu hỏi khắc sâu khái niệm truyền thuyết tạo đà cho các thể loại khác cuả văn học dân gian sắp học) - Nét đặc trưng của truyền thuyết là mượn cái áo hoang đường để ca ngợi cái lõi lịch sử (nhân vật lịch sử)? - Hãy phân tích những nét đặc trưng đó ở một truyền thuyết mà em đã học? Cảm thụ một số chi tiết kì ảo, hoang đường (Bọc trăm trứng; Thánh Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, bỗng bật nói khi nghe sứ giả raoThánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh giặc xong bay về trời; Sơn Tinh bốc từng quả đồi rời từng dãy núi; thần mách bảo Lang Liêu; sự xuất hiện của gươm thần- tác dụng kì diệu của gươm…) *Thi tốc độ - Tóm tắt chi tiết truyện nhanh. - Kể chuyện sáng tạo bằng ngôi kể thữ nhất, thứ ba hay nhập vai. - Viết chính tả. - Giải câu đố dân gian. 5. 2. 5. Chuyển thể thành tiểu phẩm Ví dụ: Truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”: Một học sinh hoá trang thành Sơn Tinh , Một em làm Thuỷ Tinh, một em làm vua Hùng, một em làm Mị Nương, làm động tác, nói lời đối thoại, các em ở dưới đóng vai quần chúng thể hiện thái độ đồng tình hay phản bác bằng cách tưởng tượng thêm lời sấm truyền… * Trò chơi đố chữ tìm tên nhân vật chính hay phụ trong tác phẩm. * Sáng tác thơ giới thiệu một truyền thuyết hay một nhân vật. * Đố là động tác kịch câm minh hoạ cho một nhân vật nào đó trong truyện, đội kia đoán nhân vật, bình động tác. * Sưu tầm, kể lại truyền thuyết dân gian Việt Nam hay nước ngoài, ngoài các tác phẩm đã học và đọc thêm. Dĩ nhiên giáo viên không thể tiến hành ngay được mọi dạng bài tập đó nếu không đầu tư cho việc hướng dẫn học sinh làm quen với từng kĩ năng nhất là khả năng cảm thụ văn học bằng lời, bằng đoạn hay viết bài văn ngắn. Với các em lớp 6, giáo viên cần từng bước gợi mở từ cách đặt câu, bố cục đoạn, viết câu mở đoạn, kết thúc đoạn và diễn đạt ý, kiểu hành văn. Có như thế thì hoạt động bổ trợ, ngoại khoá mới có kết quả cao, có tác dụng tích cực. 17 5. 3. Kết luận: - Dạy Văn học là một quá trình lao động tư duy và nghệ thuật đòi hỏi người thầy phải có sự nỗ lực phấn đấu không ngừng. Điều quan trọng là phải có cách nhìn thấu đáo về văn chương, đặc biệt là tư duy dạy văn chương. Chỉ khi nào có một tư duy khoa học, nhạy cảm thì hiệu quả của việc dạy văn chương mới được khẳng định. - Qua nghiên cứu về truyện truyền thuyết để xây dựng phương pháp dạy truyện truyền thuyết theo hướng đổi mới, đảm bảo tinh thần tích hợp và đúng đặc trưng thể loại. Từ đó giáo viên và học sinh có phương pháp chung khi dạy và học truyện truyền thuyết nói riêng và truyện dân gian nói chung. - Qua áp dụng những sáng kiến trên đã giúp cho giáo viên có sự đổi mới trong phương pháp dạy truyện truyền thuyết, từ đó học sinh có hứng thú học tập, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Ngữ văn 6 nói riêng và môn Ngữ văn trong nhà trường THCS nói chung. - Đã giúp cho học sinh có hứng thú và yêu thích học môn Ngữ văn đặc biệt là phân môn văn học, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc học văn, bạn bè đồng nghiệp thấy được vai trò tích cực của giáo viên dạy Ngữ văn ở trường THCS theo phương pháp đổi mới để cùng cố gắng. 6. Những thông tin cần được bảo mật(nếu có): không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7. 1. Đối với giáo viên: Trước hết phải thay đổi căn bản nhận thức của giáo viên. Nếu trước đây giáo viên chỉ sử dụng phương pháp truyền thống ,thì hiện nay dạy học theo phương pháp dạy học tích cực đã và đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nhà trường phổ thông. Nhìn chung hiện nay đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học. Người thầy phải: - Xác định mục tiêu cần đặt ra cho tiết học về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức. Những kiến thức cần huy động phục vụ cho nội dung của bài và tích hợp với các kiểu thức khác hay kiến thức thuộc bộ môn khác, hệ thống câu hỏi với từng cấp độ, dạng loại, số lượng: các phương tiện dạy học, tư liệu tranh ảnh, băng hình, các hoạt động bổ trợ sau tiết học. - Đầu tư thiết kế giáo án chú trọng đến từng hoạt động. - Hệ thống câu hỏi, bài tập, đặt ra các tình huống, khuyến khích học sinh tìm cách giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau. - Tăng cường các câu hỏi gợi mở, các câu hỏi sáng tạo, hạn chế câu hỏi tái hiện nhằm hình thành tính năng động góp phần phân hóa trình độ học sinh. - Phân tích tác phẩm bằng phân hoá thể loại. 18 - Tạo điều kiện để học sinh được hoạt động nhóm, thảo luận, tranh luận, tự chiếm lĩnh tác phẩm chủ động, sáng tạo. 7. 2. Đối với học sinh: Người học phải là chủ thể của hoạt động,tích cực ,tự giác,chủ động đón nhận tri thức mới,chuẩn bị bài ở nhà. Người học phải thức sự hoạt động để không chỉ tiếp thu tri thức ,kỹ năng của bộ môn và quan trọng hơn là tiếp thu được cách học chủ động sáng tạo. 7. 3. Về cơ sở vật chất Ngoài các yêu cầu chính trong một giờ học Ngữ văn nói chung còn phải kể đến yêu cầu về cơ sở vật chất cho hoạt động dạy hoc. Cơ sở vật chất giúp cho giờ học diễn ra thuận lợi hoặc cũng có thể gây ra khó khăn cho tiến trình dạy học. Yêu cầu trước tiên là về kích thước phòng học: phòng học không quá chật cũng không quá rộng, phòng học phải có sự hợp lý sao cho giáo viên có thể quan sát được cả lớp học,phòng học phải đủ ánh sáng,. . sau đó là bàn nghế ,trang thiết bị phục vụ tiết dạy … 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tác giả và theo ý kiến của tổ chức,cá nhân đã tham gia áp dụng sang kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)theo cá nội dung sau: 8. 1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tác giả : Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong giảng dạy ,giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về truyện truyền thuyết một cách đầy đủ, chính xác ,khoa học và sâu sắc ,giúp các em có hứng thú trong học tập môn Ngữ văn Trong học kì I năm học 2014- 2015, sau khi áp dụng sang kiến nêu trên nêu trong giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả khả quan trong quá trình dạy phần truyện truyền thuyết. Kết quả như sau: * Kết quả khảo sát đầu năm khi chưa áp dụng SKKN với tiết dạy cụ thể ở lớp 6A1 tại trường THCS Yên Phương- Yên Lạc- Vĩnh Phúc: Môn Văn 6A1 Giỏi Tổng số Số học sinh % lượng 43 5 Khá Số lượng 12,5 11 Trung bình Yếu % Số lượng % Số lượng % 25 27 62,5 0 0 - Trên đây là kết quả khảo sát lớp 6A1 khi chưa áp dụng SKKN, nhìn chung kết quả học tập của học sinh chưa cao: điểm khá, giỏi còn ít, chủ yếu đạt điểm trung bình. Điều đó chứng tỏ các em chưa cảm thụ hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết. * Kết quả khảo sát sau khi áp dụng SKKN với tiết dạy cụ thể ở lớp 6A1 tại trường THCS Yên Phương- Yên Lạc - Vĩnh Phúc: 19 Môn Văn 6A1 Tổng số học sinh Giỏi Số lượng 43 9 Khá % 21,8 Số lượng 23 Trung bình Yếu % Số lượng % Số lượng % 53,1 11 25,1 0 0 - Đối chiếu kết quả khảo sát ở hai thời điểm, tôi thấy chất lượng học tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết của lớp 6A1 được nâng nên rõ rệt. Kết quả điểm khá, giỏi, trung bình phản ánh đúng năng lực cảm thụ văn học của các em. Học sinh khi học phần truyện truyền thuyết nhìn chung hiểu bài, có hứng thú học tập, tiếp thu bài nhẹ nhàng thoải mái. Học sinh chủ động, tích cực học tập, có nhiều sáng tạo trong quá trình tiếp thu kiến thức, học sinh còn rèn luyện được khả năng diễn đạt, tích lũy được một số từ Hán Việt, biết vận dụng kiến thức vào thực tế, góp phần làm cho chất lượng bộ môn được nâng cao, đạt được các chỉ tiêu nhiệm vụ năm học. Tóm lại: Qua quá trình tìm hiểu nội dung và phương pháp nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã nhận ra những thuận lợi, khó khăn khi giảng dạy truyện truyền thuyết. Từ đó tôi đã tự xây dựng, lập kế hoạch và đưa ra sáng kiến để cùng bạn bè đồng nghiệp tham khảo, bàn bạc, tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp, tích cực, giúp cho việc dạy và học môn Ngữ văn 6 trong trường THCS ngày một nâng cao có hiệu quả hơn trong giảng dạy. 8. 2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân: - Sáng kiến này khi được triển khai tập huấn cho các giáo viên trong tổ, được các giáo viên đón nhận,hưởng ứng, đánh giá cao. các giáo viên đều nhận xét là sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi làm tài liệu bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn Ngữ văn. - Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy được các em học sinh tiếp thu bài một cách hào hứng, các em hiểu bài và nắm vững kiến thức bài học. 9. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng Sáng kiến lần đầu. (nếu có) ST T 1 Tên tổ chức/ cá nhân Giáo viên Văn Tổ KHXH Địa chỉ Trường THCS Yên Phương Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng sáng kiến dạy học sinh đại trà, bồi dưỡng học sinh giỏi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng