Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn tin học...

Tài liệu Skkn đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn tin học

.PDF
11
4842
118

Mô tả:

Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài: 1.1. Không gian, thời gian: trường THCS TÂN HỘI, từ năm học 2011-2012. 1.2. Thực trạng của việc thực hiện đề tài: Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học trong nhà trường thông qua các buổi thực hành. II. Lí do chọn đề tài: Để nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong nhà trường và nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc thực hành máy tính và hình thành kỹ năng cho học sinh thông qua việc thực hành trên lớp. Là một giáo viên còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế nhưng được nhà trường tín nhiệm giao cho giảng dạy môn Tin học trong thời gian qua. Nhờ sự phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ tân tình của các đồng nghiệp, dựa trên thực trạng của nhà trường như sau: - Căn cứ vào tình hình thực tế cơ sở vật chất của nhà trường. - Căn cứ vào số lượng học sinh trong từng khối lớp của nhà trường. Với tình hình hiện nay: 01 lớp từ 34 - 40 học sinh/1lớp, do nhu cầu học thực hành ngày càng tăng nhanh của từng lớp học. Chính vì vậy mà phòng học thực hành tin học của nhà trường với số lượng 30 máy tính (nhưng chỉ sử dụng được khoảng 25 máy), chỉ đảm bảo cho học sinh thực hành với số lượng từ 25 em/1ca. Trước thực trạng đó, ngay từ khi mới được về công tác tại trường tôi đã bắt tay nghiên cứu và thực hiện đề tài: "Đổi mới phương pháp dạy học thực hành môn Tin học". III. Phạm vi và đối tượng của đề tài: 3.1. Phạm vi áp dụng đề tài: Trường THCS TÂN HỘI. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 8,9 Trường THCS TÂN HỘI. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Phòng máy Trường THCS TÂN HỘI. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 1 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm IV. Mục đích nghiên cứu đề tài: Năm học 2010 – 2011 nhà trường được trang bị phòng máy vi tính mới số lượng 30 máy để giảng dạy cho 4 khối lớp vấn đề thật khó khăn khi phải đảm bảo đủ số lượng các tiết thực hành cho các lớp và đảm bảo vấn đề chất lượng giờ dạy thực hành, tôi nhận thấy rằng cần phải cải tiến việc tổ chức dạy học thực hành môn Tin học nhằm đáp ứng đủ yêu cầu chất lượng và số lượng giờ học thực hành cho học sinh giúp các em có được kiến thức cơ bản nền tảng với môn học khá mới mẻ này tạo sự say mê ham thích môn học. Nhằm phát huy khả năng sáng tạo, say mê hứng thú hơn đối với môn Tin học, đồng thời trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp. Đó là mục đích chính cho việc tôi chọn đề tài này. V. Sơ lược về những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu: - Học sinh hoàn thành khối lượng bài tập thực hành cao hơn trước từ 1.2 đến 1.5 lần. - Học sinh thực hành độc lập, chủ động, sáng tạo và làm được bài tập thực hành ngay tại lớp. - Giờ dạy thực hành lớp ổn định, không mất trật tự, nhốn nháo, giáo viên dễ dàng quản lý và hướng dẫn học sinh. - Học sinh có tài liệu "bài tập" nên không phải nhìn lên bảng như trước, tiết kiệm được nhiều thời gian cho học sinh khi nhập dữ liệu vào máy tính. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 2 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của vấn đề: Khi tham gia trực tiếp giảng dạy các lớp năm học 2010-2011. Tình hình tại thời điểm đó như sau: - Sĩ số học sinh trong lớp còn ít dao động từ 35 - 42 em. Số lượng máy tính chỉ có 25 máy nên tỉ lệ bình quân là 2 học sinh/1máy tính. - Tài liệu học tập môn tin học còn hạn chế (các em ít có tài liệu tham thảo) cho nên học sinh thụ động trên lớp cũng như học ở nhà. - Việc tổ chức dạy và học thực hành môn Tin học được thực hiện: Giáo viên phải đưa các bài tập thực hành trong sách giáo khoa cho học sinh làm. Việc đó dẫn đến sự xung đột trong thao tác như: Các em học sinh có khả năng thì nhập rất nhanh và phải ngồi chờ các học sinh khác nhập từng chữ rất chậm. Có máy tính chỉ có 1 học sinh ngồi nhập, các em còn lại ngồi làm việc riêng. Nhiều em ngồi xa lo chơi chuyện riêng không chú ý lớp học ồn ào nhốn nháo do số học sinh ngồi không chơi không có việc làm. - Lớp học đông, nhốn nháo dẫn đến tranh giành máy thực hành, giáo viên rất khó kiểm soát lớp và không hướng dẫn được đến từng đối tượng học sinh cụ thể. Tất cả những khó khăn trên đã làm phá vỡ kế hoạch lên lớp của người giáo viên. Kết quả sau khoá học kỹ năng thực hành của nhiều em còn yếu kém, kết quả kiểm tra thực hành trên máy không đạt hoặc đạt ở mức trung bình. II. Thực trạng của vấn đề: 2.1 Khảo sát tình hình: Căn cứ vào tình hình thực tế tôi đã làm khảo sát và thu được kết quả sau: + Cơ sở vật chất: Phòng máy có 25 máy hoạt động tốt + Số lượng học sinh trung bình trên 1 lớp học: 37 học sinh/1 lớp + Chất lượng, kỹ năng đạt được sau khi kết thúc môn học được đánh giá bằng kết quả như sau: GV: Đỗ Văn Luyến Trang 3 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm  Học sinh nắm được lí thuyết như bài thi thục hành điểm thấp chất lượng bộ môn không đảm bảo.  Một số học sinh tỏ ra sợ khi làm việc với máy tính  Tỉ lệ học sinh thực hành đạt yêu cầu không cao (70%). 2.2 Nghiên cứu: Qua khảo sát cho thấy kết quả kiểm tra lý thuyết học sinh hiểu bài và làm được bài, với các tỉ lệ tương đối hợp lý. Còn về kết quả kiểm tra thực hành trên lớp của học sinh thì tỉ lệ thực hành đạt yêu cầu không cao (chiếm khoảng 70%) con số đó đã chứng tỏ khi kiểm tra thực hành học sinh còn lúng túng, còn thiếu kỹ năng thực hành máy tính do quá trình tham gia các tiết học thực hành trên lớp học sinh phải ngồi ghép hoặc không có máy, về nhà nhiều gia đình cũng khó khăn nên học sinh không có máy để thực hành thêm ở nhà. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Qua khảo sát và nghiên cứu kỹ các thế mạnh của cơ sở vật chất nhà trường cũng như thế mạnh mà nhà trường hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Đứng trước tình hình mới tôi nhận tấy cần phải cải tiến việc tổ chức dạy và học thực hành và các công việc cấp thiết phải làm ngay là: - Biên tập, soạn bài tập cụ thể cho học sinh. - Cài đặt phần mềm phù hợp với yêu cầu như: Windows XP, Office 2003, Turbo Pascal, và một số phần mềm phục vụ giảng dạy. - Chia lớp thực hành theo nhóm để đảm bảo yêu cầu: 2học sinh/1máy tính lưu số thứ tự đăng kí các em xen kẽ học sinh giỏi với học sinh khá khai thác tối đa năng lực thực sự của các em. - Quá trình thực hành một em thao tác các lệnh em còn lại nhiệm vụ sửa sai các lỗi thường gặp, sau khi chạy xong chương trình thì hoán chuyển vị trí cho nhau. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 4 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm - Giáo viên theo dõi từng nhóm xem các em có làm đúng nhiệm vụ không, nếu phát hiện lỗi sai thường gặp ở các nhóm giáo viên cho lớp học dừng lại sửa sai rút kinh nghiệm cho nhóm đó. - Trong quá trình thực hành giáo viên cho điểm nhóm hoặc cá nhân xuất sắc để khuyến khích học sinh học tập tích cực chủ động và sáng tạo. - Kiểm tra đánh giá chia ra mỗi ca 25 em (1 học sinh / 1máy) đều này giúp giáo viên đánh giá khách quan việc học tập của các em. - Thực hiện đề tài : + Thời gian: Từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012 + Đối tượng: Học sinh các lớp khối 8, 9 + Tổ chức thực hiện: Trước yêu cầu thực trạng của học sinh nên tôi đã soạn bài tập thực hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát nội dung SGK cũng như phân phối chương trình môn học do Phòng Giáo Dục qui định. Cài đặt lại phần mềm cho toàn bộ các máy của phòng thực hành, các phần mềm mới được Update là Windows XP SP2, bộ Office 2003 để phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu của xã hội, phần mềm Turbo Pascal để phục vụ cho lập trình cơ bản. Cài đặt phần mềm Deep Freeze khoá cứng ổ đĩa máy tính để phòng chống Virus gây ra lỗi phần mềm, khắc phục triệt để các lỗi do người sử dụng gây ra, cài đặt phần mềm Netoff school nhằm thuận tiện cho việc quản lí và hướng dẫn học sinh thực hành. Kết quả nghiệm thu: Tình hình lớp ổn định, trật tự. Trong giờ thực hành không có hiện tượng nhốn nháo, máy hỏng , nhiều em mắt kém ngồi cuối lớp không nhìn thấy gì đã không còn tái diễn (nhờ sự hổ trợ phần mềm Netoff School và Deep Freeze). Giáo viên có điều kiện tiếp xúc, hướng dẫn từng em học sinh đặc biệt là các em yếu kỹ năng thực hành. Chất lượng giờ dạy, giờ học thực hành vì thế mà được nâng lên rõ rệt. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 5 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm IV. Hiệu quả: KQ kiểm tra Kết quả kiểm tra lý thuyết Kết quả kiểm tra thực hành (Tỉ lệ %) (Tỉ lệ %) Giỏi 25% 41% Khá 63% 55% TB 12% 4% Yếu, kém 0% 0% 100% 100% Loại Cộng: Với kết quả thu được ở giai đoạn này cho thấy bước đầu thực hiện đề tài đã cho kết quả bất ngờ và khả năng thành công là rất cao mang lại cho học sinh hứng thú, lôi cuốn trong giờ thực hành, từ đó mang lại kết quả tốt, tỉ lệ yếu kém giảm rõ rệt, giáo viên trực tiếp giảng dạy không phải vất vả trong khâu lo bài tập thực hành ở mỗi giờ lên lớp cho học sinh như trước, nâng cao được khả năng sử dụng, kỹ năng thực hiện các thao tác trên máy tính cho học sinh. Với kết quả thu được cho thấy tỉ lệ giỏi ngày càng tăng lên, tỉ lệ trung bình giảm đi rõ rệt từ 25% khi chưa thực hiện đề tài xuống còn 4% . Kỹ năng thao tác trên máy tính của một số em học sinh rất tốt khiến giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng phải bất ngờ và qua đó tôi đã rút ra được nhiều bài học quý giá cho bản thân. Kết quả thực hiện đề tài có so sánh đối chứng Sau hơn 2 năm thực hiện đề tài và nghiệm thu tôi đã thu được những kết quả sau:  Những kết quả đạt được: Học sinh thực hành tốt hơn, nhiều thời gian hơn, có hệ thống bài tập thực hành phù hợp. Phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ thực hành (2 học sinh /1 máy tính) luân phiên thay đổi vói nhau trong thực hành cùng hỗ trợ cho nhau. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 6 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm Lớp học thực hành ổn định, trật tự và nghiêm túc. Máy tính chạy tốt, có hệ thống bảo vệ phòng chống virus và lỗi phần mềm thông thường.  Những tồn tại khi thực hiện đề tài: Dù nhiều cố gắng nhưng việc biên soạn bài tập học sinh còn nhiều hạn chế. Việc khai thác mạng phục vụ môn học của học sinh chưa được trang bị nhiều vì thời lượng chương trình không cho phép. Một số học sinh còn lơ là khi thực hành, còn mở các trò chơi điện tử trong khi giáo viên hướng dẫn các bạn khác . Cần hướng dẫn, bám sát các học sinh các kỹ năng thực hành để tỉ lệ thực hành đạt yêu cầu khi kiểm tra thực hành cuối năm tăng đi dần dần.  So sánh đối chứng: So sánh kết quả kiểm tra trước và sau khi thực hiện đề tài tôi thấy: Trước khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả giỏi còn thấp mà đặc biệt là tỉ lệ học sinh trung bình lại rất cao tới 35% (năm học 2010 - 2011) điều này thể hiện rất rõ ở việc tổ chức dạy và học thực hành. Học sinh nào làm được bài tập, học sinh nào không làm được giáo viên rất khó nắm bắt được, số lượng học sinh trên một lớp ngày càng tăng nhưng số lượng máy hư ngày càng nhiều dẫn đến số lượng học sinh thực hành trong một ca là càng lớn, việc chủ động làm bài của các em bị giới hạn vì bài tập thực hành ngày càng nhiều và với lớp học đông nên giáo viên hướng dẫn cũng không thể trả lời, kèm cặp được từng em đặc biệt là các em yếu kém kỹ năng thực hành. Sau khi thực hiện đề tài: Tỉ lệ học sinh đạt kết quả khá giỏi tăng lên rõ rệt, đặc biệt là tỉ lệ học sinh có kỹ năng thực hành trên máy chưa đạt yêu cầu giảm xuống đáng kể, chỉ còn 4%, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của nhà trường và yêu cầu chung cho học sinh . GV: Đỗ Văn Luyến Trang 7 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm: Qua quá trình thử nghiệm, áp dụng SKKN tôi nhận thấy SKKN này phù hợp với nhu cầu thực tiễn trong quá trình giảng dạy thực hành môn Tin học. Khi áp dụng SKKN cũng đòi hỏi người sử dụng phải luôn biết tự nghiên cứu, tạo cảm hứng và khơi gợi sự sáng tạo cho họ. Đồng thời nó có sức ảnh hưởng đến HS qua các bài kiểm tra, mang tính đặc trưng; Giáo dục trực quan, phong phú, đẹp mắt, sinh động. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: - Sáng kiến là sự kết hợp hoàn hảo của việc dạy và học, học phải đi đôi với hành. - Như ta đã biết, giáo dục ngày nay được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta. Xã hội ngày càng chăm lo cho giáo dục, nhà nhà, người người đều đi học và có con em đến trường, do đó, nhu cầu về giảng dạng môn Tin học tại các trường là rất cần thiết. Do vậy giúp được học sinh tăng khả năng thực hành là đều hết sức phấn khởi đối với các bậc giáo viên cũng như phụ huynh học sinh trong việc chăm lo cho con em của mình. III. Khả năng ứng dụng, triển khai: 3.1. Khả năng ứng dụng: Tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình được năm, kết quả đạt được rất tốt. Tôi cũng đã chia sẻ SKKN này với một số đồng nghiệp giảng dạy ở các trường khác. Tôi nhận được sự thích thú và đồng tình và cùng nhau thử nghiệm. Kết quả đạt được của SKKN này cũng khiến các đồng nghiệp tôi, phụ huynh học sinh bất ngờ và thích thú, HS yêu thích học môn Tin học và biết vận dung kiến thức đã học vào thực tiễn. 3.2 Khả năng triển khai: Tôi nhận thấy SKKN này có khả năng áp dụng rộng rãi trong các trường Trung học cơ sở trong huyện, tỉnh. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 8 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm IV. Những kiến nghị, đề xuất: - Ban giám hiệu nhà trường tham mưu với cấp trên để trang bị lại phòng thực hành Tin học một máy chiếu và còn vài máy đang hỏng đã lâu chưa sữa chữa. Tân hội, ngày 15 tháng 02 năm 2012 ( Người thực hiện ) Đỗ Văn Luyến GV: Đỗ Văn Luyến Trang 9 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm Tài liệu tham khảo Quá trình thực hiện đề tài tôi đã tham khảo các tài liệu sau: 1. Quách Tuấn Ngọc, Tin học căn bản 2. Bùi Thế Tâm, Tin học văn phòng 3. Phó Đức Hoà, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực. 4. Phạm Thế Long, Tin học quyển3, 4 và một số thông tin từ các website, diễn đàn, blog trên Internet. GV: Đỗ Văn Luyến Trang 10 Trường THCS TÂN HỘI Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 I. Bối cảnh chọn đề tài ..................................................................................... 1 II. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 III. Phạm vi và đối tượng của đề tài ................................................................... 1 IV. Mục đích nghiên cứu đề tài .......................................................................... 2 V. Sơ lược về những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu ............. 2 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 3 I. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 3 II. Thực trạng của vấn đề .................................................................................. 3 2.1 Khảo sát tình hình ........................................................................................ 3 2.2 Nghiên cứu ................................................................................................... 4 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề ........................................ 4 IV. Hiệu quả ........................................................................................................ 6 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 8 I. Những bài học kinh nghiệm ......................................................................... 8 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm ............................................................. 8 III. Khả năng ứng dụng, triển khai ..................................................................... 8 IV. Những kiến nghị, đề xuất ............................................................................. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 10 GV: Đỗ Văn Luyến Trang 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan