Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn điều tra nhu cầu tập luyện tdtt và môn thể thao yêu thích của học sinh lớp ...

Tài liệu Skkn điều tra nhu cầu tập luyện tdtt và môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 11 trường thpt mai anh tuấn

.PDF
12
104
92

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN Điều tra nhu cầu tập luyện TDTT và môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 11 trường THPT Mai Anh Tuấn Họ tên tác giả: Trần Mạnh Hùng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn SKKN thuộc môn: Thể dục ---Năm học 2010 - 2011--- A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu: Đất nước đang tiếp tục đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội . Với mục tiêu tiếp tục sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh, hoàn thành thời kì quá độ lên CNXH để vươn tới xã hội cộng sản chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu đó thì yếu tố con người luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Con người là động lực của sự nghiệp xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc, là mục tiêu của CNXH. Hồ Chủ Tịch đã chỉ rõ : “ Muốn có CNXH thì phải có con người mới XHCN”. Xuất phát từ tinh thần đó mà ngày nay trong sự nghiệp đổi mới của đất nước TDTT có vai trò rất to lớn trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện về các mặt : Đức, Trí, Thể, Mỹ . Điều đó được thể hiện tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (4/1/1993) đã nêu những quan điểm chỉ đạo lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác như: “ Chăm lo sự nghiệp phát triển TDTT, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khỏe” . Đặc biệt tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng và tầm vóc người Việt Nam, phát triển phong trào TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đội ngũ VĐV thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ chung trong khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn”. Như vậy có thể nói rằng, vai trò của TDTT là rất to lớn gắn liền với việc củng cố, giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau đặc biệt là thế hệ trẻ những người xây dựng và làm chủ đất nước trong tương lai Đó không chỉ là nhiệm vụ của ngành Giáo dục – Đào tạo mà là của toàn xã hội .Mục đích của GDTC ở nước ta là “Bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện có sức khỏe dồi dào, thể lực cường tráng và dũng khí kiên cường để kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh”. 1 Đảm bảo được nhiệm vụ to lớn ấy ngành GD-ĐT đã phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa môn Thể dục là môn học bắt buộc cho tất cả các bậc học từ Tiểu học đến Đại học và các trường chuyên nghiệp . Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng, coi sức khỏe là một trong những vốn quý nhất của con người. Trong khi đó ở trường PT nói chung và THPT nói riêng. GDTC có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ và k ĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng nhân cách, tư cách và trách nhiệm công dân ...Giáo dục THPT giúp HS củng cố và phát triển kết quả giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường, kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Đại học, Cao đẳng ... Và đi vào cuộc sống. Là một giáo viên thể dục tôi nhận thấy nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh là vấn đề có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở trường THPT. Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Điều tra nhu cầu tập luyện TDTT và môn thể thao yêu thích của học sinh lớp 11 trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn - Thanh Hoá” làm đề tài nghiên cứu của mình. Với hi vọng xác định được nhu cầu tập luyện TDTT của học sinh để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp , bổ ích ,nâng cao chất lượng môn học thể dục đồng thời phục vụ cho công tác giảng dạy sau này. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thuận lợi Đối tượng tập luyện cùng một lứa tuổi, cùng trình độ. Học sinh đa số luôn thực hiện đúng những gì giáo viên giao cho Giáo viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình trong giảng dạy Ban giám hiệu nhà trường thì rất quan tâm đến công tác nội khoá và ngoại khoá 2 2. Khó khăn: Phần lớn các phụ huynh học sinh và ngay cả một số cán bộ giáo dục đều không nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất. Họ coi môn thể dục trong trường học chỉ là môn "phụ" nên các giờ thể dục thường không phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện tại các trường học còn thiếu thốn cũng là vấn đề khó khăn cho việc giảng dạy môn học. 3 B. GI ẢI QUY ẾT VẤN ĐỀ; I. Điều tra về đặc điểm và điều kiện học tập các môn thể thao yêu thích của học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá. Qua quan sát điều tra trong thời gian nghiên cứu tại trường tôi được biết trường THPT Mai Anh Tuấn. Để giảng dạy môn thể dục trường phải tổ chức giảng dạy ở sân trước nhà hiệu bộ, phương tiện phục vụ cho việc học và luyện tập bộ môn thể dục còn nhiều thiếu thốn.Trường có 6 giáo viên thể dục đều là nam, trong đó có 3 giáo viên dạy kiêm nhiệm môn GDQP - AN họ là những người có tuổi đời và tuổi nghề còn khá trẻ. - Nhìn chung cơ sở vật chất còn thiếu rất nhiều: không có sân đá cầu cho HS , không có sân bóng rổ , không có đường chạy, không có sân bóng đá... Trong giờ thực hành qua quan sát và điều tra thực tế thì đa số học sinh khối lớp 11 thích học môn đá cầu . Qua quan sát, trao đổi, phỏng vấn đối với 100 học sinh khối lớp 11 thu đựoc những kết quả như sau: Các vấn đề được phỏng vấn bao gồm: Câu 1: “Theo em,việc đưa môn thể dục vào dạy trong chương trình học có cần thiết không”? Nhận thức Rất cần thiết Cần thiết Số học sinh Không cần thiết 100 40 50 10 Tỷ lệ % 40% 50% 10% Nhận xét: Qua bảng số liệu cho thấy hầu hết học sinh đều cho thấy việc đưa môn thể dục vào học tập là cần thiết cụ thể như sau: 40% cho biết rất cần thiết, 50%là cần thiết, 10% là không cần thiết 4 Câu 2: “Em có thích học môn thể dục không”? Nhận thức Rất thích Thích Số học sinh Không thích lắm 100 35 50 15 Tỷ lệ % 35% 50% 15% Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy 35 học sinh trả lời là rất thích chiếm 35% và 50 học sinh trả lời là thích chiếm 50% còn lại 15% là không thích lắm. Câu 3: Khi được hỏi: “Các môn thể thao trong chương trình thể dục lớp 11 em thích học môn nào nhất”? Môn học Đá cầu Bóng chuyền Các môn khác 100 60 20 20 Tỷ lệ % 60% 20% 20% Số học sinh Nhận xét: Qua bảng số liệu trên cho thấy có 60 học sinh thích học môn đá cầu chiếm 60%, có 20 học sinh thích học môn bóng chuyền chiếm 20% và có 20 học sinh thích học các môn thể thao khác chiếm 20% 5 Câu 4: Khi được hỏi “Vì sao em lại thích học môn thể dục”? Nhận thức Số học sinh Tập luyện Giảm bớt nâng cao căng thẳng Cả hai khác Lý do sức khoẻ 100 40 20 30 10 Tỷ lệ % 40% 20% 30% 10% Nhận xét: Có 40 học sinh cho là tập thể dục để nâng cao sức khoẻ chiếm 40%, có 20 học sinh cho rằng để giảm bớt căng thẳng sau những giờ học văn hoá chiếm 20%, có 30 học sinh cho là cả hai lý do trên chiếm 30% và có 10 học sinh cho là vì lý do khác chiếm 10% Câu hỏi 5: Khi được hỏi “Đối với em, việc học môn thể dục có giúp ích nhiều cho em trong cuộc sống không”? Nhận thức Rất nhiều Nhiều Số học sinh Hầu như không 100 40 50 10 Tỷ lệ % 40% 50% 10% Nhận xét: Qua kết quả trên cho thấy có 40 học sinh cho rằng thể dục giúp rất nhiều cho cuộc sống chiếm 40%, có 50 học sinh cho là giúp nhiều cho cuộc sống chiếm tỷ lệ 50% còn lại 10 học sinh cho là thể dục không giúp ích gì cho cuộc sống chiếm tỷ lệ 10% 6 * NHẬN XÉT CHUNG: Từ kết quả điều tra nhu cầu tập luyện TDTT của 100 học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn - Thanh Hoá, có thể rút ra những nhận xét sau đây: Đa số học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn có sức khoẻ tốt mặc dù các tiết học thể dục của nhà trường chỉ có hai tiết một tuần, nhưng các em có ý thức trong việc tập luyện thể thao và lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp.Qua kết quả điều tra cho thấy số học sinh lựa chọn môn đá cầu là tương đối nhiều .Vì môn đá cầu có thể tập luyện được ở nhiều nơi, chỉ cần một khoảng không gian nhỏ là có thể tập luyện được. Bên cạnh đó là môn bóng chuyền cũng khá được yêu thích vì khi chiều trời mát có thể mang bóng ra tập. Do điều kiện của nhà trường có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến học tập của các em Thứ bậc Những nguyên nhân ảnh hưởng đến học tập môn thể dục 1 Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn 2 Trường không có sân để học thể dục 3 Học xen lẫn với các tiết học văn hoá 4 Trang phục của học sinh không đảm bảo II: Phương pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền về môn học thể dục. - Làm cho học sinh nhận thức được việc học thể dục có ích như thế nào, thông qua việc tổ chức các hoạt động TDTT để kích thích sự say mê học tập của học sinh. Qua đó giúp học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa môn học, sự cần thiết của môn học đói với cuộc sống 7 - Giáo viên dạy môn thể dục cần tiến hành phương pháp dạy học tăng cường, tổ chức nhiều hoạt động và trò chơi cho các em học sinh - Giáo viên cần phải cải tiến phương pháp dạy, phải làm sao cho buổi học luôn luôn sôi động. Đồng thời trong quá trình dạy phải luôn ghép các trò chơi vận động vào để các em hứng thú và hăng say tập luyện - Tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động ngoài giờ để nâng cao rèn luyện thân thể - Giáo viên cần phải tổ chức nhiều hoạt động phong trào TDTT của trường để các em tham gia, để cho các em thấy được lợi ích của việc học môn thể dục ,tổ chức các buổi chạy toàn trường để nâng cao và rèn luyện thân thể. Giáo viên phải thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu về bóng đá, bóng chuyền, đá cầu …với các trường bạn. 8 C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận : 1 Điều kiện hoc tập các môn thể thao ưa thích của học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn về cơ bản đang còn thiếu thốn rấ t nhiều các phương tiện, dụng cụ tập luyện đã được trang bị, nhưng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tập luyện của số lượng đông đảo học sinh . 2. Kết quả điều tra cho thấy: Đa số học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc tập luyện TDTT nhằm phát triển thể chất, nâng cao sức khoẻ, phần lớn học sinh có hứng thú và mong muốn được học những môn thể thao ưa thích do mình lựa chọn mà trong đó môn đá cầu chiếm tỷ lệ tương đối cao. II. Kiến nghị, đề xuất: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, có thể đề xuất một số kiến nghị sau đây: 1.Để đem lại hiệu quả GDTC cho học sinh những năm học tập tại trường cần duy trì luyện tập TDTT thường xuyên, hàng ngày, hàng tuần . Tăng cường xây dựng các cơ sở vật chất trang thiết bị như: sân bãi, dụng cụ tập luyện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của học sinh. 2. Áp dụng chương trình tập luyện các môn thể thao tự chọn theo nhu cầu của đông đảo học sinh (mà trong đó môn đá cầu được nhiều học sinh cũng như các trường THPT lựa chọn để tập luyện ) để phát triển có hiệu quả nhất cho học sinh. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Thể dục lớp 10 (NXB giáo dục )Vũ Đức Thu (chủ biên ) - Thể dục lớp 11(NXB giáo dục) Trương Anh Tuấn (chủ biên) - Thể dục lớp 12(NXB giáo dục) Trương Anh Tuấn (chủ biên) - Tâm lý học lứa tuổi - Tâm lý học thể dục thể thao 10 MỤC LỤC Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1/ Lời mở đầu 1 2/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1/ Điều tra về đặc điểm và điều kiện học tập các môn thể thao yêu thích của học sinh trường THPT Mai Anh Tuấn – Nga Sơn – Thanh Hoá. 4 2/ Phương pháp nâng cao nhận thức và tuyên truyền về môn học thể dục . 7 C. KẾT LUẬ N VÀ KIẾN NGHỊ 9 1/ Kết luận 9 2/ Kiến nghị 9 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng