Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn địa lí tiểu học phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở m...

Tài liệu Skkn địa lí tiểu học phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở một số bài trong môn địa lí lớp 4 và lớp 5

.DOCX
12
184
112

Mô tả:

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Môn Địa lí ở cấp tiểu học giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh để bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước; ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; tôn trọng sự khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc, từ đó góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của môn học sẽ không dễ đối với giáo viên và học sinh. Với thực trạng hiện nay, một số giáo viên chưa cố gắng trau dồi nghiệp vụ, chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt là khai thác kiến thức từ kênh hình như bản đồ, lược đồ, sơ đồ,... Ví dụ một số tiết học Địa lí có yêu cầu sử dụng lược đồ nhưng giáo viên đã “dạy chay”, không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc do số lượng lược đồ ở thư viện thiết bị còn hạn chế, không đủ hoặc bị rách, cũ không sử dụng được. Nhiều trường hợp giáo viên đã sử dụng lược đồ để minh họa cho lời giảng của mình nhưng ít chú ý đến việc cho học sinh khai thác kiến thức từ các nguồn này. Một số giáo viên đã cố gắng sử dụng các thiết bị dạy học, rèn kĩ năng sử dụng lược đồ cho học sinh rất có hiệu quả nhưng số giờ học này còn quá ít vì chỉ được thực hiện trong giờ thao giảng, thanh tra hoặc thi giáo viên giỏi. Mặt khác, kĩ năng giảng giải, phân tích triệt để, khắc sâu kiến thức khi sử dụng lược đồ của giáo viên còn hạn chế. Trong khi đó, đa số học sinh cho rằng môn Địa lí không quan trọng và luôn nghĩ đó là môn phụ nên chẳng cần chú trọng, học theo kiểu thuộc lòng, học đủ điểm trung bình để lên lớp. Các em ghi nhớ một cách máy móc, chỉ nắm được những hiện tượng riêng lẻ, không bản chất, không hệ thống, thiếu cơ sở cho việc vận dụng kiến thức địa lí vào yêu cầu thực tiễn. Thụ động trong quá trình học tập, khai thác kiến thức (đặc biệt kiến thức từ kênh hình như lược đồ, bản đồ,...) chưa được rèn luyện hoặc rèn luyện chưa đúng phương pháp khiến cho năng lực chưa được phát triển ở học sinh. 1 Vậy làm sao để tạo cho giáo viên, học sinh sự hứng thú trong việc dạy và học môn Địa lí nhằm phát huy được tính tích cực học tập? Biện pháp nào để phát triển tốt các năng lực cốt lõi của học sinh? Tổ chức các hoạt động học tập thế nào giúp các em nắm được nội dung, ghi nhớ lâu? Đó chính là lý do tôi mạnh dạn chọn và viết đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở một số bài trong môn Địa lí lớp 4 và lớp 5”. Do điều kiện hạn chế, tôi mới nghiên cứu và áp dụng cho học sinh khối 4 và 5 ở trường tôi đang công tác. Kế hoạch thực hiện đề tài này được thực hiện trong quá trình hai năm học: 2018 – 2019 và 2019 – 2020. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP 1. Cơ sở lí luận 1.1 Tính tích cực của học sinh trong học tập là gì? Tích cực trong học tập là khi các hoạt động được học sinh tiến hành một cách chủ động, mang tính sáng tạo và tìm tòi, khám phá nhằm thực hiện tốt yêu cầu mục tiêu của bài học. 1.2 Lược đồ là gì? Lược đồ là một loại bản đồ nhưng thiếu yếu tố toán học như: tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh vĩ tuyến,… nên không sử dụng để đo, tính khoảng cách mà chỉ dùng nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng Địa lí với một vài đặc điểm chung. 2. Các biện pháp thực hiện 2.1 Tìm hiểu học sinh về kĩ năng sử dụng lược đồ môn Địa lí Kĩ năng sử dụng lược đồ môn Địa lí 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy như sau: Thời điểm Đầu năm học lớp 4A Đầu năm Nhóm học sinh sử Nhóm học sinh sử Nhóm học sinh dụng tốt lược đồ chưa biết sử dụng dụng được lược đồ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 4/36 11.1% 6/36 16.6% 26/36 72.3% 5/32 15,6 % 9/32 28 % 18/32 56,4 % 2 học lớp 5C Khi nắm được kĩ năng sử dụng lược đồ của học sinh, trong quá trình chia nhóm, phân chỗ ngồi của học sinh, tôi bố trí học sinh xen kẽ để các em có thể tự giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau. Những em chưa biết sử dụng lược đồ, tôi có hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn ở những bài học đầu tiên. Những em có kĩ năng tốt, tôi thường bố trí theo phong trào “đôi bạn cùng tiến” với em chưa biết sử dụng lược đồ và có kiểm tra, đánh giá hàng tuần, hàng tháng. 2.2 Liệt kê các bài Địa lí ở chương trình tiểu học có sử dụng lược đồ * Ở môn Địa lí lớp 4: ST Tuầ T n Tên bài Tên lược đồ trong bài 1 2 Dãy Hoàng Liên Sơn Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ 2 6 Tây Nguyên Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên 3 8 Hoạt động sản xuất của người dân Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên chính ở Tây Nguyên Hoạt động sản xuất của người dân Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên 4 9 ở Tây Nguyên (tt) 5 10 Thành phố Đà Lạt Lược đồ khu trung tâm TP Đà Lạt 6 12 Đồng bằng Bắc Bộ Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ 7 16 Thủ đô Hà Nội Lược đồ Thủ đô Hà Nội 8 17 Thành phố Hải Phòng Lược đồ thành phố Hải Phòng 9 18 Đồng bằng Nam Bộ Lược đồ tự nhiên đồng bằng Nam Bộ 10 22 Thành phố Hồ Chí Minh Lược đồ Thành phố Hồ Chí Minh 3 11 23 Thành phố Cần Thơ Lược đồ thành phố Cần Thơ 12 25 Đồng bằng duyên hải miền Trung Dải đồng bằng duyên hải miền Trung 13 28 Thành phố Huế Lược đồ thành phố Huế 14 29 Thành phố Đà Nẵng Lược đồ thành phố Đà Nẵng 15 30 Biển, đảo và quần đảo Biển Đông, các đảo và quần đảo nước ta * Ở môn Địa lí lớp 5: ST Tuầ T n 1 1 Tên bài Tên lược đồ trong bài Việt nam - Đất nước ta - Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. - Lược đồ Việt Nam 2 2 Địa lí và khoáng sản - Lược đồ địa hình Việt Nam - Lược đồ một số khoáng sản Việt Nam 3 3 Khí hậu Lược đồ khí hậu 4 4 Sông ngòi Lược đồ sông ngòi 5 5 Vùng biển nước ta Lược đồ khu vực biển Đông 6 6 Đất và rừng Lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam 7 9 Các dân tộc, sự phân bố dân cư Lược đồ mật độ dân số Việt Nam 8 10 Nông nghiệp Lược đồ nông nghiệp Việt Nam 9 13 Công nghiệp ( tt) Lược đồ công nghiệp Việt Nam 10 14 Giao thông vận tải Lược đồ giao thông vận tải 4 11 19 Châu Á - Lược đồ các châu lục và đại dương - Lược đồ các khu vực châu Á 12 20 Châu Á ( tt) Lược đồ kinh tế một số nước châu Á 13 22 Châu Âu Lược đồ tự nhiên châu Âu 14 23 Một số nước ở châu Âu Lược đồ một số nước châu Âu 15 25 Châu Phi Lược đồ tự nhiên châu Phi 16 27 Châu Mĩ Lược đồ tự nhiên châu Mĩ 17 29 Châu Đại Dương và châu Nam Lược đồ tự nhiên Châu Đại Dương Cực Bảng này tôi thực hiện vào đầu mỗi năm học. Qua liệt kê, tôi nắm được số lượng lược đồ trong môn Địa lí lớp 4 và lớp 5. Tôi đã gửi cho cán bộ thư viện nhà trường một bản để kiểm kê, kiến nghị với nhà trường mua bổ sung, đồng thời chủ động trong quá trình mượn – trả. Bản thân tôi cũng dựa vào bản này và kế hoạch sử dụng đồ dùng hàng tuần để mượn – trả trong quá trình dạy học môn Địa lí nói riêng và các môn học khác nói chung. 2.3 Rèn Hội đồng tự quản, học sinh có kĩ năng kiểm tra, đánh giá, nhận xét lẫn nhau - Bầu hội đồng tự quản từ đầu năm học, hướng dẫn cho các em cách điều khiển, kiểm tra cũng như đánh giá, nhận xét lẫn nhau khi làm việc. Trong quá trình học tập, Hội đồng tự quản sẽ được bố trí luân phiên. - Thường xuyên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh kiểm tra, đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong các giờ học. 2.4 Bồi dưỡng, rèn học sinh cách sử dụng và khai thác kiến thức từ lược đồ 5 Khi hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ, tôi hướng dẫn học sinh theo các bước: Bước 1: Nắm mục đích làm việc với lược đồ Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên lược đồ. Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên lược đồ dựa vào ký hiệu. Bước 4: Quan sát đối tượng trên lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng. Bước 5: Xác lập mối liên hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như : địa hình, khí hậu, sông ngòi , thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người … Qua đây, học sinh biết kết hợp những kiến thức lược đồ và kiến thức địa lí để so sánh và phân tích. Để giúp học sinh khai thác được kiến thức từ lược đồ, tôi trang bị cho các em một số kiến thức, kỹ năng như : đọc tên lược đồ, xác định phương hướng trên lược đồ, nắm được ký hiệu trong bảng chú giải, có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lí trên lược đồ, đọc và hiểu được ký hiệu trên lược đồ. Đồng thời, đưa ra hệ thống câu hỏi theo trình độ học sinh để dẫn dắt các em tự khám phá kiến thức của bài học. 2.5 Vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học Dựa vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất và năng lực của học sinh, tôi vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như trò chơi, thảo luận, hỏi đáp,... Ví dụ 1: Bài: Công nghiệp ( tt) Tiết 13, Tuần 13, lớp 5 Khi khai thác kiến thức từ Lược đồ công nghiệp Việt Nam (bài Công nghiệp (Tiếp theo SGK trang 94)). Phương pháp truyền thống Phương pháp dạy học tích cực Hoạt động 1: Phân bố các Hoạt động 1: Phân bố các ngành công nghiệp 6 ngành công nghiệp *Mục tiêu: học sinh hiểu được nơi phân bố các ngành công nghiệp. *Cách tiến hành: - Dựa vào lược đồ hình 3 trong SGK em hãy nêu những nơi có các ngành công nghiệp khái thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp, nhiệt điện, thủy điện. - Học sinh trả lời, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt. - Các ngành công nghiệp phân bố ở đâu? - Học sinh trả lời, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, chốt. *Mục tiêu: học sinh hiểu được nơi phân bố các ngành công nghiệp. *Cách tiến hành: - Hội đồng tự quản tổ chức trò chơi “ Tiếp sức” Luật chơi: Lớp chia 2 đội, các đội nối tiếp nhau lên viết tên những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện ở nước ta trên lược đồ sao cho đúng vị trí. (HS chuẩn bị thảo luận 2 phút: Xem lược đồ trong hình 3/94 những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện ở nước ta) - Hội đồng tự quản nhận xét trò chơi. GV nêu câu hỏi: Các ngành công nghiệp tập trung chủ yếu ở đâu? (học sinh 1 trả lời, mời học sinh 2 nhận xét và bổ sung). Tiến hành tương tự với câu hỏi: - Em có nhận xét gì về sự phân bố ngành công nghiệp ở nước ta? * Liên hệ: Những ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh? (HS: Gang thép ở fomosa,…) Mọi hoạt động để tìm hiểu nội dung bài đều được học sinh đóng vai trò trung tâm, chủ đạo và hội đồng tự quản điều khiển từ khi bắt đầu đến kết thúc. Giáo viên chỉ quan sát và bổ sung. Ví dụ 2: Bài : Tây Nguyên (trang 82), tiết 6, tuần 6, Địa lí 4 Phương pháp truyền thống Hoạt động 2: Tây Nguyên có hai Phương pháp dạy học tích cực Hoạt động 2: Tây Nguyên có hai mùa 7 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mục tiêu: Nắm được đặc điểm khí hậu Mục tiêu: Nắm được đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên Cách tiến hành: của Tây Nguyên Cách tiến hành: GV yêu cầu học sinh quan sát lược đồ GV đưa lược đồ hình 1/82, yêu cầu hình 1 trang 82, “Bảng số liệu về lượng học sinh quan sát và trả lời 2 câu mưa trung bình tháng (mm) ở Buôn Ma hỏi: Thuột” SGK. 1. Chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột. Ở - Làm việc nhóm 4, viết 1 bản dự báo Buôn Ma Thuột có những mùa thời tiết về khí hậu của Buôn Ma Thuột nào? Ứng với những tháng nào? và Tây Nguyên. 2. Đọc SGK, em có nhận xét gì về - Đại diện 3-5 nhóm lên trình bày. Các khí hậu ở Tây Nguyên? nhóm khác nhận xét, bổ sung và bình Học sinh trả lời GV nhận xét, kết luận chọn “dự báo thời tiết viên” xuất sắc nhất. Giáo viên nhận xét, bổ sung. Để đóng vai người dự báo thời tiết về khí hậu của Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên, các em cần chỉ vào vị trí của 2 địa danh này khi trình bày. Ngoài khắc sâu kiến thức, phương pháp tổ chức này còn rèn luyện nhiều kĩ năng: cách đứng trình bày khi chỉ vào lược đồ, phát triển thêm về ngôn ngữ giao tiếp và tự tin... Đổi mới phương pháp là bước khởi đầu nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện. Bởi mục tiêu cuối cùng không phải là kiến thức, mà là các năng lực cần thiết để làm việc. 2.6 Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá thường xuyên theo hướng dẫn của thông tư 22/ 2016/ TT – BGDĐT 8 Tôi thường sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp, phương pháp viết thông qua các kĩ thuật nhận xét bằng lời, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tôn vinh học tập, kĩ thuật quan sát sử dụng thang đo, kĩ thuật sử dụng bảng kiểm,... Ví dụ khi dạy bài “Công nghiệp” ( tt) Tiết 13, Tuần 13 * Kĩ thuật quan sát sử dụng thang đo Bài : Công nghiệp ( tt) Đánh giá: Kĩ năng chỉ những nơi phân bố các ngành công nghiệp trên lược đồ. Mức 3 Mức 2 Mức 1 Chỉ đúng và nhanh Tìm đúng những nơi Không tìm được những nơi những nơi phân bố phân bố các ngành công có các ngành công nghiệp các ngành công nghiệp trên lược đồ, chỉ khai thác than, dầu mỏ, a- nghiệp trên lược đồ. chưa chính xác. pa- tít, công nghiệp nhiệt điện, thủy điện trên lược đồ. * Kỹ thuật sử dụng bảng kiểm Bài : Công nghiệp ( tt) Tiết 13, Tuần 13 Đánh giá: Nhận thức nội dung phân bố chủ yếu các ngành công nghiệp. T Nội dung Đồng ý T 1 Công nghiệp khai thác khoáng sản được phân bố chủ yếu ở những nơi có khoáng sản như than ở Quảng Ninh, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta. 2 Nhiệt điện phân bố tập trung chủ yếu ở Phả Lại, Bà 9 Ý kiến khác Rịa- Vũng Tàu, Thủy điện ở Hòa Bình, Y- ta-ly,.. 3 Cơ khí phân bố chủ yếu ở nơi có nhiều thác ghềnh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tôi đã áp dụng những biện pháp mình nghiên cứu được ở 2 lớp giảng trực tiếp dạy và đạt được kết quả cụ thể như sau: 1. Về kĩ năng sử dụng lược đồ * Ở lớp 4A năm học 2018 – 2019: Thời điểm Nhóm học sinh có Nhóm học sinh Nhóm học sinh còn kĩ năng sử dung sử dụng được lúng túng, chưa biết tốt lược đồ. lược đồ. sử dụng. SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Đầu năm học 4/36 11.1% 6/36 16.6% 26/36 72.3% Cuối năm học 20/36 55.5% 15/36 41.6% 1/36 2.9% Trong đó, 1 em còn lúng túng, chưa biết sử dụng có hoàn cảnh khá đặc biệt, bản thân em trí tuệ kém phát triển. * Ở lớp 5C năm học 2019 – 2020: Thời điểm Nhóm học sinh có Nhóm học sinh Nhóm học sinh còn kĩ năng, sử dung sử dụng được lúng túng, chưa biết tốt lược đồ. lược đồ. sử dụng. SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Đầu năm học 5/32 15,6% 9/32 28% 18/32 56,4% Cuối học kì 1 9/32 28% 17/32 53% 6/32 19% 10 Ở lớp 5C năm nay tôi chủ nhiệm, có em Thiều Quang Nam đã lưu ban 2 lần ở cấp Tiểu học, khả năng đọc – hiểu còn hạn chế nhưng nay em đã biết sử dụng lược đồ và khá hứng thú với một số kênh hình khác. 2. Về tính tích cực của học sinh khi học môn Địa lí * Ở lớp 4A năm học 2018 – 2019: Nhóm học sinh tích cực Nhóm học sinh thụ động Thời điểm SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Đầu năm học 10/36 27,7% 26/36 72,3% Cuối năm học 34/36 94,4% 2/36 5,6% * Ở lớp 5C năm học 2019 – 2020: Nhóm học sinh tích cực Nhóm học sinh thụ động Thời điểm SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Đầu năm học 9/32 28,1% 24/32 71,9% Cuối học kì 1 21/32 65,6% 11/32 34,4% Kết quả trên cho thấy việc áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ trong môn Địa lí bước đầu thu được kết quả tốt. Những biện pháp này tôi cũng đã lựa chọn thử nghiệm áp dụng phù hợp với các môn khác như Lịch sử, Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Toán,...và đạt được kết quả khá khả quan. Sự hứng thú tích cực trong học tập được phát huy chính là nền tảng để phát huy năng lực cho học sinh, hướng đến giáo dục các em một cách toàn diện. IV. KẾT LUẬN 11 1. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng lược đồ ở môn Địa lí, cần chú ý những điểm sau: - Hướng dẫn học sinh nắm vững cách sử dụng lược đồ. - Chọn phương pháp phù hợp với điều kiện cụ thể. - Không nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn. - Giáo viên luôn sưu tầm các loại lược đồ; học hỏi, trau dồi kiến thức. 2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng dụng sáng kiến vào thực tiễn Trong các tiết học Địa lí, số lượng lược đồ để giáo viên sử dụng không nhiều. Thông thường mỗi lớp chỉ có thể mượn được 1 lược đồ lớn. Với số lượng học sinh đông thì việc quan sát lược đồ ở trên bảng khá khó khăn. Ngoài ra, với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, các em hoạt động nhóm thường xuyên, tuy nhiên, lược đồ đủ và đúng kích thước theo nhóm hầu như rất ít. Do đó, tôi mong muốn các cấp tạo điều kiện và mua sắm bổ sung số lượng lược đồ, nhất là lược đồ kích thước vừa phải để hoạt động nhóm như A3, A2, A0,... Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học môn Địa lí ở chương trình tiểu học. Vì trong giới hạn của đề tài cũng như nhận thức và năng lực của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học của Ngành và các bạn đồng nghiệp cho ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Cẩm Xuyên, tháng 02 năm 2020 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan