Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn địa lí 9 dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực h...

Tài liệu Skkn địa lí 9 dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn địa lí, chủ đề vùng đồng bằng sông cửu long

.DOC
18
120
127

Mô tả:

Chuyên đề: Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh Môn: Địa lí. Với chủ đề: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG A. ĐẶT VẤN ĐỀ: A/I. Những vấn đề chung: - Vấn đề dạy và học cùng với kiểm tra đánh giá là những việc làm diễn ra tất yếu trong quá trình hoạt động của nhà trường. Nhưng trước đây việc dạy và học cung cấp kiến thức trau dồi kiến thức là chủ yếu. - Nay quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới chương trình – SGK nói riêng. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. ** Nghị quyết 29 của trung ương ghi rõ: - Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức – kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. - Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cấp nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. - Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong dạy học. - Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD – ĐT, bảo đảm trung thực, khách quan. - Việc thi kiểm tra và đánh giá kết quả GD – ĐT cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. 1 - Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kì, cuối năm học, đánh giá của người dạy với tự đánh giá cuối kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. ** Một số minh chứng đổi mới ở các nước tiên tiến trên thế giới: Đất nước Xingapo - Dạy ít học nhiều: Tập trung nâng cao chất lượng học sinh bằng cách tạo nên nhiều “khoảng trống” trong chương trình để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch, chương trình giảng dạy riêng, cùng học sinh định hình một môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ. - Rút gọn chương trình giảng dạy khoảng 20% để tạo thời gian trống. - Giảm giờ/ tuần …. để có thời gian lập kế hoạch, chương trình giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm …. ** Định hướng đổi mới: Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá phải hướng tới phát triển các năng lực chung mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống. Đồng thời hướng tới phát triển các năng lực chuyên biệt liên quan đến từng môn học, từng lĩnh vực trong hoạt động giáo dục. Học sinh được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần; được giáo dục toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, các kĩ năng cơ bản; được rèn luyện, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết và định hướng được nghề nghiệp sau giáo dục phổ thông. Đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội…. A/II. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn địa lí: ** Đối với bộ môn địa lí trong sự đổi mới chung, phát triển được một số năng lực chung: Cốt lõi của HS THCS: 1. Năng lực tự học. 2. Năng lực giải quyết vấn đề. 3. Năng lực sáng tạo. 2 4. Năng lực tự quản lí. 5. Năng lực giao tiếp. 6. Năng lực hợp tác. 7. Năng lực sử dụng CNTT và TT. 8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ. 9. Năng lực tính toán. Ngoài ra bộ môn địa lí còn phải hình thành và phát triển được một số năng lực theo đặc trưng bộ môn. Trên cơ sở bản chuẩn kiến thức kĩ năng của từng chủ đề Năng lực chuyên biệt – đó là: 1. Năng lực tự duy tổng hợp theo lãnh thổ. 2. Năng lực học tập tại thực địa. 3. Năng lực sử dụng bản đồ. 4. Năng lực sử sụng bảng số liệu thống kê. 5. Năng lực sử dụng hình ảnh, video clip, mô hình,… ** Đối với phương pháp dạy học các vùng lãnh thổ, thường được thực hiện theo tuần tự logic: I. Vị trí giới hạn lãnh thổ. ( ý nghĩa của nó) II. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. (đặc điểm, thuận lợi – khó khăn) III. Đặc điểm dân cư – xã hội. (đặc điểm, thuận lợi – khó khăn) IV. Tình hình phát triển kinh tế. (các thế mạnhKT – tình hình phát triển và phân bố…) V. Trung tâm kinh tế. (chức năng của mỗi trung tâm) (Trước mục I có bước tìm hiểu các tỉnh trong vùng, diện tích – số dân.Trong mục II, IV có tích hợp giáo dục BVMT và có thể sử dụng TKNL hiệu quả. ) - Việc xác lập chuẩn kiến thức – kĩ năng bằng bảng mô tả mức độ theo định hướng năng lực của các chủ đề về vùng lãnh thổ tương đối giống nhau. - Việc thực hiện phương pháp dạy học, tổ chức, phương tiện dạy học khá giống nhau. 3 - Giáo viên phải biết cập nhật thường xuyên các số liệu của mỗi vùng có liên quan đến chuẩn kiến thức – kĩ năng cho hợp lí.Cần sử dụng đươc nhiều PPDHkhác nhau trong một tiết dạy học. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. CHỦ ĐỀ: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tiết 40, 41, 42 (Từ ngày tháng năm )- theo PPCT của phòng PHẦN 1. XÁC ĐỊNH KIẾN THỨC KỸ NĂNG VÀ MÔ TẢ NĂNG LỰC I. Bảng mô tả mức độ Câu hỏi/ Bài tập đánh giá theo định hướng năng lực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng - Ý nghĩa của vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Xác định Liên hệ với đồng vị trí trên bản bằng sông Hồng đồ, lược đồ - Nêu được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên - Tác động của tự nhiên tài nguyên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng (thuận lợi – khó khăn) - Tác động của dân cư, xã hội đối với sự phát triển kinh tế xã hội (thuận lợi – khó khăn) - Hiểu, trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) Biện Liên hệ vs các pháp khắc đồng bằng nước ta phục - Nêu được đặc điểm dân cư xã hội - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn trong vùng Phân tích lược đồ, bản đồ, át lát địa lí Việt Nam và số liệu thống kê Tìm, chỉ trên bản đồ, lược đồ…các trung tâm kinh tế và nêu chức Vận dụng cao Biết xử lí số liệu, vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh ngang để so sánh sản lượng thủy sản ĐB. Sông Cửu Long, ĐB sông Hồng so với cả nước Liên hệ thức tế Tích hợp bảo vệ môi trường trong quá 4 năng của mỗi trình sản xuất nông trung tâm nghiệp * Năng lực có thể hướng tới - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự học - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử d+ụng bản đồ, lược đồ; bảng số liệu thống kê, ảnh hình vẽ… II. Câu hỏi minh họa cho từng mức độ nhận thức 1. Mức độ nhận thức Câu 1: Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long Trả lời: - Các mặt tiếp giáp: Đông: vùng Đông Nam Bộ Tây Nam: vịnh Thái Lan Bắc: Cam Pu Chia Đông Nam: biển Đông - Nằm tận cùng phía nam đất liền của Tổ quốc Câu 2: Vùng ĐB sông Cửu Long có những tài nguyên thiên nhiên nào? Trả lời: - Diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước - Khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào - Sinh vật phong phú đa dạng độc đáo (biển, đất liền) - Phong cảnh thiên nhiên: sông nước hữu tình - Khoáng sản ít (than bùn, khí đốt, đá vôi) 2. Mức độ thông hiểu Câu 1: Đặc điểm dân cư – xã hội vung ĐB sông Cửu Long có tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Trả lời: - Thuận lợi: - Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiêm trong sản xuất hàng hóa → có nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển kinh tế. - Dân cư đông: thị trường tiêu thụ lớn - Khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa cao: khó khăn trong phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao. 5 Câu 2: Vì sao đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước. Trả lời: - Địa hình đồng bằng, có diện tích phù sa Châu thổ lớn nhất nước - Khí hậu nóng ẩm, nước dồi dào, kênh rạch chằng chịt, vùng biển rộng, ngư trường lớn… - Lao động giàu, kinh nghiệm trong sản xuất hàng hóa. → Diện tích, sản lượng lúa nước lớn nhất cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta – trọng điểm lớn nhất nước → Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước → Nuôi vịt đàn phát triển mạnh, đàn vịt lớn nhất nước → Chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản cả nước 3. Mức độ vận dụng thấp Câu 1: Quan sát bảng 36.2 (SGK) các ngành công nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000. Hãy cho biết: - Vùng có những ngành công nghiệp nào? - Ngành nào là chủ yếu? Nó được phát triển dựa trên những nguồn nhiên liệu nào? Trả lời: - Các ngành công nghiệp: Chê biến lượng thực thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí nông nghiệp và 1 số ngành công nghiwwpj khác - Chủ yếu là ngành chế biến lượng thực, thực phẩm dực vào nguồn nguyên liệu nông nghiệp, thủy sản Trồng trọt: lúa và các loại cây rau quả, cây mía… Chăn nuôi: lơn, vịt đàn.. Thủy sản: tôm cá… Câu 2: Quan sát hình 36.2 lược đồ kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long, hãy chỉ rõ nơi phân bố ngành công nghiẹp chế biến lương thực thực phẩm trong vùng. Trả lời: Rộng khắp toàn vùng: Cần Thơ, Long Xuyên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Mĩ Tho, Tân An. 4. Mức độ vận dụng cao Câu 1: Bảng 36.1 (SGK): Diện tích, sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước năm 2002 6 - Hãy tính tỉ lệ phần trăm diện tích và sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước - Nhận xét: Diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lớn (chiếm hơn một nửa diện tích, sản lượng lúa của cả nước) Trả lời ĐBSCL Diện tích Sản lượng Cả nước 3834.8 % 51.1 7504.3 % 100 17.7 51.5 34.4 100 Câu 2: Bảng 37.1 tình hình sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước năm 2002 (nghìn tấn) - Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước - Cho nhận xét Trả lời: Bảng tỉ trọng sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước 2002 (%) ĐBSCL ĐBSH Ca nước Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi 41.5 48.4 76.7 4.6 22.8 3.9 100 100 100 - Vẽ 3 hình tròn: 3 cơ cấu Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi - Nhận xét: - ĐBSCL: có ngành thủy sản chiếm tỉ trọng cao so với ĐBSH, chiếm phần lớn tỉ trọng thủy sản cả nước kể cả cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi - Đặc biệt nghê nuôi tôm có tỉ trọng cao nhất 7 III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học Mức độ nhận thức Nhận biết Kiến thức, kỹ năng - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ cua vùng - Nêu được đặc điêm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên - Nêu được đặc điểm dân cư – xã hội. - Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng Thông - ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển hiểu kinh tế xã hội vùng - Thuận lợi, khó khăn của tự nhiên – tài nguyên với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng - Thuân lợi và khó khăn của dân cư xã hội với sự phát triển kinh tế xã hội - Hiểu, trình bày sự phát triển – phân bố các ngành kinh tế vùng Mức Kiến thức, kỹ năng độ nhận thức Vận - Xác dịnhđược vị trí của vùng trên bản đồ, dụng lược đồ thấp - Nêu được biện pháp khắc phục những khó khăn của tự nhiên - Phân tich bản đồ, lược đồ, Át – lát địa lí Việt Nam và số liệu thống kê - Tìm, chỉ trên bản đồ, lược đồ các trung tâm kinh tế và nêu chức năng của nó Vận - Biết xử lí số liệu dụng - Vẽ và phân tích biểu đồ cột hoặc thanh cao ngang - So sánh sản lượng thủy sản ĐBSH, ĐBSCL với cả nước - Liên hệ thực tiễn - Tích hợp GDBVMT PP/KT dạy học Hình thức dạy học Nghiên cứu bản đồ Thảo luận Thảo luận Nghiên cứu bản đồ Thảo luận Cá nhân Thảo luận Nhóm Thảo luận Nhóm Nhóm Nhóm Cả lớp Nhóm PP/KT dạy Hình thức học dạy học Nghiên cứu Cá nhân bản đồ Thảo luận Nhóm Thảo luận Nhóm Nghiên cứu Cả lớp bản đồ Học tập – Cá nhân Nghiên cứu Thảo luận Nhóm Thảo luận Thảo luận Cả lớp Cả lớp PHẦN II. KẾ HOẠCH BÀI HỌC 8 Tiết 39,40,41- Tên bài: Vùng đồng bằng sông Cửu Long Môn: Địa lí – Lớp 9 I. Mục tiêu: 1.Mục đích: * Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, yêu đất nước, con người. Tự hào và sẵn sàng bảo vệ quê hương đất nước tươi đẹp. Ý thức BVTNMT. * Năng lực - Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, tự học,... - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu thống kê, hình ảnh, clip... 2. Yêu cầu * Kiến thức: - Nắm được đặc điểm vị trí giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trình bày đươc đặc điểm tự nhiên – tài nguyên hiên nhiên và thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trình bày được đặc điểm dân cư – xã hội và những thuận lợi, khó khăn của những đặc điểm đó với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Hiểu và trình bày được sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế trong vùng - Nắm dược các trung tâm kinh tế lớn trong vùng: Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau *. Kỹ năng - Xác định được các vị trí giới hạn của vùng trên bản đồ. - Biết quan sát tranh, ảnh, clip... để nhận xét tìm kiếm kiến thức. - Biết phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên và kinh tế của vùng, Át lat địa lí Việt Nam và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế - xã hội - Biết xác định đề, biết tính toán, xử lí số liệu; vẽ biểu đồ cơ cấu, phân tích biểu đồ để so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước. *. Thái độ: Say mê học tập, yêu sông nước miền Tây, có cảm tình và biết ơn thiên nhiên cho chúng ta vùng miệt vườn cây trái xứ gạo của quê hương. II. Chuẩn bị cho giáo viên và học sinh 9 *Giáo viên: - Máy hoặc lược đồ tự nhiên, kinh tế vùng Đông Nam Bộ - Một số tranh ảnh về tự nhiên – kinh tế bùng đồng bằng sông Cửu Long *Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh tự nhiên – kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long - Máy tính bỏ túi, thước, com pa... III. Tổ chức hoạt động học tập 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Xác định trên lược đồ vị trí vùng Đông Nam Bộ 3. Tiến trình bài học Hoạt động mở đầu: GV treo lược đồ tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long – Cả lớp quan sát 2 phút( nếu dạy máy chiếu cho clip âm nhạc về đb SCL lồng hình ảnh) Bước 1: Tìm hiểu thông tin đầu bài và kết hợp hình 35.1 hãy: - Chỉ và nêu tên các tỉnh thành trong vùng đồng bằng sông Cửu Long? - Nêu diện tích, số dân của vùng - Tính tỉ lệ (%), diện tích, số dân của vùng so với cả nước. Cho nhận xét, giống vùng nào đã học? Bước 2: HS tìm hiểu – Báo cáo Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (3 phút) – làm việc cá nhân (3 phút) Hoạt động của GV và HS B1: GV chiếu lược đồ các tỉnh- Nội dung chính I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ hành chính vùng Đ.B.S.C.Long: Giao - Giáp: nhiệm vụ Đông: Vùng Đông Nam Bộ 1. lên bản đồ chỉ các mặt tiếp giáp của vùng 2. Nó có vị trí như thế nào so với cả nước 3. Vị trí đo có ý nghĩa như thế Bắc: Cam Pu Chia Đông Nam: Biển Đông Tây Nam: Vịnh Thái Lan - Nằm về tận cùng phía nam tổ quốc - Ý nghĩa mở rộng quan hệ hợp tác, nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội giao lưu trên đất liền cũng như trên biển, của vùng? đặc biệt trong tiểu vùng sông Mê Kông. B2. HS tìm hiểu – vài HS báo cáo 10 – nhận xét B3. GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Thảo luận nhóm 3 phút Hoạt động của GV và HS B1. GV: - Chiếu một số hình ảnh về Nội dung chính II. Điều kiện tự nhiên – tài thiên nhiên, tài nguyên, thiên tai khó khă nguyên thiên nhiên trong vùng: HS quan sát - Đạc điểm: đồng bằng rộng, khí - Chiếu lược đồ tự nhiên của vùng hậu cận xích đạo nóng ẩm, mạng lưới và Giao nhiệm vụ:HS quan sát hình 35.1 sông ngòi, kênh rạch dày đặc chằng và 35.2 và kênh chữ mục II -SGK hoặc chịt. ATLAT ĐLVN trang 29 N1: Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng, chỉ các dòng sông kênh rạch của vùng trên bản đồ? N2: Nêu và chỉ trên bản đồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên? nó tạo điều kiện cho phát triển ngành kinh tế gì? N3: Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên trong vùng gây những khó - Tài nguyên:  Đất phù sa châu thổ sông Cửu Long rộng lớn  Rừng ngập mặn: ven biển, bán đảo, sinh vật phong phú  Khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào  Hải sản phong khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội phú: biển ấm, ngư trường rộng của vùng. Biện pháp khắc phục khó khan lớn, nhiều đảo, quần đảo... đó?  B2. HS: thảo luận – đại diện mỗi nhóm báo cáo B3. GV chuẩn xác kiến thức → Thuận lợi phát triển nông nghiệp - Khó khăn: +Lũ lụt: sống chung với lũ – khai thác nguồn lợi từ lũ +Diện tích đất phèn mặn lớn (2,5 triệu ha): cải tạo +Thiếu nước ngọt trong mùa khô: hệ thống cấp nước 11 Hoạt động 3: Tìm hiểu dân cư – xã hội Thảo luận nhóm 3 phút Hoạt động của GV và HS B1.- GV chiếu các hình ảnh về con Nội dung chính III. Đặc điểm dân cư xã hội người và các hoạt động kinh tế tiêu biếu * Đặc điểm của vùng cho HS quan sát - Vùng đông dân thứ 2 cả nước - Chiếu bảng 35.1( SGK) : Giao nhiệm vụ: 4 nhóm đồng việc( 3 phút) - Ngoài người Kinh còn có người Hoa, Chăm, Khơ-me N1,2: Quan sát bảng 35.1: Phân tích - Giàu kinh nghiệm trong sản và cho nhận xét về chỉ tiêu phát triển dân xuất hàng hóa cư – xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu - Thu thập kinh tế chưa cao Long - Mặt bằng dân trí chưa cao, đô N3,4: Nêu những đặc điểm thuận lợi thị kém phát triển – khó khăn của dân cư xã hội đối với sự * Thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của vùng? - Dân cư đông → lao động dồi B2. HS làm việc nhóm – Đại diện dào báo cáo - Giàu kinh nghiệm B3. GV chuẩn xác kiến thức. - Thị trường tiêu thụ lớn So sánh liên hệ với các vùng đã học: * Khó khăn: Số dân Sự đây( - Dân trí chưa cao khai Khoảng phá: 300 năm gần - Đô thị kém phát triển. còn ĐBS.Hồng > 1000 năm) Hoạt động 4. Tình hình phát triển kinh tế Hoạt động của GV và HS 1. Nông nghiệp GV chiếu và treo bảng phụ kẻ sẵn HS cả lớp tính tỷ lệ và lên điền( 2 phút) ½ lớp tính % diện tích ½ lớp tính % sản lượng Nội dung chính 1. Nông nghiệp 12 ĐB SCL Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (triệu tấn) Cả nước 3834.8 (51.1%) 7504.3 (100%) 17.7 (51.5%) 34.4 (100%) Cho nhận xét và nêu nghĩa của đồng bằng SC.Long trong việc sản xuất lương thực? Vài HS trả lời GV chuẩn xác kiến thức ( Đảm bảo ANLT cho cả nước và cho xuất khẩu) * B1. GV:- Chiếu một số hình ảnh về ngành trồng trọt; chăn nuôi vịt đàn; khai thác, nuôi trồng thủy sản; rừng tràmrừng ngập mặn... của vùng - Chiếu, HS quan sát trang 19,29 át lát địa lý VN HS : HĐ 6 nhóm: 3 phút N1. Tìm, chỉ các tỉnh trồng nhiều lúa trong vùng N2. kể tên các loài quả được trồng nhiều trong vùng N3. Chỉ các tỉnh nuôi vịt đàn lớn N4. Quan sát cho nhận xét tình hình nuôi cá ở ĐB SCL? N5. Chỉ các tỉnh có sản lượngt hủy sản lớn trong vùng N6. Chỉ cánh rừng của vùng. Trong rừng có gì? B2. HS thảo luận nghiên cứu – Báo cáo - Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Các tỉnh trồng nhiều: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang. → Vùng xuất khẩu gạo chủ lực - Trồng nhiều mía đường, dừa, rau đậu,… - Trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước: xoài, dừa, cam, bưởi,… - Nuôi vịt đàn nhiều nhất nước, phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh,… - Sản lượng thủy sản nhiều nhất nước (>50%): Kiên Giang, cà Mau, An Giang → xuất khẩu phát triển mạnh - Rừng ngập mặn phát triển và bán đảo Cà Mau: sinh vật phong phú, đặc biệt các loài chim, ong mật,… * Chú ý: Bảo vệ môi trường - Không lạm dụng thuốc bảo vệ 13 B3. GV chuẩn xác kiến thức Tích hợp :Cả lớp( 1 phút) Trong các hoạt động nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ta cần chú ý vấn đề gì? Vì sao như vậy? HS – GV * Liên hệ cháy rừng năm 2002 ở rừng U Minh 2. Công nghiệp GV: - Chiếu hình ảnh các hoạt động công nghiệp của vùng - Chiếu LĐ kinh tế của vùng ở tranh 29 at lát địa lý VN B1. Chia nhóm thảo luận( 2 phút) N1,2. Quan sát hình 36.2( hoặc atlat) Nêu và chỉ nơi phân bố các ngành công nghiệp trong vùng N3,4. Quan sát bảng 36.2 - Nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp của vùng - Ngành nào là chủ yếu, nó được phát triển dựa trên nguồn ngyên liệu nào? B2. HS thảo luận – Báo cáo B3. GV chuẩn xác kiến thức 3. Dịch vụ: GV chiếu một số hoạt động ngành dịch vụ tiêu biểu của vùng HS quan sát và tham khảo hình 36.3, thông tin mục 3 SGK HĐ cá nhân( 2 phút) hãy: - Nêu các ngành dịch vụ phát triển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? Vì sao nó được phát triển? Cần làm gì để đẩy mạnh phát triển du lịch ở đây? - HS trả lời thực vật, phân bón hóa học,… - Tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học rừng ngập mặn 2. Công nghiệp - Tỉ trọng công nghiệp thấp, chỉ chiếm 20% trên vùng - bắt đầu được phát triển cơ cấu đơn giản. Chế biến lượng thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp,… - Chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất - Chủ yếu tập trung ở đô thị: Cần Thơ, Long Xuyên 3. Dịch vụ - Xuất nhập khẩu: đặc biệt gạo xuất khẩu chủ lực (80% gạo xuất khẩu cả nước), thủy sản đông lạnh, hoa quả,… - Giao thông đường thủy (ghe, thuyền) - Du lịch sinh thái: sông nước, miệt vườn, biển đảo. 14 - GV chuẩn xác kiến thức Hoạt động 5. Trung tâm kinh tế GV: Chiếu hình ảnh các trung tâm kinh tế của vùng Cả lớp: quan sát, nghiên cứu tìm hiểu (1 phút) ? Chỉ các trung tâm kinh tế của vùng ĐB SCL trên bản đồ? Nêu chức năng của mỗi trung tâm đó HS :( vài 3 em lên chỉ) GV: Chốt: Cần Thơ, Long Xuyên, Mĩ Tho, Cà Mau. GV: Cần Thơ lớn nhất vì sao? HS trả lời GV: Nằm trên dòng sông Hậu, trên quốc lộ 1A từ TP HCM – Cà Mau, từ Cần Thơ → hà Tiên → Cam Pu Chia.Trung tâm của ĐB SCL Hoạt động 6. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở ĐB sông Cửu Long HĐ1: GV chiếu đề bài tập 1 và kẻ sẵn bảng 37.1 (SGK) gắn lên bảng Cả lớp 1 phút: ? Muốn vẽ được biểu đồ thể hiện tỉ trọng ( cơ cấu) ngành thủy sản ở bảng trên mà đơn vị "nghìn tấn" ta đã vẽ được chưa? Để vẽ được trước tiên ta phải làm gì? (xử lí số liệu = cách chuyển đổi thành ĐV %) Bước 1: Xử lý số liệu HS làm việc theo nhóm: Tính tỉ trọng : điền vào bảng Nhóm 1: Cá biển khai thác Nhóm 2: Cá nuôi Nhóm 3: Tôm nuôi HS điền xong- GV chữa và chuẩn xác số liệu ( chiếu bảng ) Bảng: Tình hình sản xuất thủy sản ở ĐBS.Cửu Long, ĐBS.Hồng và cả nước ta năm 2002. ĐB SCL Sản lượng Tỉ trọng (nghìn tấn) (%) Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi ĐB sông Hồng Sản lượng Tỉ trọng (nghìn tấn) (%) Cả nước Sản lượng Tỉ trọng (nghìn tấn) (%) 493.8 41.5 54.8 4.6 1189.6 100 283.9 58.4 110.9 22.8 486.4 100 142.9 76.7 7.3 3.9 186.2 100 15 Bước 2: Vẽ biểu đồ: GV hỏi HS trả lời( hướng dẫn cho HS cách xác định dạng biểu đồ) ? Theo bảng trên có mấy cơ cấu? ? Vẽ biểu đồ gì? ? Có mấy hình? Vẽ 3 hình tròn (cùng làm việc 1 lần 3 đại diện vẽ trên bảng) 3 nhóm: N1: cơ cấu: cá biển khai thác N2: cơ cấu: cá nuôi N3: cơ cấu: tôm nuôi GV theo dõi và hướng dẫn HS nhận xét - GV chữa, sửa ,nhận xét cho điểm HĐ2 : Bước 1: Nhận xét qua biểu đồ( HS- GV) Bước 2: GV chia nhóm HS thảo luận 3 phút: N1: thế mạnh của ĐB SCL để phát triển thủy sản? (- Tự nhiên: biển rộng, ấm, ngư trường lớn, giàu hải sản, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều cửa sông,... - Lao động: dồi dào, giàu kinh nghiệm - Cơ sở chế biến: công nghiệp chủ yếu phát triển chế biến lương thực thực phẩm - Thị trương tiêu thụ: lớn, trong và ngoài nước) N2: Tại sao ĐB SCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu? (Có nhiều vùng nước mặn lợ, cửa sông, khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào). N3: - Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở ĐB sông Cửu Long? Biện pháp khắc phục? (Khó khăn: Lũ lụt hàng năm, môi trường đang có nguy cơ ô nhiễm, công nghệ chế biến chưa cao, thị trường không ổn định.. - Biện pháp khắc phục: bảo vẹ môi trường, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, phân bố cơ sở chế biến rộng khắp....) Bước 3 HS: Đại diện mỗi nhóm báo cáo GV: chuẩn xác kiến thức, cho điểm. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập 1. Tổng kết Câu 1: Chỉ rõ vị trí giới hạn của vùng ĐB SCL trên bản đồ? 16 Câu 2: Đâu là tài nguyên của vùng ĐB SCL? 1. Đất đỏ Bazan, phù sa cổ xám 2. Đất Feralit trên đá vôi 3. Đất cát pha 4. Đất phú sa châu thổ rộng lớn 5. Đất phù sa màu mỡ nhất cả nước 6. Sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào 7. Khí hậu mát mẻ, có một mùa đông lạnh 8. Gió phơn, hạn hán, hoang mạc phát triển 9. Nóng, ẩm, cận xích đạo 10. Vùng biển rộng, ấm, ngư trường lớn 11. Rừng ngập mặn phát triển: sinh vật phong phú, đa dạng Câu 3: Nêu các ngành nông nghiệp là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cưu Long Câu 4: Qua vùng ĐB SCL đã được học, em có tưởng tượng gì về quang cảnh thiên nhiên kinh tế của vùng? 2. Hướng dẫn học tập - Làm bào tập bản đồ - Làm bài tập số 3 phần câu hỏi bài tập trang 133 – SGK Cột đôi (3 nhóm: năm 1995, năm 2000, năm 2002) - Sưu tầm tranh ảnh về vùng biển đảo nước ta. 17 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Với chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh như trên giúp học sinh phát triển được một cách toàn diện. Học sinh không những nắm bắt được về nội dung kiến thức mà còn rèn luyện được rất nhiều kĩ năng thực hành vận dụng, xử lí các tình huống thực tiễn một cách nhạy bén nhất. Giáo viên trực tiếp giảng dạy cần điều chỉnh được quá trình dạy học về phương pháp kĩ thuật dạy học và cách tổ chức dạy học cho phù hợp với các mức độ nhận thức của học sinh.Tiết kiệm được thời gian phần đầu và cuối mỗi tiết, rèn luyện tư duy tổng hợp lãnh thổ dễ dàng, Có thể sử dụng máy chiếu tiện lợi hơn. Với chuyên đề này là ý kiến chủ quan của riêng tôi sau khi được tiếp thu chuyên đề trong năm 2014. Rất mong được sự góp ý chân thành của lãnh đạo và các đồng nghiệp để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan