Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn đề xuất phương pháp biên soạn câu hỏi kiểm tra ngữ văn lớp 12 theo hướng tí...

Tài liệu Skkn đề xuất phương pháp biên soạn câu hỏi kiểm tra ngữ văn lớp 12 theo hướng tích hợp liên môn góp phần thúc đẩy đổi mới kiểm tra, đánh giá

.PDF
10
143
110

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : …………………………………………… 1. Tên sáng kiến : Đề xuất phương pháp soạn câu hỏi kiểm tra đọc – hiểu môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn. (Phạm Quốc Tuấn, @THPT Trần Văn Kiết, Bùi Thanh Vinh, Lê Thanh Hiền, @THPT Diệp Minh Châu) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Môn Ngữ văn Trung học phổ thông. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết : (1) Những hiểu biết chung về tích hợp liên môn. - “Dạy học tích hợp liên môn” là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp... Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như : lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống ; giáo dục pháp luật ; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo ; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Còn mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí 1 để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. - Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ : Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện ; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học ; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo ; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống… - Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như : giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông... - Như một tất yếu, việc dạy học tích hợp liên môn phải đi liền với việc kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp liên môn. Sáng kiến này của chúng tôi tập trung vào phương pháp soạn câu hỏi kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn đó. (2) Việc ra đề theo hướng tích hợp liên môn là một thử thách cho giáo viên dạy môn Ngữ văn hiện nay. - Giáo viên Ngữ văn chưa hẳn đã nắm được hoàn toàn kiến thức chuyên môn của những môn tích hợp khác (như Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí ...) 2 - Phương pháp soạn câu hỏi kiểm tra theo hướng tích hợp liên môn là tương đối mới, chưa được áp dụng nhiều, chưa có được nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. - Không phải bài học môn Ngữ văn nào cũng có thể ra câu hỏi kiểm tra theo hướng tích hợp liên môn. - Và phải hiểu rằng việc soạn câu hỏi theo hướng này chỉ là một hoạt động tích cực và hiện đại, chứ không phải là một phương pháp mới, không phải là chìa khóa vạn năng để phát huy chất lượng giảng dạy. (3) Những sai lầm, hạn chế thường gặp khi soạn câu hỏi kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng tích hợp liên môn. - Có những câu hỏi được soạn quá đơn giản, không có tác dụng tích cực. Đây là các câu hỏi không có mục đích, thích gì hỏi nấy. Ví dụ : Trong các nhà văn Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Khoa Điềm, nhà văn nào sinh năm 1920 ? Hoặc là : Bác Hồ soạn Tuyên ngôn Độc lập ở đâu ? ... - Có khi lại có các câu hỏi quá khó, quá cá biệt, làm HS bị bất ngờ, bị động, đa số không trả lời được. Ví dụ : Nhà văn Nguyên Ngọc lấy bút danh là Nguyễn Trung Thành năm nào, tương ứng với giai đoạn lịch sử nào của công cuộc chống Mĩ cứu nước ?... - Cũng có câu hỏi không mang đặc trưng của môn Ngữ văn mà lệch trong tâm qua kiến thức của các môn khác. Ví dụ : Nguyên nhân tự nhiên nào làm cho dòng sông Hương (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường) khi từ giã Huế chảy ra biển lại quay lại gặp Huế lần nữa ? Tác giả đã nhân hóa điều đó thành chuyện gì ?... 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến : 3.2.1. Mục đích của giải pháp : 3 - Thực tế đã cho chúng ta thấy rằng giảng dạy cũng như kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp liên môn đem lại lợi ích là kích thích giáo viên nâng cao tư duy và không ngừng trau dồi kiến thức ở nhiều lĩnh vực, bộ môn khác nhau để có một nền tảng kiến thức sâu, rộng đủ để đáp ứng với những đòi hỏi ngày càng cao của dạy học hiện nay. Bên cạnh đó học sinh hứng thú với những tiết học và những bài kiểm tra hơn, dễ hiểu và hiểu sâu nội dung bài học. Đặc biệt các em sẽ có những chuyển biến rõ rệt trong khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. - Cần tích cực dạy học và kiểm tra theo hướng tích hợp - liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Từ đó khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đó là tính ứng dụng và thực tế của phương pháp dạy học tích hợp - liên môn. - Với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học và được kiểm tra các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc... - Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 3.2.2. Nội dung giải pháp : (1) Về việc chuẩn bị ra đề, soạn câu hỏi. - Kiến thức của giáo viên khi tích hợp phải chuẩn. Có thể tham khảo từ tài liệu, sách giáo khoa hoặc nhận sự hỗ trợ từ các giáo viên bộ môn khác. Người 4 ra đề phải nắm được chương trình, kiến thức cơ bản các môn khác, ít ra là ở phần tích hợp. - Mức độ tích hợp phải có liều lượng phù hợp. Người soạn câu hỏi phải hết sức cân nhắc trong việc này. Ví dụ : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : “... Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện...” (Trích “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” - Tố Hữu ) Câu 1. Đoạn thơ viết về chiến thắng lịch sử nào ? Những câu thơ được gạch dưới ở đoạn thơ trên nói về những liệt sĩ nào ? Câu 2. Hãy kể tên một vài biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó. Câu 3. Qua đoạn thơ anh, chị hiểu được những phẩm chất gì của người chiến sĩ Điện Biên ? 5 * Nhận xét : Câu 1 là hỏi về kiến thức lịch sử ; đó chỉ là đòn bẫy có liều lượng hợp lí để cho câu 2, câu 3 khai thác giá trị văn chương trong đoạn thơ của Tố Hữu. - Mục đích của câu hỏi phải được xác định thật rõ ràng, nhất là yêu cầu của câu hỏi phải tập trung vào đáp ứng đặc trưng của môn Ngữ văn. Ví dụ : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương (...) Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya? Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi Những đất tự do, những trời nô lệ Những con đường cách mạng đang tìm đi 6 (...) Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!" Hình của Đảng lồng trong hình của Nước Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười ...” ( Trích “Người đi tìm hình của nước” - Chế Lan Viên Câu 1. Đoạn thơ viết về hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ. Anh, chị hãy nêu thời gian và địa điểm Bác ra đi tìm đường cứu nước? Câu 2. Theo đoạn thơ, để hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác đã làm những việc gì ? Câu 3. Theo anh, chị, vì sao Bác khóc khi tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn ? Câu 4. Trình bày cảm nhận của anh, chị về câu thơ “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” trong 01 đoạn văn khoảng 200 chữ. * Nhận xét : Câu 1 hỏi về kiến thức Lịch sử (nêu thời gian và địa điểm Bác ra đi tìm đường cứu nước), nhưng là để thấy được ý nghĩa cao cả của hành động “Tìm đường đi cho dân tộc theo đi” của Bác. (2) Cấu trúc chung của các câu hỏi theo kiểu tích hợp liên môn : Cấu trúc này có thể linh hoạt, nhưng chúng tôi đề nghị là nên hỏi trước vào những kiến thức môn khác (như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...) , còn 7 câu hỏi - yêu cầu của môn Ngữ văn phải đặt ở vị trí phía sau hoặc vị trí nổi bật trong hệ thống câu hỏi. Ví dụ : - Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu : “Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, người châu Âu vẫn chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quần đảo Trường Sa với quần đảo Hoàng Sa. Cho đến năm 1787-1788, đoàn khảo sát Kergariou Locmaria mới xác định rõ vị trí của quần đảo Paracel (là quần đảo Hoàng Sa hiện nay) và từ đó người phương Tây mới bắt đầu phân biệt quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc với một quần đảo khác ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa. Đến năm 1791, Henry Spratly, người Anh, du hành qua quần đảo và đặt tên cho đá Vành Khăn là Mischief. Năm 1843 Richard Spratly đặt tên cho một số thực thể địa lý thuộc Trường Sa, trong đó có Spartly’s Sandy Island cho đảo Trường Sa. Kể từ đó, Spartly dần trở thành tên tiếng Anh của cả quần đảo. Đối với người Việt, thời nhà Lê các hải đảo ngoài khơi phía đông được gọi chung là Đại Trường Sa đảo. Đến thời nhà Nguyễn triều vua Minh Mạng thì tên Vạn Lí Trường Sa xuất hiện trong bản đồ Đại Nam nhất thống toàn thổ của Phan Huy Chú. Bản đồ này đặt nhóm Vạn Lí Trường Sa ở phía nam nhóm Hoàng Sa. Về mặt địa lí thì cả hai nhóm đều nằm dọc bờ biển miền trung nước Đại Nam…” (Theo Wikipedia) - Câu 1. Đoạn văn trên viết về vấn đề gì? Đoạn văn trên có những cơ sở nào chứng tỏ quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam? - Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu và thao tác lập luận chính của đoạn văn trên. - Câu 3. Đọc đoạn văn trên trong không khí chính trị - xã hội hiện nay, anh, chị có suy nghĩ gì về chủ quyền biển đảo Tổ quốc? (Viết đoạn văn khoảng 200 chữ). (3) Cách soạn đáp án, biểu điểm : Cho điểm từng phần, có phân lượng cụ thể, chính xác cho từng đơn vị kiến thức. (4) Rút ra những kinh nghiệm ban đầu : - Nhiều giáo viên bày tỏ sự lo ngại về việc trang bị kiến thức liên môn. Nhưng 8 theo chúng tôi, giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức, vì bản chất vẫn là dạy học và kiểm tra vào môn học – lĩnh vực mà mình đang giảng dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Với giáo viên, ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục. Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. - Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp : Có thể áp dụng cho giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn chương trình THPT, đặc biệt là giáo viên đang giảng dạy lớp 12, đang chuẩn bị cho học sinh bước vào kì thi quốc gia. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp : - Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học và kiểm tra theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức 9 liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Hi vọng rằng các thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm. - Chúng tôi đã bước đầu thực nghiệm soạn câu hỏi kiểm tra theo giải pháp này trên nhiều lớp và thu được những kết quả ban đầu : Giáo viên đầu tư nhiều hơn vào phương pháp, qui trình giảng dạy để cuốn hút học sinh vào bộ môn Ngữ văn. Giáo viên có thể xem sáng kiến này là một kênh tham khảo để tìm hiểu, nghiên cứu, vận dụng nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy vai trò học sinh làm trung tâm... Học sinh học tập và thực hiện kiểm tra tích cực hơn, hứng thú hơn do chủ động tiếp nhận, xử lí văn bản và thực hiện quá trình tự giáo dục. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu : Không. 3.6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có. 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến : Không có. 3.8. Tài liệu kèm theo gồm : 01 đơn yêu cầu công nhận sáng kiến. Người viết Phạm Quốc Tuấn 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan