Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy viết tiếng anh cho học sinh...

Tài liệu Skkn dạy viết tiếng anh cho học sinh

.DOC
15
264
148

Mô tả:

PHẦN A - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú ý đến sự phát triển giáo dục ở nhiều cấp học, bậc học. Trong đó, bậc học phổ thông được coi là một trong những bậc học quan trọng nhất. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy các bộ môn của bậc học này là hết sức cần thiết. - Hiện nay ở hầu hết các trường phổ thông trên toàn quốc bộ môn Tiếng Anh đã được vào giảng dạy. Ở tỉnh Yên Bái - một trong những tỉnh miền núi nghèo - việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh đã có những tiến bộ rõ rệt, song vẫn còn nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế đó là khả năng viết tiếng Anh của các em học sinh. - Là một giáo viên dạy tiếng Anh tại tỉnh nhà tôi mong muốn góp phần khắc phục những hạn chế đã nêu ở trên để việc dạy và học tiếng Anh tại địa phương đạt hiệu quả cao hơn. II- CƠ SỞ LÝ LUẬN Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh các em học sinh đã được tiếp xúc với bốn kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ, đó là: nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những kỹ năng quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh. Trong đó viết là một kỹ năng khó cho người học, nó đòi hỏi người dạy phải nắm được phương pháp giảng dạy hiệu quả và thực hiện tốt nguyên lý “Học đi đôi với hành”. III- CƠ SỞ THỰC TIỄN - Ở các trường THCS đều đã và đang sử dụng giáo trình Tiếng Anh mới, một giáo trình đòi hỏi học sinh phải phát triển đồng đều cả bốn kỹ năng. Trong đó kỹ năng viết là một kỹ năng mà người học cần dành thời gian luyện tập để khi giao tiếp được mạch lạc, rõ ràng. 1 - Để đảm bảo dạy và học đúng và đủ theo chương trình đồng thời mở rộng tăng cường luyện tập bốn kỹ năng cơ bản, đặc biệt là kỹ năng viết cho học sinh, giáo viên cần nghiên cứu, sưu tầm và sử dụng nhiều hình thức luyện tập cho phong phú, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của từng trường để có thể nâng cao trình độ tiếng Anh cho học sinh. PHẦN B - NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I- VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY VIẾT TRONG TIẾNG ANH Trong chương trình phổ thông hiện nay, dạy viết chủ yếu là nhằm phối hợp với các kỹ năng khác để làm phong phú thêm các hình thức luyện tập trên lớp, củng cố những kiến thức đã học, đồng thời giúp học sinh bước đầu làm quen văn phong, cấu trúc chặt chẽ của văn viết và học cách sử dụng hoạt động viết vào một số mục đích giao tiếp cụ thể. II- CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA MỘT BÀI DẠY VIẾT TIẾNG ANH Bước 1. Chuẩn bị viết (Pre-writing) a. Nghiên cứu bài mẫu về ba vấn đề: chủ đề - nội dung - dữ liệu (nếu sách học có nội dung này). b. Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chủ điểm sắp viết. Thu thập tài liệu trong đó có những ngữ liệu liên quan và sát thực với chủ điểm sắp viết để có mặt bằng chung về kiến thức cho tất cả học sinh. c. Xây dựng một khung mẫu cho bài viết: - Tìm các ý; - Tìm các ngữ liệu: cấu trúc, từ, cụm từ, ... Phần này yêu cầu học sinh phát huy sự đóng góp xây dựng bài, giào viên hướng dẫn và thống nhất chung. d. Sắp xếp các ngữ liệu thể hiện các chú ý của chủ điểm viết theo khung mẫu đã xây dựng. 2 Phần này yêu cầu học sinh viết cá nhân hoặc theo tổ, nhóm, cặp nhằm khuyến khích các em có khả năng xây dựng một dàn bài chi tiết để phục vụ cho việc viết bài. Bước 2. Tiến hành viết (While-writing) a. Viết cá nhân: Dựa trên dàn bài đã có HS tiến hành viết nháp. Lúc này học sinh chủ động viết bằng các ngữ liệu có sẵn, bằng kinh nghiệm đã được tích luỹ, phát triển văn phong riêng của mình. b. Có thể cho học sinh viết theo nhóm, nhóm phân công mỗi người viết một đoạn hoặc một ý, sau đó cử một người viết tập hợp lại cả bài. Trong lúc học sinh viết bài giáo viên đi xung quanh các nhóm để giúp những HS yếu hoàn thành bài viết của mình hoặc giúp đỡ những HS khác nếu cần thiết. Bước 3. Chữa bài (Post-writing) Chữa bài là bước rất quan trọng. Ở bước này, bài viết của HS phải được sửa sang để không những đạt được độ chính xác về nội dung ngôn ngữ mà còn phải đạt được một văn phong trong sáng, mạch lạc và có tính thuyết phục. Đây cũng là bước hoàn thiện về bài dạyviết nên GV cần chú ý và không được bỏ qua để giúp HS hoàn thiện và tự hoàn thiện kiến thức. a. Các vấn đề cần chú ý khi chữa bài: - Nội dung: Đủ, thiếu hay thừa? - Từ, cụm từ, câu đã sử dụng đúng hay sai, phù hợp chưa, lỗi? - Cách diễn đạt: Rõ ràng? Bố cục? b. Các hình thức chữa bài viết của học sinh: Sau khi GV đưa ra các tiêu chí về các mặt của bài viết, có thể tiến hành chữa bài theo các hình thức sau: 3 - Chữa bài tập thể: GV chọn một bài bất kỳ để cả lớp cùng nhận xét, chữa và đánh giá. - HS chữa chéo cho nhau. - HS chữa theo nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và nêu những lỗi cơ bản mà HS đã mắc phải khi viết. * Tóm lại: Trong quá trình dạy viết tiếng Anh, GV luôn là người hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động của HS khi viết. Qua việc thực hiện nhiệm vụ ở nhà và trên lớp, HS rất tích cực chuẩn bị bài, xây dựng bài trên lớp và hợp tác với GV để rèn luyện khả năng tự lập, tự chủ sáng tạo và các em cũng tự tin, phấn khởi học tập trong phần viết. III- CÁC BƯỚC ĐÃ LÀM 1. Vào bài (Warm up) Để HS thích nghi với bài học mới tôi thường tạo không khí dễ chịu giữa thầy và trò, tạo thế chủ động, tự tin cho HS bằng các hoạt động như: Tự giới thệu mình, chào hỏi HS, hỏi chuyện, kể chuyện vui hoặc chơi trò chơi ngôn ngữ. 2. Giới thiệu ngữ liệu mới (Presentation) Quan điểm lâu nay đều cho rằng viết là hoạt động chỉ nên xảy ra ở những giai đoạn sau của quá trình dạy và học. Ít khi chúng ta nghĩ rằng hoạt động viết lại diễn ra ngay ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới. Với quan điểm giao tiếp mới hiện nay, hoạt động viết có thể được tiến hành tại bất kỳ giai đoạn nào của quá trình dạy học. Ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu mới tôi có thể sử dụng viết trong các hoạt động như tái tạo lại mẫu câu vừa được giới thiệu, chép lại mẫu câu trên bảng để ghi nhớ ... Có nhiều dạng bài tập chép lại (Copying) như: - Mỗi HS sẽ chép một lời đối thoại từ một bài dialogue đã học và chuyền cho HS bên cạnh chép một câu đối thoại phù hợp với câu trước. Cách làm này tương tự 4 thực hiện hội thoại dây chuyền (chain dialogue) trong đó HS xây dựng một bài hội thoại bằng cách chọn từ bất cứ bài học nào đã học các câu khởi đầu và các câu đáp lại cho có nghĩa. - Học sinh chép phần đầu của một câu, chuyền qua cho bạn chép tiếp phần cuối để hoàn thành câu. Bằng cách này HS buộc phải hiểu nội dung những gì mình đang chép lại chứ không máy móc chép lại mà không hiểu nội dung. - HS đặt câu bằng cách chép lại các phần từ bảng lắp ghép. Ví dụ: Make 6 sentences by selecting one segment from each column in the following table: Nga meets Hoa outside the school the policeman sees the boy behind the house the girl finds the dog in the street the teacher notices the doctor near the theater - HS tái tạo lại bài hội thoại hoặc một đoạn văn bằng cách chép lại những mẩu lộn xộn của bài hội thoại hay đoạn văn đó; Ví dụ: Reproduce the narative by copying those jumbled sentences in the right order. Cong Vinh rushed and headed. He passed the ball to Cong Vinh. It was in the second half of the match between Viet Nam and Singapore. Tan Tai got a pass from Vu Phong in the right wing. The score was 1-0. 5 It was a very beautiful goal. Ngoài ra ở giai đoạn giới thiệu ngữ liệu tôi cũng có thể đưa các bài tập luyện viết như: điền vào chỗ trống, hoàn thành câu, viết một đoạn văn tương tự như mẫu hay xây dựng hội thoại có hướng dẫn. - Xây dựng hội thoại có hướng dẫn (Constructing dialogues) + GV đưa ra một bài đối thoại mẫu đồng thời cung cấp những từ chủ chốt. HS dựa vào bài mẫu và dùng những từ đã cho để viết một bài tương tự như bài mẫu. Ví dụ: Step 1. Read this dialogue: A. Give me that book, please. B. Which one? A. The big one on the table. B. Here you are. A. Thank you. Step 2. Use these key words to write similar dialogues: a) umbrella/ red/ behind/ armchair. b) box/ small/ on top of/ shelf. c) ball/ green/ near/ door. + GV cung cấp các câu lộn xộn, HS sắp xếp lại để tạo thành một bài hội thoại hợp lý. 6 Ví dụ: Put these sentences in their correct order to form a dialogue: BA LAN a) How do you go to school? a) Only 1,000 dong. b) How much does it cost? b) About 20 minutes. c) How long does it take? c) By bike + GV cung cấp một bài hội thoại chưa hoàn thành và một số câu không theo trật tự của bài, HS hoàn thành bài hội thoại bằng cách chọn các câu cho sẵn điền vào chỗ thích hợp. Ví dụ: Use these sentences which are not in the correct order to complete the following dialogue: - Do you like it? - I’ve never seen you there. - I have to go and take my motorbike. - I’m Mai. - At the language center. A. My name’s Kate. B. ...................................................... A. Where do you work? B. ...................................................... A. Really? I work there, too. B. ...................................................... 7 A. Well, it’s a big place and I only started last week. B. ...................................................... A. Oh, yes. It’s fun. B. ...................................................... A. Do you? Well, I’ll see you some other time then. Với bài tập này, GV cũng có thể chỉ đưa ra bài hội thoại chưa hoàn chỉnh như trên song không cung cấp các câu cho sẵn, HS tự tìm câu phù hợp theo ý mình để điền vào chỗ trống. 3. Các hoạt động giao tiếp qua viết (Communicative writing activities) Một số hoạt động giao tiếp được thực hiện ngay tại lớp rất có hiệu quả. HS được luyện tập sử dụng ngôn ngữ đã học vào những hoạt động giao tiếp thông qua viết về những điều gần giống với cuộc sống thật, đồng thời củng cố những phần đã được thực hành qua nói. - Writing messages: Học sinh tự viết chuyền cho nhau những yêu cầu, đề nghị đơn giản. Những mẩu giấy có ghi đề nghị này được chuyển tới người nhận, HS nhận được lời đề nghị sẽ phải viết đáp lại hoặc giải thích yêu cầu, đề nghị của bạn mình. Ví dụ: Nam, Give me your pen. Minh, What is the date today? Mai, Write me your phone number 8 - Cooperative writing: HS làm việc theo nhóm, cùng viết một câu chuyện ngắn. Cách làm như sau: + Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy trắng. GV có thể cho câu mở đầu của câu chuyện lên bảng. + HS chép lại vào tờ giấy của mình sau đó suy nghĩ và viết câu tiếp theo của câu chuyện. + Tiếp theo, HS trao tờ giấy của mình cho người ngồi bên trái để viết tiếp câu chuyện. Cứ như vậy cho đến khi tờ giấy trở lại chủ nhân của nó để người này viết câu kết thúc cho chuyện. + Kế tiếp, GV yêu cầu HS đọc câu chuyện của mình cho cảc lớp cùng nghe. + Cuối cùng, GV hướng dẫn HS sửa lỗi (nếu cần thiết). - Letter writing: Viết thư là một trong các hình thức giao tiếp viết phổ bến nhất. HS có thể học được nhiều cách biểu hiện chức năng khác nhau như: thư mời, thư xin lỗi, cám ơn, chúc mừng, ... Qua việc tập viết thư, HS không chỉ quan tâm đến tính chuẩn xác của ngôn ngữ mà còn phải xét đến đối tượng người đọc, các yếu tố giao tiếp, văn hoá xã hội có liên quan. Các bài tập viết thư có thể bắt đầu bằng những mẩu thư ngắn (messages), ngôn ngữ rất đơn giản để chuyền quanh lớp như sau: Dear Hoa, I like your shoes. Where did you buy them? Yours, Nga. 9 Trả lời: Dear Nga, Thank you for your note. I bought the shoes in Yen Bai supermarket. By the way, I like your new hat. How much did it cost? Yours, Hoa Giáo viên cũng có thể ra tình huống yêu cầu HS viết thư. Ví dụ: Send your friend an invitation letter to a party and request him/ her to bring certain items for the party. You can use these structures: Would you like to .............? Will you please bring ........? HS viết: Dear Nga, Would you like to come to my party on Saturday, March 7? It starts at 8 o’clock. If you can come, will you please bring two glasses and some records. Best wishes Yours, Hoa. - List making: Liệt kê để ghi nhớ những điều cần phải làm cũng là một hình thức viết phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. 10 Ví dụ: - Shopping list; - List of things to do tomorrow; - List of people to invite to a party. Cùng với bài tập này GV có thể đồng thời cho HS làm các bài luyện tập xếp theo thứ tự vần A, B, C hay ttỏ chức phân loại, phân nhóm .... Ví dụ: 1- Write down what you would take with you for a week holiday at the sea. 2- Make a shopping list for the class’s party. Then bring your list to the class discussion. - Interviews: Phỏng vấn là một thủ thuật phổ biến cho luyện giao tiếp nói đồng thời cũng có thể sử dụng rất tốt trong luyện viết. Ví dụ: Ở giai đoạn đầu GV có thể cùng làm việc với cả lớp soạn ra một số câu hỏi phỏng vấn như: - Where do you live? (address/ house or apartment?) - Who do you live with? (family/ friends/ alone?) - What do you do in your free time? - What are you good at? - Where do you often go on vacation? Cho HS làm việc theo cặp phỏng vấn và ghi lại câu trả lời ở dạng đầy đủ, sau đó sắp xếp thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 11 Nếu HS ở trình độ khá hơn, có thể để các em tự đặt câu hỏi, phỏng vấn lẫn nhau, viết câu trả lời thành một đoạn văn hoàn chỉnh để trình bày trước cả lớp. - Phối hợp các kỹ năng: + Cho HS nghe một câu chuyện, một bài hội thoại, một bài khoá sau đó yêu cầu tái tạo lại ở dạng viết (cho gợi ý hoặc không) + HS làm bài nói sau đó viết lại những gì vừa nói. + HS nghe, ghi lại thông tin cần thiết và nói lại. + HS được cung cấp thông tin ở dạng tóm tắt (notes), số liệu (figures), tranh (pictures), bảng biểu (charts), bản đồ (maps), bài hội thoại hay bài khoá chưa hoàn chỉnh (incomleted dialogue or text) sau đó được yêu cầu viết thành bài hoàn chỉnh rồi nói (talk), thảo luận (discuss), hay báo cáo lại (report) trước lớp. + HS được cung cấp gợi ý (tranh, lời nói hoặc nghe băng) sau đó thực hiện một bài viết. 4. Chữa bài viết (Post-writing) Việc chữa bài viết của HS là cần thiết. GV có thể chữa theo những cách sau: 1) Tự chữa: GV hướng dẫn cho HS sau mỗi bài tập viết có thói quen tự rà soát, kiểm tra lại bài. GV có thể đưa ra một số câu hỏi gợi ý để HS soát lại như: a. Did you use a capital letter? b. Did you use a full stop or a question mark? c. Did you put the right form of the verbs after he/ she? d. Can your friend understand your sentence? 2) HS trao đổi bài và chữa bài cho nhau dưới sự hướng dẫn của GV. 12 3) GV gạch chân hoặc đánh dấu lỗi; HS tự chữa lỗi của mình; GV kiểm tra lại. 4) Giáo viên chữa lỗi viết cho HS. IV- KẾT QUẢ THU ĐƯỢC - Tăng cường hứng thú học tập ngoại ngữ cho HS; - Giúp GV thực hiện nguyên tắc “Lấy HS làm trung tâm”, dần dần chấm dứt những phương pháp kém hiệu quả, không còn phù hợp trong dạy ngoại ngữ như thuyết trình, dịch sang tiếng Việt, dạy chay, ....; - HS có kỹ năng quan sát, nhận thức, vận dụng ngoại ngữ trong giao tiếp; - Tăng thêm sự hấp dẫn của môn Tiếng Anh đối với các em HS. PHẦN C - KẾT LUẬN 1. Ưu điểm: GV đã và đang thực hiện nguyên lý: “Học đi đôi với hành, lấy HS làm trung tâm”. Giúp HS nắm vững kiến thức, tạo hiệu quả thiết thực trong việc học tập bộ môn Tiếng Anh. Gây hứng thú, tạo niềm tin trong học tập đối với HS. Rèn luyện kỹ năng viết cho HS theo phương pháp mới. 2. Hạn chế: Lớp học đông, HS chưa có điều kiện học tập thuận lợi. Cơ sở vật chất, các phương tiện dạy - học ngoại ngữ, đồ dùng, thiết bị dạy học còn hạn chế. 13 Chưa có giáo viên chuyên sâu cho dạy học theo từng kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết môn Tiếng Anh. 3. Ý kiến đề nghị: - Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho HS học tập. - Tăng cường phương tiện và đồ dùng dạy học cho bộ môn Tiếng Anh. - Tạo điều kiện để giáo viên tìm tòi, học hỏi và mở rộng tầm nhìn về kiến thức chuyên môn cũng như hiểu biết xã hội./. Đông Cuông, tháng 03 năm 2009 Người thực hiện Nguyễn Đức Đông PHẦN D - ĐÁNH GIÁ CỦA NHÀ TRƯỜNG 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan