Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy trẻ khuyết tật...

Tài liệu Skkn dạy trẻ khuyết tật

.DOC
13
504
89

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT” 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện quyết định số 23 của Bộ GD& ĐT về giáo dục hoà nhập dành cho người khuyết tật, chúng tôI đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trong công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Để thực hiện mục tiêu giáo dục hoà nhập cho người khuyết tật, giúp trẻ khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những trẻ khác khác, mỗi trường học, mỗi người làm công tác giáo dục cần xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, để tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với nội dung, chương trình, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ khuyết tật. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập là việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học. Đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu trong qua trình dạy học. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giúp học sinh có hứng thú học tập, lĩnh hội tri thức tốt hơn, nhanh hơn. Đồ dùng dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. Nó đảm bảo tính trực quan, tạo cho học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học, đồng thời nó tạo điều kiện cho học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Đặc biệt đối với trẻ khuyết tật, đồ dùng dạy là con đường giúp trẻ khuyết tật khắc phục những đặc điểm khó khăn của mình để thể tham gia vào các hoạt động học tập. Đặc trưng của trẻ khuyết tật là chậm nhớ, mau quên, ghi nhớ một cách máy móc nên việc việc sử dụng đồ dùng dậy học trong các 2 tiết học lại càng quan trọng. Đồ dùng dạy học kích thích khả năng nhận thức của trẻ khuyết tật là điều kiện tiên quyết để trẻ tham gia vào các hoạt động học tập. Xuất phát từ tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trong các tiết học và các điều kiện khách quan của trường, chúng tôi thiết nghĩ việc tự làm đồ dùng dạy học là rất cần thiết đối với bậc tiểu học nói chung và đối với trẻ khuyết tật nói riêng. Bởi vậy, trong những năm qua, trường Tiểu học B trực Đại chúng tôi phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học cho học sinh nói chung và cho trẻ khuyết tật nói riêng và được các đồng chí giáo viên nhiệt tình hưởng ứng. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: I/ Đặc điểm tình hình nhà trường a,Thuận lợi: -Trường tiểu học B Trực Đại hàng năm có khoảng từ 350 đến 450 em học sinh tiểu học trong đó có khoảng từ 17 đến 25 em khuyết tật ở các độ tuổi khác nhau từ 6 đến 14 tuổi,chúng tôI đã huy động được khoảng 15 đến 17 em học hoà nhập chiếm tỷ lệ khoảng trên 80% tổng số trẻ khuyết tật. Đây là một tỷ lệ rất cao so với bình quân chung của toàn huyện. Học sinh chủ yếu 3 là con em của những người nông dân thuần tuý nên các em có tính cần cù, tiết kiệm, các em chịu khó sưu tầm các vật liệu làm đồ dùng học tập. -Trường có 25 giáo viên đa số giáo viên của trường là người địa phương, rất tâm huyết với nghề. Có lòng nhân hậu, yêu thương học sinh. Thông cảm với nỗi bất hạnh của học sinh khuyết tật. Nhận thức được việc giáo dục trẻ khuyết tật là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội và cộng đồng. Giáo dục trẻ khuyết tật là một nhiệm vụ mà ngành giáo dục phải phấn đấu nhằm thực hiện đúng pháp luật của nhà nước và công bằng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật, giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, trong đó có việc sử dụng thiết bị dạy học và sự cần thiết phải bổ sung thêm thiết bị dạy học tự làm. - Trường được tiếp nhận một đồng chí giáo viên có chuyên môn, được đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập. Với trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, đồng chí đã tìm hiểu rõ khả năng, nhu cầu của từng dạng trẻ khuyết tật từ đó thiết kế một số đồ dùng phù hợp với từng dạng trẻ khuyết tật góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập. Các ban ngành, đoàn thể trong xã luôn quan tâm đến phong trào giáo dục. Các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trường học khang trang, bàn ghế đầy đủ đúng quy cách tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập và vui chơi. - Trong những năm qua, trường có phong trào làm đồ dùng dạy học rất sôi nổi,luôn được phòng giáo dục đào tạo Trực Ninh đánh giá cao. Đặc biệt, 4 năm học 2007–2008 trường đã có một số bộ đồ dùng dự thi cấp tỉnh đạt giải nhất và được hội đồng giám khảo đánh giá cao. Phát huy thành tích đã đạt được, công tác tự làm đồ dùng dạy học nhằm năng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập càng được hưởng ứng mạnh mẽ hơn. b,Khó khăn: Số học sinh khuyết tật của trường có độ tuổi không đồng đều, được xếp vào các khối khác nhau và chia ra các dạng tật khác nhau nên yêu cầu về phương pháp giảng dạy, đồ dùng và phương tiện dạy học khác nhau đòi hỏi giáo viên phải có nhiều loại đồ dùng trong một tiết học Đa số các đồng chí giáo viên dạy trẻ khuyết tật là các đồng chí giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài việc giảng dạy trên lớp các đồng chí còn có nhiều công việc khác liên quan đến công tác chủ nhiệm, vì vậy thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng dạy học còn rất hạn chế. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách đầu t ư cho việc làm đồ dùng dạy học cũng hạn hẹp, nên nhiều ý t ưởng làm những bộ đồ dùng mang tính hiện đại, quy mô chưa được thực hiện. Tuy cơ sở vật chất được đầu tư đủ nhưng bàn ghế, phòng học chức năng và các thiết bị dạy học còn đơn điệu chưa đảm bảo được yêu cầu giáo dục hiện nay do đó có ảnh hưởng đến vị trí ngồi và việc đi lại của những em học sinh khuyết tật đặc biệt. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và giáo dục trẻ khuyết tật còn hạn chế. Thiêt bị dạy học dành cho trẻ khuyết tật còn thiếu. 5 II/Tổ chức chỉ đạo: Điều tra, phát hiện trẻ khuyết tật có trong địa bàn dân cư thuộc trách nhiệm quản lý của nhà trường, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch, phân loại các dạng tật để có kế hoạch chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp.  Cuối mỗi năm học, nhà trường thống kê lại số thiết bị Bộ cấp, số thiết bị do giáo viên tự làm sau đó lên kế hoạch cụ thể, phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học cho năm học mới tới tất cả giáo viên và học sinh. Chỉ tiêu trong năm học này mỗi thầy cô giáo có ít nhất 1 đồ dùng dạy học tự làm cho học sinh khuyết tật. Không làm những đồ ding đã có , đã làm.  Để đảm bảo có đồ dùng, phương tiện dạy học cho tong dạng trẻ khuyết tật, hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch cho công tác tự làm đồ dùng dạy học thật chi tiết, cụ thể. Xác định rõ mục tiêu, nội dung công việc, có phân công nhiệm vụ rõ ràng.  Thành lập đội ngũ côt cán phụ trách thiết bị dạy học bao gồm Ban Giám hiệu, tổ trưởng các tổ, giáo viên cốt cán của trường.Các thành viên trong bộ phận này đều có kế hoạch về công tác tự làm đồ dùng dạy học. Kế hoạch phải chi tiết, dựa trên kế hoạch chỉ đạo chung của nhà trường. Mỗi thành viên trong bộ phận này có trách nhiệm triển khai kế hoạch, nội dung, công việc tự làm đồ dùng đến từng giáo viên trong tổ, khối. *Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, đồng chí Hương(Giáo viên có chuyên môn về lĩnh vực này ) hướng dẫn, tư vấn thêm cho giáo viên về cách 6 dạy trẻ khuyết tật ở các dạng đặc biệt như trẻ khiếm thính, khiếm thị…Thống nhất và chọn ra phương pháp dạy học tích cực và thích ứng đối với từng môn học, từng thể loại bài giảng. Trên cơ sở đó xác định phương pháp, yêu cầu, thiết bị chủ yếu cho mỗi bài giảng. Tổ chức dạy mẫu để giáo viên trong trường học tập cách sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao.  Hàng tháng tổ chức hội thảo về việc tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong từng môn học, từng dạng trẻ khuyết tật để rút kinh nghiệm và biểu dương những đồng chí có ý tưởng sáng tạo về đồ dùng tự làm. Trao đổi kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập.  Tổ chức tổng kết công tác tự làm đồ dùng dạy học theo kỳ. Cứ 2 tháng tổng kết 1 lần. Đội ngũ cốt cán của trường thống kê về số lượng đồ dung tự làm và thẩm định về hiệu quả sử dụng đồ dùng đó trong dạy học, sau đó xếp loại đồ dùng và đánh giá thi đua theo định kỳ như đánh giá chất lượng dạy học. *Hàng năm tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm,viết sáng kiến kinh nghiệm về công tác tự làm đồ đùmg dạy học cho trẻ khuyết tật có giải thưởng để khuyến khích, động viên những đồng chí có đồ dùng tự làm và sáng kiến kinh nghiệm về công tác tự làm đồ dùng dạy học cho trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt. Đưa công tác tự làm đồ dùng dạy học vào một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá thi đua cho mỗi đồng chí giáo viên. Đội ngũ cốt cán phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội tuyên truyền về mục đích sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các hoạt động giáo dục và dạy 7 học trẻ khuyết tật từ đó tất cả mọi thành viên trong hội đồng nhà trường có ý thức bảo quản, sủ dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đồng thời phát động học sinh tích cực tìm kiếm, sưu tầm, các đồ dùng dạy học cho các bạn khuyết tật. *Chỉ đạo các đồng chí giáo viên thực hiện việc sử dụng đồ dùng theo một nguyên tắc cơ bản. Sử dụng đúng mục đích, đúng chỗ, đúng lúc. Đảm bảo phù hợp với nhu cầu, hứng thú,và đặc điểm hoạt động nhận thức của tong dạng trẻ khuyết tật. Đồ dùng dạy học chỉ có hiệu quả khi trẻ khuyết tật thích thú khám phá nhận thức với đồ dùng đó. Căn cứ vào đặc điểm trẻ khuyết tật của trường, chúng tôi phân loại trẻ khuyết tật của trường thành 3 nhóm chính là: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, Trẻ khiếm thính, Trẻ khiếm thị. + Đối với trẻ chậm phát triển trí tụê , đồ dùng dạy học cho các em cũng như đồ dùng cho học sinh phát triển bình thường, nhưng chúng tôi chú ý nhiều hơn về tính thẩm mỹ nhằm cuốn hút các em vào hoạt động học tập. Môn toán: Để giúp các em học toán có hiệu quả, giáo viên cần chú ý đến các loại vật liệu, thiết bị và đồ dùng học toán. Đối với học sinh lớp 1, đa số các em nắm được khái niệm thông qua việc thực hành, các em cần có nhiều cơ hội để khám phá các khái niệm này bằng cách sử dụng nhiều vật liệu, đồ dùng cụ thể qua đó giúp các em phát triển kỹ năng học toán cơ bản và hỗ trợ việc học tập tích cực trong dạy và học. 8 Các vật liệu và đồ dùng trong môn toán lớp 1: Đồ dùng dạy phần số: thường là các băng số. Bộ thẻ số được làm bằng bìa Vỏ sò để dạy học sinh đếm và chơi trò chơi Que tính bằng nhựa, hoặc bằng đũa tre để thực hiện các phép tính và giá trị các hàng. Các bộ trò chơi “ Rắn và thang” ; “ Ghép hình cua” ; “ Câu cá”. Môn Tiếng Việt: Ngoài những bức tranh trong SGK, chúng tôi đã làm bộ tranh rời, động bằng bìa cat-tông, nam châm, giấy màu. Cắt bìa thành những mô hình như ( ngôi nhà, đàn gà, gà mẹ, gà con, cây, một số con vật ) theo nội dung bài học. Với bộ tranh này chúng tôi có thể dùng để dạy một số bài của phân môn mỹ thuật, phân môn thủ công… Đặc biệt với bộ tranh này, chúng tôi còn giúp cho trẻ khiếm thị phát triển xúc giác thông qua việc sờ hình nổi. Thông qua việc sờ các mô hình, học sinh hình dung được cấu tạo bên ngoài của đồ vật, con vật từ đó các em dễ dàng hơn trong việc hình thành khái niệm. Đối với trẻ khuyết tật khiếm thị: Chúng tôi đã tham khảo và thiết kế bộ thẻ chữ, thẻ số (Braille). Giáo viên hướng dẫn trẻ sờ các chấm nổi trên thẻ chữ, thẻ số Braille. Môn Tiếng Việt: 9 Khi đọc các chữ cái Tiếng Việt, trẻ sờ đọc dúng vị trí chấm nổi trong ô. trên cùng một dòng đếm xuôi, đếm ngược vị trí chấm nổi xem thẻ đó là ký hiệu của âm nào. Dùng thẻ chữ đó, trẻ nhanh thuộc bảng chữ cái và dễ dàng hơn khi viết chữ Braille. Môn toán: Khi sờ thẻ ký hiệu môn toán, trẻ nhanh thuộc những quy định của hệ thống ký hiệu Braille trong môn toán từ đó giúp các em tránh nhầm lẫn các số khi làm toán Bộ thẻ chữ, thẻ số này còn gíup các em học tập các tiết học cá nhân, học nhóm rất hiệu quả. Đối với trẻ khuyết tật khiếm thính Ngoài việc sử dụng tranh ảnh, vật thật như trẻ chậm phát triển trí tuệ, chúng tôi còn thiết kế bảng chữ cái ngón tay. Chúng tôi dùng những mảnh xốp cắt thành các ký hiệu chữ cái ngón tay. Khi dạy trẻ chúng tôi kết hợp bảng chữ cái ngón tay này với chữ viết và ký hiệu ngôn ngữ giúp trẻ luyện phát âm. III/ Kết quả đạt được: Từ năm học 1998 – 1999 đến nay, mỗi năm học trường tôI có khoảng 20 đến 24 học sinh khuyết tật. Trong những năm học 2002 -2003 trở về trước, do chưa trú trọng đến công tác giáo dục trẻ khuyết tật, đồ dùng dạy học còn đơn điệu nên chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật còn thấp. Tỷ lệ trẻ khuyết tật học hoà nhập chỉ đạt dưới 50% . 10 Từ năm học 2006 – 2007, với tinh thần chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, trú trọng đến công tác giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập, các đồng chí giáo viên luôn quan tâm đến nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Đặc biệt đã sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục đích, đúng yêu cầu tiết học làm kích thích học sinh tích cực lĩnh hội kiến thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập, trong 3 năm qua trường đã bổ sung thêm nhiều bộ thiết bị dạy học tự làm đơn giản nhưng có hiệu quả sử dụng cao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập . Qua các giờ học có ý nghĩa, có hiệu quả, các em được tham gia các hoạt động học tập cùng bạn bè, các em càng thấy mến trường, mến bạn hơn. Các em cảm nhận được niềm vui sau mỗi ngày đến trường,vì vậy tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật học hoà nhập của trường tiể học B Trực Đại trong 3 năm qua đạt tỷ lệ 80% đến 100%. Đảm bảo duy trì sĩ số 100% từ đầu năm học đến cuối năm học. Số lượng trẻ khuyết tật học hoà nhập sau mỗi năm học tăng cụ thể là: Năm học Tổng trẻ số Số trẻ học Số hoà nhập lên lớp 18 15 khuyết tật 2004 - 27 trẻ 2005 11 được Tỷ lệ % 2005 - 23 19 18 - 23 16 16 - 21 15 15 - 20 20 2006 2006 2007 2007 2008 2008 2009 Từ những kết quả trên, chúng tôi thấy thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng trong dạy học ở tiểu học, nhất là đối với học sinh khuyết tật. Nó không chỉ thực hiện chức năng minh hoạ mà còn là nguồn tri thức để học sinh khám phá và phát huy tính tích cực trong học tập. - Đồ dùng dạy học là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các tiết học. - Đồ dùng dạy học đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học. - Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú nhận thức của học sinh. - Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. 12 - Đồ dùng dạy học đảm bảo tính trực quan, tạo điều kiện mở rộng nội dung sách giáo khoa, giúp học sinh khả năng tiếp cận nội dung bài học. III/ Kiến nghị, đề xuất: Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập trong các nhà trường chúng tôi có một số ý kiến đề xuất như sau: - Bộ Giáo dục cần hỗ trợ phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với các loại tật dành cho trẻ khuyết tật học hoà nhập ở các trường. - Mở thêm các lớp tập huấn về giáo dục hoà nhập cho cộng đồng. - Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của những đơn vị điển hình trong và ngoài tỉnh để làm tốt công tác giáo dục trẻ khuyết tật hoà nhập. - Nhà nước cần có chính sách động viên kịp thời cho giáo viên trực tiếp dạy học sinh khuyết tật học hoà nhập. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan