Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài cho học sinh bằng việc đi khảo sát...

Tài liệu Skkn đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài cho học sinh bằng việc đi khảo sát thực tế

.PDF
6
113
131

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi) ................................................................... (Hồ Minh Thiện, @THPT Chê Guê-va-ra) I. TÊN SÁNG KIẾN: - Tên: “Đẩy mạnh công tác Khuyến học, khuyến tài cho Học sinh bằng việc đi khảo sát thực tế” - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Xã hội hóa giáo dục II. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN: 1. Tình trạng giải pháp đã biết: Là một trường THPT có số lượng học sinh khá đông và nhiều thành phần, đa số là các em ở vùng nông thôn trong đó còn nhiều em ở các xã nghèo đang học tập tại trường. Gia đình của các em phần đông là nông dân, chưa có nghề nghiệp ổn định: phải đi làm thuê, đau ốm bệnh tật, mất sức lao động, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em,... Do đó, các em phải bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Vì vậy, việc đến nhà để khảo sát, tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, giúp đỡ, động viên các em vượt qua hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục đến trường bằng những phần quà phần học bổng của các nhà hảo tâm, hội khuyến học,... là một việc làm hết sức cần thiết. Hàng năm Hội Khuyến học của các cấp, của trường đã vận động các nhà hảo tâm triển khai nhiều chương trình để giúp đỡ học sinh nghèo, vận động học sinh đến trường trong năm học mới, gặp gỡ động viên các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, xem xét và trao nhiều xuất học bổng giúp đỡ các em học sinh có điều kiện tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn cho việc xem xét và lựa chọn những học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn chưa được chính xác, có thể còn xót lại những học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn. Việc sai sót này có thể dẫn đến những học sinh này phải bỏ học giữa chừng để đi làm thuê, làm mướn,…vì không được động viên và trợ 1 giúp kịp thời để tiếp tục đến lớp. Mặt khác có thể làm giảm đi sự nhiệt tâm và tin tưởng của các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ cho chương trình khuyến học này. Vì vậy, là một thành viên trong Ban chấp hành Đoàn trường tôi được nhà trường phân công hỗ trợ cho việc xem xét, tìm hiểu và lập danh sách những học sinh có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn trong nhà trường để động viên và trao học bổng. Ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch lập danh sách và đi khảo sát thực tế gia đình của những học sinh có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn giúp cho việc chọn lựa và thành lập danh sách này được hoàn chỉnh và chính xác hơn. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của giải pháp: Bản thân nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Giúp đỡ, động viên những học sinh nghèo, hoàn cảnh gia đình khó khăn được tiếp tục con đường học vấn; - Vân động những học sinh có nguy cơ bỏ học tiếp tục đến lớp; - Gây quỹ hội khuyến học, khuyến tài ngày càng lớn mạnh vì: có được lòng tin từ các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm,... - Chia sẽ với đồng nghiệp kinh nghiệm trong việc tìm hiểu, xem xét, lựa chọn những học sinh thật sự khó khăn để kịp thời giúp các em có điều kiện tiếp tục con đường học tập; - Bản thân học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; - Hưởng ứng tích cực phong trào thi đua viết Sáng kiến kinh nghiệm của trường và của Công Đoàn ngành Giáo dục phát động. Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài: - Danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần trợ giúp được thành lập dựa trên việc đi khảo sát, tìm hiểu thực tế và họp xét chọn kĩ lưỡng trước khi các nhà tài trợ cho quà và học bổng nên chủ động hơn trong công tác chọn lựa, lập danh sách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả (không như trước đây, do yêu cầu lập danh sách và hồ sơ các em được nhận học bổng trong thời gian rất gấp rút nên việc lập danh sách này chỉ có thể dựa vào sự giới thiệu của các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các học sinh trong lớp mà thôi); 2 - Sáng kiến kinh nghiệm này đặt ra vấn đề mới để các bạn đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu cho thấy được việc đi khảo sát thực tế hoàn cảnh của những học sinh được xem xét trao học bổng là rất khách quan, minh bạch, công khai và hiệu quả tạo được sự tin tưởng của đông đảo quần chúng nhân dân và các nhà hảo tâm. Nội dung giải pháp: Để chọn được những học sinh xứng đáng và đủ điều kiện để nhận học bổng của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm ta cần phải: - Lập danh sách học sinh khó khăn đang cần sự giúp đỡ để kịp thời trao tặng học bổng, sách vở, quần áo, hỗ trợ học phí…. bằng những biện pháp sau: + Phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự các lớp hoặc các nguồn thông tin khác như các bạn ở gần nhà, bạn bè ở trường,…để thu thập thông tin những học sinh khó khăn ở các lớp và ghi nhận lại với biểu mẫu như sau: DANH SÁCH HỌC SINH KHÓ KHĂN NĂM HỌC:………. STT Họ và tên Ngày sinh Giới tính Lớp Thuộc diện Họ tên cha Họ tên mẹ Địa chỉ SĐT liên hệ Ghi chú … … … … … … … … … … … + Kết hợp với Đoàn thanh niên, ban Giám hiệu tổ chức gặp gỡ, giao lưu tình cảm, trò chuyện, giáo dục tâm lý trong giờ sinh hoạt dưới cờ để các bạn học cùng lớp hoặc bản thân các em có thể chủ động, mạnh dạn kể rõ hoàn cảnh khó khăn của mình với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ làm công tác xã hội hóa giáo dục,… + Kết hợp với xã, ấp, khu vực để nắm rõ hơn về tình hình, hoàn cảnh gia đình học sinh của trường,… - Sau khi có được danh sách những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ này, ta tiến hành đi đến khảo sát từng nhà. Nội dung công việc như sau: + Sắp xếp lại danh sách theo tổ NDTQ, ấp, xã,…(Theo khu vực) để thuận tiện trong việc trao đổi thông tin về hoàn cảnh, gia đình các em với địa phương (Tổ NDTQ, trưởng ấp,…) trên chuyến đi và tiết kiệm thời gian cho việc đi khảo sát. + Mời Giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự hoặc đại diện thành viên của lớp, Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học cơ sở, Ban đại diện hội Cha mẹ học sinh… cùng phối hợp đi khảo sát (Ở đây chúng tôi may mắn hơn vì thường mời được các anh, các 3 chú bên Hội Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học huyện (là cựu Giáo viên của trường) cùng đi khảo sát và ghi nhận thông tin từ gia đình của các em). + Ghi lại thông tin, hình ảnh, phim,… ở từng hoàn cảnh gia đình để có thể cung cấp cho các nhà tài trợ (khi cần); - Sau khi khảo sát toàn bộ danh sách trên, ta tiến hành mời tất cả các thành viên cùng tham gia đi khảo sát họp xét chọn và xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp hoặc chia theo nhóm như sau: + Những em đặc biệt khó khăn, có học lực khá - giỏi, hạnh kiểm tốt hoặc học sinh thuộc diện chính sách; + Những em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, cha hoặc mẹ…; + Những em có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh nan y hoặc cha hoặc mẹ mắc bệnh nan y,… + Những em hoàn cảnh khó khăn, có học lực trung bình,… + Những em có hoàn cảnh khó khăn đột xuất, có nguy cơ bỏ học,… …. Tùy thuộc vào từng thời điểm mà ta có thể linh hoạt hơn nữa trong việc sắp xếp thứ tự ưu tiên. Việc chủ động lập danh sách và sắp xếp thứ tự ưu tiên những em học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhằm mục đích: + Khi nhà trường nhận được thông báo các học bổng của nhà tài trợ trao tặng cho các em thì ta đã có ngay danh sách của các em cần được giúp đỡ một cách nhanh chóng và chính xác; + Những em xếp theo danh sách ưu tiên nhất sẽ sắp xếp được nhận học bổng có giá trị nhất rồi đến thứ tự thấp dần,… + Đa số các nhà tài trợ về vật chất hoặc học bổng cho các em đều có yêu cầu đưa ra trong việc xét chọn như: gia đình học sinh có sổ hộ nghèo, có học lực khá - giỏi, hạnh kiểm tốt hoặc thuộc diện chính sách,… nên còn có một số em có hoàn cảnh cũng rất khó khăn nhưng không đủ điều kiện để nhận học bổng như trên thì ta có thể xét chọn vào các học bổng khác như các chương trình xổ số, chương trình Thắp sáng ước mơ, văn nghệ gây quỹ,… 4 - Việc đi khảo sát thực tế này được thực hiện nhiều đợt trong năm để danh sách của các em cần được trợ giúp có thể được bổ sung và cập nhật thường xuyên vì có thể phát sinh thêm các trường hợp khó khăn đột xuất như: đau ốm, bệnh tật, tai nạn, mất người thân,… để kịp thời động viên và giúp đỡ các em. - Ngoài những việc nêu trên ta cần phải quan tâm, theo dõi các em đã được giúp đỡ xem các em có sử dụng học bổng đúng mục đích hay chưa, có cải thiện được hoàn cảnh hay không,… để kịp thời động viên hoặc xem xét xin trợ giúp tiếp. Trên đây là những công việc mà tôi và các đồng nghiệp đã thực hiện được trong những năm học vừa qua. Tôi thấy đây là biện pháp rất tốt nhằm góp phần đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài cho học sinh; đặc biệt là những học sinh nghèo có hoàn cảnh gia đình khó khăn có nguy cơ bỏ học có cơ hội được tiếp tục đi học. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục; - Đề tài này không chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu thực tế hoàn cảnh gia đình của học sinh ở cấp Trung học phổ thông mà còn có thể vận dụng ở cấp Trung học cơ sở, Tiểu học, trung tâm Giáo dục thường xuyên tại địa phương và của tỉnh nhà. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua thời gian thực hiện các biện pháp trên đã mang lại những kết quả thiết thực: - Chủ động hơn trong công tác chọn lựa, lập danh sách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả (đa số các nhà tài trợ trao tặng học bổng đều yêu cầu lập danh sách và hồ sơ trong thời gian rất gấp rút); - Số lượng học bổng ngày càng tăng vì có được sự tin tưởng của nhà tài trợ. Cụ thể như sau: + Năm học 2015 - 2016: có 135 suất học bổng + quà, trị giá hơn 160 triệu đồng như: Ngân hàng SBC, Hội cựu Giáo viên huyện, Cựu Học sinh của trường, Hội Cha mẹ học sinh, Bệnh viện Quốc tế Minh Anh, Cô Mai, Cô Trương Mẫn Thanh, Xổ số gây quỹ, Hội thiện nguyện DUACT,… + Năm học 2016-2017 (Quí 1): có 85 suất học bổng + quà, trị giá hơn 80 triệu đồng như: Tỉnh Đoàn, VNPT Bến Tre, Chùa, Ngân hàng SBC, Hội cựu Giáo viên 5 huyện, Cựu Học sinh của trường, Hội Cha mẹ học sinh, , Cô Mai, Cô Trương Mẫn Thanh, Hội thiện nguyện DUACT, học bổng One For One, chương trình Thắp sáng ước mơ, Xổ số gây quỹ,… - Số lượng học sinh nhận học bổng ngày càng tăng vì công tác lựa chọn chính xác hơn, giúp được nhiều học sinh hơn,… + Năm học 2015 - 2016: có 150 suất học bổng + quà, 140 em nhận học bổng + quà (Một số em được nhận 2 suất); + Năm học 2016-2017 (Quí 1): có 85 suất học bổng + quà, 80 em nhận học bổng + quà (Một số em được nhận 2 suất). Từ kết quả đạt được như trên cho thấy, sự nhiệt tâm của những người làm công tác hội đã khơi dậy lòng từ thiện vốn có trong mỗi con người, cùng với cách làm việc hiệu quả, nhanh chóng, thiết thực, công khai, minh bạch nên nhiều người đã tham gia cùng hội khuyến học cơ sở để giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện tiếp tục đến trường góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, phát triển và tiến bộ. 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Bản thân và các đồng nghiệp trong cùng đơn vị công tác. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: không có 8. Tài liệu kèm theo: không có Bến Tre, ngày 18 tháng 3 năm 2018 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng