Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 2 Skkn dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn đạo đức lớp 2...

Tài liệu Skkn dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn đạo đức lớp 2

.PDF
21
35
94

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Lời mở đầu: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ “ Giáo dục phải thực sự trỏ thành quốc sách hàng đầu...cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”. Hơn nữa để hưởng ứng cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, giáo dục Tiểu học phải đảm bảo dạy tốt - học tốt, đánh giá đúng thực chất kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học học sinh phải đạt được trình độ chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản: Có kĩ năng sống, biết đọc, viết, nói; có kĩ năng tính toán cơ bản, tạo cơ sở ban đầu để hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mục tiêu giáo dục Tiểu học là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, mỗi môn học ở tiểu học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ và cung cấp những tri thức cần thiết cho trẻ. Ngoài việc cung cấp tri thức cho trẻ thì việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Bởi giáo dục kĩ năng sống là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Nội dung giáo dục kĩ năng sống được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong nhà trường. Qua khảo sát thực tế cho thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và xã hội quan tâm. Bởi việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và những người xung quanh... rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. 1 Năm học 2010 – 2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống đại trà vào các nhà trường bằng cách tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học, nội dung giáo dục kĩ năng sớng còn được thực hiện thông qua chương trình: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống ma tuý HIV/AIDS; giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích...Đặc biệt kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của môn Đạo đức, bởi chương trình môn đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực, hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học trong các mối quan hệ của các em với bản thân, với người khác, với công việc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại và với môi trường tự nhiên. Bản thân môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi; kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân; kĩ năng tự phục vụ và quản lý thời gian; kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sống ở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Vì vậy có thể khẳng định rằng môn Đạo đức là môn học rất có tiềm năng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thực tế hiện nay việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đã được đề cập vào các bài dạy nhưng lâu nay do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành bộ chuẩn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để định hướng chung cho các nhà trường nên vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong các trường học còn bị xem nhẹ. Mặt khác nhiều năm nay giáo dục chúng ta “ say mê” dạy kiến thức cho học sinh để có nhiều thành tích về học sinh giỏi mà sao lãng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dẫn đến có một bộ phận học sinh trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Đây 2 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều học sinh. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải bảo đảm các yếu tố: giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật. Giáo dục kĩ năng sống đòi hỏi tính chủ động của học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Vì vậy nên lồng ghép vàocác môn học như thế nào để có hiệu quả, nhất là khi giáo viên chỉ mới làm quen với các tài liệu hướng dẫn từ đầu năm học này. Đây là vấn đề mà mỗi giáo viên phải trăn trở và quan tâm, tìm ra những hướng đi mới để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thật sự có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế việc dạy lồng ghép kĩ năng sống trong nhà trường hiện nay bản thân tôi có những suy nghĩ và tìm ra một só biện pháp “Dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức lớp 2” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 2. II. Thực trạng của việc dạy lồng ghép giáo dục kĩ sống cho học sinh lớp 2 trong môn Đạo đức: 1. Thực trạng của việc dạy lồng ghép giáo dục kĩ sống cho học sinh lớp 2 trong môn Đạo đức: 1.1. Về phía giáo viên: Phần đa các tiết dạy đạo đức còn mang nặng tính lý thuyết, chưa tổ chức cho các em được thực hành với những chuẩn mực hành vi đạo đức hoặc giáo viên mới tập trung vào các tiết dạy lý thuyết còn tiết dạy thực hành thì chỉ dạy qua loa. Đầu tư của giáo viên cho việc dạy học bộ môn còn ít. Đặc biệt việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn đạo đức trong nhà trường còn hời hợt, chưa được chú trọng vì vậy phần đa học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ừng xử cần thiết trong cuộc sống. 3 1.2. Về phía học sinh: Các em còn xem nhẹ các tiết học Đạo đức, nhiều em coi đây là môn phụ, không tập trung chú ý nghe giảng, không học bài làm bài. Một số học sinh chưa nhận thức đầy đủ về giá trị đạo đức nên đôi lúc còn có những hành vi chưa đúng trong lối sống, sinh hoạt cũng như học tập. Các em không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Chẳng hạn học sinh lớp 2 vừa được học bài “ Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng” nhưng lại mất trật tự trong giờ học hoặc vứt giấy rác bừa bãi ra sân trường, lớp học. Sở dĩ vẫn còn các hiện tượng trên tôi nghĩ nguyên nhân do: Học sinh thiếu hụt kĩ năng sống. 1.3. Nguyên nhân: Trong thực tế hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh nói chung và của học sinh tiểu học nói riêng có phần giảm sút đặc biệt thiếu hụt kĩ năng sống bới ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như: * Trong nhà trường: Nhà trường chưa có sự cân đối giữa học và hành, chưa coi trọng đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, còn coi nhẹ các hoạt động thực hành. * Việc dự giờ góp ý rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn còn ít. * Về phía gia đình: Một số gia đình cha mẹ thiếu gương mẫu hoặc không quan tâm đến con cái, còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí nuông chiều con cái dẫn đến một số học sinh vô lễ với người trên, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động, lười học tập, … trong giao tiếp nói năng thô lỗ, tục tằn. * Ngoài xã hội: Sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế song tư tưởng cơ hội, thực dụng, vụ lợi phát triển đẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội, từ người lớn đến trẻ em, đến mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện tượng tiêu cực, các hành vi đạo đức thiếu văn minh như một số tụ điểm chiếu phim ảnh băng hình có nội dung đồi truỵ ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của các em. 4 Như vậy việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua môn Đạo đức cho thấy đây là một vấn đề mà mỗi giáo viên cần quan tâm làm sao để trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi của các em giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ để trở thành con ngoan, trò giỏi và người công dân tốt. 2. Kết quả của thực trang trên: Để nắm bắt thực trạng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các bài học Đạo đức thì ngay sau khi học bài 7: “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp ” tôi tiến hành kiểm tra xem học sinh đã có được những kĩ năng sống gì thông qua bài này, tôi đưa ra một số tình huống để học sinh giải quyết. Kết quả thu được như sau: Hành động Can Đồng Muốn can ngăn Không có ngăn tình nhưng ngại phản ứng gì Vứt rác ra sân trường 55.0 25.0 10.0 10.0 Vẽ bậy lên tường 60.0 20.0 10.0 10.0 Trồng cây, chăm sóc cây / 100 / / Các bạn đang tổng vệ 15.0 60.0 15.0 10.0 sinh sân trường Qua kết quả trên tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng sống cho học sinh qua bài “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp” bước đầu đã có kết quả, một số học sinh đã nhận thức được việc làm đúng, những việc nên làm và đã có hành động đúng (tỉ lệ từ 55 đến 60%), nhưng bên cạnh đó còn có một số học sinh chưa thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, đối với trường, lớp. Cụ thể: Tỷ lệ học sinh đồng tình với những việc làm sai chiếm 20 đến 25%; Tỷ lệ học sinh còn lưỡng lự hoặc không phản ứng gì chiếm từ 10 đến 15%, sở dĩ vẫn còn những tình trạng trên vì các em còn thiếu kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Xuất phát từ sự hiểu biết hạn chế này dẫn đến một bộ phận học sinh có 5 hành động, thái độ chưa đúng đắn đối với việc mình làm. Có lẽ, bởi trong giáo dục còn nặng về lí thuyết chưa có điều kiện cho học sinh thâm nhập thực tế, phương pháp giảng dạy của chúng ta đôi lúc còn hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả học tập của học sinh bản thân tôi đã có những suy nghĩ và đưa ra: "Một số biện pháp dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức lớp 2". nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I/ Các giải pháp thực hiện: 1/ Xác định mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức: 2 Xác định đúng các nội dung giáo dục kĩ năng sống qua môn Đạo đức lớp 2: 3/ Lên kế hoạch lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn đạo đức ở lớp 2 : 4/ Một số biện pháp tích cực trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống. II/ Biện pháp thực hiện: 1/ Xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức ở trường Tiểu học: Mục tiêu giáo dục của Vệt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI: Đó là học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để cùng chung sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống trong môn Đạo đức nhằm: + GD cho HS bước đầu biết sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực biến nhận thức thành hành vi chuẩn mực thể hiện thông qua kĩ năng sống. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA MÔN ĐẠO ĐỨC Con ngoan Trò giỏi Công dân tốt 6 + Bước đầu trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. + Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. + Giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đát nước và với môi trường tự nhiên. + Phát triển khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh. + Rèn cho học sinh biết cách tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. + Rèn cho học sinh biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp và linh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. + Hướng dẫn học sinh biết cách phối hợp công việc của từng cá nhân khi làm việc đồng đội. Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành + Biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gon gàng, ngăn nắp, vệ sinh … để trở thành con ngoan trò giỏi. + Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. 2. Nội dung giáo dục k ĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức: * Kĩ năng sống là những kỹ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại… * Do đặc trưng của môn học môn Đạo đức lớp 2 có khả năng giáo dục nhiều kĩ năng sống cho học sinh, mà đòi hỏi mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 2 7 cần phải nắm vững các kĩ năng để dạy lồng ghép vào từng bài cụ thể theo địa chỉ tích hợp làm sao đó cho hiệu quả. cụ thể là: 2.1. Kĩ năng giao tiếp: Trong quá trình dạy học môn Đạo đức, cần giúp học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè cùng trang lứa, với những người xung quanh thông qua các bài học. Học sinh biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi; nói lời yêu cầu, đề nghị; bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ; bày tỏ ý kiến, ứng xử khi đến nhà người khác, khi gặp đám tang, khi gọi và nhận điện thoại. 2.2. Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là kĩ năng hết sức quam trọng giúp học sinh biết xác định và đánh giá bản thân: Đặc điểm, sở thích, thói quan, năng khiếu, điểm mạnh, điểm yếu,…của bản thân 2.3.Kĩ năng xác định giá trị: Học sinh có tình cảm và niềm tin vào các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học. 2.4. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Bước đầu biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp đối với một số tình huốngđạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. 2.5. Kĩ năng tư duy phê phán: Biết nhận xét, đánh giá các ý kiến, hành động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày đối chiếu với các chuẩn mực đạo đức đã học. 2.6. Kĩ năng từ chối:Biết cách từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo làm những điều sai trái 2.7. Kĩ năng hợp tác: Biết cách hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng. 2.8. Kĩ năng đặt mục tiêu: Biết đặt kế hoạch học tập, rèn luyện theo các chuẩn mực đã học. 2.9. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. 2.10. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm: Biết nhận và thực hiện trách nhiệm của bản thân….. 8 3. Kế hoạch lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn đạo đức ở lớp 2: Tôi đã lên kế hoạch dạy lồng ghép kĩ năng sống như sau: Bài học được lồng ghép Kĩ năng Nội dung Kĩ năng học và tự học Rèn cho học Bài 1: Học tập, sinh hoạt Kĩ năng quản lý thời gian. sinh có thái độ đúng giờ. Kĩ năng giải quyết vấn đề. tự giác và khả Bài 5: Chăm chỉ học tập Kĩ năng tư duy phê phán. năng tự học, Kỹ năng nói được đám đông. quản Kĩ năng tự nhận thức gian học tập. lí thời Kĩ năng lập kế hoạch và tổ Hướng dẫn học Bài 1: Học tập sinh hoạt chức công việc. sinh biết sắp đúng giờ. Kĩ năng quan sát. xếp thời gian biểu hợp lí. Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. Rèn cho học Bài 2: Biết nhận lỗi và sửa Kĩ năng xác định đối tượng và sinh biết cách lỗi hình thức giao tiếp. giao tiếp Kĩ năng tư duy sáng tạo. ứng xử và Bài 6: Quan tâm, giúp đỡ phù bạn. Kĩ năng đảm nhận trách hợp. Bài 7: Giữ gìn trường lớp nhiệm. sạch đẹp. Kĩ năng thu thập và sử lý Bài 8: Giữ trật tự vệ sinh thông tin. nơi công cộng. Kĩ năng ra quyết định và giải Bài 9: Trả lại của rơi. quyết vấn đề. Bài 10: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị. Bài 11: Lịch sự khi nhận 9 và gọi điện thoại. Bài 12: Lịch sự khi đến nhà người khác. Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích. Kĩ năng diễn đạt cảm xúc và Rèn cho HS Bài 8: Giữ gìn trật tự vệ phản hồi nhận biết được sinh nơi công cộng Kĩ năng thuyết trình trước việc làm đúng. Bài 11: Trả lại của rơi đám đông. Bài 12 : Biết nói lời yêu Kĩ năng hợp tác. cầu, đề nghị Bài 15: Bảo vệ loài vật có ích. Kĩ năng giải quyết vấn đề Rèn cho học Bài 3: Gọn gàng, ngăn Kĩ năng làm chủ sinh biết cách nắp tự phục vụ bản Bài 4: Chăm làm việc nhà thân và vệ sinh Bài 7: Giữ gìn trường lớp cá nhân, giữ sạch đẹp. gìn vệ sinh môi Bài 8: Giữ gìn trật tự vệ trường, bảo vệ sinh nơi công cộng môi trường. Bài 14: Bảo vệ loài vật có ích. 4/Một số biện pháp dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua môn Đạo đức: 4.1.Một số phương pháp dạy học môn Đạo đức: Trong thực tế giảng dạy môn Đạo đức các phương pháp dạy học chiếm ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh có thể sử dụng để giáo 10 dục kĩ năng sống cho học sinh, tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống giúp các em hình thành và phát triển nhân cách. Gồm các phương pháp sau: - Phương pháp động não. - Thảo luận nhóm. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (nghiên cứu tình huống). - Phương pháp giải quyết vấn đề - Phương pháp dự án. Ngoài những phương pháp trên, trong quá trình dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua môn Đạo đức cũng cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của các em bên cạnh sự hướng dẫn của thầy - cô giáo, tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của thầy - cô giáo cũng như người lớn, không được phê bình hay đánh giá khi các em làm điều gì đó chưa tốt, bởi nếu vậy sẽ triệt tiêu sự chủ động, tự tin và hoà nhập cùng bạn bè, vì ở lứa tuổi này các em rất muốn thể hiện mình. Chuyên gia tâm lí học người Nga Dorothy Holte đã nói: “ Nếu trẻ sống với sự phê bình, thì trẻ sẽ học cách chỉ trích”; do đó, những điều trên là tối kị trong việc giáo dục nói chung và giáo dục kĩ năng sống cho các em nói riêng. 4.2/ Một số biện pháp tích cực trong quá trình tiến hành dạy lồng ghép kĩ năng sống qua môn Đạo đức: 4.2.1. Dạy học sinh kĩ năng làm việc đồng đội : Để có hiệu quả khi làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm phải tuân thủ 7 kĩ năng. Những kĩ năng này được sử dụng trong quá trình làm việc đồng đội nhằm thể hiện và củng cố mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm để từ đó đưa ra một kết quả hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề: 11 - Thứ nhất các thành viên phải biết lắng nghe: Đây là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kĩ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên. - Thứ hai là phải biết chất vấn lẫn nhau: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác. - Thứ ba là phải có kĩ năng thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. - Thứ tư là phải biết tôn trọng ý kiến của người khác: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. - Thứ năm là các thành viên phải biết trợ giúp lẫn nhau. - Thứ sáu là phải biết sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau. - Thứ bảy là phải biết cùng chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Từ 7 kĩ năng trên, giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ được trình tự từng công đoạn, áp dụng khi thực hiện hoạt động nhóm để giải quyết vấn đề đặt ra như sau: + Mỗi thành viên trong nhóm sẽ đưa ra hướng giải quyết vấn đề mà giáo viên đã đặt ra. + Các thành viên trong nhóm chăm chú lắng nghe đồng thời đưa ra câu hỏi để chất vấn. + Các thành viên được chất vấn sẽ thuyết phục mọi người về thông tin mình đưa ra bằng khả năng lí luận của mình. + Các thành viên trong nhóm trợ giúp nhau để kết luận một phương án hoàn hảo nhất cho việc giải quyết vấn đề giáo viên đã đặt ra. 12 4.2.2. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phát huy tối đa việc hình thành và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Căn cứ vào nội dung bài học, dựa vào kế hoạch lồng ghép nêu trên tôi đã sử dụng phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vai kết hợp với phương thảo luận nhóm vào dạy học môn Đạo đức lớp 2 ( chủ yếu là tiết 2 - Tiết thực hành ). a. Đối với phương pháp trò chơi: Trò chơi sẽ hỗ trợ cho các em học tập, rèn luyện sức khoẻ và hình thành nhân cách, giúp các em phát triển trí thông minh, phát triển thể chất, hình thành và phát triển phẩm chất. Qua trò chơi học sinh sẽ được luyện tập các kĩ năng, các thao tác hành vi đạo đức, giúp các em thể hiện được hành vi một cách đúng đắn, tự nhiên. Ví như trò chơi “ Làm theo hành vi tốt” sẽ minh hoạ cho mẫu hành vi trong bài “ Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”; bài “ Trả lại của rơi”…Qua đó học sinh hình thành được niềm tin về những chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. Như vậy qua trò chơi tạo cho các em hứng thú và có tinh thần trách nhiệm trong học tập, rèn luyện những hành vi đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi các em. Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Đạo đức có thể tổ chức theo các bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị. Căn cứ vào nội dung bài học giáo viên xác định khả năng giáo dục của trò chơi (vừa chọn thử) với yêu cấu giáo dục kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh đồng thời chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết để tổ chức trò chơi. Bước 2: Đặt vấn đề: - Giới thiệu trò chơi. - Nêu yêu cầu của trò chơi. Giáo viên giới thiệu rõ ràng, mạch lạc nội dung trò chơi với các hoạt động cụ thể. Nếu cần thì giáo viên làm mẫu. Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu. 13 Giáo viên theo dõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc. Bước 4: Kết thúc trò chơi: Tập hợp học sinh, đánh giá kết quả ( nên cho học sinh tham gia đánh giá), tuyên dương, khen thưởng ( phát phần thưởng nếu có ). Bước 5: Kết luận: Liên hệ, giáo dục Ví dụ: Khi dạy bài 12 “ Lịch sự khi đến nhà người khác” ( Tiết 2 ) Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống được thể hiện qua bài học là: Học sinh có kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi lịch sự và chưa lịch sự khi đến nhà người khác. Bước 2: * Giới thiệu trò chơi “ Ghép hoa” * Nêu yêu cầu của trò chơi: Giáo viên chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một bộ cánh hoa, nhuỵ hoa (một nhuỵ hoa ghi từ lịch sự và một nhuỵ hoa ghi từ chưa lịch sự, mỗi cánh hoa ghi một hành vi, việc làm khi đến nhà người khác) và phổ biến luật chơi như sau: Các nhóm thảo luận để ghép mỗi cánh hoa vào một nhuỵ hoa phù hợp. Sau thời gian quy định ( khoảng 4 phút) nhóm nào gắn nhanh, gắn đúng sẽ thắng cuộc. Các hành vi, việc làm được ghi trong mỗi cánh hoa như sau: - Tự mở cửa vào nhà. - Gõ cửa hoặc bấm chuông vào nhà. - Lễ phép chào hỏi mọi người trong nhà. - Cười nói, đùa nghịch gây mất trật tự. - Tự ý lấy xem hoặc sử dụng các đò vật trong nhà. - Hẹn hoặc gọi điện thoại trước khi đến chơi. - Xin phép chủ nhà khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà. - Tự do chạy nhảy, đi lại khắp nơi trong nhà. - Nói năng rõ ràng, lễ độ. - Tự do hái quả trong vườn. - Gọi ầm ĩ từ ngoài cổng. - Ra về không chào. 14 Bước 3: Tổ chức cho học sinh thực hiện trò chơi. Bước 4: Kết thúc trò chơi: Thảo luận và đánh giá sau khi chơi. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét kết quả của các nhóm và mời một số nhóm giải thích lý do vì sao lại gắn như vậy. Bước 5: Kết luận: Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ: Em đã cư xử như thế nào khi đến nhà người khác. * Giáo viên kết luận: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng chủ nhà, thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến. b. Đối với phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành “ làm thử” một cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà học sinh quan sát được, qua đó học sinh thể hiện nhận thức thái độ của mình trong các tình huống cụ thể và học sinh phải có cách ứng xử sao cho phù hợp với các tình huống đó. Thông qua vai diễn, học sinh được bộc lộ kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề về một số tình huống đạo đức đơn giản, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh được rèn luyện thực hành những kĩ năng sống trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Đồng thời khích lệ sự thay đổi nhận thức hành vi thái độ của học sinh theo hướng tích cực. Việc tổ chức cho học sinh đóng vai sẽ đạt hiệu quả cao hơn, học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo hơn nếu giáo viên biết sử dụng đóng vai kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là phương pháp thảo luận nhóm. Có thể tổ chức cho học sinh đóng vai kết hợp với thảo luận nhóm theo các bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học, giáo viên xác định kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh đồng thời chuẩn bị các tình huống và các đồ dùng cần thiết cho các nhóm. 15 Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận, đóng vai theo nhóm. - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, nêu tình huống, giải thích nhiệm vụ của các nhóm, quy định thời gian thảo luận, thể hiện vai của mỗi nhóm. - Các nhóm ổn định tổ chức và tiến hành thảo luận: Phân công các vai, thảo luận cách thức thể hiện. Bước 3: Tổ chức học sinh đóng vai trước lớp: Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên thể hiện đóng vai các tình huống được phân công chuẩn bị. Cả lớp theo dõi, nhận xét về vai diễn, cách diễn xuất, cách xử lý tình huống của các bạn. Bước 4: Trên cơ sở cách xử lý tình huống và ý kiến thảo luận của học sinh, giáo viên đưa ra kết luận chung. Ví dụ: Khi dạy bài 13 “ Giúp đỡ người khuyết tật” ( Tiết 2 ) giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đóng vai theo nhóm như sau: Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên xác định mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống được thể hiện qua bài học là: Học sinh biết ứng xử phù hợp trong những tình huống cụ thể. Các kĩ năng sống cần rèn luyện cho học sinh gồm kĩ năng cảm thông với người khuyết tật; kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống có liên quan đến người khuyết tật. Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận đóng vai theo nhóm. Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao cho mỗi nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống. Tình huống 1: Trên đường đi học, Lan gặp một người khiếm thị đang muốn sang đường. Tình huống 2: Gần nhà Hoàng có một bạn bị liệt cả hai chân. Tình huống 3: Lớp Nam có một bạn mắt bị kém và nói ngọng. Các nhóm đọc kĩ tình huống, phân công vai, thảo luận trong nhóm về cách thể hiện vai, cách xử lí tình huống. Giáo viên theo dõi giúp đơc khi cần thiết. Bước 3: Tổ chức cho học sinh đóng vai trước lớp: 16 Từng nhóm thể hiện các tình huống được giao, các nhóm khác quan sát, theo dõi cách đóng vai, xử lí tình huống của các bạn. Ví dụ về cách xử lí tình huống 1: 1 học sinh đóng vai Lan, 1 học sinh đóng vai người khiếm thị. Lan đang trên đường đi học về gặp một người khiếm thị đang muốn sang đường. -Lan: Cháu chào chú, chú muốn sang đường ạ?Chú để cháu dẫn chú sang đường. - Người khiếm thị: Cháu ngoan quá, cháu học lớp mấy rồi? - Lan: Cháu học lớp hai ạ! - Người khiếm thị: Cháu dẫn giúp chú sang đường với! - Lan: Dẫn người khiếm thị sang đường. - Người khiếm thị: Chú cảm ơn cháu! Sau khi các nhóm thể hiện xong phần đóng vai của mình, giáo viên yêu cầu lớp nhận xét, bình chọn nhóm thể hiện vai diễn tốt, xử lí tình huống phù hợp nhất. Bước 4: Giáo viên kết luận: Người khuyết tật phải chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.Chúng ta cần đối xử bình đẳng và giúp đỡ người khuyết tật bằng những việc làm phù hợp với khả năng để họ vơi đi những khó khăn và tự tin hoà nhập cộng đồng. Khi tổ chức cho học sinh đóng vai giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau: - Giáo viên cần chuẩn bị kĩ bài dạy, dự kiến các hoạt động, phân bố thời gian, chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết. - Tình huống đóng vai phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học môn Đạo đức đồng thời phải phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục kĩ năng sống cũng như phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. - Tình huống nên để mở, nên giành thời gian cho các nhms thao luận đóng vai - Sau mỗi kĩ năng được hình thành, giáo viên đưa kĩ năng này vào thực tế cuộc sống hàng ngày thông qua phần thực hành ở cuối mỗi bài học để giúp học sinh rèn luyện và thực hiện dưới sự kiểm tra của giáo viên. 17 4.2.3. Thường xuyên kiểm tra việc tự phục vụ bản thân và vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. Kĩ năng sống được hình thành thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong nhà trường, ở gia đình và ngoài xã hội, kĩ năng sống được bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất trong gia đình và nhà trường vì vậy chúng ta phải thường xuyên kiểm tra học sinh từ việc tự phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường. (VD qua bài dạy : Gọn gàng ngăn nắp; Chăm làm việc nhà; Giữ gìn trường lớp sạch đẹp; giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng;…Sau quá trình dạy giáo viên quan sát và kiểm tra thường xuyên việc làm đúng hoặc chưa đúng của học sinh để kịp thời sửa chữa sai sót). C: KẾT LUẬN. I/ Kết quả: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện "Dạy lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn Đạo đức lớp 2". Với những kế hoạch, biện pháp nêu trên, bước đầu đã thu được kết quả như sau: - Chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập môn Đạo đức đạt kết quả rõ rệt. - Giáo viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Giáo viên tích cực học tập bồi dưỡng, vững vàng hơn về chuyên môn, nắm chắc quy trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy. - Học sinh học tập tích cực, hứng thú chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức. - Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, học sinh thích thú với môn Đạo đức. - Các em mạnh dạn thể hiện mình trước đám đông, có tinh thần đồng đội, đoàn kết hơn. Các em đã có được một số kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi - Đã biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh, có tính giáo dục cao. - Tự phục vụ được một số nhu cầu của bản thân. Kết quả cụ thể: Qua tiết 25 “ Thực hành giữa học kỳ II ” tôi tiến hành tìm hiểu nhận thức của học sinh về một số kĩ năng sống bằng cách đưa ra phiếu trưng cầu ý kiến từng học sinh về một số kĩ năng sau: Kĩ năng hợp tác; kĩ năng giao tiếp 18 và ứng xử; kĩ năng xác định giá trị bản thân; kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kĩ năng nói lời yêu cầu. đề nghị. Kết quả đạt được như sau: Có Câu hỏi TT Không Lưỡng lự (%) (%) (%) 100 / / 95.0 / 5.0 100 / / 95.0 / 5.0 95.0 / 5.0 Giữ gìn trường lớp sạch đẹp có phải là nhiệm 1 vụ của học sinh hay không ? Học sinh có cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công 2 cộng không ? Học sinh nhặt được của rơi có nên trả lại 3 người mất không ? Có cần thiết nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn 4 bè, người thân không? Khi nói chuyện qua điện thoại có cần chào 5 hỏi lễ phép, nói rõ ràng, ngắn gọn không? Qua kết quả trên thấy rằng sau khi sử dụng một số biện pháp nêu trên vào thực hiện việc dạy lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong chương trình môn Đạo đức cho thấy các em đã trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết, các em đã nhận thức được những việc nên làm và không nên làm ( tỉ lệ học sinh có được những kĩ năng cơ bản đạt 95% đến 100%). Các em đã xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Tóm lại, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ các mặt “đức, trí, thể, mỹ”, Ngạn ngữ có câu “Gieo hành vi, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách...”. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học sao cho các em cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà 19 trường và xã hội, chứ không nên chỉ trên sách vở hay những lời nói suông. Tuỳ theo đặc điểm từng lớp mà giáo viên linh hoạt lồng ghép không gây quá tải, giúp học sinh thoải mái, nhẹ nhàng, tự tin, hiệu quả. II/ Bài học kinh nghiệm: Qua quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Đạo đức lớp 2 và giáo dục cho học sinh có những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Đó là: 1/ Người giáo viên phái xác định rõ mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức ở trường Tiểu học. 2/ Xác định đúng các nội dung giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 2: 3/ Xác định và lên kế hoạch lồng ghép kĩ năng sống thông qua môn đạo đức ở lớp 2. 4/ Lựa chọn và kết hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách khéo léo, phù hợp với nội dung bài học, sử dụng các phương pháp tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kĩ năng sống trong quá trình học tập, từ đó lồng ghép một cách nhẹ nhàng những kĩ năng sống vào bài học và đến từng đối tượng học sinh. 5/Thường xuyên kiểm tra việc tự phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường của học sinh để uốn nắn kịp thời. Kĩ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng từng vùng, miền nên việc lựa chọn phương pháp dạy học cũng rất đa dạng, tuỳ thuộc vào đặc điểm, điều kiện cụ thể để giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và đặc điểm cụ thể của địa phương, của nhà trường để đạt hiệu quả cao. III. Kết luận: Cùng với việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, giáo viên chúng ta đang tích cực tìm ra những bước cải tiến mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan