Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy học trải nghiệm mặt nón, định hướng giáo dục hướng nghiệp ở địa phương...

Tài liệu Skkn dạy học trải nghiệm mặt nón, định hướng giáo dục hướng nghiệp ở địa phương

.DOC
25
152
65

Mô tả:

DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng 1. Tên sáng kiến: Toán học bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn, giúp con người tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên.Toán học ngày càng có vai trò quan trọng các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, điện tử ... và là công cụ thiết yếu cho các nghành khoa học. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học thì người lao động cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng thiết yếu. Dạy học trải nghiệm sáng tạo là một phương pháp mới đang được triển khai tại các nhà trường. Phương pháp này góp phần phát triển năng lực thực tiễn, nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của từng học sinh. Chính vì lẽ đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh đã được dạy cho những tri thức đáp ứng sự phát triển của đất nước. Do đó, trong các năm học gần đây, việc lồng ghép nội dung kiến thức vào các buổi trải nghiệm ngoại khóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, khuyến khích. Nội dung mặt tròn xoay, đặc biệt là mặt nón tròn xoay luôn khô khan, kiến thức nặng khiến học sinh cảm thấy nhàm chán, khó tiếp cận, nắm bắt các kiến thức. Vì vậy, việc đưa hình ảnh của toán học trong thực tế sẽ khiến bài học trở nên linh hoạt, sinh động hơn, giúp học sinh hứng thú trong việc tìm hiểu kiến thức, biết được vai trò của toán học trong thực tiễn, suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó học sinh vận dụng các kiến thức được học vào thực tế tốt hơn. Từ những vấn đề thực tế chúng tôi gặp phải trong quá trình giảng dạy cũng như tham khảo một số tài liệu, chúng tôi chọn đề tài: “Dạy học trải nghiệm mặt nón, định hướng giáo dục hướng nghiệp ở địa phương”với mong muốn giúp học sinh yêu thích môn Toán hơn. 2. Lĩnh vực áp dụng Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục. II. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Thực trạng của giải pháp Trong quá trình giảng dạy, đa số giáo viên quan tâm đến việc đưa các ứng dụng của toán học vào thực tế đời sống nhưng vẫn còn rất hạn chế, mang nặng tính hàn lâm. Các hình ảnh toán học trong thực tế chủ yếu được lấy trong sách giáo khoa, hoặc sách bài tập, đôi khi còn bỏ qua mà chưa cho bản thân học sinh trực tiếp trải nghiệm. Học sinh học thụ động, việc học được tiến hành tuyến tính và hệ thống. 1.2. Ưu điểm và hạn chế *) Ưu điểm - Rèn luyện tư duy khoa học hàn lâm và tư duy logic, rèn luyện kĩ năng ghi nhớ. - Nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ thống, tính logic cao. Page 1 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG - Tốn ít thời gian, chi phí và không phải chuẩn bị nhiều. - Học sinh vận dụng các kỹ năng linh hoạt trong giải các bài toán cơ bản và nâng cao. - Về tổ chức thì có tính ổn định và an toàn hơn, sử dụng lớp học sĩ số đông. *) Hạn chế - Dạy học vẫn nặng về lý thuyết, dẫn đến việc rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua khả năng vận dụng tri thức còn hạn chế. Điều đó làm cho toán học xa rời thực tiễn, giảm khả năng sáng tạo của học sinh. - Học sinh học bằng cách ghi nhớ máy móc, làm theo khuôn mẫu mà giáo viên đặt ra, vì vậy dẫn đến tâm lí chán nản, ngại học, học trước quên sau, thụ động và không có phương pháp tự học. - Không phát huy được tính sáng tạo, tự học, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng thuyết trình vì thế chưa giúp học sinh hình thành được các năng lực, phẩm chất theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. - Không giúp học sinh tự đánh giá được năng lực của bản thân, phát huy những thế mạnh vốn có. 2. Giải pháp mới cải tiến Để khắc phục những hạn chế của giải pháp cũ, chúng tôi đã nghiên cứu cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm qua bài mặt nón tròn xoay. 2.1. Cơ sở của giải pháp Nếu giáo viên cho các em tham gia hoạt động trải nghiệm vào thực tế đời sống gần gũi, quen thuộc với các em giúp tiết học sinh động hơn, học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu, các em sẽ nắm bắt được hệ thống kiến thức, bồi dưỡng năng lực giải toán, vận dụng các kiến thức được học vào thực tiễn, đời sống. 2.2. Bản chất của giải pháp - Xây dựng hoạt động trải nghiệm sau tiết học mặt nón tròn xoay. - Khai thác hình ảnh toán học khối nón qua hình ảnh chiếc nón và một số công trình kiến trúc. 2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Những hoạt động trải nghiệm ngoài vai trò củng cố hoặc truyền tải kiến thức cho học sinh thì còn tạo hứng thú trong các tiết học, giúp học sinh thấy được vai trò của toán học với thực tiễn, từ đó tăng khả năng từ học, tự tìm tòi của học sinh. Người học được tham gia tích cực vào việc: đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm. Kết quả của trải nghiệm không quan trọng bằng quá trình thực hiện và những điều học được từ trải nghiệm đó, tạo cơ sở nền tảng cho việc học và trải nghiệm của cá nhân đó trong tương lai. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội 1. Hiệu quả kinh tế - Khi tham gia vào quá trình học tập, trải nghiệm học sinh đóng vai trò cụ thể, chủ động, từ đó kích thích hứng thú học tập, quá trình tìm tòi, nghiên cứu kiến thức. Page 2 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG - Học tập trải nghiệm giúp học sinh tiếp cận với hoạt động thực tiễn, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn giúp học sinh nắm bắt được định hướng nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp học sinh tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của sau khi học hết THPT. - Khi tham gia học tập trải nghiệm học sinh có cơ hội thử thách các năng lực khác nhau của bản thân, rèn luyện khả năng tổng hợp thông tin, nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề gặp phải. Đây cũng là tiền đề để đất nước có một lực lượng lao động năng động, sáng tạo, có trách nhiệm. 2. Hiệu quả xã hội - Phương pháp giúp học sinh phải sử dụng tổng hợp các giác quan, tăng khả năng lưu giữ những điều đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng của người học. - Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc học cũng trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với giáo viên. - Khi chủ động tham gia tích cực vào quá trình học, học sinh được rèn luyện về tính kỷ luật. Học sinh cũng có thể học các kỹ năng sống mà được sử dụng lặp đi lặp lại qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. - Với phương pháp học thông qua trải nghiệm luyện được cho học sinh cả về kiến thức và kĩ năng học tập, tìm tòi, phân tích và áp dụng thực tiễn. Nhờ vậy, các em sẽ có được một kho tàng kiến thức vững chắc, trang bị cho bản thân kĩ năng xã hội một cách toàn diện. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng - Giáo viên tổ chức các buổi học trải nghiệm sau tiết học về mặt nón tròn xoay. - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản, áp dụng các kiến thức đã học vào giải các bài toán thực tiễn, từ đó sáng tạo, tìm tòi các bài tập tương tự. - Qui mô lớp học phải hợp lý, không quá đông học sinh, đảm bảo để giáo viên có thể quán xuyến, theo dõi, hỗ trợ học sinh một cách tốt nhất. - Cần có sự thay đổi của giáo viên. bản thân mỗi giáo viên phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, có vốn hiểu biết và kỹ năng giải quyết các thắc mắc của học sinh này sinh trong quá trình học tập thực tế. - Mỗi nhà trường cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù hợp. Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả. 2. Khả năng áp dụng Sáng kiến này có thể áp dụng đối với tất cả giáo viên và học sinh trong tiết học mặt nón tròn xoay ở Hình học 12. 3. Danh sách giáo viên tham gia dự án Page 3 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG T T Họ và tên Năm sinh Nơi công tác Chức vụ Trình độ chuyên môn Nội dung công việc hỗ trợ - Lên kế hoạch tổng thế Tổ thực hiện dự án. 1 Hà Mạnh Cường 1980 Cử nhân trưởng - Quan sát tổng thể quá trình thực hiện dự án. - Lên kế hoạch dạy học dự án, cùng học sinh thống THPT nhất lựa chọn nội dung, Giáo 2 Phạm Thị Nga 1991 Gia Viễn Thạc sĩ địa điểm trải nghiệm ban viên C đầu, hướng dẫn học sinh trải nghiệm. - Viết sáng kiến. THPT - Lên kế hoạch và hướng Nguyễn Thành Giáo 3 1988 Gia Viễn Cử nhân dẫn học sinh trải nghiệm. Nam viên C - Viết sáng kiến. THPT - Hỗ trợ học sinh hoàn Giáo 4 Đinh Văn Phong 1985 Gia Viễn Cử nhân thiện báo cáo. viên C - Viết sáng kiến. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. THPT Gia Viễn C Gia Viễn, ngày 26 tháng 04 năm 2019 XÁC NHẬN Người nộp đơn CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Đại diện nhóm đồng tác giả (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Nga PHỤ LỤC 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận Page 4 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Toán học mang lại cho học sinh các kiến thức phổ thông, kỹ năng cơ bản của người lao động, qua đó rèn luyện tư duy logic, phát triển năng lực sáng tạo, góp phần hình thành thế giới quan và nhân sinh quan đúng đắn cho các em. Do đó, xu hướng đổi mới hiện nay không nặng lắm về nội dung, kiến thức mà quan trọng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực xử lí các tình huống khi rời ghế nhà trường. Làm thế nào để xây dựng một tiết học dạy học trải nghiệm? Đây là câu hỏi còn nhiều băn khoăn của các nhà giáo dục, giáo viên... Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi...) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó,chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. II. Cơ sở thực tiễn Dạy học trải nghiệm có liên quan mật thiết đến các vấn đề cuộc sống của cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và toàn cầu. Nội dung học trải nghiệm cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của Toán học với đời sống, kích thích ham muốn tìm tòi, khám phá của các em. Mô hình dạy học trải nghiệm gồm 4 giai đoạn: - Trải nghiệm cụ thể. - Quan sát, phân tích. - Hình thành khái niệm/rút ra bài học. - Thử nghiệm tích cực. PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH TOÁN HỌC TRONG THỰC TẾ ĐỜI SỐNG I. Mặt nón tròn xoay Page 5 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Trong mặt phẳng  P  cho hai đường thẳng d và  cắt nhau tại điểm O và tạo thành góc  với 00    900 . Khi quay mp  P  xung quanh  thì đường thẳng d sinh ra một mặt tròn xoay được gọi là mặt nón tròn xoay đỉnh O . Người ta thường gọi tắt mặt nón tròn xoay là mặt nón. Đường thẳng  gọi là trục, đường thẳng d gọi là đường sinh và góc 2 gọi là góc ở đỉnh của mặt nón. Cho tam giác OIM vuông tại I . Khi quay tam giác đó xung quanh cạnh góc vuông OI thì đường gấp khúc OIM tạo thành một hình được gọi là hình nón tròn xoay, gọi tắt là hình nón. II. Hình ảnh toán học trong chiếc nón lá Việt Nam Chợ cá Tây Ninh năm 1968 Page 6 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Chợ Cần Thơ 1959-1960 II. Hình ảnh của toán học trong công trình kiến trúc Kiến trúc đang là một ngành nghề được nhiều học sinh theo đuổi. Vì vậy, các công trình kiến trúc được mô phỏng theo khối nón được học sinh đặc biệt chú ý, giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Nhà hàng tre Kim Bôi Page 7 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Nhà hát ở Bạc Liêu Tòa lâu đài Công trình triển lãm ở Incheon Tri-bowl Page 8 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Quán cafe nón lá III. Tạo hứng thú trong học toán của học sinh Dạy học trải nghiệm giúp tạo được hứng thú trong quá trình học tập, vận dụng kiến thức vào trong đời sống thực tiễn của học sinh; giúp định hướng nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Sau buổi học trải nghiệm học sinh tích cực làm một số bài toán thực tiễn. Bài 1. Từ cùng một tấm kim loại dẻo hình quạt như hình vẽ có kích thước bán kính R 5 và chu vi của hình quạt là P 8  10 , người ta gò tấm kim loại thành những chiếc phễu theo hai cách: 1. Gò tấm kim loại ban đầu thành mặt xung quanh của một cái phễu 2. Chia đôi tấm kim loại thành hai phần bằng nhau rồi gò thành mặt xung quanh của hai cái phễu Gọi V1 là thể tích của cái phễu thứ nhất, V2 là tổng thể tích của hai cái phễu ở cách 2. Tính V1 ? V2 Bài giải Do chu vi của hình quạt tròn là P = độ dài cung + 2R. Do đó độ dài cung tròn là l 8 Theo cách thứ nhất: 8 chính là chu vi đường tròn đáy của cái phễu. Tức là 2 r 8  r 4 Khi đó h  R 2  r 2  52  42 3 1  V1  .3 .42 3 Page 9 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Theo cách thứ hai: Thì tổng chu vi của hai đường tròn đáy của hai cái phễu là 8  chu vi của một đường tròn đáy là 4  4 2 r  r 2 Khi đó h  R 2  r 2  52  22  21  V2 2. 1 21.22. 3 V1 42 2 21   Khi đó V2 8 21 7 3 Bài 2. Huyền có một tấm bìa hình tròn như hình vẽ, Huyền muốn biến hình tròn đó thành một hình cái phễu hình nón. Khi đó Huyền phải cắt bỏ hình quạt tròn AOB rồi dán hai bán kính OA và OB lại với nhau. Gọi x là góc ở tâm hình quạt tròn dùng làm phễu. Tìm x để thể tích phễu lớn nhất ? Bài giải Với bài này các em cần nhớ lại công thức tính độ dài cung tròn. Độ dài cung tròn AB dùng làm phễu là: Rx 2 r  r  2 2 Rx ; h  R 2  r 2  R 2  R x2  R 2 4 2 4 2  x 2 Thể tích cái phễu là: 1 2 R3 2 V  f  x   r h  x 4 2  x 2 với x   0; 2  . 2 3 24 2 2 2 R 3 x  8  3 x  . Ta có f '  x   24 2 4 2  x 2 f '  x  0  8 2  3 x 2 0  x  x 2 6  . Vì vậy, thể tích của cái phễu lớn nhất khi 3 2 6  . 3 PHỤ LỤC 3: GIÁO ÁN DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN Page 10 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG CHỦ ĐỀ: GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở ĐỊA PHƯƠNG – NÓN LÁ I. Mục tiêu Sau khi học xong chủ đề học sinh biết làm nón, biết phân tích, đánh giá và định hướng nghề nghiệp tại địa phương, định hướng nghề nghiệp cho bản thân. 1. Kiến thức: a. Học sinh có thể nêu được: - Nguyên, vật liệu làm nón, kĩ thuật làm nón, các loại nón. - Công thức tính diện tích xung quanh của hình nón, thể tích khối nón. - Thực trạng của nghề làm nón tại địa phương: thị trường tiêu thụ, sức tiêu thụ, thị trường tiềm năng, kênh phân phối. - Vai trò của nghề làm nón với kinh tế hộ gia đình. - Khái niệm sản xuất, khái niệm kinh doanh. b. Học sinh trình bày được: - Quy trình làm nón: + Chuẩn bị lá nón, bẹ bương, vành nón, dây cước, chỉ màu, hình trang trí. + Quay nón, khâu nón, luồn nhôi, buộc quai. - Tình hình sản xuất mặt hàng nón. Tình hình kinh doanh mặt hàng nón. - Phân tích được thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng nón. - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phát triển ngành nghề của địa phương. - Nêu được ngành học có thể thúc đẩy sự phát triển của nghề nón. 2. Kỹ năng - Tính được diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mặt nón, tính được thể tích của khối nón trong một số trường hợp đơn giản. - Vận dụng kiến thức vào thực tế. - Biết xử dụng phần mềm Word, PowerPoint, chèn hình ảnh, âm thanh, tạo video clip,…tạo nên sản phẩm báo cáo kết quả dự án học tập. - Thu thập, lưu trữ và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và rút ra kết luận. - Biết làm nón. - Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông. 3. Thái độ Page 11 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG - Yêu quê hương, đất nước. - Xây dựng ý thức về nghiệp của bản thân, về việc phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương mình. - Tham gia bảo vệ và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương không để bị mai một. - Hứng thú với phương pháp học tập mới, từ đó bồi dưỡng niềm say mê học tập với môn Toán học. Bồi dưỡng khả năng tự học và tự học suốt đời cho học sinh. - Học sinh khi thể hiện sản phẩm dự án học tập phát triển năng lực sáng tạo, thể hiện ở các giải pháp trình bày sản phẩm. 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực hợp tác. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình, năng lực tính toán,… 5. Sản phẩm Được trình bày trong phần phụ lục. II. Nội dung Nội dung 1: Nhóm 1: đóng vai trò người lao động tự do đi tìm hiểu nghề nón, cách làm nón, nguyên liệu làm nón, thu nhập bình quân của nghề làm nón. Nội dung 2: Nhóm 2: Đóng vài trò nhà đầu tư, nghiên cứu về hướng kinh doanh và phát triển nghề nón của địa phương. III. Công tác chuẩn bị 1. Lực lượng tham gia: - Trong nhà trường: Các thầy cô tổ Toán - Tin, học sinh lớp 12B3, 12B6. - Ngoài nhà trường: Gia đình bà Vũ Thị Hậu xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 2. Chuẩn bị của GV, HS : * Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu - Mẫu: sổ theo dõi dự án, phiếu đánh giá, phiếu tổng hợp, phiếu nhìn lại… - Hệ thống câu hỏi… * Học sinh: - Máy tính, xe đạp điện, giấy bút, máy ảnh, điện thoại, tài liệu,… - Bảng phân công nhiệm vụ, sổ ghi chép… - Tranh ảnh minh họa… Thời gian, thời lượng, địa điểm tổ chức Page 12 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG - Thời gian: Từ tuần 3 tháng 9 năm 2018 đến 15 tháng 11 năm 2018. Học sinh chuẩn bị tài liệu, lập kế hoạch, đi trải nghiệm thực tế, báo cáo kết quả tại trường. 3. Hình thức hoạt động - Chia làm hai nhóm: Nhóm 1: đóng vai trò người lao động tự do đi tìm hiểu nghề nón, cách làm nón, nguyên liệu làm nón, thu nhập bình quân của nghề làm nón. Nhóm 2: Đóng vài trò nhà đầu tư, nghiên cứu về hướng kinh doanh và phát triển nghề nón của địa phương. IV. Tổ chức hoạt động Hoạt động 1: Giao việc cho học sinh * Mục tiêu: Học sinh biết rõ được nhiệm vụ của mình cần làm và phải hoàn thành. * Cách tiến hành: - Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ, phiêếu h ọc t ập yêu cầầu học sinh ph ải hoàn thành trước 30/10/2018. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01- NHÓM 01 Tìm hiểu nghề làm nón ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Câu hỏi Nội dung tìm hiểu được Lịch sử nghề làm nón của xã 1 Gia Thịnh? 2 Nguyên vật liệu làm nón? Quy trình làm nón ? 3 (cách làm nón) Thu nhập bình quân của nghề 4 làm nón? Làm video, clip về quy trình 5 làm nón? Viết bài thuyết trình báo cáo 6 kết quả? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02- NHÓM 02 Câu hỏi Trả lời các câu hỏi Khả năng phát triển nghề làm 1 nón ở xã Gia Thịnh như thế nào? Nghề làm nón có phù hợp ở địa 2 phương của em không? 3 Là một học sinh, em nên làm gì Page 13 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG 4 5 để góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển nghề nón của địa phương? Sau khi nghiên cứu nghề làm nón em rút ra được định hướng nghề nghiệp như thế nào cho bản thân? Những ngành học nào có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của nghề làm nón? - Bước 2: Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ từ giáo viên, phân nhóm trưởng, thư kí. Hoạt động 2: Học sinh chuẩn bị tài liệu, lập kế hoạch thực hiện. * Mục tiêu: Biết thu thập thông tin, biết cách tổ chức, biết hợp tác làm việc. * Cách tiến hành: - Bước 1: Nhóm trưởng phân công bạn chụp ảnh, quay video, thư kí để ghi chép, … trong buổi đi trải nghiệm thực tiễn. - Bước 2: Tìm tài liệu trên mạng, thảo luận và lập kế hoạch thực hiện. Hoạt động 3: Trải nghiệm thực tiễn “tìm hiểu nghề làm nón” ở xã Gia Thịnh huyện Gia Viễn. * Mục tiêu: Học cách làm nón, biết quy trình làm nón, thu nhập bình quân của nghề làm nón, khả năng phát triển nghề làm nón ở địa phương. Từ đó định hướng được nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai, tư vấn được cho người làm nón. * Cách tiến hành: - Bước 1: Liên hệ với hộ gia đình làm nón ở xã Gia Thịnh - Gia Viễn - Ninh Bình. - Bước 2: Chuẩn bị xe, máy ảnh, điện thoại, sổ sách và bút,… - Bước 3: Tiến hành trải nghiệm: quay video, clip, chụp ảnh, ghi chép thông tin thu thập. - Bước 4: Thực hành làm nón trên cơ sở đã tìm hiểu được. Hoạt động 4: Báo cáo kết quả. * Mục tiêu: Biết thuyết trình trước đám đông, biết được quy trình làm nón và biết làm nón, tư vấn được cho người làm nón, phần nào định hướng được nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. * Cách tiến hành: - Bước 1: Học sinh thảo luận, thống nhất và viết báo cáo. - Bước 2: Cử người đại diện làm nón và thuyết trình. V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập Page 14 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG 1. Tổng kết (GV bổ sung và chốết lại những nội dung/thống điệp chính) PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01- NHÓM 01 Tìm hiểu nghề làm nón ở xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Câu hỏi Nội dung tìm hiểu được Lịch sử nghề làm nón của xã - Có từ lâu, được truyền lại từ đời này sang đời 1 Gia Thịnh? khác . Nguyên vật liệu làm nón? - Lá nón nhập từ nghệ An, bẹ Bương -Tre, cây Búng báng để làm vành bánh cái và các 2 vành con. - Chỉ cước và một số phụ kiện khác để khâu nón và trang trí Quy trình làm nón ? - Làm lá nón (cách làm nón) - Làm vanh nón 3 - Quay nón - Khâu nón - Trang trí, luồn nhôi, buộc quai. Thu nhập bình quân của nghề - Khoảng 5 đến 7 triệu đồng trên tháng với chủ 4 làm nón? xưởng nón lớn. Làm video, clip về quy trình - Trình bày trong phần phụ lục, buổi báo cáo dự án. 5 làm nón? Viết bài thuyết trình báo cáo - Trình bày trong phần phụ lục, buổi báo cáo dự án. 6 kết quả? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02- NHÓM 02 Câu hỏi Khả năng phát triển nghề làm 1 nón ở xã Gia Thịnh như thế nào? Nghề làm nón có phù hợp ở địa 2 phương của em không? 3 Là một học sinh, em nên làm gì để góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển nghề nón của địa phương? Trả lời các câu hỏi - Có khả năng phát triển với quy mô lớn hơn - Phù hợp (Vì người làm nón có thể làm tranh thủ ở nhà những lúc rỗi và buổi tối) - Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để có thể thi vào khoa Du lịch, sau này có thể quảng bá nón lá Việt Nam với du khách nước ngoài; hoặc khoa Kinh doanh, để sau này có thể làm nghề kinh doanh nón lá,… - Ngoài ra em sẽ học làm nón lá để có thể tự làm nón lá bán giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình, Page 15 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG đồng thời còn để truyền nghề lại cho thế hệ sau này để duy trì nghề truyền thống của quê hương. Sau khi nghiên cứu nghề làm - Muốn kinh doanh và phát triển tốt một ngành nón em rút ra được định hướng nghề nào đó thì cần có nhiều hiểu biết và kiến thức 4 nghề nghiệp như thế nào cho về ngành nghề đó. Do vậy cần học tập nghiêm bản thân? chỉnh để phát triển tốt hơn nữa ngành nghề mà mình lựa chọn. Em hãy tư vấn thêm cho người - Cần liên hệ với thêm với bên du lịch của địa 5 làm nón? phương để quảng bá nón lá ra thị trường rộng hơn. - Qua chủ đề này chúng ta rút ra được nhiều bài học cho bản thân: Muốn kinh doanh và phát triển một ngành nghề nào đó ở địa phương thì phải biết được ngành nghề đó có phù hợp với địa phương mình không (xét một cách toàn diện về nhiều mặt): Nguồn nguyên vật liệu thế nào?, khả năng tiêu thụ có nhiều không?, thu nhập bình quân hằng tháng là bao nhiêu? thời gian làm như thế nào? Có cần nhiều nhân lực không? Việc ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường như thế nào? Có khả năng phát triển mở rộng được không?, … 2. Hướng dẫn học sinh học tập (GV giao nhiệm vụ học tập về nhà/ Gợi ý HS đọc thêm, tìm tòi, mở rộng kiến thức có liên quan) Em hãy tìm hiểu xem địa phương em có khả năng phát triền ngành, nghề nào? Từ đó lập kế hoạch kinh doanh và phát triển ngành nghề đó? VI. Đánh giá kết quả 1. Nội dung đánh giá * Về sản phẩm (Đánh giá cụ thể sản phẩm hướng tới đã đề ra trong phần mục tiêu) - Đánh giá về hình thức sản phẩm (Tính thẩm mỹ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học) - Đánh giá về nội dung sản phẩm (Tính mới, tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm) * Về hoạt động (Thái độ, hành vi, kỹ năng, tính tích cực hoạt động của HS ) 2. Phiếu đánh giá - Xây dựng đủ 03 mẫu phiếu đánh giá cho quy trình đánh giá 3 bước gồm: học sinh tự đánh giá, nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá. - Tiêu chí đánh giá rõ ràng về sản phẩm và hoạt động. Page 16 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG DUYỆT KH CỦA PHT PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ và tên) Ninh Bình, ngày tháng năm 2018 T/M TỔ (NHÓM) CHUYÊN MÔN (Ký, ghi rõ họ và tên) PHỤ LỤC 4. SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1. Sản phẩm 1: Bản báo cáo các kết quả thu hoạch được sau khi đi hoạt động ngoại khóa. 2. Sản phẩm 2: Bài thuyết trình: “Dạy học trải nghiệm mặt nón, định hướng giáo dục hướng nghiệp ở địa phương”. Kính thưa các vị đại biểu, kính thưa các thầy cô giáo, thưa toàn thể các bạn học sinh. 1. Trình chiếu hỉnh ảnh sử dụng chiếc nón lá trong đời sống, trong kinh doanh và du lịch, trong kiến trúc và nghệ thuật trang trí. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, theo tổng cục thống kê năm 2016 có 42,2% dân số tham gia vào lính vực nông nghiệp. Để che mưa nắng, ông bà ta đã sáng tạo ra chiếc nón lá. Chiếc nón lá không chỉ là vật dụng thường ngày mà ngày nay nons lá còn mang vẻ đẹp văn hóa Việt. Kính mời các vị đại biểu, các thầy cô và các bạn hướng lên màn hình thưởng thức một số hình ảnh chiếc nón lá trong đời sống, trong lao động, trong kinh doanh - du lịch, trong kiến trúc xây dựng và nghệ thuật trang trí. Page 17 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG Chiếc nón gồm vành nón: vành bánh cái và vành con….Lá nón, giữa hai lớp lá nón có bẹ bương. Lá nón được nhập từ Nghệ An. Lá nón được thu hoạch khi dài khoảng 40 đến 50 cm, các bẹ lá ôm khít nhau, có màu xanh đậm rồi phơi khô. Bẹ bương có tác dụng tăng độ bền và chống nước cho nón. Vành bánh cái được làm từ tre vót nhỏ, mịn, uốn cong thành vòng tròn. Vành con được làm từ cây búng báng, mềm và dẻo hơn vành tre. Ngoài ra còn có chỉ cước, kim và một số phụ kiện khác để tạo nên một chiếc nón hoàn chỉnh. Dưới đây là một số hình ảnh nghệ nhân hướng dẫn chúng em trải nghiệm làm nón Để tạo nên một chiếc nón lá phải trải qua 5 bước lớn: Bước một là công đoạn làm lá nón. Để thực hiện công đoạn này ta cần 1 bề mặt sắt phẳng (trước đây thợ khâu nón dùng lưỡi cày gang đặt trên bếp lửa, ngày nay họ sử dụng bề mặt nồi cơm điện) đun nóng để tránh lá bị giòn, dễ rách người ta giữ cho nhiệt độ vừa phải, đặt lá lên bề mặt nóng và dùng giẻ ấm để ủi lá cho phẳng. Bước hai là bước làm vành nón với vành cái, người ta dùng tre vót tròn, mịn bằng chiếc đũa rồi uốn cong với đường kính 50cm, rồi đặt vào khung nón. Vành con uốn trực tiếp trên khung nón. Trung bình mỗi chiếc nón có 16 vành nón. Bước ba là quay nón. Lớp trong cùng có khoảng 18 lá nón, ta dùng kim cố định các lá lại với nhau sau đó đặt lên khung nón để đo chiều dài của lá sao cho vừa phải nhất. Khi đã đo xong cắt chéo lớp lá thừa ở trên và quay nón lớp 1. Dùng dây cố định lớp lá nón vừa quay. Tiếp đến là xếp lớp bẹ bương khoảng 5,6 tấm sao cho chuẩn khung nón. Cuối cùng xếp khoảng 28 lá nón lên trên sao cho vừa kín khung nón. Cố định toàn bộ,… Bước bốn là khâu nón: người thợ dùng sợi cước trắng mảnh và khâu lần lượt từ chóp xuống vành cái. Sau khi khâu xong, tháo nón ra khỏi khung chỉnh sửa cho đẹp. Người thợ sẽ dùng kim, vòng kèm, cước đỏ để viền vàng chính cố định, tạo hình cho chiếc nón. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo để vành nón tròn đều. Bước cuối cùng người thợ sẽ dùng kim luồn nhôi để luồn sợi chỉ qua mặt trong theo chiều đối xứng để buộc quai nón khi sử dụng. Nón sau khi hoàn thành sẽ được quét 1 lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ. Hiện nay ở làng nghề làm nón Gia Thịnh – Gia Viễn- Tỉnh Ninh Bình có khoảng 40 hộ làm nón và tập trung thành các điểm làm nón. Mỗi người trong một ngày làm được Page 18 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG 5 đến 6 chiếc non và sản xuất ra thị trường khoảng 700 chiếc với các điểm làm nón tập trung. Giá thành được chia ra làm 2 loại 35.000 và 45000vnđ khi chưa luồn nhồi và trang trí. Nghề làm nón là nghề thể hiện được rõ nét đẹp truyền thống của người Phụ nữ Việt Nam bởi người thợ làm nên chiếc nón là những người phụ nữ cần cù, chịu khó, kiên nhẫn, khéo léo và tỉ mỉ. Chiếc nón được làm từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm. Không chỉ vậy khi mang chiếc nón người phụ nữ Việt Nam toát lên được toàn bộ sự dịu dàng, duyên dáng, bởi vậy rất hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Ngoài ra nghề làm nón này có thị trường tiêu thụ khá dễ dàng và không bị giới hạn về thời gian. Bởi vậy đây chính là những thuận lợi để phát triển nghề làm nón. Tuy nhiên đất nước ta đang bước vào giai đoạn CNH, HĐH, con người ngày càng ưa chuộng những sản phẩm có tiện ích cao, dần quên đi những nét đẹp truyền thống vốn có. Bên cạnh đó nghề làm nón lãi xuất thấp, thị trường không ổn định và đòi hỏi khá cao về tay nghề. Đây cũng chính là khó khăn của nghề làm nón. Để khắc phục khó khăn ta cần phải có những định hướng phát triển rõ ràng nhất về sản phẩm cần phải cải tiến mẫu mã, chất lượng và rút ngắn thời gian, công sức để tạo nên 1 chiếc nón. Thị trường cần được mở rộng, quảng bá tới các thị trường trong và ngoài nước. Chúng ta cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tổ chức các hội thi, hội chợ hay những buổi chuyên đề ngoại khóa hàng năm truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sau này. Nghề làm nón lá là 1 nghề truyền thống của vùng quê Gia Viễn, chúng ta cần phải giữ gìn, quảng bá và có những định hướng đúng đắn để giữ gìn được 1 nét đẹp đáng quý, không để bị mai một, mờ nhạt. 3. Sản phẩm 3: Phiếu đánh giá kết quả thực hiện dự án của nhóm học sinh PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM HỌC SINH Họ tên người đánh giá:…………………………………………………… Nhóm: ………………….Lớp: …….Trường: THPT Gia Viễn C Tên dự án:………………………………………………………………… Giáo viên hướng dầẫn dự án:……………………………………………… Mục đánh giá (1) Quá trình hoạt Tiêu chí Chi tiết Sự tham gia của các thành viên Điểm tối đa 2 Kết quả Page 19 DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM KHỐI NÓN, ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG động nhóm (tối đa 12 điểm) (2) Quá trình thực hiện dự án nhóm (tối đa 12 điểm) Sự lắng nghe của các thành viên trong nhóm. Sự phản hồi của các thành viên Sự hợp tác giữa các thành viên Sự sắp xếp thời gian Giải quyết xung đột trong nhóm Chiến thuật thu thập thông tin Tập chung vào nguồn thông tin chính Lựa chọn, tổ chức thông tin Liên kết thông tin Cơ sở dữ liệu Kết luận Ý tưởng Nội dung Thể hiện 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 10 8 10 7 10 3 4 3 (3) Đánh giá bài tự giới thiệu về nhóm (tối đa 6 điểm) Nội dung (4) Đánh giá bài trình bày đa phương Hình thức Thuyết trình tiện Kĩ thuật (tối đa 45 điểm) Sơ đồ tư duy. (5) Sổ theo dõi Tổ chức dữ liệu Nội dung dự án Hình thức (tối đa 10 điểm) (6) Tính sáng tạo của sản phẩm 10 (tối đa 10 điểm) (7) Âm lượng chung 5 (tối đa 5 điểm) tổng 100 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHÉO CỦA CÁC NHÓM Họ tên người đánh giá:…………………………………………………… Nhóm: ………………….Lớp: …….Trường: THPT Gia Viễn C 3 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm. 2 = Trung bình 1= Không tốt bằng các thành viên khác trong nhóm. Stt Thành viên Nhiệt tình trách nhiệm Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe Tham gia tổ chức quản lí nhóm Đưa ra ý kiến có giá trị Đóng góp Hiệu quả Tổng trong việc công việc điểm hoàn thành sản phẩm Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng