Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Skkn dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng việt tiểu học...

Tài liệu Skkn dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng việt tiểu học

.DOC
14
26
146

Mô tả:

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC MÔN TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 1. Năng lực và năng lực giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt Thuật ngữ năng lực ở đây được hiểu theo quan điểm giáo dục hướng vào năng lực hành động: “Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định". Trong dạy học Tiếng Việt, năng lực hành động được hiểu là năng lực giải quyết một nhiệm vụ giao tiếp – năng lực giao tiếp. Năng lực giao tiếp vừa là năng lực đặc thù của môn Tiếng Việt vừa là một năng lực chung mà trường học phải hình thành và phát triển. 2. Một vài ví dụ để phân biệt dạy học tập trung vào phát triển năng lực và dạy học tập trung vào nội dung (kiến thức, kĩ năng). Việc dạy học tiếng Việt ở phổ thông có thể chia thành 3 lĩnh vực: - Dạy học các tri thức tiếng Việt. - Dạy học tiếp nhận ngôn bản (nghe, đọc hiểu) - Dạy học tạo lập ngôn bản (nói,viết, trình bày) a) Trong dạy học các tri thức tiếng Việt, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, phân tích, phân loại các đơn vị ngôn ngữ mà ít chú ý đến việc sử dụng chúng. DHKTKN: GV chúng ta thường chỉ quan tâm, băn khoăn thắc mắc một tổ hợp ngôn ngữ nào đó là một từ hay hai từ, chúng là từ đơn, từ ghép hay là từ láy, chúng thuộc biện pháp so sánh hay không phải là so sánh, chúng là danh từ, động từ hay tính từ, một tổ hợp nào đó thuộc kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? hay kiểu câu Ai thế nào?, chúng là câu đơn hay là câu ghép… DHPTNL: Từ đơn, TG, TL từ loại… được dùng để làm gì, dùng như thế nào trong hoạt động nói năng, lúc nào, hoàn cảnh nào thì nên chọn chúng. Thay bài tập để nhận biết từ đơn, láy, ghép bằng bài tập sử dụng chúng (là bài tập tạo năng lực): Thay những từ được in đậm bằng một từ láy để các câu sau trở nên gợi tả hơn: - Những giọt sương đêm nằm trên những cành lá. - Đêm trung thu trăng sáng lắm. Dưới trăng, dòng sông trông như dát bạc. - Trên nền trời, những cánh cò đang bay. (Đáp án: long lanh, vằng vặc, lung linh, chấp chới/rập rờn) Để phát triển năng lực dùng từ cho học sinh, giáo viên cần chỉ dẫn được cho các em trong tình huống nào thì chọn từ đơn hay từ ghép, từ láy, dùng từ theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, dùng một từ hay một ngữ, chỉ dẫn bộ phận nào cách đặt câu bộ phận nào nên đặt trước hay đặt sau, sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa khi nào để tả sự vật một sách sinh động. Có như vậy, khi dạy viết văn miêu tả mới chuyển được những cách dùng từ, đặt câu của học sinh như "Buổi sáng thuyền đi làm" thành “Buổi sáng thuyềncăng buồm ra khơi” “Mỗi khi đi qua đây, ai cũng hít lấy hít để mùi thơm” thành “Ai cũng muốn đến đây đểthưởng thức hương thơm” hay “ Vừa tới nơi, hương thơm đã dạt dào bay vào cánh mũi”, chuyển từ “Có nhiều con chim đang bay” thành “Những cánh chim chấp chới (dập dờn)”,chuyển từ “Vừa liếm vào múi sầu riêng, ta đã thấy nó ngọt” thành "Khi đầu lưỡi ta vừa chạm vào múi sầu riêng,vị ngọt của nó dường như đã lan tỏa” ... b) Trong dạy học tập đọc, chúng ta đang quá tập trung vào nhận biết, tái hiện các tình tiết của văn bản (đọc nhớ) mà ít giải thích và đặc biệt ít dạy học sinh hồi đáp (đánh giá, liên hệ) nên chưa dạy học sinh đọc vận dụng, sáng tạo. Ví dụ, điều chỉnh tổ hợp câu hỏi của bài tập đọc Tìm ngọc (SGK TV2, tập 1 trang 138) (Theo gợi ý và trợ giúp của Fiona Farley chuyên gia tư vấn quốc tế dự án VNEN) là một minh chứng cho việc chuyển từ hệ câu hỏi nặng về tái hiện, ghi nhớ (đọc nhớ) thành những bài tập phát huy liên cá nhân, phát triển tư duy sáng tạo, kích thích hứng thú, khả năng làm việc độc lập và hợp tác của học sinh. Các câu hỏi của sách giáo khoa: 1. Do đâu chàng trai có viên ngọc quý? 2. Ai đánh tráo viên ngọc? 3. Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc? a) Ở nhà người thợ kim hoàn b) Khi ngọc bị cá đớp mất c) Khi ngọc bị quạ cướp mất. 4. Tìm trong bài những từ khen ngợi Mèo và Chó. Những câu hỏi/ bài tập đã được điều chỉnh: 1) Hãy chia các nhân vật trong câu chuyện ra thành hai nhóm: nhân vật tốt và nhân vật xấu. 2) Giải thích vì sao em xếp mỗi nhân vật vào nhóm đó. 3) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện, vì sao? Bài tập 1 được tiến hành với đồ dùng dạy học: hình giấy 7 nhân vật của câu chuyện (chàng trai, Chó, Mèo, người thợ kim hoàn, chuột, cá, quạ), một tờ giấy A0 và một hộp bút màu. Bài tập này có những lợi thế sau: - Về nội dung, bài tập đã chuyển yêu cầu nhận biết tình tiết truyện của 3 câu hỏi đầu trong sách giáo khoa thành yêu cầu đánh giá nhân vật dựa vào các tình tiết truyện (thông tin từ truyện). Bài tập này hình thành cho học sinh năng lực đánh giá bằng cách thu thập dữ kiện. Nó chứa một vấn đề cần giải quyết và cũng tiềm ẩn một cơ hội cho tư duy phản biện của học sinh (mà hầu như sách giáo khoa hiện nay không tạo cơ hội này): trong các nhân vật của truyện, có nhân vật không tốt cũng không xấu. - Về hình thức thực hiện, đây là một bài tập dành cho hoạt động nhóm. Về cách thể hiện kết quả, với 2 phương tiện đã cho, học sinh có thể lựa chọn hoặc là dán các nhân vật vào từng nhóm tốt xấu (đáp án chờ đợi có cả nhân vật được đặt trên đường kẻ giữa), hoặc là tô khác màu cho các nhóm nhân vật. Hình thức thực hiện của bài tập sẽ tạo hứng thú cho học sinh Bài tập 2 là một bài tập yêu cầu giải thích, là một bài tập cao hơn bài tập tái hiện của sách giáo khoa. Đây là một bài tập mở vì nó tạo cơ hội cho học sinh đưa ra những lí do khác nhau. Bài tập này tạo cho học sinh cơ hội trình bày lập luận, luyện tập cho học sinh cách bảo vệ ý kiến của mình. Đây là những kĩ năng sẽ được chú trọng hình thành trong chương trình mới. Bài tập 3 cũng là một câu hỏi mở, một câu hỏi mang tính liên cá nhân, nó tạo cơ hội cho học sinh nói lên ý kiến của mình một cách tự do. VD: Bài: Bím tóc đuôi sam: a) Nếu em có mặt khi các bạn đang dè bỉu, trêu chọc, em sẽ nói gì với các bạn? b) Em có cảm nghĩ gì về thầy giáo trong câu chuyện? c) Trong dạy học tạo lập văn bản (tập làm văn), chúng ta hay để học sinh nhớ, thuộc bài văn mẫu để chép theo mà ít dạy học sinh suy nghĩ để có ý tưởng của riêng mình, ít dạy học sinh cách biểu đạt những ý tưởng này nên các em không biết cách viết sáng tạo. Để khắc phục điều này, trước hết chúng ta cần có những đề bài tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, ví dụ: - Thế nào là người hạnh phúc? Em hãy viết đoạn văn trình bày ý kiến của mình. - Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô (trong câu chuyện Những con sếu bằng giấy, SGK Tiếng Việt 5, trang 36-37). Em muốn nói gì với Xaxa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói. (Đề 9, Đề 10, Ôn tập - kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Tiếng Việt lớp 5 học kì I NXB ĐHSP - 10/2016) + Trong các đề tập làm văn SGK: GV gợi ý học sinh viết sáng tạo, bộc lộ cái cảm nhận riêng của bản thân (đối tượng tả hoặc kể, cảm xúc, nhận định, đánh giá). Tất nhiên, để học sinh có thể thực hiện được đề bài này, trước hết giáo viên phải có năng lực viết văn, bởi vì chúng ta không thể hình thành, phát triển cho học sinh một năng lực nào đó mà chúng ta không có, không thể gặt hái một cái gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Với mội vài ví dụ và sự phân tích trên, chúng tôi đồng thời cũng muốn chỉ ra những hạn chế của chúng ta trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học. 3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá học sinh không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá học sinh theo năng lực chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá học sinh đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức kĩ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh học sinh có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó học sinh vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội). Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả kĩ năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hòa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức… được hình thành từ nhiều lĩnh vực học tập và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau: Tiêu chí TT Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng so sánh - Đánh giá khả năng học sinh Mục 1 vận dụng các kiến thức, kĩ - Xác định việc đạt kiến thức, năng đã học vào giải quyết kĩ năng theo mục tiêu của đíchchủ vấn đề thực tiễn của cuộc chương trình giáo dục. yếu nhất sống. - Đánh giá, xếp hạng giữa - Vì sự tiến bộ của người học những người học với nhau. so với chính họ. Ngữ cảnh 2 - Gắn với ngữ cảnh học tập và - Gắn với nội dung học tập thực tiễn cuộc sống của học (những kiến thức, kĩ năng, thái sinh. độ) được học trong nhà đánh giá trường. 3 Nội dung - Những kiến thức, kĩ năng, - Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và thái độ ở một môn học. những trải nghiệm của bản thân học sinh trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực đánh giá thực hiện). - Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học - Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học. . - Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ - Nhiệm vụ, bài tập trong tình Công cụ 4 trong tình huống hàn lâm hoặc huống, bối cảnh thực. tình huống thực. đánh giá - Thường diễn ra ở những thời Thời điểm 5 đánh giá 6 Kết quả đánh giá - Đánh giá mọi thời điểm của điểm nhất định trong quá trình quá trình dạy học, chú trọng dạy học, đặc biệt là trước và đến đánh giá trong khi học. sau khi dạy. - Năng lực người học phụ - Năng lực người học phụ thuộc vào độ khó của nhiệm thuộc vào số lượng câu hỏi, vụ hoặc bài tập đã hoàn thành. nhiệm vụ hay bài tập đã hoàn - Thực hiện được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn thành. - Càng đạt được nhiều đơn vị sẽ được coi là có năng lực cao kiến thức, kĩ năng thì càng hơn. được coi là có năng lực cao hơn. 4. Việc thực hiện ý tưởng phát triển năng lực của người học thông qua bộ sách Ôn tập kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Tiếng Việt – NXB ĐHSP a) Bộ sách Ôn tập - kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Tiếng Việt được viết cho chương trình hiện hành, trước hết nó được viết theo một ma trận đã được xây dựng có tính toán để bao quát hết nội dung cơ bản của chương trình, có đủ các kiểu dạng câu hỏi, bài tập có thể gặp trong thực tế. Trừ lớp 1 có cấu tạo riêng, các câu 5, 6, 7 của mỗi đề từ lớp 2 đến lớp 5 đã phủ hết Kiến thức tiếng Việt của mỗi lớp gồm mở rộng vốn từ, phát triển từ ngữ và ngữ pháp, phần Luyện đọc và Luyện viết bao quát hết các kĩ năng đọc, viết cần rèn luyện ở mỗi lớp. b) Bộ sách chú trọng đến việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh theo định hướng phát triển năng lực, tạo cầu nối cho chương trình hiện hành và chương trình sau 2018.Ý tưởng này được thể hiện ở mấy điểm sau: - Phần Kiến thức tiếng Việt chú trọng đến những bài tập sử dụng từ, câu, ví dụ: + Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: Công ơn của cha mẹ với con cái rất ....................................... (đồ sộ, cao, to lớn,mạnh mẽ). Người ta thường nói đó là công ơn ....................................... (trời mây, non nước, trời biển, sông biển) không có gì so sánh được. + Nối từng từ chỉ sự vật bên trái với từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái thích hợp ở bên phải rồi thêm từ ngữ để viết thành câu Câu 1: Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ. + Đặt một câu cho mỗi bức tranh sau, trong câu có từ ngữ chỉ hoạt động (Lớp 2 tập 1): + Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: a) Tuấn rất ...........................(yêu thích, quý mến) các môn học nghệ thuật như Mĩ thuật, Âm nhạc. b) Bác đã đi khắp ... .......................(năm châu, non sông) để tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt c) Dù có đi đâu xa, ông tôi vẫn luôn đau đáu nhớ về ...................... ....(quê quán, quê cha đất tổ) của mình. d) Lan có nước da...................... (đen giòn, đen nhánh) trông rất khỏe mạnh. + Điền từ trái nghĩa với những từ in đậm để hoàn chỉnh các câu sau : a) Lá cây mềm mại, mịn màng còn thân cây lại ......................,gai góc. b) Tai thỏ dài chứ không..................... như như tai chuột. c) Mẹ kẻ rằng ban đầu Linh nấu nướng cũng ..................... chứ không khéo léo như bây giờ. + Đặt câu có: a) Từ "sao" là danh từ:... b) Từ "sao" là động từ:... c) Từ "của" là danh từ:... d) Từ "của" là quan hệ từ:... (Lớp 5 tập 1) - Phần Luyện đọc chú ý đến những bài tập hồi đáp yêu cầu đánh giá hoặc liên hệ với cuộc sống bằng một bài tập được đánh dấu (*) ở câu 4, ví dụ: + Chọn a hoặc b: a) Ai đặt tên cho em? Tên em mang ý nghĩa gì? b) Nếu được đặt tên cho mình, em sẽ chọn tên gì, vì sao? (Lớp 2 tập 1) + Nếu vẽ cảnh mùa thu quê mình, em sẽ chọn những gì để vẽ? ( Chiều thu quê em đề 2) + Chọn a hoặc b: a) Nếu em có mặt khi các bạn đang dè bỉu, trêu chọc bạn nhỏ, em sẽ nói gì với các bạn? b) Em có cảm nghĩ gì về cô giáo trong câu chuyện? + Theo em, khi bản thân hoặc người khác mắc sai lầm, ta có nên chỉ nghĩ về điều đó mà không chú ý đến những điều tốt đẹp khác không ? Vì sao ? (Lớp 5 tập 1) + Theo em, thế nào là người biết lắng nghe thật sự? + Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều…Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết về những điều mình đã nhận ra khi nghe tiếng sáo diều. (Lớp 5 tập 2) - Phần Luyện viết chú ý để có những đề bài mở, sáng tạo (được dánh dấu (*)), tất nhiên cũng có tính đến trình độ học sinh nên đây là những đề bài không bắt buộc học sinh phải thực hiện khi tự thấy trình độ của mình chưa đáp ứng. Ví dụ một số đề bài sau: + Đặt mình vào vai một trong các nhân vật hoạt hình hoặc phim ảnh mà em thích, em hãy viết 3 – 4 câu tự giới thiệu về mình. + Em có cảm xúc như thế nào trong ngày khai trường? + Chủ nhật, Sóc Nhí chuẩn bị sách vở để thứ hai đi học. Thời khoá biểu của Sóc Nhí có tiết học đầu tiên giúp Sóc Nhí học làm phép tính. Tiếp theo, Sóc Nhí sẽ được tìm hiểu để biết cách giữ gìn vệ sinh cơ thể, rồi đến học đọc, cuối cùng là học vẽ. Em hãy giúp Sóc Nhí ghi lại thời khoá biểu ngày thứ hai. Tiết Môn học 1 ...... 2 ....... 3 ...... 4 ...... (Lớp 2 tập 1) + Xung quanh chúng ta có bao nhiêu điều tốt đẹp của sự sống: Những cánh rừng xanh bạt ngàn bất tận, những hòn đảo bình yên với nhiều loài động vật sinh sống như cò, yến, voọc,…, những dòng sông xanh với rất nhiều tôm cá,… Nhiều nơi đã được quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và được bảo tồn. Nhưng vì vô ý thức, con ngưới đã trở thành tàn ác. Họ tàn phá những cánh rừng xanh, biến nó thành trơ trụi, xác xơ. Họ săn bắt động vật làm cho một số loài có nguy cơ tuyệt chủng. Họ làm ô nhiễm nguồn nước khiến cho cá tôm không còn đường sống, … Đặt mình vào vai những cánh rừng đang bị hủy diệt hoặc những con vật đang bị săn bắt, bị phá mất chỗ ở hay những chú cá đang thoi thóp trong dòng nước bị ô nhiễm…, em hãy viết một bức thư kêu cứu gửi loài người, bày tỏ sự phẫn nộ trước những hành động phá hoại ấy, kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống. (Lớp 5 tập 1) + Hãy viết một bức thư cho chị Mùa Xuân nói lên tình yêu, lòng mong đợi Mùa Xuân của mình. + Hãy kể câu chuyện về mình trong vai một cây non bị bẻ ngọn. + Bờ biển bị ngập đầy rác thải kể chuyện mình. + Câu chuyện đau lòng của chiếc túi ni-lông. + Đặt mình vào vai một quyển sách để tự giới thiệu và chia sẻ những mong ước của mình. + Em vừa tạm biệt ngôi trường Tiểu học, những tháng ngày tươi đẹp mới đang chờ đợi. Có biết bao cảm xúc, suy nghĩ và mơ ước. Em mong ước gì về ngôi trường tương lai? Hãy viết thư cho một người bạn thân nói về mong ước đó. (Lớp 5 tập 2)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan