Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn mĩ thuật ở trường thcs...

Tài liệu Skkn dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn mĩ thuật ở trường thcs

.DOC
24
2099
145

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS Phụ lục Phụ lục...............................................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:...........................................................................1 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI..................................................1 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...................................................................2 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.........................................................................2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................2 B. PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ...........................................................2 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................3 a. Thuận lợi, khó khăn:..............................................................................3 b. Thành công, hạn chế:............................................................................3 c. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:........................................................4 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP..................................4 a. Mục tiêu của giải pháp..........................................................................4 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp...........................................4 C. MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG TIẾT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT.........................................................................8 Tiết 19: Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM.............8 I.MỤC TIÊU.............................................................................................8 II. Chuẩn bị................................................................................................9 III. Tiến trình dạy học...............................................................................9 1. Ổn định..............................................................................................9 2. Bài cũ.................................................................................................9 3. Bài mới..............................................................................................9 IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH........................................................................................................20 1. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.........................................20 2. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng..............................................................................21 D. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ........................................................................22 1. KẾT LUẬN.............................................................................................22 2. KIẾN NGHỊ............................................................................................22 Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Trong khi giảng dạy môn Mĩ thuật ở trường THCS tôi thấy việc giảng dạy theo kiểu truyền thống không thể phát huy hết tính tích cực chủ động của Học sinh đồng thời kiến thức truyền đạt cho các em còn nghèo nàn, chưa được phong phú. - Hiện nay yêu cầu đặt ra nên dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn, với mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động của học sinh như vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn. - Sau khi tiếp xúc với chương trình đổi mới phương pháp dạy học, và dạy học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn tôi thấy đây là phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Phương pháp này có nhiều chuyển biến tích cực trong một tiết dạy nếu ta áp dụng nó. Thứ nhất phát huy được tính tích cực của Học sinh, thứ hai tiết học sẽ phong phú về nội dung, Học sinh hiểu được bài học một cách sâu sắc, đồng thời có thêm hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan khác. - Chính vì thấy được tính tích cực của phương pháp dạy học và trải qua các học kì thực nghiệm với kết quả khả quan nên tôi đã chọn đề tài này : Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS. 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Dạy môn Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở không phải để đào tạo các em HS trở thành hoạ sĩ hay những người chuyên sâu về lĩnh vực mĩ thuật mà dạy Mĩ thuật ở đây là nhằm giúp các em thấy được, cảm nhận được cái đẹp. Cái đẹp trong mỗi đồ vật, trong các công trình kiến trúc, trong các tác phẩm nghệ thuật, trong thiên nhiên, cảnh vật, con người, cái đẹp của làng quê, thôn bản, của quê hương đất nước, từ đó các em thêm yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử, hiểu được giá trị cuộc sống, nét đẹp đạo đức của con người... - Mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác, nghệ thuật nhìn cái đẹp nên dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống. - Với mục tiêu chung và chương trình cụ thể, dạy học mĩ thuật ở THCS không chỉ là vẽ mà lấy hoạt động mĩ thuật để nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống. Tùy vào từng phân môn mà lồng ghép các nội dung khác nhau có liên qua để tiết học phong phú về nội dung và sinh động hơn. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS - Tiết dạy tích hợp phải thể hiện được sự liên quan kết nối giữa các môn học đồng thời Học sinh phải phát huy được tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức. Đấy mới là mục tiêu nhiêm vụ cơ bản nhất. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Chương trình mĩ thuật THCS. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn, đổi mới phương pháp dạy học. 4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Học sinh các khối lớp 6,7,8,9 trường THCS Phan Bội Châu, ĐăkNia, Gia Nghĩa, ĐăkNông 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các môn học liên quan. - Phương pháp khảo sát thực tiễn và ứng dụng thực tế - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin... B. PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ - Dạy học tích hợp là một nội dung quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc học môn Mĩ thuật học sinh còn có thêm hiểu biết về các lĩnh khác, các môn học khác được lồng ghép trong bài dạy của giáo viên như văn hóa xã hội, khoa học, lịch sử, âm nhạc, giáo dục, văn học, địa lí...từ đó nâng cao hiểu biết cho học sinh giúp các em có thêm kiến thức, kĩ năng trong quá trình hoàn thiện nhân cách Đức – Trí - Thể - Mĩ. - Trước đây dạy học không có tích hợp nên nội dung trong một tiết dạy còn ít, nghèo nàn và chưa được sâu rộng. Còn hiện nay nếu áp dụng phương pháp dạy học tích hợp học sinh có hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm, và cũng có thể mở rộng giáo dục các em về tình yêu quê hương đất nước, có ý thức bảo vệ môi trường , thực hiện tốt an toàn giao thông... - Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, hải đảo và bảo vệ môi trường, an toàn giao thông ... - Còn dạy học liên môn là phải xác định nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học trong một tiết dạy, nhưng phải tránh tình trạng Học sinh phải học nhiều lần một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và chỉ có thể nhắc lước qua ở môn có liên quan Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. a. Thuận lợi, khó khăn: * Đối với giáo viên: - BGH và nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho môn học. - Trường có phòng học được trang bị đầy đủ máy chiếu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học tích hợp, liên môn. - Phân phối chương trình thì phù hợp, lôgic, có sự trợ giúp cho nhau giữa bài này với bài khác trong phân môn. * Đối với học sinh: - HS thích học mĩ thuật hơn các môn học khác trong chương trình bởi không có nhiều áp lực. - Nhiều em có ý thức đối với môn học, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng. * Khó khăn: - Đa số Học sinh thích học các phân môn thực hành như: Vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí còn phân môn thường thức mĩ thuật các em không thích lắm vì không được tự do sáng tạo đồng thời lượng kiến thức trong một tiết học lại nhiều. - Một số học sinh chưa thực sự nghiêm túc với môn học, còn dành thời gian nhiều cho các môn học khác. - Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, đầu tư chưa đầy đủ đồ dùng cho con em để học các phân môn. b. Thành công, hạn chế: - Thành công: + Môn mĩ thuật đã được đưa vào trong chương trình học bắt buộc đã lâu, từ học sinh tiểu học cũng đã được tiếp cận với môn mĩ thuật nên có nhiều thành công khi giảng dạy các phân môn. + Trong những năm gần đây phương pháp dạy học đã được đổi mới nhiều nên học sinh không còn lạ lẫm với những phương phương dạy học mà thầy cô đưa ra đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học. + Hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho GV tìm tòi tài liệu như tranh ảnh, phim tư liệu... để bài dạy phong phú, gây được hứng thú cho HS khi tiếp cận môn học. - Hạn chế: + Hiện nay môn Mỹ thuật trong nhà trường phổ thông chỉ dạy một tiết trên tuần đó là phần thời gian quá ít không đủ cho các em tìm tòi tiếp thu và phát huy được khả năng vẽ sáng tạo của mình và lượng kiến thức để truyền đạt cho các em chưa được sâu rộng + Nhiều GV chưa thuần thục trong việc sử dụng công nghệ thông tin nên cũng còn nhiều khó khăn trong tìm kiếm tài liệu cũng như ứng dụng vào trong bài giảng. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS c. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: - Một số giáo viên chưa chú trọng dạy Mĩ thuật vì môn học này chưa được xem trọng. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến môn học còn cho là môn phụ, không cần thiết dẫn đến khâu chuẩn bị đồ dùng học tập cho con em chưa được chu đáo. - Khả năng sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Dụng cụ, trang thiết bị, mẫu vẽ dùng cho phân môn còn quá ít. - Cách đánh giá xếp loại Đạt và Chưa Đạt (Đ-CĐ) khiến HS còn chủ quan chưa tích cực trong làm bài… Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giờ Mĩ thuật, không kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Chính vì vậy mà ở các năm học trước tỉ lệ Chưa Đạt trong môn Mĩ Thuật còn cao. 3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA GIẢI PHÁP a. Mục tiêu của giải pháp - Giúp học sinh hiểu rõ hơn, nắm chắc kiến thức hơn về môn học. - Tạo cho học sinh khả năng liên hệ thực tế, biết liên kết kiến thức trong các môn học. - Tạo cho học sinh tính kiên trì, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng tư duy và tự lĩnh hội tri thức. - Giúp giáo viên thực hiện tốt bài giảng của các phân môn và tiết học đạt hiệu quả cao hơn. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. Thông qua các giờ học mỹ thuật, học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về các khái niệm, từ đó giáo dục cho các em về tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước có ý thức bảo vệ những giá trị tốt đẹp như: môi trường, văn hóa, các di tích lịch sử….Qua các hoạt động dạy học các em được thực hành, được khám phá từ đó mà việc lĩnh hội cũng trở nên sâu sắc hơn. Vậy làm thế nào để toán học, khoa học, văn học, lịch sử, địa lí, âm nhạc, giáo dục ….được tích hợp vào bộ môn Mỹ Thuật? Trong quá trình dạy học ở tất cả các phân môn chúng ta đều có thể tích hợp liên môn.  Âm Nhạc trong môn Mĩ Thuật Trong các bài thường thức mĩ thuật khi giới thiệu về những nền văn hóa Việt Nam Giáo viên có thể lựa chọn những bài hát gắn liền với văn hóa đó để giới thiệu với Học sinh bằng cách lồng ghép video vào giáo án để Học sinh vừa nghe nhạc vừa xem hình ảnh. Hoặc trong các bài vẽ tranh phong cảnh cũng có thể cho Học sinh nghe, xem một đoạn nhạc với hình ảnh đẹp quê hương ở các vùng miền để HS liên tưởng và cảm nhận... Trong lúc Học sinh thực hành vẽ nếu có điều kiện Giáo viên nên mở nhạc nhỏ để Học sinh hứng thú và sáng tạo hơn. Để làm được điều này yêu cầu người Giáo viên phải có Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS kiến thức về tin học để có thể tìm kiếm, tải các đoạn video và sử dụng các phần mềm để cắt phim, lồng phim vào giáo án.  Sinh học trong môn Mĩ thuật Trong chương trình có những bài kí họa, tạo họa tiết trang trí như khi vẽ chiếc lá không phải là chúng ta giúp học sinh phân tích cấu tạo của nó mà phải giúp các em nắm được đặc điểm cấu trúc, hình dáng để vẽ cho đúng bên cạnh đó có thể giới thiệu cho Học sinh những họa sĩ nổi tiếng về vẽ tranh phong cảnh…  Văn học trong môn Mĩ thuật Văn học liên quan nhiều đến Mĩ thuật như giới thiệu văn hóa vùng Tây nguyên trong bài “Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người” Giáo viên nên giới thiệu về các tác phẩm sử thi, trường ca, các câu thơ, dân ca của dân tộc Ê đê…Những câu chuyện cổ tích là nguồn đề tài tuyệt vời để chúng ta đưa vào các bài vẽ tranh: minh họa truyện cổ tích, trình bày bìa sách… Một đoạn thơ về quê hương tươi đẹp sẽ góp phần khơi dạy sáng tạo trong bài vẽ tranh phong cảnh…Hoặc những bài thường thức mĩ thuật về Tranh dân gian Việt Nam có thể đọc cho HS nghe những đoạn thơ nổi bật trong bài Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm nói về các dòng tranh dân gian và truyền thống nghề làm tranh của vùng quê hương kinh bắc… Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS  Văn hóa trong môn Mĩ thuật Lịch sử, văn hóa, mĩ thuật là những môn học luôn đi liền với nhau gắn bó mật thiết với nhau, mặc dù chúng ta không có bộ môn văn hóa nhưng sự hiện diện của nó thì khá rõ ràng và được lồng ghép trong các môn học đặc biệt là mỹ thuật. Đó là những chủ đề liên quan đến ngày tết cổ truyền, đến các lễ hội của dân tộc về truyền thống tôn sư trọng đạo của ngày nhà giáo Việt Nam, văn hóa các dân tộc ít người. Nền văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ trong các tác phẩm mĩ thuật như các công trình kiến trúc Chăm, Văn hóa nghìn năm Thăng Long – Hà Nội trong Kinh thành Thăng Long, Văn hóa các dân tộc ít người như tượng nhà mồ Tây Nguyên… muốn tiết dạy thành công, Học sinh hứng thú khám phá thì Giáo viên phải là người dẫn dắt, khơi gợi để các em tự lĩnh hội kiến thức rồi sau đó giới thiệu đến các em những nội dung mới mẻ liên quan đến bài học mà không có trong sách giáo khoa.  Lịch sử với Mĩ Thuật Lịch sử Việt Nam luôn hiện diện trong các bài thường thức mĩ thuật từ thời kì cổ đại đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trong phần “ sơ lược về bối cảnh lịch sử”…và không chỉ giới hạn ở đó các nền văn hóa và lịch sử nghệ thuật trên thế giới cũng là một nguồn tài liệu lớn cho các bài học mỹ thuật .Chẳng Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS hạn như lịch sử Trung Quốc, văn hóa Nhật Bản, Ấn độ trong bài “ Sơ lược Mĩ thuật Châu Á”, lịch sử phát triển của thế giới qua các thời kì…trước khi đi vào tìm hiểu các nền văn hóa, các tác phẩm mĩ thuật thì Giáo viên phải giới thiệu sơ lược cho Học sinh về bối cảnh lịch sử, tình hình của đất nước vào giai đoạn bấy giờ. Ví dụ trong bài “sơ lược về Mĩ thuật Việt Nam từ cuối XIX đến năm 1954” trong chương trình Mĩ Thuật lớp 7 trước tiên Giáo viên phải khái quát về tình hình xã hội Việt Nam giai đoạn đấy để khi giới thiệu các tác phẩm thì Học sinh mới hiểu được nội dung ý nghĩa sự ra đời của tác phẩm…  Địa lý trong môn Mĩ thuật Địa lý luôn có trong bài thường thức mĩ thuật như vị trí địa lý của các công trình kiến trúc, các nền văn hóa như trong bài “sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người”. Giáo viên phải giới thiệu bản đồ Việt Nam và chỉ ra vị trí sinh sống của đồng bào các dân tộc ít người, hoặc vị trí các công trình kiến trúc ví dụ tìm hiểu về các dòng tranh dân gian Giáo viên phải giới thiệu về vị trí địa lí của các dòng tranh và có thể sử dụng bản đồ để minh họa trực quan hơn…bên cạnh đó Học sinh có thể vận dụng kiến thức mĩ thuật để vẽ bản đồ.  Toán học trong môn mĩ thuật Toán học và mỹ thuật là hai môn học không thể tách rời, toán học được kết nối với mỹ thuật thông qua hình dạng, đường nét, sự đối xứng và các mẫu. Sự hiện diện của toán học thể hiện rõ ở các bài vẽ trang trí hình vuông, hình tròn, đường diềm và các bài vẽ theo mẫu…và nó chạy xuyên suốt trong tất cả các bài học, những ý tưởng về các hình dạng toán học luôn hiệu quả vì sự đơn giản của nó. Trong các bài vẽ theo mẫu Giáo viên dựa vào kiến thức toán học Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS để phân tích cấu trúc, hình dạng của mẫu vẽ ví dụ như “mẫu có dạng hình trụ và hình cầu, mẫu có dạng hình hộp và hình cầu”…  Giáo dục công dân trong môn Mĩ thuật. Giáo dục là môn học mà người giáo viên ở tất cả các môn học chứ không riêng gì môn Mĩ thuật cần phải lồng ghép vào bài dạy để giáo dục đạo đức, và rèn luyện kĩ năng sống cho Học sinh như bài vẽ tranh “ Đề tài lao động; Tranh cổ động; An toàn giao thông…”. Ở những bài thường thức mĩ thuật về văn hóa Việt Nam thì việc lồng ghép giáo dục về giữ gìn và bảo tồn văn hóa là vô cùng quan trọng góp phần hình thành ý thức tốt ở các em. Trong các cuộc thi vẽ tranh về môi trường, về biển đảo người Giáo viên phải hướng dẫn Học sinh tìm nội dung đề tài qua cuộc sống thực tế hiện tại. C. MINH HỌA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG TIẾT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT. Tiết 19: Thường thức mỹ thuật TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I.MỤC TIÊU 1.Mục tiêu chuẩn KTKN *Kiến thức: - Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS - Học sinh hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian. *Kỹ năng: - Nhận biết được nội dung, ý nghĩa của các bức tranh dân gian. - Phân biệt được các dòng tranh dân gian. - Hình thành các kĩ năng sống. *Thái độ: - Yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn, phát huy nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc. 2. Mục tiêu phát triển năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề, thu thập và xử lí thông tin - Năng lực chung : hoạt động tập thể, NL nhận xét, đánh giá, - Năng lực chuyên biệt : cảm thụ thẩm mỹ, quan sát, giao tiếp nghệ thuật, II. Chuẩn bị. 1. Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống - Tranh ảnh, video, tư liệu về tranh dân gian Học sinh: - Sưu tầm một số bức tranh dân gian - Đọc trước bài ở nhà. 2. Phương pháp dạy học: - Trực quan, vấn đáp, Thuyết trình, kết hợp với minh hoạ. Thảo luận... III. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định. - Kiểm tra sĩ số HS 2. Bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Giới thiệu bài: Cho HS xem một số bức tranh và yêu cầu HS chỉ ra đâu là tranh dân gian, từ đó dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về tranh dân gian -PP : Trực quan, Thuyết trình, vấn đáp. Hoạt động của học sinh Nội dung bài học I. Vài nét về tranh dân gian. NL hình thành Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS -Thời lượng : 7 phút GV nhắc lại chương trình lớp 4 (Mỹ thuật lớp 4: Tiết 19- Xem tranh dân gian) đã giới thiệu sơ qua về tranh dân gian. ? Em biết gì về tranh dân gian. GV vào bài chú ý các điểm sau: +Tranh dân gian có từ lâu đời, được bày bán trong dịp tết, Vì thế, tranh dân gian còn được gọi là “tranh Tết’’. GV ? Bạn nào còn nhớ đoạn văn sau : « Từ ngày còn ít tuổi, tôi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lần tết đến, đứng trước những cái chiếu bày bán tranh làng Hồ giải trên các lề phố…họ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh tươi vui. ». Đấy là đoạn văn rất hay mà các em đã học ở môn tập đọc lớp 5 nói về tranh Dân gian…(Tuần 27 : tập đọc : Tranh làng Hồ) Chính vì vậy mà từ xưa ông ta cha đã đúc kết nên những câu ca dao nói về việc sử dụng tranh trong ngày tết đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc như : - Tết về nhớ bánh chưng xanh, Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh lợn gà. - Dù ai buôn bán trăm nghề Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh ( Giáo dục Kĩ năng sống cho HS, truyền thống văn hóa dân tộc) +Tranh dân gian xuất phát từ đời sống tinh thần và phục vụ nhu cầu thẫm mĩ của người dân đồng thời thể hiện niềm mơ ước, nguyện vọng của nhân dân lao động. + Tranh dân gian do một tập thể nghệ nhân dựa trên cơ sở một cá nhân có tài trong cộng đồng nào đó sáng tạo ra đầu tiên, sau đó tập thể bắt chước và phát triển đến chỗ hoàn chỉnh. Trải qua mấy trăm năm tồn tại và phát triển tranh dân gian đã trở thành dòng nghệ thuật riêng biệt và quý giá được mọi người yêu thích, trân trọng. GV cho HS chơi trò chơi nhanh mắt, đoán hình điền đúng tên tác phẩm và nêu đúng thể lọai tranh. ? Ở nước ta có những vùng nào sản xuất tranh dân +Tranh dân HS đọc bài gian lưu hành trong sgk rộng rãi trong nhân dân, HS trả lời câu được đông hỏi và ghi đảo nhân dân nhớ ưa thích. +Một số vùng chuyên sản xuất tranh dân gian như : HS suy nghĩ Đông Hồ trả lời ( Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây). Làng Sình (Huế), một số vùng miền núi phía Bắc… +Tranh dân gian được in bằng ván gỗ hoặc kết hợp giữa nét khắc gỗ và tô màu bằng tay. Nội dung tranh lấy từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày… HS xem tranh và trả lời NL xử lí thông tin NL quan sát NL cảm thụ thẫm mĩ Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS gian? + Trên đất nước ta tranh dân gian được làm ra ở nhiều nơi và mang phong cách thị hiếu thẫm mĩ ở từng vùng sản xuất. Có hai dòng tranh lớn là Đông Hồ và Hàng Trống ngoài ra còn có một số vùng khác. Cho HS xem một số tranh của từng vùng và giới thiệu: *Kim Hoàng thuộc làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, tranh cũng có mục đích và nội dung giống tranh Đông Hồ và Hàng Trống. *Làng sình ở cố đô Huế. Làng Sình hay còn gọi là làng Lại Ân thuộc xã Phú Mậu - huyện Phú Vang, cách thành phố Huế khoảng 9km về phía Đông.là một nơi chuyên sản xuất tranh với mục đích cúng lễ, phục vụ tín ngưỡng, tranh cúng xong thì được mang đi đốt cho nên đến nay còn lại chủ yếu là các bản khắc gỗ *Một số vùng miền núi phía Bắc thì tranh dân gian chủ yếu là do những người thầy cúng vẽ mục đích phục vụ tín ngưỡng. Ở vùng miền núi phía Bắc khi ốm đau người ta thường mời những người thầy về cúng, sau khi cúng thì thầy cúng sẽ vẽ cho gia chủ một bức tranh treo trong nhà nhằm trừ ma quỷ, cầu may mắn phúc lành. ? Đề tài của tranh dân gian là gì ? GV: Tranh dân gian có hai nội dung chính là tranh tết và tranh thờ chia ra làm những đề tài như: Tranh chúc tụng, tranh thờ, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh truyện, tranh lịch sử, tranh châm biếm đả kích, tranh lao động sản xuất. GV ghi bảng. Chuyển ý : Trong những dòng tranh dân gian thì có tranh Đông Hồ và Hàng Trống là hai dòng tranh có số lượng lớn, tồn tại lâu đời được nhiều người biết đến để hiểu hơn về hai dòng tranh này chúng ta cùng tìm hiểu phần II : Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. Hoạt động 2. Tìm hiểu về hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống. PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày. HS trả lời câu hỏi và ghi nhớ HS quan sát, lắng nghe HS trả lời HS ghi bài Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS -Thời lượng : 16 phút * Tranh Đông Hồ. PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày. -Thời lượng 8 phút ? Tranh Đông Hồ được sản xuất ở đâu ? GV dựa trên hình ảnh làng Đông Hồ để giải thích, giới thiệu. - Về vị trí địa lí của làng Đông Hồ : Ở tiết 2 môn địa lí lớp 6 các em đã được học bài bản đồ và cách vẽ bản đồ cho nên bây giờ nhìn lên bản đồ này các em sẽ dễ dàng nhận ra vị trí của làng Đông Hồ : Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 30km về hướng Đông. Làng Đông Hồ nằm ven sông Đuống là một làng nghề truyền thống, được xem là cái nôi của dòng tranh dân gian, đây là ngôi làng nhỏ với hơn 200 hộ dân sinh sống bằng nghề làm tranh và làm hàng m ã.(Địa lí 4- tiết 13,14 : Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc bộ) - GV mở rộng- Về lịch sử ra đời : Tranh Đông Hồ xuất hiện vào khoảng thế kỉ XVI đến những năm 1940 là khoảng thời gian cực thịnh của tranh Đông Hồ với 17 dòng họ đều tham gia làm tranh, qua những năm chiến tranh khốc liệt nghề làm tranh bị gián đoạn đến khi hòa bình lặp lại thì nghề làm tranh mới được khôi phục nhiều tổ hợp tác xã được hình thành đây là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa và có mặt ở các nước trên thế giới như Nhật, Pháp, Đức, Mĩ… - GV mở rộng-Về văn học : Ở trong nước tranh Đông Hồ được nhiều người biết đến, tranh không chỉ xuất hiện trong đời sống hằng ngày mà còn xuất hiện sinh động trong các tác phẩm Văn học như bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm : Bên kia sông Đuống Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Hay Mẹ con đàn lợn âm dương HS đọc bài trong sgk. HS trả lời HS quan sát, lắng nghe II. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống 1. Tranh Đông Hồ -Tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. -Tác giả là những người nông dân. -Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, in trên giấy dó quét màu điệp. - Nguyên liệu làm tranh lấy hoàn toàn từ tự nhiên, có gam màu trầm, ấm. -Đối tượng phục vụ là những người nông dân. - Đường nét to khỏe, dứt khoát, mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. NL xử lí thông tin NL quan sát NL cảm thụ thẫm mĩ NL Hoạt động tập thể NL phân tích Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS Chia lìa đôi ngả Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu ? Hoặc thơ của Tú Xương về ngày tết: Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột Loẹt lòe trên vách bức tranh gà Cho HS quan sát vài bức tranh Đông Hồ. ? Tác giả của tranh Đông Hồ là ai ? GV : Tác giả là những nghệ sĩ nông dân làm tranh trong những lúc nông nhàn. ? Tranh Đông Hồ được sản xuất như thế nào ? GV : đưa ra một số hình minh họa các bước làm tranh Đông Hồ để giới thiệu kĩ thuật làm tranh – Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy dó quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in nên có nhiều người trong gia đình hay dòng họ cùng tham gia làm tranh. GV giới thiệu tranh Gà Mái và đặt câu hỏi đơn giản để HS trả lời. ? Bức tranh Gà Mái có bao nhiêu màu, các mảng màu được ngăn cách như thế nào ? GV : ở bức tranh Gà Mái tất cả các màu đều được in bằng các bản gỗ khác nhau(mỗi màu một bản), sau cùng in nét viền hình bằng màu đen. GV kết luận: Để có được một bức tranh ra đời, các nghệ nhân phải thể hiện nhiều công đoạn khác nhau từ khắc hình trên ván gỗ, làm giấy, in và tô màu từng bước một theo một quy trình rất công phu. ? Chất liệu để làm tranh dân gian được lấy từ đâu ? GV : cho HS xem một số hình ảnh chuẩn bị nguyên liệu để làm tranh và giới thiệu – Tranh Đông Hồ được in trên giấy dó quét mà điệp. (Dó là một loại cây có thân mềm được lấy về làm giấy. Màu điệp là màu được tạo thành từ việc nghiền nhỏ vỏ con sò, con điệp kết hợp với hồ. Giấy dó sau khi quét màu điệp được mang đi phơi khô rồi sau đó mới dùng để in tranh và đây chính là một sáng tạo trong nghệ thuật của các nghệ nhân xưa). Màu sắc được tạo thành từ các nguyên liệu từ tự nhiên như : màu đen lấy từ than lá tre, màu xanh lấy từ lá cây, màu vàng lấy từ hoa hòe, Học sinh quan sát và trả lời Học sinh quan sát và trả lời theo hiểu cá nhân: Học sinh trả lời câu hỏi HS quan sát HS lắng nghe Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS hoa huệ, màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn, màu trắng lấy từ vỏ sò tán nhỏ… ? Tranh Đông Hồ có đường nét như thế nào ? GV : chỉ vào hình minh họa hướng dẫn HS tìm hiểu – Tranh Đông Hồ là loại tranh in hoàn toàn ( in màu sau đó in nét) nên đường nét đơn giản, dứt khoát, khỏe khoắn, bao giờ nét đen cũng được in sau cùng để định hình các mảng. ? Đối tượng phục vụ của tranh Đông Hồ là ai ? GV : Tranh Đông Hồ làm ra chủ yếu để phục vụ cho tầng lớp nông dân, nên mang một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như tâm hồn những người làm ra nó. GV kết luận và ghi nội dung : Tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Tác giả là những người nông dân. Tranh được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, in trên giấy dó quét màu điệp. Nguyên liệu làm tranh lấy hoàn toàn từ tự nhiên, có gam màu trầm, ấm. Đối tượng phục vụ là những người nông dân. Đường nét to khỏe, dứt khoát, mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị  Tranh Hàng Trống. PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày. -Thời lượng 8 phút ? Vì sao gọi là tranh Hàng Trống ? GV : Cho HS xem hình ảnh phố Hàng Trống và giới thiệu vị trí địa lí : Ở lớp 4 ( Địa lí lớp 4 : Tiết 15- Thủ đô Hà nội) các em đã được thầy cô giới thiệu và xem bản đồ Hà Nội nên các em có thể nhận ra vị trí phố Hàng Trống trên bản đồ. Phố Hàng Trống thuộc quận Hoàn Kiếm-Hà nội, có chiều dài 0,5km nằm gần các con phố Hàng Hòm, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Hành. Đây là con phố buôn bán rất sầm uất. Về lịch sử hình thành: Gọi là Hàng Trống vì trước đây những người dân làm trống ở Hưng Yên đến định cư, làm và buôn bán trống. Nơi đây có nhiều ngành thủ công truyền thống như nghề làm lọng, nghề thêu nhưng nổi tiếng nhất là nghề làm tranh. ? Tác giả của tranh Hàng Trống là ai ? HS trả lời HS trả lời HS ghi bài HS đọc sgk và trả lời HS quan sát, lắng nghe HS trả lời HS quan sát và lắng nghe. 2. Tranh Hàng Trống -Tranh Hàng Trống thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. -Tác giả của tranh Hàng Trống là những nghệ nhân. -Tranh Hàng Trống chỉ cần bản khắc gỗ màu đen làm đường viền sau đấy các nghệ NL xử lí thông tin NL quan sát NL cảm thụ thẫm mĩ Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS GV giới thiệu hình ảnh nghệ nhân tranh Hàng Trống . ? Tranh Hàng Trống được sản xuất như thế nào ? GV : Cho HS xem một số hình ảnh làm tranh Hàng Trống và giới thiệu – Không giống như tranh Đông Hồ các nghệ nhân Hàng Trống chỉ dùng bản khắc để in màu đen làm đường viền cho các hình sau đó trực tiếp dùng bút lông để tô màu bằng tay theo kiểu cản màu hay vờn màu ( một nữa bút lông chấm màu còn một nữa chấm nước để vờn màu theo đậm nhạt). ? Chất liệu làm tranh lấy từ đâu ? GV dựa vào tranh và giới thiệu : Chất liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. Màu là phẩm nhuộm nhân tạo nên màu sắc trong tranh Hàng Trống tươi sáng, rực rỡ hơn các dòng tranh khác. ? Đối tượng phục vụ của tranh Hàng Trống là ai ? GV : Tranh làm ra để phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ( trí thức, giàu có am hiểu nghệ thuật) nên đường nét được trau chuốt mềm mại, mảnh mai tinh tế, mang vẻ đẹp trang trọng, quý phái. GV ghi nội dung : Tranh Hàng Trống thuộc phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tác giả của tranh Hàng Trống là những nghệ nhân. Tranh Hàng Trống chỉ cần bản khắc gỗ màu đen làm đường viền sau đấy các nghệ nhân trực tiếp tô màu bằng tay. Nguyên liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. Đối tượng phục vụ là tầng lớp trung lưu và dân thành thị. Đường nét trong tranh mảnh mai tinh tế, màu sắc tươi sáng mang vẻ đẹp trang trọng quý phái. GV chuyển ý: Tranh dân gian xuất phát từ nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của người dân lao động nên đề tài trong tranh cũng được rút ra từ cuộc sống. Hoạt động 3 : Tìm hiểu đề tài của Tranh dân gian. PP : Trực quan, Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận, giải quyết vấn đề, trình bày. -Thời lượng 8 phút GV nhắc lại cho HS 8 đề tài trong tranh dân gian : HS trả lời HS quan sát, lắng nghe HS trả lời HS trả lời và lắng nghe HS ghi bài HS ghi bài nhân trực tiếp tô màu bằng tay. -Nguyên liệu làm tranh có sẵn trên thị trường. -Đối tượng phục vụ là tầng lớp trung lưu và dân thành thị. - Đường nét trong tranh mảnh mai tinh tế, màu sắc tươi sáng mang vẻ đẹp trang trọng quý phái. NL Hoạt động tập thể NL phân tích * Đề tài của Tranh dân gian. -Tranh chúc tụng, -Tranh thờ, -Tranh sinh hoạt, -Tranh phong cảnh, -Tranh truyện, -Tranh lịch sử, -Tranh châm biếm đả kích, -Tranh lao động sản NL Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS Tranh chúc tụng, tranh thờ, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh truyện, tranh lịch sử, tranh châm biếm đả kích, tranh lao động sản xuất. GV ghi nội dung Cho HS xem 1 số bức tranh và yêu cầu HS thảo luận cá nhân (theo cặp gần nhau) sau đó đọc đúng tên của những bức tranh (vì các em đã học tranh dân gian ở lớp 4) và chỉ ra từng đề tài của mỗi bức tranh bằng cách đặt câu hỏi . VD : * Đề tài sinh hoạt. Bức tranh Hứng dừa, chăn trâu thổi sáo, đấu vật ? Tranh thuộc đề tài nào ? ? Nó thể hiện nội dung gì ? GV phân tích nội dung của từng bức tranh rồi kết luận về đề tài sinh hoạt xã hội : Đấy là những cảnh sinh hoạt đời thường bình dị nhưng rất đỗi nên thơ, trữ tình của người nông dân xưa. *Đề tài Châm biếm đả kích : Bức tranh Đám cưới chuột, thầy đồ cóc, đánh ghen. ? Tranh thuộc đề tài nào ? ? Nó thể hiện nội dung gì ? GV : Đám cưới chuột phê phán tệ nạn tham nhũng, ức hiếp dân lành, Thầy đồ cóc phê phán 1 thầy đồ dốt nát nhưng hách dịch, còn bức tranh Đánh ghen lại phê phán chế độ đa thê ( Trong tranh hình ảnh cô vợ cả dữ tợn đang cầm kéo xông vào cô vợ trẻ còn cô vợ trẻ thì đang được chồng bảo vệ, người chồng can ngăn bằng những câu nói được ghi trên tựa đề «thôi thôi nuốt giận làm lành, chi điều sinh sự nhục mình nhục ta ». Những bức tranh thuộc đề tài này đã tái hiện lịch sử dân tộc những năm 30 (Lịch sử lớp 5 tiết 4 : Xã hội Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) với những tệ nạn tham ô, hách dịch, áp bức dân lành… GV mở rộng : điều này không chỉ thể hiện trong các tác phẩm tranh mà còn thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện đại nổi tiếng như một chị Dậu cơ cực sống cuộc đời bán chó, bán con tủi nhục bị bức ép đến đường cùng trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố hay một Xuân tóc đỏ lố lăng, đạo đức giả, lối sống văn minh rởm, phong HS quan sát Đọc tên các bức tranh HS trả lời câu hỏi. HS quan sát HS trả lời. HS quan sát, lắng nghe, và liên tưởng xuất. xử lí thông tin NL quan sát NL cảm thụ thẫm mĩ NL phân tích Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS trào Âu hóa ở Việt Nam thời bấy giờ trong tác phẩm Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng cũng như số phận của 1 Lão Hạc, 1 Chí phèo của nhà văn Nam Cao, những nhân vật này các em sẽ được gặp trong các tiết học văn ở lớp 8, lớp 9 và sẽ hiểu hơn về lịch nước ta giai đoạn này trong những tiết học lịch sử, và nếu có điều kiện các em hãy tìm đọc các tác phẩm rất hay này để thấy được tình hình xã hội Việt Nam thời bấy giờ. GV tiếp tục cho HS tìm hiểu những đề tài khác. Kết hợp phân tích một số bức tranh tiêu biểu. *Đề tài Chúc tụng : Các bức tranh Gà Đại HS quan sát, Cát, Vinh hoa phú quý… ( Giáo dục Kĩ năng lắng nghe sống cho HS, truyền thống văn hóa dân tộc) Tết là khoảng thời gian sum họp gia đình mọi người quây quần bên nhau thể hiện tình cảm gắn kết, yêu thương. Năm mới người Việt Nam có truyền thống du xuân, thăm hỏi chúc nhau những điều tốt đẹp họ tặng nhau những bức tranh thể hiện sự giàu sang, thịnh vượng, sức khỏe, may mắn *Đề tài Lịch sử : Bà triệu, Ngô Quyền…Ở chương trình lịch sử lớp 6 (tiết 1 : Sơ lược về môn lịch sử) chúng ta đã biết làm sao để lưu giữ và dựng lại lịch sử thì trong lĩnh vực nghệ thuật như các bức tranh dân gian này cũng đã tái hiện lại lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong môn Kể chuyện lớp 5 ( Kể chuyện tiết 20) chúng ta có thể hình dung và tái hiện lại Lịch sử hào hùng của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những vị anh hùng, sự hi sinh cho tương lai của đất nước, cuộc đấu tranh của nhân dân, những hình ảnh ấy được thể hiện một cách sống động trong các bức tranh dân gian : Bà Triệu, Hai bà Trưng… Thời kì của các em là thời kì hòa bình không phải chịu đau thương mất mát sự tàn phá của chiến tranh vì vậy các em cần phải biết trân trọng giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta đã gây dựng. (Giáo dục truyền thống yêu nước) *Đề tài Tranh Truyện : Thánh Gióng, Thạch Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS sanh…là những câu chuyện cổ tích mà ai cũng đã từng được nghe ông bà, cha mẹ kể lại. Tuổi thơ của chúng ta luôn đắm chìm trong lời kể của những câu chuyện cổ tích. Trong chương trình Ngữ Văn 6, ( Văn bản : Thánh gióng tiết 5) các em cũng được tìm hiểu về câu chuyện Thánh gióng, một chàng gióng to lớn, oai phong mặc áo giáp sắt ra trận cũng được tái hiện sinh động trong tranh dân gian. *Đề tài Lao động : Canh Nông, vụ cấy ….Đời sống của người nông dân luôn gắn với hình ảnh con trâu, cái cày, con lợn con gà và những hình ảnh ấy trở nên sinh động dưới bàn tay của người nghệ nhân. *Đề tài Phong cảnh : tác phẩm Tứ quý, Cá chép trông trăng…thể hiện vẻ đẹp sinh động của cảnh vật. *Đề tài Tôn giáo ( Tranh thờ) : Ngũ Hổ, Phật bà quan âm, Bà chúa thượng ngàn…thể hiện phong tục truyền thống, tín ngưỡng, thờ cúng của dân tộc thường là các hình ảnh về thần linh, người có công hay các con vật mang tính chất mạnh mẽ, linh thiêng. Tranh dùng để thờ cúng xua đuổi tà ma, cầu mong sự may mắn phúc lành sẽ đến với gia đình. Đấy cũng chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam, chúng ta sẽ gặp nội dung này trong bài 16- giáo dục công dân lớp 7 : Quyền tự do tín ngưỡng. GV cho HS chơi trò chơi đoán tranh để hiểu rõ đề tài của tranh ( GV đưa tên đề tài HS tìm tranh phù hợp) GV nhận xét và cho HS xem tranh GV chuyển ý : Qua những phần vừa tìm hiểu chúng ta biết được nội dung của tranh dân gian vô cùng phong phú, tranh có vẻ đẹp khác biệt tất cả tạo nên giá trị nghệ thuật của tranh dân gian, vậy tranh dân gian có những giá trị nghệ thuật gì chúng ta cùng tìm hiểu phần III. Hoạt động 4. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian. -PP : Trực quan, Thuyết trình, vấn đáp. III/ Giá trị nghệ thuật của tranh -Hình tượng NL Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ Thuật ở trường THCS -Thời lượng : 5 phút GV : Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu thông tin trong sgk ? Hãy rút ra những giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ? GV giới thiệu: Tranh dân gian đã chứng tỏ sự thống nhất hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của dân tộc, mang bản sắc dân tộc đậm đà. Tranh hồn nhiên trực cảm, tạo ra vẻ đẹp hài hoà giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. Hình tượng trong tranh có tính khái quát cao, bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt. Chữ và thơ trên tranh giúp bố cục thêm ổn định… GV cho HS xem một số bức tranh, giải thích về chữ ở trong tranh GV : Trong các tiết học Đạo đức ( Đạo đức lớp 5Tiết 9 bài 9 : Em yêu quê hương) Tập đọc ( Tập đọc 5- Bài 27 :Tranh làng hồ) Giáo dục công dân các em cũng đã được nghe nói nhiều về bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa vậy theo các em chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn những dòng tranh dân gian này ? GV nhận xét và kết luận : Nhà nước đã đưa ra những chính sách để bảo tồn như công nhận dòng tranh dân gian Đông Hồ là di sản văn hóa quốc gia, thành lập trung tâm lưu giữ, giao lưu, học tập tại làng Đông Hồ. Bản thân chúng ta nếu treo những bức tranh dân gian trong gia đình không chỉ góp phần bảo tồn dòng tranh này mà còn làm cho ngôi nhà chúng ta trở nên đẹp hơn, sinh động hơn. Ngoài ra có thể tổ chức đi tham quan làng tranh, gặp gỡ giao lưu, học hỏi các nghệ nhân làm tranh dân gian… (Tích hợp kĩ năng sống cho HS) GV tổng kết nội dung bài bằng cách cho HS xem sơ đồ tư duy. Hoạt động 5. Đánh giá kết quả học tập. -PP : Hoạt động nhóm, Thực hành, Thuyết trình, vấn đáp. -Thời lượng : 7 phút * GV : Yêu cầu HS chia làm 4 nhóm thảo luận rút ra nội dung – So sánh hai dòng tranh Đông Hồ và HS thực hiện HS đọc và tìm hiểu thông tin trong sgk HS xem sgk trả lời trong tranh có tính khái quát cao. -Bố cục tranh theo lối ước lệ, thuận mắt. Chữ và thơ trên tranh giúp bố cục thêm ổn định… -Tranh thể hiện ước mơ nguyện vọng của người dân và phục vụ nhu cầu thẫm mĩ của từng vùng xử lí thông tin NL quan sát NL cảm thụ thẫm mĩ HS lắng nghe và ghi bài HS thảo luận Đại diện nhóm trình bày HS lên bảng thực hiện NL xử lí thông tin HS theo dõi NL
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan