Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn dạy học tập đọc trong phân môn tập làm văn lớp 3...

Tài liệu Skkn dạy học tập đọc trong phân môn tập làm văn lớp 3

.DOC
5
217
99

Mô tả:

DẠY TẬP ĐỌC TRONG PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT 3 Theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh (PP dạy học mô hình VNEN) ĐOÀN THỊ PHƯƠNG HÒA ( Trường TH Thanh Thủy- Tuyên Hóa – Quảng Bình) Trong bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học, Tập đọc là phần môn giữ vị trí hết sức quan trọng, không thể thiếu được. Phân môn Tập đọc như một chìa khóa đầu tiên để giúp các em bước vào kho tàng trí thức khoa học vô tận của nhân loại. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hóa, văn minh của nhân loại để có một cuộc sống bình thường trong xã hội hiện đại thì mỗi con người ngay ở lứa tuổi Tiểu học phải Tập đọc để biết đọc. Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản để giúp họ giao tiếp với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng của người khác. Qua nội dung của bài tập đọc cung cấp cho học sinh Tiểu học những kiến thức cơ bản để hình thành kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Đặc biệt qua những bài văn, bài thơ con người con người có những rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy được năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn trong sáng cho trẻ. Tập đọc còn là môn học thực hành Tiếng việt, có vị trí quan trọng ở Tiểu học. Tập đọc cùng với Học vần và Tập viết là nhóm bài học khởi đầu giúp cho học sinh chiếm lĩnh được công cụ mới, đó là chữ viết. Có được một năng lực mới đó là đọc thông, viết thạo. Như vậy để góp phần cùng các môn học khác phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe – nói - đọc - viết đều phải có phương pháp thích hợp. Kĩ năng đọc phát triển cùng khả năng hiểu nên đọc đúng, đọc hay thì mới cảm nhận được sâu sắc nội dung của bài đọc. Ngoài ra khi dạy Tập đọc phương pháp luôn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ đồng thời quá trình đọc và hiểu nội dung bài đọc qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố cục và các loại văn bản để đọc đúng đọc hay. Từ đó giúp học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, nghệ thuật ngôn từ thể hiện lại giọng đọc. Đọc một cách có ý thức sẻ có tác dụng tích cực tới trình độ ngôn ngữ cũng như tư duy của người đọc. Việc tập đọc sẻ giúp cho học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và đất nước. Qua đó dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lô gíc cũng như biết tư duy có hình ảnh. Dạy Tập đọc tốt sẽ có tác dụng tích cực tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Thông qua việc dạy Tập đọc rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục cho các em những tình cảm lành mạnh trong sáng. Xây dựng thói quen nề nếp tốt phải tác động tới nhiều cảm xúc và tình cảm của các em. Yêu cầu tối thiểu học sinh đạt được là đọc thông thạo, sử dụng ngôn ngữ nói và viết thông qua giao tiếp như nói, viết câu đơn thông thường đúng chính tả, nghe và đọc hiểu được các văn bản có nội dung thích hợp với mục đích học tập và cuộc sông của các em đồng thời gây được hứng thú đọc sách, yêu thích thơ văn nhớ và học thuộc lòng một số bài thơ trong sách giáo khoa lớp 3. Bộ môn Tiếng việt bao gồm các phân môn khác nhau như Tập đọc-kể chuyện, Tập làm văn, Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu nó có liên quan mật thiết với nhau không thể tách rời mà đồng thời với nhau. 1 Đặc biệt dạy Tập đọc lớp 3 theo chương trình thay sách và theo phương pháp đổi mới rèn luyện bốn kĩ năng nghe-nói-đọc-viết. Đi vào sâu việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Song để dạy một bài Tập đọc đạt kết quả cao không phải là dễ, đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp sáng tạo khi sử dụng sách giáo khoa, sách giáo viên. Nắm vững và thực hiện đúng các yêu cầu có tính nguyên tắc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo sát với thực tế, đối tượng học sinh. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giảng dạy Tập đọc và góp phần tích cực vào việc đào tạo những con người năng động sáng tạo trong thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình dạy một giờ Tập đọc, tất cả học sinh đều được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển tức là học sinh đóng vai trò là trung tâm trong quá trình học tập, người giáo viên với vai trò là người tổ chức các hoạt động, phải biết tạo ra các tình huống để kích thích học sinh tìm tòi sáng tạo. Nên tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp cụ thể như: 1.Phân loại học sinh và nắm bắt hoàn cảnh. Sau khi nắm bắt tình hình chất lượng của lớp, tôi đã đi sau sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình một số em đọc yếu, phát âm sai nhiều lỗi chính tả. Hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong một gia đình đông con, kinh tế thiếu thốn, sự hiểu biết xã hội còn hạn chế. Đặc biệt em sinh ra trong một gia đình đông con bố mẹ thiếu quan tâmđến học hành của con cái. Còn có em bố bị bệnh đột xuất mất sớm một mình bố nuôi 3 anh em ăn học, trong đó người anh kê bị bệnh máu trắng nên mọi sách vở quần áo đều được sự giúp đỡ của liên đội. Có em bố mẹ li dị, phải chịu cảnh sống lúc ở với bà ngoại, lúc ở với bà nội. Chính vì thế nên các em không có điều kiện học tập tốt. 2. Phối hợp giáo dục tay ba: Sau khi đi sâu tìm hiểu hoàn cảnh gia đình một số em, tôi thấy trình độ cũng như sự hiểu biết của phụ huynh còn hạn chế kiến thức cũng như phương pháp học lại mới mẻ và được nâng cao, làm sao phụ huynh có thể giúp các em học tập tốt được. Bởi vậy tôi quyết định tổ chức họp phụ huynh lớp để thông qua kết quả học Tập đọc của học sinh, phổ biến một số yêu cầu cần thiết giúp các em học tốt. Từ đó tôi luôn kết hợp phương pháp giáo dục tay ba gia đình, nhà trường và xã hội để nâng dần chất lượng học tập. Trong quá trình dạy học trên lớp tôi luôn quan tâm giúp đỡ các em. Tranh thủ thời gian ngoài giờ lên lớp phụ đạo cho các em yếu một số em gần nhà như em Hà, Sinh, Minh, Tuấn tôi vẫn về nhà để rèn đọc cho các em. Thường xuyên đến tận các gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn để động viên an ủi các em, giúp các em có ý thức vươn lên trong học tập. Đối với bản thân luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Luôn đầu tư nhiều công sức nghiên cứu tài liệu giảng dạy, các tài liệu tham khảo khác. Nghiên cứu thiết kế bài dạy một cách cụ thể, có khoa học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp. Các bài giảng tôi cố gắng tìm tòi vận dụng đồ dùng, tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học. Tăng cường dự giờ thăm lớp đúc rút kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp. Các giờ dạy tập đọc có sự sáng tạo, tổ chức tốt các hình thức học tập, tạo được không khí học tập sôi nổi, gây được sự chú ý cho học sinh. Quan trọng hơn hết khi dạy giờ tập đọc giáo viên cần chú ý khâu rèn đọc cho học sinh, đọc thành tiếng rõ ràng, đúng chính tả để tiến tới hiểu nội dung bài và đọc diễn cảm. 3. Thiết kế bài dạy: Thông qua 3 hoạt động với lô gô hướng dẫn học tập. 2 A. Hoạt động cơ bản - Khởi động: Thay cho việc kiểm tra kiến thức cũ và lòng ghép giớ thiệu bài. - Giáo viên đọc mẫu: - Luyện đọc chú giải theo nhóm - Giáo viên hướng dẫn đọc từ và câu - Học sinh luyện đọc theo đoạn B. Hoạt động thực hành. - Học sinh tìm hiểu nội dung bài theo nhóm . - Luyện đọc diễn cảm. C. Hoạt động ứng dụng. - Liên hệ giáo dục học sinh Ví dụ minh họa khi dạy bài: Ở lại với chiến khu ( sgk TV3 tập II trang13) A. Hoạt động cơ bản 1. Hãy kể những điều em biết về một vị anh hùng nhỏ tuổi. ( Ví dụ : Kim Đồng, Võ Thị Sáu…) 2. Nghe thầy cô đọc bài: Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU 3.Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa ở SGK TV3 tập 2trang 14 4. Nghe thầy cô hướng dẫn đọc: -Đọc từ ngữ: yên lặng, nghẹn lại, bay lượn, bùng lên, rực rỡ. - Đọc câu: Chúng em còn nhỏ,/ chưa làm được chi nhiều/ thì trung đoàn/ cho chúng em ăn ít cũng được.// Đừng bắt chúng em phải về,/ tội chúng em lắm,/ anh nờ…// (Lưu ý nhấn giọng từ được in đậm trong câu trên) 5. Luyện đọc đoạn: - Mỗi bạn đọc một đoạn, tiếp nối nhau đọc đến hết bài. - Nhận xét cách đọc của bạn. 3 6. Cùng thảo luận để tìm câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý, đáng trân trọng như thế nào? ***** B. Hoạt động thực hành 1. Đọc thầm đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi? Câu hỏi 1: Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuổi để làm gì? Câu hỏi 2: Vì sao nghe ông nói “ ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại? 2.Đọc thầm đoạn 3,4 trả lời câu hỏi sau: Câu hỏi 3: Vì sao Lượm và ác bạn không muốn về nhà? Câu hỏi 4: Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động? Câu hỏi 5: Tiếng hát được so sánh với hình ảnh nào ở cuối bài? 3.Tổ chức thi đọc diển cảm giữa các nhóm. - Mỗi nhóm cử cử 1 bạn thi đọc với các nhóm - Tham gia bình chọn nhóm đọc tốt nhất.. C. Hoạt động ứng dụng Với sự giúp đỡ của người thân hãy sưu tầm những bài hát, bài thơ về chú bộ đội. 4. Kết quả đạt được: Trong quá trình giảng dạy tôi đã cố gắng thực hiện khá đầy đủ các phương pháp trên, hiệu quả giờ dạy đã được nâng cao. Dạy học theo hướng đổi mới phù hợp với phương pháp giảng dạy mới. Phát huy được tài năng nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Người giáo viên càng thấy được trách nhiệm của mình đối với nghề nghiệp. Giờ dạy đã tạo được không khí học tập sinh động, phát huy được tính sáng tạo, óc tư duy của học sinh. Với phương pháp này vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính thục tiễn và phù hợp với đối tượng học sinh. Học sinh đã có ý thức học bài cao, mạnh dạn, tự tin hơn. Việc đọc bài của các em có tiến bộ rõ rệt, đọc trôi chảy lưu loát, ngắt nghỉ đúng các dấu câu. Đặc biệt, có một số em đọc bài hay, diễn cảm. Kết quả đạt được là do dày công rèn luyện của giáo viên cùng với sự chỉ đạo nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường và sự nổ lực của học sinh. Qua việc giảng dạy thực tế trên lớp, kết quả đối chứng so với kết quả khảo sát đầu năm như sau: - Không khí học tập của lớp sôi nổi. học sinh hào hứng say mê học bài. Các em muốn bộc lộ mình, muốn tự mình là người giải quyết các tình huống. Học sinh được giao tiếp với nhau trong giờ học, qua việc nhận xét câu trả lời của bạn và tìm ra câu trả lời hợp lí, chính xác hơn. 4 - Mỗi học sinh trong lớp được nghe, nói, đọc, viết ít nhất một lần trong một tiết học. Những học sinh chưa đọc tốt tự mình rèn luyện để thi đua với các bạn trong nhóm cũng như trong lớp. Đ.T.P.H 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan