Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn-Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả...

Tài liệu Skkn-Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả

.PDF
51
2745
105

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả 1 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Phần thứ nhất Đặt vấn đề i. Lý do chọn đề tài Phân môn chính tả trong bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả theo quy tắc hiện hành, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng chính tả văn hóa Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan trọng như các môn khác trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt. Giống như môn Chính tả từ lớp 2 đến lớp 4, tính chất nổi bật nhất của phân môn Chính tả lớp 5 là thực hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng ghép trong hệ thống bài tập chính tả. Điều này thoạt nghe thì có vẻ rất phù hợp với học sinh, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh. Nhưng cũng chính đó, học sinh rất dễ quên vì khả năng tổng hợp thành hệ thống còn hạn chế. Do đó, giúp học sinh khắc phục tình trạng này là một yêu cầu cần thiết. Một trong các mục tiêu cơ bản của phân môn Chính tả lớp 5 là dạy thế nào để học sinh viết đúng chuẩn mực tiếng Việt văn hóa để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ. Về mặt hình thức chữ viết, học sinh lớp 5 hiện đang có xu hướng tiến bộ, chữ viết xấu đang được dần khắc phục bằng phong trào và hội thi. Nhưng bên cạnh đó, không ít học sinh (kể cả học sinh viết chữ đẹp cấp huyện) cũng rất lúng túng khi viết chính tả phân biệt và thường xuyên viết sai chính tả trong hành văn. 2 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Trong hoàn cảnh hiện nay, học sinh phải học quá nhiều: nhiều môn, nhiều thời gian. Nói theo cách của Giáo sư Phan Ngọc: Tuổi đời còn nhỏ mà điều phải học thì quá nhiều. Do đó, cần có những quyển sách Mẹo để giúp học sinh lớp 5 học hiệu quả Chính tả mà không mất quá nhiều thời gian và công sức. Với những lý do trên đây, bằng kiến thức đại cương và với những kinh nghiệm trong hơn 10 năm dạy học, tôi đã đúc kết thành bản sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” ii. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài “Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả” nhằm cung cấp cho học sinh lớp 5 và giúp các em cách ghi nhớ quy tắc chính tả theo kiểu mẹo. Từ đó các em dễ dàng phân biệt được, viết được đúng chính tả theo quy tắc. Đề tài cung cấp cho đồng nghiệp một số mẹo chính tả thường gặp trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 viết chính tả. Đề tài còn là một cẩm nang, một “sổ tay chính tả” của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là chính tả. iii. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện: học sinh lớp 5 và một số lỗi chính tả học sinh lớp 5 thường mắc lỗi, đó là các từ, ngữ chứa phụ âm l / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; vần iêu / iu / ưu và iêu / ươu / ưu. iv. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mẹo chữa lỗi chính tả 2. Tìm hiểu một số lỗi chính tả phổ biến mà học sinh hay mắc lỗi (thực trạng, nguyên nhân, giải pháp) 3 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 3. Tìm hiểu và đưa ra một số cách chữa lỗi chính tả và tổng hợp thành mẹo chữa lỗi chính tả. v. Phương pháp nghiên cứu 1, Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp này giúp tôi có cơ sở khoa học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn tổng quát và quan niệm đúng đắn về quy tắc chính tả hiện hành. 2, Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Qua điều tra bằng văn bản (phiếu) và các cuộc phỏng vấn chính thống hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương pháp này giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng học sinh viết (nói) sai chính tả. 3, Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 10 năm dạy học phương pháp này đã cung cấp cho tôi khá nhiều vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. Đó là thuận lợi đáng kể. 4, Phương pháp phân loại: phương pháp này giúp tôi phân loại được nhóm lỗi chính tả hoặc một số lỗi chính tả có nét tương đồng về mặt ngữ âm hoặc cánh chữa lỗi. 5, Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hỗ trợ đắc lực trong việc cắt nghĩa cơ sở lí luận. 6, Phương pháp miêu tả: Phương pháp có tác dụng trong việc giải thích, thuyết trình cách khắc phục lỗi chính tả. 7, Phương pháp khảo sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và rà soát toàn bộ các bài chính tả phân biệt ở lớp 5 8, Phương pháp so sánh đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để tránh được sự lặp lỗi hoặc trùng hợp không cần thiết khi xây dựng mẹo chính tả. 4 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Ngoài những phương pháp trên đây được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp trắc nghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi. vi. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề mẹo chính tả ở bậc Tiểu học là rất rộng. Vì vậy để tránh lan man, dàn trải, tôi chỉ tập trung nghiên cứu về mẹo chính tả ở một số trường hợp mà học sinh lớp 5 ở địa phương thường mắc phải như t / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; iêu / iu / ưu, iêu / ươu / ưu. vii. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 1, Phương hướng chung: Kết hợp tìm hiểu trên tất cả hai phương diện cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài quan tâm. 2, Phương hướng cụ thể: 2.1 Thời gian nghiên cứu: 02 năm học (năm học 2008 - 2009 và năm học 2009 2010 ) 2.2. Phân bố thời gian thực hiện kế hoạch 2.2.1. Năm học 2008 – 2009 Bước 1: Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng đề tài Bước 2: Xây dựng đề cương đề tài Bước 3: Gửi đề cương cho GS.TS Lê Phương Nga (Khoa giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Hà Nội I) phê duyệt. Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương. Bước 5: Áp dụng thử nghiệm tại lớp 5A, trường Tiểu học Hoàn Long. 2.2.2. Năm học 2009 - 2010. Bước 1: Áp dụng tại lớp 5A và 5B trường tiểu học Hoàn Long 5 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Bước 2: Tổng kết kinh nghiệm Bước 3: Hoàn thiện đề tài Bước 4: Nộp bản thảo về cho Hội đồng khoa học các cấp Phần thứ hai Giải quyết vấn đề Chương I CƠ Sở Lí LUậN Và THựC TIễN I. Về Tiếng Việt chữ mẹ đẻ 6 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 1. Chữ cái chữ Việt Chữ cái chữ Việt được xây dựng theo hệ thống chữ cái La tinh. Chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái sau đây: 1.1. Có 11 nguyên âm đơn: (a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, u , ư và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya) ; ươ (ưa) ; uô (ua). 1.2. Có 23 phụ âm: a, b (k, q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l,, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x . Ngoài các chữ cái do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: \ (ghi thanh huyền), ~ (ghi thanh ngã), ? (ghi thanh hỏi), / (ghi thanh sắc), . (ghi thanh nặng) và không dùng dấu để ghi thanh ngang ( thanh không). 2. Nguyên tắc xây dựng chữ Việt So với chữ viếtc của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ Việt có phần thuận lợi hơn. Do đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của điều này là ở chỗ chữ Việt được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học ( còn gọi là nguyên tắc ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có quan hệ tương ứng “một - một”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Việt phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện; mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị và mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ só một giá trị - tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ. Về căn bản, chữ Việt được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện trên đó. 3. Những bất hợp lý trong tiếng Việt Do nhiều nguyên nhân - lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ khác nhau - những người tạo ra tiếng Việt * đã không tuân thủ được một cách nghiêm ngặt những yêu cầu 7 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết. Do đó, đã để lại trong lòng cơ cấu chữ Việt nhiều hiện tượng chính tả trái ngược với nguyên tắc ngữ âm học của chữ viết và đã làm nhức nhối bao thế hệ học giả trong và ngoài nước một thế kỷ nay. Những bất hợp lý của chữ Việt, có thể quy vào hai trường hợp chính dưới đây. 3.1. Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ một - một” giữa kí hiệu và âm thanh. Điều này thể hiện ở chỗ, dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Thí dụ: 3.2. - Âm /k/ được biểu thị bằng ba kí hiệu c, k, q. - Âm /i/ được biểu thị bằng hai kí hiệu i, y. - Âm /  / được biểu thị bằng hai kí hiệu g, gh. - Âm / - Âm /ie/ được biểu thị bằng bốn kí hiệu: iê, yê, ia, ya - Âm /u  / được biểu thị bằng hai kí hiệu: ươ, ưa. - Âm /uo/ được biểu thị bằng hai kí hiệu uô, ua. / được biểu thị bằng hai kí hiệu ng, ngh Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu. Điều này thể hiện cụ thể ở một kí hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ với những âm trước và sau nó. Thí dụ như sau: Thí dụ 1: chữ g khi đứng trước các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm /  /, nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm /z/ (gia, giữ, giục, ... ) ; Khi g đi cùng với h thì biểu thị là âm /  / (ghi, ghét, ghế, ... ) ; khi đứng trước i hoặc iê thì một mình g lại biểu thị âm /z/ (gì, gìn, giết ..) Thí dụ 2: Chữ O chủ yếu dùng để biểu thị nguyên âm / /; nhưng khi đứng ngay sau a hoặc e, với tư cách là một âm cuối, thì biểu thị bán nguyên âm /u/ (gạo, kẹo, ... ) ; 8 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don còn khi đứng trước a hoặc e, thì lại biểu thị một giới hạn âm ( âm đệm), đó là /u/ (hoa, hoe, ... ) * Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ - do các giáo sĩ người Âu sáng tạo ra hồi thế kỷ XVI XVIII theo chữ La - tinh để tiện cho việc truyền giáo ở nước ta Trên đây la hai trường hợp chính tả thể hiện các bất hợp lý trong chữ Quốc ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân vân về tình trạng dùng nhiều dấu phụ, như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư; hoặc ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph, tr, th. Điều đó quả không thuận tiên lắm song cũng là giải pháp riêng. Đó không là những bất hợp lý việc vi phạm nguyên tắc cơ bản của chính tả ngữ âm học, và không gây cản trở hay sự lộn xộn nào do chính tả Quốc ngữ, thậm chí ngay cả khi dùng chữ Việt trên máy vi tính. 2. Chính tả chữ Việt. 1. Đặc điểm tiếng Việt Tiếng việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Đây chính là điểm khác biệt với các ngôn ngữ khác như Tiếng Anh, tiếng Nga, ,Pháp *. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được viết rời,tách biệt. Mỗi âm tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ, phải đánh dấu nhanh - ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết. Khi xác định được kí hiệu ghi âm chính trong chữ, thì ghi dấu thanh điệu lên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó, chẳng hạn: bạn, toán, hòa, thuế, ... Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính là nguyên âm đôi thì ghi dấu thanh lên kí hiệu có dấu phụ, chẳng 9 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don hạn: tiến, chiến, quyển, yến, suối, chứa, ... ; ghi dấu thanh lên kí hiệu thứ hai (Từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu đều có dấu phụ, chẳng hạn: nước, bưởi, ...; ghi dấu thanh lên kí hiệu đầu tiên (trái sang phải) khi cả hai kí hiệu không có dấu phụ, chẳng hạn: phía, của, múa, ... Trong chính tả tiếng Việt, mỗi dòng chữ gồm những chữ, mỗi chữ tách riêng ra là một âm tiết. Khi muốn nói đến mặt chính tả của tiếng “sách” chẳng hạn thì ta dùng “chữ”; khi muốn nói đến mặt ngữ âm của nó thì ta dùng “âm tiết” (tiếng). Hai cách gọi tuy khác nhau, nhưng đều chỉ một vật. Thí dụ miêu tả âm tiết “Toán”. * Thí dụ tiếng Anh: baby (hai âm tiết) ;banana (ba âm tiết) ;television (4 âm tiết) ; .... Trong chữ “toán”, ta phân biệt hai ,phần: phần thứ nhất (t) gọi là âm đầu hay phụ âm đầu và phần thứ hai (oán) gọi là vần: trong phần vần (oán), ta có “án” là vần đơn và “o” đệm vào “án” làm nên âm đệm; trong vần đơn “án”, ta có hai bộ phận là “a” gọi là nguyên âm chính và “n” gọi là âm cuối. Người ta gọi âm đầu hay âm cuối là vì lí do trước âm đâu hoặc âm sau âm cuối không thể có một âm gì nữa. Trong vần “oán” còn một bộ phận nữa mà ta không thể bỏ quên, đó là dấu thanh. Tóm lại, một âm tiết - chữ - tiếng Việt bao gồm có năm phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh (nếu ở dạng đầy đủ) . Trong năm phần này, có thể có những phần vắng mặt. Chẳng hạn, âm đầu có thể vắng như “oán” ; âm cuối có thể vắng như “ào” ; âm đệm có thể vắng như “á”. Tuy nhiên, tuyệt đối có hai phần bao giờ cũng có mặt là nguyên âm chính và dấu thanh*. Khi trong chính tả không ghi dấu gì thì có nghĩa đó là “dấu không” chứ không phải là không có dấu. Một âm tiết mất nguyên âm, hoặc dấu của nó thì tan rã, không được coi là một âm tiết Việt. 2. Một số quy định về chữ viết tiếng Việt. 10 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 2.1. Viết theo nguyên tắc ghi âm Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm. Mà tiếng Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo thủ cao và thực tế là chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có niềm tự hào với phát âm “con châu” thay vì “con trâu”. Cũng như vậy, người Sài gòn chẳng bao giờ mặc cảm khi hỏi “tai đâu?” mà người nghe không biết chỉ vào tai hay đưa tay ra thay cho câu trả lời. Đặc biệt Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Quốc gia cũng mặc nhiên phát đi bằng cả ba thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài gòn đại diện cho ba phương ngữ lớn trên phạm vi cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ cho phép một cách duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ viết? Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và được phản ánh về cơn bản trong Từ điển phổ thông. * Tiếng Việt có sáu dấu thanh: dấu không (ngang), dấu huyền, dấu ngã, dấu hỏi, dấu sắc và dấu nặng. Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên cách phát âm của người Hà Nội cộng với năm sự phân biệt mà cách phát âm địa phương này còn đồng nhất nói. Đó là tr/ch ; s/ x ; r/gi/d ; ưu/iu ; ươu/iêu 2.2. viết rời từng chữ Một âm tiết được ghi bằng một chữ. Viết “Yên Mỹ” chứ không viết “ Yên Mỹ”. Tuy nhiên trong giao tiếp bằng văn bản , các kiểu chữ viết liền nhau như trên vẫn tồn tại và được sử dụng đôi khi. Sự cố chấp ấy có thể có hai lý do: Một là, cách viết đó đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: Thư từ, nhật ký, ... Hai là,cách viết đó mang tính cộng đồng nhưng được nhìn nhận như một địa danh trong các văn bản giao dịch quốc tế. Thí dụ Hanoi, Pari, London, ... Còn các văn bản 11 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don khác, nhất là dùng trong nhà trường, kiểu viết ấy được coi là mắc ba lỗi: không viết rời con chữ, không viết hao âm tiết thứ hai của tên riêng; không viết dấu phụ và dấu thanh. 2.3. Có dấu thanh cho mỗi chữ Bất kỳ âm tiết nào của Tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc này triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã “gia nhập” cũng phải tùy tục, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt. Thí dụ “cafe” vốn là một từ của tiếng Pháp không có dấu thanh nhưng khi đã trở thành vốn từ vựng của tiếng Việt là “ cà phê” thì hiển nhiên, tiếng “cà” đã mang thanh huyền và tiếng “phê” đã mang thanh ngang rồi. Nguyên tắc trên cũng được thể hiện trên chữ viết. Mỗi chữ đều mang một trong sáu dấu thanh và được thể hiện trên chữ viết. Dấu thanh thanh có tác dụng khu biệt như một âm vị. Vì thế, trên chữ viết, việc không viết dấu thanh sẽ khiến người đọc, người nghe lĩnh hội sai (có khi là cố ý, có khi là vô tình) điều mà người viết định truyền đạt. Thí dụ 1: Khi đến thăm nhà máy cơ khí Gia Lâm, nhìn hàng chữ ghi: “ NHA MAY CO KH GIA LAM”, Bác thản nhiên đọc: “Nhà máy cơ khí già lắm”. Vào hội trường, thấy một dòng khẩu hiệu: “HO CHU TICH MUON NAM”, Người làm bộ mệt mỏi và nói lớn: “ Hồ Chủ Tịch muốn nằm” làm cho đoàn tháp tùng vừa cười vui vẻ, vừa “ sợ xanh mắt” về bài học chữ nghĩa mà bác vừa dạy Thí dụ 2: Lệnh cấp trên đưa xuống: “ BAT BAN NGAY” với ý “bắt bắn ngày” nhưng đã được cấp dưới thừa hành thực thi: “bắt bắn ngay” Thí dụ 3: Trên nóc cao ốc một khách sạn ở thị xã Cửa lò (Nghệ An) có đắp dòng chữ “MUONG THANH HOTEL” ; ngồi trên xe ô tô, du khách phải suy luận bở hơi tai mới đoán ra được dó là khách sạn Mường Thanh. 12 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 3. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt. 3.1. Các chữ cái biểu thị các phần của âm tiết. 3.1.1. Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm kí hiệu ghi âm đầu của âm tiết. 3.1.2. Tất cả các chữ cái gi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi âm chính của âm tiết. 3.1.3. Hai chữ cái ghi âm đệm là o và u, giữa chúng có sự phân bố vị trí rõ rệt. 3.1.4. Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u (o) biểu thị các âm cuối 3.2. Sự phân bố vị trí giữa các kí hiệu cùng biểu thị một âm. Một bộ quy tắc kết hợp hoàn chỉnh, cần thiết, đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện, nước đôi khi viết. Các quy tắc bổ sung này đã được xã hội hóa và trở thành thói quen chính tả của người việt. Nhờ chúng mà chính tả việt khắc phục được tính phức tạp, rắc rối. Sau đây là các quy tắc bổ sung: 3.2.1. Đối với k/ c /q: - K viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm ( bộ phận nguyên âm đôi) :i, e, ê, iê, ia. - C viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, ua, uô, ưa, ươ. - Q viết trước âm đệm u. Riêng trường hợp “ka ki” , “kách mệnh”, “ Bắc Kạn” là do theo thói quen chứ “k” vẫn viết trước “a”. 3.2.2. Đối với g/gh và ng/ngh - G và NG viết trước các kí hiệu ghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): a, ă, â, o, ô, u, ư. 13 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don - GH và NGH viết trước các kí hiệu nghi nguyên âm (bộ phận nguyên âm đôi): i, e, ê. 3.2.3. Đối với IÊ/ IA/ YÊ/ YA. - IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến , tiên tiến, .... - IA viết sau sau âm đầu, không có âm cuối: chia, phía, ... - YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, yến, ... - YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya, 3.2.4. Đối với UA/ UÔ. - UA viết khi không có âm cuối: múa, cua, sủa, ... - UÔ viết trước âm cuối: chuối/ chuột, cuốn, .... 3.2.5. Đối với ƯA / ƯƠ. - ƯA viết khi không có âm cuối: mưa, xưa, cửa, ... - ƯƠ viết trước âm cuối: nước, thương, mượt, ... 3.2.6. O và U làm âm đệm. - Sau chữ cái ghi âm Q, chỉ viết U: quang, quân, quýt, ... - Sau các phụ âm khác hoặc mở đầu âm tiết: + Viết O trước các nguyên âm: a, ă, e (hoa, khoăn, toét, ...) + Viết i trước các nguyên âm: â, ê, y, yê, ya (huân, huệ, khuya, nguyên, huy, ...) 3.2.7. I và Y làm âm chính. - I viết sau âm đầu: bi, kỉ, phi, .... - Y viết sau âm đẹm: quy, quỳnh, quýt, ... * Cần lưu ý, khi đứng một mình viết I đối với các từ thuần việt (ỉ eo, ầm ĩ, í a, ...) cần viết Y đối với các từ gốc Hán ( y tá, ý kiến, ý nghĩa, ...) 14 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 4. Quy tắc viết hoa hiện hành 4.1. Chức năng của chữ viết hoa (3 chức năng) Một là, đánh dấu sự bắt đầu một câu. Hai là, ghi tên riêng của người, địa danh, cơ quan, tổ chức, ... Ba là, biểu thị sự tôn kính. Các chức năng trên, nhìn chung được thực hiện nhất quán trong chính tả Tiếng Việt. Duy có chức năng thứ hai còn nhiều điểm chưa thống nhất trong cách sử dụng. Thí dụ: Cùng một tên người, tồn tại những cách viết khác nhau như: Hồ Hoài Anh, Hồ hoài Anh, Hồ - Hoài - Anh,....; cùng một tên địa danh, tồn tại những cách viết khác nhau như: Liên Hợp quốc, Liên hợp quốc, Liên Hợp Quốc, ... 4.2. Quy định về cách viết hoa tên riêng: 4.2.1. Đối với tên riêng tiếng Việt: tên người và tên địa lý, viết hoa tất cả những âm vị đứng đầu các âm tiết và không dùng dấu gạch nôi: Võ Thị Sáu, Hưng Yên, ... Tên tổ chức, cơ quan ... thì chỉ viết hoa âm vị đứng đầu của các âm tiết thứ nhất trong tổ hợp dùng làm tên: Trường tiểu học Hoàn Long, Phòng giáo dục Yên Mỹ, ... 4.2.2. Đối với tên riêng không phải tiếng Việt Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La - tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết trong nguyên ngữ (kể cả các chữ cái f, j, w, z và dấu phụ ở một số chữ cái có thể lược bỏ: Paris, London, ...) Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La - tinh thì dùng lối chuyển trị chính thức sang chữ cái La-tinh : “人” chuyển thành “ nhân”, “上” chuyển thành “thượng”, “古” chuyển thành “cổ”. 15 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính bằng chữ cái La - tinh. Những chữ viết riêng có hình thức phiên âm Hán - Việt quen dùng trong tiếng việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trường hợp như Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn,... 4.2.3. Viết hoa để đánh dấu đầu câu, đầu dòng thơ. 4.2.4. Viết hoa để biểu thị sắc thái tu từ tức là viết hoa chỉ khái niệm thiêng liêng hay được người quý trọng (đôi khi theo chủ ý của người viết). Thí dụ: “Tự Do và Ái Tình Vì các ngươi ta sống Vì Tình Yêu lồng lộng Xin hiến cả đời tôi ...” (Pê - tô - nhi) 4.2.5. Viết hoa chữ thứ nhất của mỗi từ đối với tên người, tên địa danh nước ngoài không phiên âm qua tiếng Hán - Việt : Lê - nin, Mat - xcơ - va, Oa - sinh - tơn, ... Viết hoa tên người, tên địa danh của một số dân tộc ít người của Việt Nam: Chư - pa, Kơ - pa - kơ - lơng, ... 5. Nguyên tắc thích hợp với đối tượng 5.1. Nguyên tắc phù hợp với đối tượng Ở mỗi địa phương có những phương ngữ khác nhau tùy theo địa phương của mình. Do đó, mẹo chính tả muốn dùng thuận phải phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy, những sự phân biệt đưa ra phải khách quan. 5.2. Nguyên tắc tôn trọng chính tả hiện hành. 16 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Mẹo chính tả được xây dựng trên cơ sở quy tắc chính tả mà Bộ giáo dục và Đào tạo quy định, đồng thời lấy Từ điển chính tả phổ thông của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2005, Hà Nội làm chuẩn. 5.3. Nguyên tắc xét một âm trong một hệ thống những sự đối lập về mọi mặt. Đây là mẹo của tất cả các mẹo và chỉ cần nắm một mẹo duy nhất này thôi là tìm được mẹo, giảng được mẹo, dạy chính tả so sánh thành công. Lí do của nó là không một âm nào lại “hoạt động” giống một âm khác. Chữ “ hoạt động” ở đây chỉ nhiều mặt kết hợp với những âm khác, thứ hai là mặt lịch sử, thứ ba là láy âm, thứ tư là nghĩa. 5.4. Nguyên tắc chuẩn các quan hệ lịch sử thành các quan hệ hiện đại. Trong khi đối lập, thế nào cũng đi đến những sự đối lập về lịch sử. Cần chuyển những hiểu biết lịch sử thành những hiểu biết liên quan đến tình trạng hiện đại. 5.5. Nguyên tắc thống kê. Các mẹo chính tả thường có ngoại lệ. Do đó, thế nào cũng còn lại một số chữ cần phải nhớ. Muốn cho việc nhớ được dễ dàng, cần phải lựa chọn những chữ thường dùng phải nhớ. 5.6. Nguyên tắc tìm nghĩa của những nhóm âm tiết, của những hình thức láy. Chẳng hạn một cách rất tiện để phân biệt “ưt” với “ức” là tất cả những chữ viết với vần “ưt” đều chỉ một cái gì đó đứt ra (rứt, đứt, bứt, giựt, ...). Những ngoại lệ chỉ thu hẹp vào danh từ là những từ đã vay mượn từ tiếng nước ngoài chứ có rất ít ngoại lệ là động từ hoặc tính từ là những từ khó vay mượn. 6. Một số cách phân biệt chính tả phổ biến ở bậc Tiểu học. 6.1. Cách phân biệt từ Hán - Việt. 17 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don Từ Hán - Việt chiếm quá nửa tổng số từ vựng trong kho tàng tiếng Việt. Chúng lại có những đặc điểm riêng về chính tả rất khác những từ thuần Việt. Thí dụ: “gi” (Hán Việt), chỉ đi với dấu hỏi và dấu sắc; “d” (Hán - Việt) chỉ đi với dấu ngã và dấu nặng; không có từ Hán - Việt nào viết với vần “ui”, “ơn”, “it”, ... Cho nên một điều căn bản nhất đối với học sinh để viết đúng chính tả là sự phân biệt từ Hán - Việt với từ không phải Hán - Việt. 6.2. Cách nhận mặt từ láy âm. Một cơ sở chữa lỗi chính tả là xét hiện tượng láy âm. Vậy ta phải nhân mặt được láy là gì. Chữ “nhận mặt” ở đây chỉ có nghĩa nhìn về mặt hình thức cấu tạo biết ngay được một số từ có phải là láy âm hay không. Một từ láy âm là một từ trong đó hai chữ có sự lặp lại nhau nào đó. Ngoài yêu cầu về hình thức, hai chữ này phải có ít nhất một chữ không hoạt động một mình thành từ. Nếu cả hai chữ dù có vẻ láy âm đi nữa, những đều hoạt động thành từ được thì đó không phải là từ láy âm (lành mạnh, thung lũng, bình minh, tươi tốt, ...). Trong từ láy âm, ta cần phân biệt giữa điệp và láy. Điệp là láy lại hoàn toàn một bộ phận nào đó. Vì âm tiết tiếng Việt có năm bộ phận nên có năm cách điệp và có năm cách láy. Trong việc chữa lỗi chính tả, các quy tắc điệp không có tác dụng bằng các quy tắc láy, bởi vì nhờ quy tắc láy mà ta phục hồi được cái âm cần phải có. Chẳng hạn, căn cứ vào quy tắc láy (dấu ngang đi với dấu hỏi, dấu ngã đi với dấu nặng) ta có thể kết luận “nghĩ” trong “nghĩ ngợi” viết các dấu ngã; trái lại, “nghỉ” trong “nghỉ ngơi” viết với dấu hỏi. Còn gặp hiện tượng điệp, cái âm mình vẫn viết sai thì ta không thể tự nhiên phân biệt được nó và ta phải dùng con đường khác, đó là con đường từ vựng và con đường ngữ nghĩa. 18 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don 7. Tiểu kết: Chúng ta có những cơ sở khách quan để tìm mẹo chính tả cho tiếng việt nói chung và cho học sinh lớp 5 nói riêng. Cơ sở ấy là bất cứ âm nào trong tiếng việt cũng có hoạt động riêng của nó khác tất cả các âm khác. Muốn phân biệt âm s với x chẳng hạn, ta chỉ cần so sánh hoạt động của hai âm đó xem chúng khác nhau như thế nào. Hoạt động ấy khác nhau về mọi mặt: mặt kết hợp ngữ âm, mặt lấy âm, mặt liên quan tới từ Hán - Việt, mặt ngữ nghĩa của vần. Khi tổng kết những sự khác nhau khách quan này, ta có những mẹo cần thiết. Gặp trường hợp ngoại lệ, ta xét những chữ thường dùng nhất (trong số 2000 chữ thông dụng) và lập danh sách. Thực ra cái gọi là lỗi chính tả chẳng qua chỉ là sự đụng chạm tới cái vỏ âm thanh ở một vài điểm cá biệt mà thôi. Còn toàn bộ các quan hệ về mọi mặt, quan hệ ngữ âm, quan hệ láy âm, quan hệ lịch sử, quan hệ ngữ nghĩa có thể nói ra nguyên vẹn. Chính vì vậy, con đường chữa lỗi chính tả bằng mẹo là đóng góp thiết thực vào việc chuẩn hóa tiếng việt và cải tiến giảng dạy theo phương châm khoa học, dân tộc và đại chúng. Và việc quan trọng hơn cả là học sinh lớp 5 nói riêng có mẹo chữa lỗi chính tả đơn giản và nhớ lâu. Rõ ràng, cái vẻ dễ dàng của những mẹo chính tả là do khoa học ngôn ngữ đưa đến, chứ không phải do chủ quan, mánh khóe cá nhân của người viết. Chương II LịCH Sử Vấn Đề Sau hơn hai mươi năm, kể từ khi một số văn bản quy định về chữ viết của Bộ giáo dục và đài tạo được ban hành, chữ Việt ngày càng được chuẩn hóa và dần dần khắc phục 19 Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Văn Don được những hạn chế. Tuy nhiên, trong suốt mấy mươi năm ấy, vấn đề về quy tắc chính tả, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mà ngay cả vấn đề dạy - học tiếng Việt mà cụ thể là dạy - học chính tả trong trường phổ thông mà trực tiếp là bậc Tiểu học vẫn luôn là vấn đề “nóng” thường xuyên được diễn đàn trên các báo, tạp chí. Đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về mẹo chính tả, được công bố và xuất bản. Song đó chỉ là những quyển sách có tính chất tham khảo là chính đối với lứa tuổi trưởng thành có nhu cầu về vấn đề chính tả do ảnh hưởng của chuyên môn, công việc. Cũng có một số bài viết được giới thiệu trên tạp chí như tạp chí Tiểu học, Nghiên cứu giáo dục. Đó là những bài viết trao đổi kinh nghiệm ở một vài khía cạnh nhỏ lẻ hay một thủ pháp trong dạy học chính tả ở bậc Tiểu học. Còn vấn đề về mẹo chính tả dành cho học sinh lớp 5 thì dường như chưa nhiều, nếu không muốn nói là chưa có một công trình nào được công bố hay một bài viết nào chọn vẹn được đăng tải trên diễn đàn giáo dục. Tuy nhiên, một số công trình nghiên cứu về chính tả hay những bài viết trên diễn đàn dạy học cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới đề tài của tôi đây. Có thể phân loại như sau: 1. Một số công trình nghiên cứu về chính tả 1.1. Cuốn “ Từ điển chính tả tiếng Việt” của hai soạn giử Nguyễn Như í và Đỗ Việt Hùng do nhà xuất bản giáo dục ấn hành năm 1997 thể hiện tầm vóc như chính “cha đẻ” của nó. Cuốn sách thể hiện quan điểm hành dụng, phục vụ trực tiếp cho dạy học, rèn luyện, tra cứu chính tả trong nhà trường phổ thông. Hình thức trình bày của cuốn sách theo phép đối chiếu, so sánh thể hiện sự phân biệt cách viết khác nhau của những từ dễ nhầm lẫn chính tả với nhau. Với cuốn sách đồ sộ đó, các tác giả đã thực hiện được việc thu thập tất cả các trường hợp có phụ âm đầu thường bị phát âm lẫn lộn như ch/tr ; d/gi/r/v ; l/n; s/ x ; các từ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan