Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn dạy học sinh lớp 1 viết đúng chính tả...

Tài liệu Skkn dạy học sinh lớp 1 viết đúng chính tả

.PDF
14
299
141

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Một trong những vấn đề khó đặt ra cho người giáo viên dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường phổ thông (Đặc biệt là cấp Tiểu học) là làm thế nào để học sinh viết đúng chính tả. Như chúng ta đã biết “Cấp Tiểu học là nền, lớp Một là móng”. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục. Vì vậy muốn có “nền móng” tốt người giáo viên phải là người thợ đầu tiên để góp phần quan trọng xây dựng nên nền móng đó. Đối với học sinh cấp Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng, dạy cho các em nắm chắc được những kiến thức sơ đẳng từ buổi ban đầu thì các em mới có vốn để tiếp thu những kiến thức mới của các lớp trên tốt hơn. Ông cha ta đã có câu “Nét chữ - nết người”, không phải tự nhiên mà ông cha ta đã đúc kết ra câu nói ấy, mà cũng không tự nhiên con người ta viết đẹp là do có “hoa tay”. Nếu cái nết của con người “phần nhiều do giáo dục mà nên” thì nét chữ cũng phải do rèn luyện mới có. Các em phải được rèn luyện ngay từ những nét chữ đơn giản đầu tiên. Đó là từ khi các em bắt đầu tập cầm bút viết những nét chữ cơ bản trên trang vở đầu tiên của đời học sinh các em. Không riêng gì đối với những người giáo viên chúng ta mà với ai cũng vậy, thật là buồn trước một bài viết mắc quá nhiều lỗi chính tả, trình bày cẩu thả, luộm thuộm. Thật là đau lòng khi học sinh chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước lại viết “Tổ quốc” thành ra “Tổ cuốc”! Ngược lại, được nhìn một bài viết sạch đẹp, đúng chính tả, ít ra cũng gây cho chúng ta những hứng thú ban đầu để có tâm lý thoải mái đi sâu vào tìm hiểu nội dung bên trong. Hơn nữa, một bài viết đúng chính tả còn thể hiện được sự trong sáng của Tiếng Việt và còn cao hơn đó là thể hiện trình độ văn hóa về mặt ngôn ngữ của người viết. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên phải là người chịu trách nhiệm rèn cho học sinh từng nét chữ từ buổi ban đầu, để rồi khi lớn lên, khi bước vào đời các em sẽ có được những nét chữ đẹp và viết đúng chính tả. Mặc dù ở thời đại ngày nay thông tin ngày càng được phát 1 triển hiện đại hơn như: Vi tính, Phô tô, Fax, chát .... Nhưng nét chữ viết đúng, viết đẹp không thể thiếu mà nó là một trong những hành trang cùng các em bước vào đời. Vì vậy, rèn luyện để học sinh có kỹ năng viết đúng, viết đẹp ngày càng được chú trọng bằng những cuộc thi viết chữ đẹp các cấp. Viết đúng chính tả, viết đẹp, tốc độ viết ngày càng nhanh theo đúng quy định của chương trình ở từng lớp là trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi người giáo viên chúng ta. Luyện chữ viết đẹp, viết đúng chính tả cho học sinh là góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và khiếu thẩm mỹ. Đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình ...”. Trong những năm gần đây nhiều trường đã chú trọng đến phong trào “Vở sạch chữ đẹp”. Vì vậy chữ viết của học sinh đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên cũng còn những giáo viên chưa chú trọng, chưa có phương pháp và thiếu tính kiên trì trong việc luyện viết cho học sinh. Đối với trường tôi - một trường luôn luôn dẫn đầu về kết quả trong các cuộc thi viết chữ đẹp các cấp thì các lớp do tôi chủ nhiệm trong các năm qua đều có thành tích xuất sắc, nhiều em đạt giải cao ở các cuộc thi cấp thị, cấp tỉnh. Bản thân tôi cũng đã đạt được giải nhất trong cuộc thi “Viết chữ đẹp” cấp tỉnh năm học 2002 - 2003. Vì vậy tôi đưa ra đây một số kinh nghiệm “Dạy học sinh lớp Một viết đúng chính tả” mà bản thân đã tích lũy được trong những năm dạy lớp Một để bạn đọc cùng tham khảo. II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY CHO HỌC SINH LỚP MỘT VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ. 1. Thực trạng: 1.1. Thực trạng chung của trường. 2 a. Thuận lợi: Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhìn chung giáo viên đã vận dụng khá thành thạo phương án đổi mới dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn chính tả nói riêng. Từ các yêu cầu kỹ năng cần đạt được trong một tiết chính tả: Tập chép (nhìn bảng hoặc sách chép lại bài), hoặc nghe - viết (Giáo viên đọc học sinh nghe để viết lại bài), giáo viên đã đảm bảo được quy trình dạy cho học sinh viết chính tả. Ngoài ra ,giáo viên đã có ý thức rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả từ lớp một, vì vậy học sinh viết chính tả đúng và đẹp. b. Khó khăn: - Trong chương trình hiện hành, một tuần chỉ có hai tiết chính tả và sang mãi tuần 23 ở học kỳ 2 mới bắt đầu viết chính tả. Hình thức viết chính tả tập chép là chủ yếu, chỉ có ba bài bắt đầu học sinh tập nghe đọc để viết. Luật chính tả đưa vào trong chương trình lớp một không được lồng ghép vào các tiết học âm và từ đầu chương trình mà sang mãi tuần 25 trở đi mới có luật chính tả. Vì vậy học sinh viết chính tả còn hay bị mắc lỗi. 1.2. Thực trạng của lớp: a. Thuận lợi: Năm học 2010 – 2011, tôi được phân công dạy Tiếng Việt và chủ nhiệm lớp 1A, sĩ số 35 học sinh, nhìn chung các em đã qua lớp mẫu giáo nên đều mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, linh hoạt và nắm bắt kiến thức rất nhanh. Đa số học sinh đọc tốt nên giúp các em viết chính tả dễ dàng hơn. b. Khó khăn: - Trong lớp có nhiều học sinh sức khỏe yếu, hay phải nghỉ học, khiến việc tiếp thu kiến thức của các em khó khăn và việc dạy của giáo viên vất vả hơn (như em Hưng, Huyền Trang, Mai Tùng, Dũng, Hiển....) - Các em trong lớp nhiều em nói theo bố mẹ, vì vậy lỗi đọc sai dẫn đến viết chính tả sai theo tiếng địa phương còn nhiều (Như em Chiến, Công Minh, Tống Minh...) 3 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng. - Đối với những lớp mà giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng đến việc rèn kỹ năng viết đúng chính tả, kiên trì sửa lỗi cho học sinh thì hiệu quả học sinh viết đúng chính tả đạt cao. Ngược lại, những lớp mà giáo viên không kiên trì rèn luyện cho các em thì các em viết chính tả còn hay bị mắc lỗi chính tả. Từ thực trạng tôi đã nêu trên, để giúp cho học sinh viết đúng chính tả hơn, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm “Dạy học sinh lớp 1 viết đúng chính tả”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp thực hiện. Muốn dạy cho học sinh viết đúng chính tả, tôi đưa ra các giải pháp thực hiện như sau: 1. Tổng hợp các quy tắc chính tả (luật chính tả) được đưa vào lớp một. 2. Phân loại các chính tả thường gặp ở học sinh lớp một. 3.Các biện pháp tiến hành trong quá trình dạy học sinh viết đúng chính tả. 4. Rèn kỹ năng viết đẹp cho học sinh. 5. Luyện viết khi học các môn khác. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1. Tổng hợp các quy tắc chính tả (luật chính tả) được đưa vào lớp một. Cũng như chữ viết, trong hoạt động học tập của trẻ nhu cầu viết đúng chính tả xuất hiện thật tự nhiên khi các em bắt đầu viết chữ. Các luật chính tả được đưa vào lớp một dần dần theo nguyên tắc : Chỗ nào có nhu cầu về luật chính tả thì ở đó luật chính tả được đưa ra giải quyết, chẳng hạn : Học đến e (và sau đó ê, i) các em không thể viết ce (cờ - e - ke). Do đó chữ k (ca) xuất hiện như là một luật chính tả để ghi âm “ca” khi đứng trước e (ê, i) nhằm giúp các em viết đúng chính tả: Ke (đọc ca - e - ke) Khi đọc đến các vần có âm đệm u thì luật ghi chữ q (cu), qu (quờ) trước các vần cũng xuất hiện: 4 qua (quờ - a - qua)... quan (quờ - oan - quan)... Cũng như vậy, chữ gh, ngh xuất hiện để ghi âm gờ, âm ngờ khi đứng trước e, ê, i. ghe nghe ghê nghê ghi nghi - Khi các em viết đến câu thì xuất hiện luật viết hoa chữ cái đầu câu. Khi viết đến tên riêng thì nảy sinh quy tắc viết hoa tên riêng, kể cả tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài như: Lê Lợi, Ma - ri Quy - ri ... - Thêm vào đó là luật chính tả viết âm y (y dài): Tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng âm i ngắn (ì ra, chú ỉ...) có tiếng viết bằng y dài (y tá, ý nghĩ ...). Rồi tiếng có âm đầu và âm i thì một số có thể viết y dài, có thể viết i ngắn (kỹ sư - kĩ sư; tỷ mỉ - tỉ mỉ...). Nhưng hiện nay quy định chung viết là i ngắn. 2. Phân loại các lỗi chính tả thường gặp ở học sinh lớp 1. Qua theo dõi các em trong thời gian vừa qua, tôi nhận thấy và phân loại các lỗi của học sinh lớp 1 do tôi phụ trách như sau: (1). Lỗi do phát âm sai. (2). Lỗi do nói tiếng địa phương. (3). Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả. 3. Các biện pháp tiến hành trong quá trình dạy học sinh viết đúng chính tả. Để luyện cho học sinh viết đúng chính tả thì bản thân GV phải đóng vai trò quyết định. Bởi vậy đối với GV cần làm các việc như sau : 3.1. Đồ dùng học tập của học sinh : Giáo viên quy định cho các em đồ dùng học tập phải đầy đủ và đúng theo quy định, gồm : - Vở: Ngoài hai vở tập viết của Nhà xuất bản giáo dục, cần mua thêm cho các em hai vở ô ly: Một vở để luyện viết và một vở để viết chính tả: 5 - Bút: Hai tháng đầu các em viết bút chì. Sang tháng thứ ba các em chuyển sang viết bút mực. Tuyệt đối không cho các em viết bút bi. - Bảng, phấn: Bảng phải có ô kẻ rõ ràng, sơn đen và không được trơn. Phấn viết dùng loại phấn míc để có độ mềm vừa phải, giúp học sinh dễ viết, nét chữ mềm mại, rõ ràng. 3.2. Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết: Rèn tư thế ngồi viết đúng cho học sinh ở các tiết tập viết, chính tả, giáo viên luôn chú ý nhắc nhở uốn nắn cho các em ngồi viết đúng tư thế. Khi ngồi viết các em phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở 25 - 30cm. Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái vở, bàn tay phải cầm bút. Với cách để tay như vậy, khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải dễ dàng. Quyển vở được để hơi chếch về phía tay trái, khi viết không xê dịch người, hai chân để thẳng, vuông góc. Tôi hướng dẫn tỷ mỉ cho các em cách cầm bút để viết (GV vừa làm mẫu, vừa hướng dẫn): Cầm bút vừa chặt để không tuột bút; không co thắt cơ tay. Điều khiển bút viết bằng ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón tay cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa vào cạnh đốt đầu của ngón tay giữa. Ba điểm tựa này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch chuyển linh hoạt. Khi viết, ngòi bút phái úp xuống, không quay nghiêng ngòi bút để tránh ngòi bút cạo giấy. Cùng với sự hướng dẫn ở các tiết viết, trong suốt quá trình học, tôi luôn luôn quan sát và nhắc nhở các em. 3.3. Rèn luyện kỹ năng nghe và năng lực phân tích ngữ âm cho học sinh trong khi viết chính tả. Sang tuần 23 mới có tiết chính tả nhưng không phải chờ đến lúc đó mà từ tiết học đầu tiên, bài đầu tiên tôi đã cung cấp cho các em những kiến thức về chính tả, chẳng hạn khi tôi dạy các bài 3, 4, 5 về các dấu thanh, nắm được lỗi của các em (do tiếng địa phương) mà lẫn lộn giữa thanh ~ và thanh ' tôi chú ý luyện cho các em phát âm thật chính xác các tiếng có các thanh này và 6 lưu ý các em cách ghi dấu thanh. Phân biệt rõ cách ghi thanh ngã (dấu ) và thanh (sắc ') đưa ra mẫu câu đúng - sai để học sinh tự nhận xét và phân biệt. Ví dụ: Tiếng “bẽ” có thanh gì? (thanh ngã) Tiếng “bé” có thanh gì? (thanh sắc) Cho học sinh phát âm hai tiếng, nếu em nào sai tôi sửa ngay, cho các em phát âm thật chuẩn. Sau đó tôi lại chỉ vào dấu  và hỏi “Đây là thanh gì” (học sinh:Thanh ngã) chỉ vào dấu / và hỏi “Đây là thanh gì” (học sinh:Thanh sắc). Từ đó liên hệ đến cách nói ở nhà các em để các em sửa chữa và cho các em sửa cho nhau. Khi đến phần viết dấu thanh tôi hướng dẫn thật tỉ mỉ, chính xác cho học sinh làm theo:  - Thanh ngã ghi bằng dấu  là một nét vặn nằm ngang đặt lên tiếng:  / - Thanh sắc ghi bằng dấu / : là một nét xiên phải đặt lên tiếng  Luyện cho học sinh viết trên bảng con và hướng dẫn cho các em về nhà viết thật nhiều lần. Qua đó giúp các em ghi nhớ cách viết, dẫn đến viết đúng chính tả ở phần chữ viết. Rồi trong suốt quá trình học, tôi luôn cho các em luyện phát âm nhiều các tiếng có thanh trên: Ví dụ là - lá, ngã - ngá, tả - tá, kỹ - ký ... sau đó tôi giảng nghĩa của các tiếng đó cho học sinh hiểu rằng mỗi thanh có mỗi ý nghĩa khác hẳn nhau. Vì vậy nếu các em viết sai dấu thanh thì nghĩa của tiếng đó sẽ bị sai hoàn toàn. Như là - nghĩa là nước lã. Còn lá nghĩa là lá cây. Hay ngã nghĩa là bị ngã. Còn ngá lại là tiếng không có nghĩa. * Kết quả: Sau nhiều lần giảng giải như vậy, học sinh lớp tôi không những phân biệt các dấu thanh rất tốt mà còn hiểu được cần sử dụng các dấu thanh khi nào thì đúng với nghĩa của nó. Tiếp đến dạng bài thứ hai và dạng bài thứ ba là học âm, vần mới và ôn tập âm, vần. Đây là bài có nhiều yêu cầu giành cho chính tả. Ở đây các em sẽ biết dùng ký hiệu (chữ) để ghi âm, tức là biết viết chính tả (thao tác ký mã) và nắm được các quy tắc chính tả phổ biến (như phần trên tôi đã trình bày) cho nên từ tiết dấu cho đến tất cả các tiết sau Cô phải rèn cho các em kỹ năng nghe và năng lực phân tích ngữ âm. Bởi muốn viết đúng thì phải nghe chính 7 xác. Đó là điều cơ bản nhất trong khi viết. Nhiệm vụ các em được giao trong một tiết chính tả là: - Thầy đọc chính tả chỉ đọc có một lần. học sinh nghe rõ cả tiếng, học sinh nghe nhắc lại lời thầy đọc. - Phân tích tiếng đó (trong đầu). - Nhớ và tìm chữ ghi lại lần lượt từ phần đầu tới phần vần. - Hết bài thầy đọc học sinh nhắc lại và tự chữa lỗi của mình. Làm như vậy giúp các em phải chú ý trật tự, tập trung nghe giảng. Để hỗ trợ cho kỹ năng phân tích, sau khi học sinh học âm, học vần mới ở các tiết học vần, bao giờ tôi cũng cho học sinh tự tìm những tiếng, từ mới có âm, vần để cài bảng cài. Mới đầu, học sinh còn lúng túng tìm được rất ít tiếng, từ có nghĩa, nhưng tiết nào cũng được luyện và được cô hướng dẫn, dần dần các em tìm được rất nhiều tiếng, từ mới rất hay và đúng. 3.4. Sửa lỗi cho học sinh: a. Sửa lỗi do phát âm sai (do nói ngọng). Ở lớp có 3 HS: Chiến, Tống Minh, An phát âm không chính xác do các em nói ngọng nên bị đọc sai dẫn đến viết chính tả sai. Nhất là những tiếng có vần “anh” thì phát âm thành “ăn” nên cũng viết là “ăn”; tiếng có vần “inh” thì phát âm và viết thành “ân”... Muốn sửa được lỗi này là rất khó và đòi đòi hỏi giáo viên phải rất kiên trì và tỉ mỉ. Trước hết thầy phải phát âm mẫu thật chuẩn cho học sinh nghe, sau đó cho những em phát âm hay sai phát âm lại nhiều lần. Sau khi học sinh phát âm chuẩn thì thầy đọc cho học sinh viết bài. Việc sửa lỗi này phải thường xuyên và kiên trì trong mọi tiết học. Không những sửa ở lớp, tôi còn nhờ phụ huynh của ba em kèm cặp thêm ở nhà. Cho đến nay ba em đã tiến bộ rất nhiều, viết chính tả đã ít mắc phải sai lỗi. b. Sửa lỗi do tiếng địa phương: Với thực tế tiếng Thanh Hóa nói chung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng thì phát âm thường mắc lỗi về lẫn lộn âm đầu x - s; d - r; ch - tr rất nhiều, mà như vậy thì các em sẽ viết sai chính tả. Hỗu hết các em trong lớp (30/35) phát âm 8 đều lẫn lộn như vậy, dẫn đến khi viết những tiếng có âm đầu như trên là các em lúng túng. Khi viết bài chính tả các em thường hỏi: “ Thưa cô “sờ nặng” hay “sờ nhẹ ạ”? Thưa cô “ch nặng” phải không ạ? ....”đây cũng chính là cái dạy sai của bố mẹ và các người lớn khác đã dạy các em như vậy để “giúp” các em phân biệt khi viết bài. Nào ngờ chính cái giúp đó đã làm cho các em sai kiến thức, để dẫn đến khi đọc phát âm sai và viết sai. Giáo viên phải cho các em hiểu: ch, x, d, khi phát âm lưỡi thẳng, hơi bật ra ngoài. Còn trờ, sờ, rờ khi phát âm đầu lưỡi cong lên. Tôi lấy một số cặp từ ngữ ví dụ, sau đó tôi giảng nghĩa của các từ đó cho học sinh hiểu rằng, nếu các em viết sai các phụ âm đầu thì nghĩa của các từ đó bị sai hoàn toàn. Nhờ kiên trì và kịp thời sửa lỗi cho các em, đến nay các em học sinh lớp tôi đã phân biệt được các phụ âm: ch - tr, x - s; d - r rất tốt. c. Sửa lỗi do không nắm được luật chính tả. * Sửa lỗi ghi âm gh, ngh, k trước e, ê, i. Với dạng lỗi này tôi kết hợp với những kinh nghiệm và vốn của mình đã có từ những năm dạy chương trình CNGD về các luật chính tả để đưa vào dạy cho học sinh trong những bài có luật chính tả. - Như dạy bài âm k sẽ xuất hiện luật chính tả khi đứng trước e, ê, i thì phải viết bằng chữ ca (k) chứ không được viết là chữ cờ (c). - Dạy đến bài âm g sẽ xuất hiện luật chính tả: Khi đứng trước e, ê, i thì phải viết bằng chữ gờ kép (gh) chứ không viết là gờ đơn( g). Số học sinh viết đúng là các em đã thuộc và nhớ ngay luật này. Nhưng vẫn còn nhiều em nhớ nhưng lại quên ngay. Nên khi viết bài giáo viên phải chú ý hơn đến những em còn hay sai bằng cách giáo viên khi đọc bài đến những tiếng có luật chính tả phải dừng lại để nhắc nhở cho học sinh bằng những câu hỏi giúp học sinh nhớ luật chính tả. Ví dụ: “Khi đi với những âm nào thì viết bằng chữ k?....” * Sửa lỗi ghi âm d, gi. 9 Khác với luật chính tả e, ê, i được quy định rõ ràng thì luật chính tả ghi âm d, gi lại rất chung chung và rất khó phân biệt. Với những lỗi này giáo viên cũng chỉ có thể sửa cho học sinh theo từng tiếng mà học sinh vướng phải. Ví dụ: dì (em mẹ) - gì (để hỏi”; da (da dẻ) - gia ( gia đình). Ngoài ra tôi còn tranh thủ ở những tiết tiếng Việt tự chọn ra thêm một số dạng bài tâp cho học sinh làm thêm. * Sửa lỗi ghi âm qu. Đây cũng là một luật chính tả khó mà học sinh rất hay viết sai. Giáo viên giúp học sinh nhớ được q bao giờ cũng đi liền với u vì khi âm đệm o đi với q thì viết chuyển thành u. * Sửa lỗi ghi âm i , y: Với luật chính tả này học sinh viết cũng hay mắc phải. Tôi lại cung cấp cho học sinh một quy tắc chính tả: - Đối với tiếng chỉ có một âm i thì có tiếng viết bằng i (ì ra, chú ỉ....) Có tiếng viết bằng y dài (y tá, ý nghĩ ...) - Tiếng có âm đầu và âm i ngắn thì một số có thể viết là y dài, có thể viết i ngắn (như kỹ sư - kĩ sư, tỉ mỉ - tỷ mỷ..., nhưng hiện nay quy đinh chung là viết bằng i ngắn (kĩ sư, tỉ mỉ ...). Học sang kiểu vần có âm đệm, âm đôi thì có luật: - Nếu không có âm đầu thì viết là yê (yến, yên) - Nếu có âm đầu thì viết là iê (liên, kết...) - Nếu đứng sau âm đệm thì phải viết là y dài (huyền, tuyết, khuya). Ở luật này các em hay viết sai y dài thành i ngắn. Với lỗi này tôi sửa cho các em bằng cách viết lại các lỗi sai của học sinh thường mắc lên bảng, cho các em phân tích để tự sửa lỗi. d. Sửa lỗi viết chữ hoa chưa đúng quy định. Ở chương trình hiện hành chưa yêu cầu học sinh phải viết hoa. Nhưng với lực học đều và khá như học sinh lớp tôi, chỉ hết nửa học kỳ một tôi đã bắt đầu dạy cho các em viết chưa hoa và tôi cũng cung cấp luôn cho học sinh luật 10 viết hoa. Tôi xây dựng cho các em thói quen “cứ nghe cô đọc chữ nào đầu câu thì các em phải viết hoa chữ cái đầu” ví dụ: Câu “A! Mẹ đã về” tôi hỏi các em chữ đầu câu là chữ nào? (học sinh: Chữ A) vậy thì chữ nào phải viết hoa (HS: chữ A) tôi hỏi ngược lại luôn vì sao? (HS: Vì nó là chữ đầu câu). Cứ như vậy tôi hình thành cho các em được quy tắc viết hoa chữ đầu câu. Và các em đã nhớ và viết đúng. Chỉ có viết hoa tên riêng của người và địa danh thì các em lúc đầu còn lúng túng cứ phải hỏi cô giáo. Nhưng với những câu hỏi gợi ý dần dần, tôi đã giúp các em phân tích được đâu là tên riêng của người, tên riêng của địa danh để các em viết hoa đúng. Như vậy, muốn để các em có kỹ năng viết đúng chính tả, tôi đã cho các em luyện với nhiều hình thức nghe và phân tích, xác định đúng để chọn chữ viết đúng. 4. Rèn kỹ năng viết đẹp cho học sinh: Một bài chính tả không những yêu cầu viết đúng mà còn phải viết đẹp. Để giúp các em viết đẹp, ngoài đã hướng dẫn các em ở những tiết tập viết, tôi phải hướng dẫn học sinh viết chữ đúng cỡ, đúng kiểu, liền nét, có khoảng cách hợp lý, các nét chữ viết liền mạch để khỏi nhấc bút, chữ viết phải thẳng hàng, đều chữ. Chữ viết thẳng ngay ngắn. Chữ cô viết mẫu ở những bài tập chép trên bảng phải đẹp, rõ ràng, không tô đi mạc lại hay xóa đi xóa lại nhiều lần, như vậy học sinh sẽ bắt chước ngay. 5. Luyện viết khi học các môn khác. Kỹ năng viết chữ được hình thành, rèn luyện trước tiên trong giờ tập viết và chính tả song cũng được củng cố và hoàn thiện trong nhiều giờ học của các bộ môn khác, ở nhiều lúc, nhiều nơi. Vì vậy giáo viên cũng tận dụng việc viết các bài học, bài làm để học sinh luyện viết đúng. * Tóm lại: Muốn dạy cho học sinh lớp Một viết đúng chính tả, tôi đã thực hiện các biện pháp trên một cách chặt chẽ, song song và thống nhất, không bỏ rơi hay coi nhẹ một biện pháp nào cả. Mỗi biện pháp có đặc trưng riêng của nó, nhưng nó có quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình dạy chính tả cho học sinh. Cái này làm nền tảng cho cái kia phát triển. Đọc tốt, 11 nắm được hết luật chính tả thì viết mới đúng. Đó là những điều mà người giáo viên chúng ta phải luôn luôn hiểu và thực hiện nghiêm túc. C. KẾT LUẬN. 1. Kết quả nghên cứu: Qua quá trình dạy cho học sinh viết đúng chính tả, lớp tôid dã thu được kết quả trong năm học 2010 - 2011 như sau: * Về phong trào vở sạch chữ đẹp: Định kỳ Xếp loại A Xếp loại B Xếp loại C Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đầu kỳ I 16 45,7 19 54,3 0 0 Giữa kỳ I 25 71,4 10 28,6 0 0 Học kỳ I 28 80,0 7 20,0 0 0 Giữa kỳ II 30 85,7 5 14,3 0 0 * Về thi viết chữ đẹp: - Tuyến trường: 30/44 em của khối đạt giải. - Tuyến thị: 5/7em của khối Một dự thi tuyến thị đều đạt giải nhất với số điểm cao. Hiện nay lớp tôi còn 5 em viết chữ loại B, đôi khi còn viết sai lỗi chính tả, tôi sẽ cố gắng sát sao, uốn nắn cho các em từ nay đến cuối năm để đưa chất lượng chữ viết loại A lên cao hơn. 2. Bài học kinh nghiệm: Qua việc dạy Tiếng Việt lớp Một nói chung và phân môn chính tả nói riêng, tôi rút ra bài học kinh nghiệm là: - Giáo viên phải thật sự là “Người mẹ hiền” thứ hai của các em. Cô luôn gần gũi sát sao, quan tâm nhiệt tình với các em để biết được năng lực viết của từng em để kịp thời uốn nắn và sửa chữa. Thầy luôn là “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. Thầy phải có tính kiên trì, thường xuyên và liên tục. 12 - Thầy phải làm việc chính xác, khoa học, được thể hiện ở giọng đọc, giọng nói đúng tiếng phổ thông và ở chữ mẫu trên bảng lớp phải viết đúng mẫu, đẹp. Giáo viên phải luôn quan tâm rèn luyện cho học sinh từ những nề nếp thói quen viết chữ (cầm bút, đặt vở, ngồi viết ...) đến các kỹ thuật viết chữ sao cho đúng quy định và trình bày sạch đẹp. Tích cực tham gia phong trào thi đua về “Vở sạch - chữ đẹp” nhằm nâng cao chất lượng viết chữ cho các em. - Kịp thời sửa lỗi cho các em không những ở giờ chính tả mà ở tất cả các bộ môn học khác. Giáo viên luôn động viên khuyến khích các em kịp thời, tránh chê bai, dè bỉu các em. - Chữ viết giáo viên phải đẹp, chuẩn, đúng mẫu. - Giáo viên thường xuyên chấm bài, sửa lỗi cẩn thận, rõ ràng, chính xác cho từng em. Tuyệt đối không được gạch xóa bài của học sinh mà phải sửa từng lỗi cho học sinh, sau đó cho học sinh sửa lỗi sai viết lại đúng xuống phía dưới bài. Khi cho điểm giáo viên phải cho đúng mức với giá trị bài viết của các em đạt được. - Liên hệ với phụ huynh thường xuyên bằng các bài kiểm tra của học sinh, bằng sổ liên lạc, bằng kết quả xếp loại vở sạch - chữ đẹp hàng tháng, hoặc trực tiếp gặp gỡ phụ huynh. - Những học sinh có khả năng viết chữ đẹp sẽ được coi như học sinh có “năng khiếu” viết chữ, giáo viên cần quan tâm bồi dưỡng thêm để sau này có thể phát huy, hưởng ứng cuộc thi “Viết chữ đẹp” các cấp, để học sinh tự khẳng định khả năng của mình. - Yếu tố về cơ sở vật chất có vị trí quan trọng ảnh hưởng đến quá trình luyện chữ viết của các em, vì vậy cần phải đảm bảo các điều kiện tốt như: ánh sáng phòng học đầy đủ, bảng lớp, bàn ghế học sinh phải đúng quy định. Bảng con, phấn, vở viết, bút phải thuận tiện cho học sinh khi sử dụng. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi đưa ra chắc là còn nhiều hạn chế, nhưng đó cũng là những kinh nghiệm được rút ra qua quá trình thực tế 13 dạy cho học sinh lớp Một viết đúng chính tả ở lớp Một trong năm học 2010 2011 do tôi phụ trách. Vậy kính mong các bạn đồng nghiệp giúp đỡ để tôi đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Tiểu học Đông Sơn Ngày 06 tháng 4 năm 2011 Mai Thị Phương 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng