Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi k...

Tài liệu Skkn dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông

.DOC
21
192
60

Mô tả:

Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống con người, nhịp độ cuộc sống tăng nhanh, xã hội đòi hỏi một đội ngũ lao động lành nghề, năng động sáng tạo, tự chủ, thích ứng trong mọi tình huống, sẵn sàng hòa nhập với thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội thì trước hết phải cần đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong báo cáo của BCH TW Đảng khóa VIII tại Đại hội IX Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Dạy học đề cao vai trò chủ thể hoạt động của học sinh trong học tập là yếu tố cấp bách của sự nghiệp giáo dục hiện nay và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.Để phát huy vai trò chủ động của tất cả học sinh trong lớp, giáo viên phải “thiết kế” bài giảng, bài tập để phù hợp với từng đối tượng học sinh khi đó các em học sinh trong lớp tiếp thu kiến thức phù hợp với khả năng của bản thân gọi là tính vừa sức. Hiện nay trong các nhà trường đang tiến hành dạy đồng loạt, tuy nhiên khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh khác nhau dẫn đến cùng một vấn đề mà thầy cô truyền đạt sẽ dễ đối với học sinh này nhưng sẽ khó đối với học sinh khác, hậu quả là chất lượng dạy học bị giảm. Để khắc phục những hạn chế của dạy học đồng loạt đồng thời mang lại những hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập tôi đã quyết định chọn đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” là cần thiết. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận. + Quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học hoá học nói riêng đã là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục-lí luận dạy học. Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã xác định: “Học là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học dưới sự điều khiển sư phạm của giáo viên, đó là mục đích của hoạt động học”. +Thực trạng học sinh tại trường THPT Sông Ray: 1 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” - Đa số học sinh sau khi học xong chương trình lớp 9 các em được vào học lớp 10 ( vì điểm chuẩn vào lớp 10 tương đối thấp , 25 điểm năm 2012). Do đó chất lượng học của học sinh cũng không đồng đều, giáo viên phải nghiên cứu đưa ra những phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh trong trường. + Tính mới của đề tài:Trong đề tài này tôi đã soạn ra những câu hỏi, bài tập phù hợp với từng mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh như : Các em học sinh yếu kém tôi soạn câu hỏi chủ yếu ở mức độ biết hoặc cao hơn một ít. Đối với học sinh trung bình chủ yếu soạn ở mức độ hiểu ..... 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 2.1. Nội dung của dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa không đơn thuần là phân loại học sinh theo năng lực nhận thức mà ở đây là phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trên cơ sở am hiểu từng cá thể, giáo viên tiếp cận học sinh ở nhiều phương diện khác nhau, như là về năng lực nhận thức, hoàn cảnh sống, tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc sống, …có thể nói trong phương pháp dạy học phân hóa giáo viên phải “tìm để giảng dạy và hiểu để giáo dục” +Sự phân hóa học sinh Phân loại ở đây không có nghĩa là tách biệt mà có thể là ngược lại, làm cho các em hòa nhập với nhau hơn trong quá trình học tập. Giáo viên có thể lợi dụng quy luật lây lan về tâm lí để có thể lấy học sinh học giỏi làm động lực, làm gương cho học sinh học yếu hoặc là lấy học sinh giỏi để giúp đỡ em yếu hơn “học thầy không tày học bạn”. Trên cơ sở phân loại học sinh giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp, có thể chia học sinh thành ba nhóm theo khả năng nhận thức như sau: - Nhóm học sinh khá - giỏi - Nhóm học sinh trung bình - Nhóm học sinh yếu - kém Cần lưu ý là sự chia nhóm này không nên cho học sinh phân biệt vì như thế dễ gây ra tình trạng mặc cảm cho các em học sinh thuộc diện học tập yếu, kém. 2.2. Biện pháp thực hiện đề tài. 2.2. 1.Cơ sở để xây dựng bài tập phân hóa. Bài tập phân hóa là loại bài tập vừa sức với từng đối tượng học sinh. Độ khó của bài tập phải dựa vào trình độ nhận thức của từng học sinh, khi giao bài tập các em có thể cố gắng hoàn thành. +Trong phần phản ứng oxi hóa khử 2 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” - Với học sinh yếu- kém : Cho học sinh xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất. Ví dụ: Hãy tìm số OXH của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây : a) Số OXH của Mn trong: MnO, MnO2, KMnO4, K2MnO4. b) Số OXH của clo trong: CaCl2, CaOCl2, HClO2, KClO3, HClO4, c) Số OXH của lưu huỳnh trong: H2S, Na2S, FeS2, KHSO3, Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau Giải: a) + Mn+xO-2 vậy x +( -2) = 0  x= +2. + Mn+xO2-2 vậy x + 2.(-2) = 0  x = +4. + K+1Mn+xO4-2 vậy +1 +x + 4.(-2) = 0  x= +7. + K2+1Mn+xO4-2 vậy 2.(+1) + x +4.(-2) =0  x= +6. Các trường hợp còn lại cũng tương tự như vậy. b) CaCl2-1, CaOCl20, HCl+3O2, KCl+5O3, HCl+7O4. c) H2S-2, Na2S-2, FeS2-1, KHS+4O3. - Với học sinh trung bình : +Loại bài tập cân bằng phương trình của phản ứng OXH - khử ở mức độ hiểu ,các em có thể áp dụng được các bước cân bằng phương trình của phản ứng Ví dụ: Cân bằng phản ứng oxi hóa khử � CuSO4 + SO2 + H2O a. Cu2O + H2SO4(đn) �� � NaCl + NaClO + H2O b. Cl2 + NaOH �� � Zn(NO3)2 + NO + H2O c. Zn + HNO3 �� Giải: a. Cu2+1O + H2S+6O4(đn) �� � Cu+2SO4 + S+4O2 + H2O 2Cu 1 �� � 2Cu 2  2e S 6  2e �� � S 4 � 2CuSO4 + SO2 +3H2O Cu2O + 3H2SO4(đn) �� 0 �� NaCl 1� NaCl 1O  H 2 O b. Cl 2  NaOH �� Cl0  1e �� � Cl 1 Cl0 �� � Cl 1  1e � NaCl + NaClO + H2O Cl2 + 2NaOH �� 0 +5 � Zn+2(NO3)2 + N+2O + H2O c. Zn + HN O3 �� 0 �� � Zn 2  2e 3 Zn � N 2 2 N 5  3e �� � 3Zn(NO3)2 +2 NO + 4H2O d. 3Zn + 8HNO3 �� - Với học sinh khá- giỏi : Loại bài tập về xác định số OXH ở mức độ cao hơn, các hợp chất phức tạp hơn. Ví dụ: Xác định số OXH của: a. Lưu huỳnh trong các chất sau: CuS, Cu2S2, Na2S2O3, b. Crom trong các hợp chất sau: K2CrO4, K2Cr2O7, Cr2O3. Giải: 3 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” 2 1 2 a. CuS , Cu2S 2 , Na 2S 2 O3, b. K 2 Cr 6 O 4 , K 2 Cr26O7 , Cr23O3 . - Loại bài tập cân bằng phương trình của phản ứng OXH- khử Ví dụ 2: Cân bằng phương trình của phản ứng OXH- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: � Fe(NO3)3 + NO + H2O a. Fe3O4 + HNO3(l) �� 100 C b. Cl2 + KOH ��� � KCl + KClO3 + H2O t C c. S + HNO3 ��� H2SO4 + NO2 + H2O Giải: 0 0  8 a. Fe3 3 O4  HN 5O3(l) �� �� Fe 3  NO3  3  N 2 O  H 2 O 8 3. 3Fe  3 �� � 3Fe 3  1e � N 3 1. N 5  3e �� � 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O 3Fe3O4 + 28HNO3(l) �� 0 100 C � KCl 1  KCl 5O3  H 2 O b. Cl02  KOH ��� � Cl 1 5. Cl0  1e �� � Cl 5  5e 1. Cl0 �� 100 C Cl2 + 6KOH ��� � 5KCl + KClO3 + H2O 0 5 t �� � H 2S 6O 4  N 1O 2  H 2 O c. S  HN O3 � �� � S 6  6e 1. S 0 � N 4 6. N 5  1e �� t C S + 6HNO3 �� � H2SO4 + 6NO2 + 2H2O 0 0 0 2.2.2. Tác dụng của bài tập phân hóa Bài tập đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nhận thức của học sinh, nó không chỉ là thước đo khả năng nhận thức, củng cố kiến thức của học sinh mà còn là phương tiện để rèn cho học sinh các kĩ năng giải bài tập. Trong quá trình giảng dạy với mỗi đối tượng học sinh giáo viên nên giao cho các em những loại bài tập vừa sức trong khi giải bài tập cảm thấy thích thú ngoài ra còn kích thích trí tò mò của các em để khi học sinh giải xong bài tập này lại muốn giải những bài tập khác ở mức độ cao hơn. Ví dụ: Bài axit H2SO4 giáo viên có thể giao cho các em một số bài tập về nhà làm thêm và yêu cầu các em hoàn thành với sự hướng dẫn của giáo viên như sau: - Với học sinh yếu- kém : Làm từ câu 1 đến câu 5. Câu 1: Căn cứ vào số oxi hoá của S là +6 trong phân tử H2SO4 ta có thể kết luận: A. H2SO4 có tính oxi hoá B. H2SO4 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. C. H2SO4 có tính khử D. H2SO4 không có tính oxh cũng không cótính khử. Câu 2: Không dùng H2SO4 đậm đặc để làm khô khí nào trong các khí sau? 4 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” A. H2S Β. SO2 C. CO2 D. Cl2 Câu 3: Câu nào sai trong các câu nhận xét sau đây: A. H2SO4 loãng có tính axit mạnh. B. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá mạnh C. H2SO4 đặc rất háo nước. D. H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và oxh mạnh. Câu 4: Trường hợp nào không xảy ra phản ứng hóa học? A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết hai dung dịch HCl và H2SO4 loãng là: A. Kim loại Fe. B. Kim loại Cu. C. Cu(OH)2 . D. Dung dịch BaCl2. - Với học sinh trung bình :làm từ câu 6 đến câu 10. Câu 6: Dãy gồm những chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 là: A. Cu, SO3, Al2O3, CaO. B. CuO, SO3, SO2, Fe2O3. C. CuO, FeO, Al2O3, CaO. D. Al2O3, CaO, SO2, P2O5. Câu 7: Những chất nào sau đây đều không tác dụng với H2SO4 đặc nguội A. Al, Cu B. Fe, Al C. Mg, Fe D. Al, Zn Câu 8: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4 bằng: A. +2 B. +3 C. +4 D. +6 Câu 9: Thể tích khí SO2 (đktc) thoát ra khi cho 5,6g Fe tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc, nóng là: A. 1,86 lít. B. 3,36 lít. C. 4,28 lít. D. 3,62 lít. Câu 10: Một hỗn hợp gồm 13g kẽm và 5,6g sắt tác dụng với dd axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hydro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,48 lít. B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 67,2 lít. - Với học sinh khá- giỏi : Các em làm thêm các câu 11 đến 17. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 4,8g kim loại R trong H 2SO4 đặc nóng thu được 1,68 lít SO2 (đkc). Lượng SO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dd NaOH dư thu được muối A. Kim loại R và khối lượng muối A thu được là: A. Zn và 13g. B. Fe và 11,2g. C. Cu và 9,45g. D. Ag và 10,8g. Câu 12: Lấy 5,3g hh gồm Na và 1 kim loại kiềm cho tác dụng với dd H 2SO4 loãng dư thu được 3,36 lít khí (đkc). Kim loại kiềm và thành phần phần trăm theo khối lượng của nó trong hh là: A. K và 21,05%. B. Li và 13,2%. C. Rb và 1,78%. D. Cs và 61,2%. Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 1 oxit kim loại bằng dd H 2SO4 đặc, nóng vừa đủ thu được 2,24 lít khí SO2 (đkc) và 120g muối. Công thức của oxit kim loại là công thức nào sau đây: A. Al2O3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. CuO. 5 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” Câu 14: Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,659g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hoá trị II, người ta thu được 0,1mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hoà tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc, nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. X và Y là những kim loại nào sau đây: A. Hg và Zn. C. Cu và Ca B. Cu và Zn. D. Kết quả khác. Câu 15: Hỗn hợp X gồm kim loại kiềm M và Al. Hòa tan 2,54 gam hỗn hợp X trong H2SO4 vừa đủ thu được 2,464 lít khí (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với lượng vừa đủ Ba(OH)2 cho tới hết ion SO42- thu được 27,19 gam kết tủa. Kim loại M là: A. K B. Na C. Mg D. Li Câu 16: Cho muối cacbonat của kim loại M (MCO 3). Cho 5,8 gam muối cacbonat hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ, thu được một chất khí và dung dịch A. Cô cạn A, được 7,6 gam mối sunfat trung hòa, khan. Công thức phân tử của muối MCO3 là: A. CaCO3. B. FeCO3. C. CuCO3. D. MgCO3. Câu 17: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H 2SO4 (tỉ lệ x:y = 2:5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hòa tan là: A. 3x B. y C. 2x D. 2y 2.2. 4. Sử dụng bài tập phân hóa trong dạy học bài mới Trong dạy bài mới với thời gian ít ỏi 45 phút bình thường giáo viên sử dụng để truyền thụ kiến thức của bài mới thậm chí là không đủ. Khi dạy học bài mới có những kiến thức mà học sinh có thể tự đọc SGK được thì chúng ta chi cần đưa ra những câu hỏi để học sinh dựa vào SGK trả lời, ngoài ra GV sẽ đưa bài tập vào để học sinh áp dụng và vận dụng để củng cố kiến thức một cách có hệ thống để giải các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Làm như vậy bài học sẽ trở nên sinh động hơn và cuốn hút hơn. Ví dụ khi dạy bài: Bài 23. HIĐRO CLORUA - AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA (Tiết 1,hóa học 10 CB) Giáo viên phát phiếu học tập về các nhóm học sinh: Phiếu học tập số 1(dành cho học sinh yếu kém) 6 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” Câu 1: Hãy biểu diễn công thức electron và công thức cấu tạo của HCl? Câu 2: Thả một mẫu giấy qùy ẩm vào bình đựng khí HCl thì hiện tượng nào chúng ta quan sát được? A. Mẫu giấy qùy chuyển sang màu xanh. B. Mẫu giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. C. Mẫu giấy quỳ không thay đổi màu. D. Mẫu giấy quỳ mất màu. Câu 3: Để nhận biết các dung dịch sau: HCl, NaOH, H2O ta có thể dùng: A. Phenolphtalein. B. Na2CO3. C. Quỳ tím. D. AgNO3. Câu 4: 1 mol các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, khi tác dụng vơi dung dịch HCl dư thì thu được lượng H2 như nhau: A. Zn, Cu. B. Fe, Zn. C.Fe, Cu; Zn. D. Zn, Al. Câu 5: Lấy 5,6 gam Fe cho tác dụng với Vml dung dịch HCl 1M thu được 1,12 lít khí (đktc). Tính V: A. 100ml. B. 150ml. C. 75ml. D. 50ml. Phiếu học tập số 2: (dành cho học sinh trung bình) Câu 1:Cho các cách biểu diễn công thức electron sau: (i) H : .. Cl : .. .. (ii) H : Cl : .. (iii) H .. :Cl : .. (iv) H .. ::Cl .. cách nào đúng: A. (i) và (iii). B. (iii). C. (i), (ii) và (iii). D. (vi). Câu 2: Sục khí X vào 100 ml dung dịch NaOH 1M có thêm vài giọt phenolphtalein cho đến khi mất màu thì dừng lại sau đó đem cân thì thấy khối lượng dung dịch tăng 3,65 gam. X là: A. CO2 B. SO2 C. HCl D. NH3 Câu 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, H 2O, H2SO4. Chỉ dùng 2 thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên đó là : A. Phenolphtalein và quỳ tím. B. Quỳ tím và AgNO3. C. Quỳ tím và BaCl2 . D. Phenolphtalein và BaCl2. Câu 4: Các kim loại nào sau đây: Fe, Zn, Cu, Al, có số mol bằng nhau, nếu lấy từng cặp kim loại một cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì cặp nào cho sản phẩm khí H 2 ít nhất A. Fe và Zn. B. Fe và Al. C. Zn và Cu. D. Al và Cu. Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan ? 7 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” A. 55,5g. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g. Phiếu học tập số 3: (dành cho học sinh khá - giỏi) Câu 1: Cho các phân tử CO2, SO2, HCl, H2S liên kết trong phân tử nào có độ phân cực mạnh nhất A. CO2 B. HCl, C. SO2 H2S Câu 2: Có hai bình đựng hai chất khí X và Y, nếu bơm thêm khí Y vào bình đựng khí X thì thấy áp suất trong bình giảm so với áp suất ban đầu, sau đó nếu thêm dung dịch NaOH vào thì thấy áp suất trong bình X tăng lên lại. X và Y lần lượt là: A. SO2 và HCl. B. CO2 và SO2 . C. SO2 và NH3. D. HCl và NH3. Câu 3: Cho các dung dịch mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaCO3, H2O chỉ dùng thêm một thuốc thử có thể phân biệt được các dung dịch trên đó là: A.Quỳ tím . B. AgNO3. C. Phenolphtalein. D. Ca(OH)2. Câu 4: Hai miếng sắt có khối lượng bằng nhau và bằng 2,8g. Một miếng cho tác dụng với Cl2 và 1 miếng tác dụng với dd HCl. Tổng khối lượng muối clorua thu được là: A. 14,475g . B. 16,475g. C. 17,475g. D. Kết quả khác . Câu 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là A. 90 ml. B. 57 ml. C. 75 ml. D. 50 ml. Học sinh hoàn thành phiếu học tập trong vòng 15phút 2.2.5. Bài tập về nhà Sau mỗi bài mới đều có bài tập củng cố kiến thức nằm ở cuối bài trong SGK, các bài tập đó đã có tính phân hóa về mức độ nhận thức của học sinh là biết- hiểu- vận dụng tuy vậy 8 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” số lượng vẫn chưa được nhiều, vì vậy tôi đã soạn thêm một số bài tập để khắc sâu kiến thức cho các em. Cùng một nội dung kiến thức cơ bản nhưng số lượng bài ra cho học sinh yếu có thể nhiều hơn, có độ lặp cao hơn, độ phân bậc mịn hơn học sinh khá giỏi Ví dụ để rèn luyện khả năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử: Ngoài làm hết những bài tập trong SGK học sinh cần làm thêm. Ví dụ: Bài tập cân bằng phản ứng oxi hóa khử : - Với học sinh yếu kém: FeO + O2 → Fe2O3 1. Al + O2 → Al2O3 2. Fe + Cl2 → FeCl3 3. Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O - Với học sinh trung bình: 1. FeO + H2SO4đn → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 2. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O 3. Cu2O + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O - Với học sinh khá giỏi: 1. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + NO + H2O (tỉ lệ về số mol N2O và NO là 1:2) 2.FeS2 + H2SO4đn→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Ví dụ: Chương halogen giáo viên soạn bài tập cho từng nhóm học sinh và yêu cầu học sinh hoàn thành trước khi học bài tiếp theo. - Với học sinh yếu kém dạng bài tập ở mức độ tái hiện kiến thức đã học, số lượng bài tập nhiều hơn và độ phân bậc mịn Câu 1: Tìm câu đúng trong các câu sau đây: A. Clo là chất khí không tan trong nước. B. Clo có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất. C. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn Br2 và iot D. Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng đơn chất và hợp chất Câu 2: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều tác dụng được với dd HCl: A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. Fe, CuO, Ba(OH)2 . C. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2. D.AgNO3 dd, MgCO3, BaSO4. Câu 3: Trong các dãy chất dưới đây,dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với Clo? A. Na, H2, N2. C. KOH , H2O, KF . B. NaOH , NaBr , NaI . D. Fe, K, O2. Câu 4: Dd nào trong các dd axit sau đây không được chứa trong bình bằng thuỷ tinh: A. HCl B. H2SO4 C. HF D. HNO3 Câu 5: Trong dãy 4 dd axit HF, HCl, HBr, HI: A. Tính axit giảm dần từ trái qua phải. B. Tính axit tăng dần từ trái qua phải C. Tính axit biến đổi không theo quy luật. D . Tính axit như nhau. 9 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” Câu 6: Trong các halogen, clo là nguyên tố: A. Có độ âm điện lớn nhất. B. Có tính phi kim mạnh nhất . C. Tồn tại trong vỏ trái đất (dưới dạng hợp chất) với trữ lượng lớn nhất D. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất. Câu 7: Trong các tính chất sau, những tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen: A. Phân tử A gồm 2 nguyên tử. C. Có tính oxi hoá. B. Ở nhiệt độ thường, chất ở thể rắn. D. a và c . Câu 8: Thành phần hoá học chính của nước Clo là: A. HClO, HCl, Cl2, H2O . B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O. D.HCl,KCl,KClO3, H2O. Câu 9: Thuốc thử dùng để nhận biết ion clorua có trong dd muối clorua hoặc dd axit HCl là: A. AgBr B. Ca(NO3)2 C. AgNO3 D. Ag2SO4 Câu 10: Trong nhóm halogen, khả năng oxi hoá của các chất luôn: A. Tăng dần từ Flo đến Iot. C. Tăng dần từ Clo đến Iot trừ Flo. B. Giảm dần từ Flo đến Iot . D. Giảm dần từ Clo đến Iot trừ. Câu 11: Tìm câu sai trong các câu sau đây: A. Clo tác dụng với dd kiềm. B. Clo có tính chất đặc trưng là tính khử mạnh . C. Clo là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hoá mạnh, trong 1 số phản ứng clo thể hiện tính khử. D. Có thể điều chế được các hợp chất của clo, trong đó số oxi hoá của clo là: -1, +1, +3, +5, +7. Câu 12: Clo có thể được điều chế bằng các phản ứng sau: A. Cho MnO2 tác dụng với axit HCl đặc. B. Cho KMnO4 tác dụng với axit HCl đặc. C. Cho K2SO4 tác dụng với axit HCl đặc. D. Cho K2Cr2O7 tác dụng với axit HCl đặc. Phản ứng nào không xảy ra. Câu 13: Flo là: A. Nguyên tố phi kim hoạt động mạnh nhất. B. Nguyên tố phi kim bền nhất . C. Nguyên tố có tính oxi hoá mạnh nhất. D. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất. Hãy cho biết ý nào không đúng. Câu 14: Axit HCl, HBr, HI không ăn mòn thuỷ tinh, chỉ có axit HF ăn mòn thuỷ tinh vì: A. Axit HF là axit mạnh nhất. B. Axit HF có tính oxi hoá mạnh nhất. C. Axit HF có tính khử mạnh nhất. D. Axit HF tác dụng với silic dioxit trong thành phần của thuỷ tinh tạo thành hợp chất 10 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” SiF4 dễ bay hơi . Câu 15: Clorua vôi có CTPT CaOCl2, có tính oxi hoá mạnh là do: A. Trong phân tử có nguyên tố oxi . B. Trong phân tử có nguyên tố clo có số oxi hoá -1. C. Trong phân tử có hai nguyên tử clo. D. Trong phân tử có nguyên tố clo có số oxi hoá +1 . Câu 16: Axit có tính oxi hoá mạnh nhất là: A. HClO B. HClO2 C. HClO3 D. HClO4 Câu 17: Axit mạnh nhất là: A. HClO B. HClO2 C. HClO3 D. HClO4 Câu 18: Dd muối X không màu, tác dụng với dd bạc nitrat, sản phẩm có chất kết tủa màu vàng nhạt. Dd muối X là: A. Natri iodua. B. Kẽm clorua. C. Sắt (III) nitrat. D.Kali bromua. Câu 19: Cho 10g MnO2 tác dụng với axit clohidric dư, đem nung. Hãy chọn câu phát biểu đúng: 1. Thể tích khí thoát ra là: A. 2,57 lít . B. 5,2 lít. C. 1,53 lít. D. 3,75 lít. 2. Khối lượng mangan clorua tạo thành là: A. 8,4g B. 14,5g C. 12,2g D. 4,2g Câu 20: Cho hh 2 muối ACO 3 và BCO3 tan trong dd HCl vừa đủ tạo ra 0,2 mol khí: 1.Số mol HCl tiêu tốn hết là: A. 0,2 mol. B. 0,1 mol. C. 0,15mol. D. 0,4 mol . 2. Số mol hỗn hợp 2 muối phản ứng là: A. 0,2 mol . B. 0,25 mol. C. 0,15mol. D. 0,4 mol. - Với học sinh trung bình bài tập ở mức độ biết và hiểu: Câu 1: Khi tan trong nước, một phần Clo tác dụng với nước. Vậy nước Clo chứa: A. Cl2, H2O . B. Cl2, HCl, H2O. C. Cl2, HCl, HClO, H2O. D. HCl, HClO, H2O. Câu 2: Clo và HCl tác dụng với kim loại nào để tạo ra một muối? A. Fe B. Cu C. Ag D. Zn Câu 3: Clo ẩm có tính tẩy màu vì: A. Clo có tính oxi hoá mạnh . B. Tạo thành axit HClO. C. Tạo thành axit HCl. D. Tạo thành nước javen. Câu 4: Trong các tính chất sau đây, tính chất nào không phải là tính chất chung của các halogen? A. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất. B. Tạo với hidro hợp chất cộng hoá trị phân cực. C. Nguyên tử có khả năng nhận 1eletron. D. Lớp eletron ngoài cùng của nguyên tử có 7 eletron. Câu 5: Cho một lượng nhỏ clorua vôi vào dung dịch HCl đặc thì: A. Không có hiện tượng gì. B. Clorua vôi tan. 11 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” C. Clorua vôi tan, có khí màu vàng mùi xốc thoát ra. D. Clorua vôi tan, có khí không màu thoát ra. Câu 6: Chia dung dịch brom có màu vàng thành 2 phần: Dẫn khí X không màu đi qua phần I thì thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y không màu đi qua phần II thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí X,Y lần lượt là: A. Cl2 và HI. B. SO2 và HI. C. Cl2 và SO2. D. HCl và HBr. Câu 7: Sản phẩm phản ứng giữa dung dịch HCl và dung dịch KMnO4 là: A. KCl + MnCl2 + H2O. B. Cl2 + MnCl2 + KOH. C. Cl2 + KCl + MnO2 . D. Cl2 + MnCl2 + KCl + H2O. Câu 8: Hỗn hợp khí có thể cùng tồn tại là: A. Khí H2S và khí Cl2 . B. Khí HI và khí Cl2. C. Khí HI và khí Cl2. D. Khí O2 và khí Cl2. Câu 9: Cho sơ đồ biến hoá sau: Cl2 A B C A Cl2. Trong đó A, B, C là chất rắn và B, C đều chứa natri. A, B, C lần lượt là: A. NaCl, NaBr, Na2CO3. C. NaCl, Na2CO3, NaOH. B. NaBr, NaOH, Na2CO3. D. NaCl, NaOH, Na2CO3. Câu 10: Cho hỗn hợp Mg và Fe có khối lượng 20 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H2 thoát ra. Khối lượng muối trong dung dịch là: A. 45,5g B. 55,5g C. 54,5g D. 56,5g Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 kim loại X,Y bằng dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 5,71 gam muối khan. Thể tích khí B thu được là: A. 2,24 lít. B. 0,224 lít. C. 1,12 lít. D. 4,48 lít. Câu 12: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,01 mol FeO và 0,02 mol Fe 2O3 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa B. Nung B đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Giá trị m là: A. 4 gam . B. 4,5 gam. C. 5,4 gam. D. 3 gam. Câu 13: Trong những câu sau đây, câu nào không chính xác: A.Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh. B.Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1,+1,+3,+5,+7. C. Khả năng oxi hoá của hoá của halogen giảm dần từ Flo đến Iốt. D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học. Câu 14: Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Halogen là những phi kim mạnh vì: A. Phân tử có một liên kết cộng hoá trị. B. Có độ âm điện lớn. C. Năng lượng liên kết phân tử không lớn. D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì. Câu 15: Trong các đơn chất dưới đây, đơn chất nào không thể hiện tính khử? 12 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” A. Cl2 B. F2 C. Br2 D. I2 - Với học sinh khá giỏi mức độ bài tập là vận dụng: Câu 1: Cho 1,53g hỗn hợp bột Mg, Zn và Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 448ml khí (đkc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng là: A. 2,95g . B. 3,90g. C. 2,24g . D. 1,85g. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe 2O3 vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa rửa sạch, sấy khô và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn, m có giá trị là: A. 23g. B. 32g . C. 24g . D. 24,5g. Câu 3: Để tác dụng vừa đủ với 7,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe 2O3, Fe3O4 cần 260 ml dung dịch HCl 1M. Dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị m là: A. 10g. B. 12g. C. 9g. D. 8g. Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của một kim loại hoá trị I và của một kim loại hoá trị II trong axit HCl dư thì tạo thành 4,48 lít khí ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là: A. 38,0g. B. 26,0g. C. 2,60g. D. 32,6g. Câu 5: Đốt cháy một kim loại trong bình đựng Cl 2 thu được 32,5 gam muối Clorua, nhận thấy thể tích khí Cl2 trong bình giảm 6,72 lít (đkc). Kim loại cần xác định là: A. Al B. Cu C. Fe D. Mg Câu 6: Rót dd AgNO3 lần lượt vào 4 dd: NaF, NaBr, NaCl và NaI thì thấy: A. Cả 4 dd đều tạo ra kết tủa. B. Có 3 dd tạo ra kết tủa và 1 dd không tạo kết tủa. C. Có 2 dd tạo ra kết tủa và 2 dd không tạo kết tủa. D. Có 1 dd tạo ra kết tủa và 3 dd không tạo kết tủa. Câu 7: Trong phản ứng với dd kiềm, clo thể hiện: A. Tính oxi hoá. C. Cả tính oxi hoá và tính khử . B. Tính khử. D. Tính axit. Câu 8: Clo hoá hoàn toàn 1,96 gam kim loại A được 5,6875 gam muối clorua tương ứng. Để hoà tan vừa đủ 4,6 gam hh gồm kim loại A và 1 oxit của nó cần dùng 80 ml dd HCl 2M, còn nếu cho luồng H2 dư đi qua 4,6 gam hỗn hợp trên thì sau phản ứng thu được 3,64 gam chất rắn X. Công thức oxit kim loại A là: A. ZnO B. Fe2O3 C. FeO D. Fe3O4 +Chương oxi- lưu huỳnh: -Với học sinh yếu- kém, bài tập ở mức độ biết: Câu 1: Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây: A. Đồng và đồng (II) hydroxit. B. Sắt và sắt (III) hydroxit. 13 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” C. Cacbon và cacbonđioxit. D. Lưu huỳnh và hydrosunfua. Câu 2: Có 2 bình đựng riêng biệt khí H 2S và khí O2. Để phân biệt 2 khí đó người ta dùng thuốc thử là: A. Dung dịch Pb(NO3)2. C. Dung dịch KOH. B. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch HCl. Câu 3: Oxi có số oxi hóa dương trong hợp chất: A. H2O2 B. OF2 C. O3 D. NH4NO3 Câu 4: Khối lượng riêng của dung dịch H 2SO4 60% là 1,503 g/ml. Nồng độ mol của axit này là: A. 2,9M B. 9,2M C. 7,2M D. 8,2M Câu 5: Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp. Câu 6: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường do: A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí. B. SO2 là khí độc và khi tan trong nước mưa tạo thành axit gây ra sự ăn mòn kim loại và các vật liệu. C. SO2 vừa có tính chất khử, vừa có tính oxi hoá. D. SO2 là một oxit axit. Câu 7: Hỗn hợp khí nào sau đây có thể tồn tại trong một bình chứa? A. Khí hidrosunfua và khí lưu huỳnh đioxit. B. Khí oxi và khí clo. C. Khí hidro iotua và khí clo. D. Khí amoniac và khí hidroclorua. Câu 8: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử nào sau đây ghép sai. Cấu hình electron Nguyên tử A. [Ne] 3s23p4 a. O (B) B. 1s22s22p4 b. Te (C) C. [Kr] 4d105s25p4 c. Se (D) D. [Ar] 3d104s24p4 d. S (A) Câu 9: Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm Oxi- lưu huỳnh (VIA)? Từ nguyên tố Oxi đến nguyên tố Telu: A. Độ âm điện của nguyên tử giảm dần. B. Bán kính nguyên tử tăng dần. C. Tính bền của hợp chất với hydro tăng dần. D. Tính axít của hợp chất hydroxit giảm dần. Câu 10: Cặp chất nào sau đây ghép sai. Chất A. S (c) Tính chất của chất a. Có tính oxi hoá. 14 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” B. SO2 (e) b. Có tính khử mạnh hơn tính oxi hóa. C. H2S (b) c. Chất rắn có tính oxi hoá và tính khử. D. H2SO4(đ) (a) d. Không có tính oxi hoá và tính khử e. Chất khí có tính oxi hoá và tính khử. Câu 11: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử? A. O3 B. H2SO4 C. Na2S D. H2O2 2 2 4 Câu 12: Nguyên tử oxi có cấu hình electron là 1s 2s 2p . Sau phản ứng hoá học, ion oxit O2- có cấu hình electron là: A. 1s22s22p42p2 B. 1s22s22p43s2 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s2 Câu 13: Dd axit sunfuric loãng tác dụng được với 2 chất trong dãy nào sau đây: A. Đồng và đồng (II) hydroxit. B. Sắt và sắt (III) hydroxit. C. Cacbon và cacbondioxit. D. Lưu huỳnh và hydrosunfua. Câu 14: Oxi và ozon là các dạng thù hình của nhau vì: A. Chúng được tạo ra từ cùng 1 nguyên tố hoá học oxi. B. Đều là đơn chất nhưng số lượng nguyên tử trong phân tử khác nhau. C. Đều có tính oxi hoá. D. Có cùng số proton và nơtron. Câu 15: Trong những câu sau, câu nào sai khi nói về tính chất hoá học của ozon? A. Ozon kém bền hơn oxi. B. Ozon oxi hoá tất cả các kim loại kể cả Au và Pt. C. Ozon oxi hoá được Ag thành Ag2O. D. Ozon oxi hoá ion I- thành I2. Câu 16: Trong PTN, người ta điều chế H2S bằng phản ứng hoá học: A. H2 + S → H2S B. ZnS + H2SO4 → H2S + ZnSO4 C. 4ZnS + 5H2SO4 đđ nóng → 4 ZnSO4 + H2S + 4H2O D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S Câu 17: Khí sunfurơ là chất có: A. Tính khử mạnh. C. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. B. Tính oxi hoá mạnh. D. Tính oxi hoá yếu. Câu 18: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng: A. H2SO4 đặc B. KOH đặc C. CuO D. CaO Câu 19: Cho các chất sau đây: H2S, SO2, CO2, SO3. Chất làm mất màu dd brôm là: A. H2S B. SO2 C. CO2 D. SO3 Câu 20: Muốn pha loãng dd axit sunfuric đặc, cần làm như sau: A. Rót từ từ nước vào dd axit đặc. B. Rót nước thật nhanh vào dd axit đặc. C. Rót từ từ axit đặc vào nước. D. Rót nhanh dd axit vào nước. 15 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” + Với học sinh trung bình Câu 21: Câu nào sai trong các câu nhận xét sau đây: A. H2SO4 loãng có tính axit mạnh. B. H2SO4 đặc chỉ có tính oxi hoá mạnh. C. H2SO4 đặc rất háo nước. D. H2SO4 đặc có cả tính axit mạnh và oxh mạnh. Câu 22: Có thể loại bỏ H2S ra khỏi hh khí với H2 bằng cách cho hh khí lội qua dd A. Na2S B. KOH C. Pb(NO3)2 D. Cả b và c Câu 23: Có 2 bình đựng riêng biệt khí H 2S và khí O2. Để phân biệt 2 bình đó người ta dùng thuốc thử là: A. dd Pb(NO3)2 B. dd NaCl C. dd KOH D. dd HCl Câu 24: Hydro peoxit là hợp chất: A. Chỉ thể hiện tính oxi hoá. B. Vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử. C. Chỉ thể hiện tính khử. D. Rất bền. Câu 25: Trong số những chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội: A. Háo nước. B. Hoà tan được kim loại nhôm vào sắt. C. Tan trong nước toả nhiệt. D. Làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ. Câu 26: Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hoá học của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh? A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. B. Hydrosunfua chỉ có tính khử. C. Lưu huỳnh đioxit vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. D. Axit sunfuric chỉ có tính oxi hoá. Câu 27: Ở một số nhà máy nước, người ta dùng ozon để sát trùng nước máy là dựa vào tính chất nào sau đây của ozon: A. Ozon là 1 khí độc. B.Ozon không tác dụng với nước. C. Ozon tan nhiều trong nước. D. Ozon là chất oxi hoá mạnh. Câu 28: Hỗn hợp khí ozon và oxi có tỉ khối với hydro bằng 8. Thành phần phần trăm theo thể tích của ozon và oxi lần lượt là: A.25%,75% B. 75%, 25% C. 50%, 50% D. 43%, 57% Câu 29: Một hỗn hợp gồm 13g kẽm và 5,6g sắt tác dụng với dd axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hydro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là: A. 4,48 lít . B. 2,24 lít. C. 6,72 lít. D. 67,2 lít. Câu 30: Cho biết phản ứng FeS2 cháy trong oxi: 4FeS2 +11O2 →2Fe2O3+ 8SO2 16 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” Cần đốt cháy bao nhiêu mol FeS2 để thu được 64 gam SO2? A. 0,4 mol. B. 0,5 mol. C. 0,8 mol. D. 1,2 mol. + Với học sinh khá giỏi: Câu 31: Khi nhiệt phân 24,9g KClO3 theo phương trình của phản ứng: 0 MnO2 ,t 2KClO3 � � � � ���� �� � � 2KCl � � � 3O 2 Thể tích khí oxi thu được (đktc) là: A. 4,48 lít. B. 6,72 lít. C. 2,24 lít. D. 8,96 lít. Câu 32: Cho 10,4g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6g S. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là: A. 52,76% và 47,24%. B. 53,85% và 46,15%. C. 63,8% và 36,2%. D. 72% và 28%. Câu 33: Thể tích khí SO2 (đktc) thoát ra khi cho 56g Fe tác dụng với axit H2SO4 đậm đặc nóng là: A. 18,6 lít. B. 33,6 lít. C. 42,8 lít. D. 36,2 lít. Câu 34: Trong PTN người ta điều chế oxi bằng cách cho Kalipemanganat tác dụng với hydro peoxit theo sơ đồ phản ứng sau: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O Thể tích O2 (đktc) thu được khi dùng 2 mol H2O2 là: A. 44,8 lít. B. 54,6 lít. C. 32,4 lít. D. 68,7 lít. Câu 35: Đem phân huỷ hoàn toàn 273,4g hỗn hợp 2 muối KClO3 và KMnO4 thu được 49,28 lít khí O2 (đktc). Phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là: A. 50%; 50%. B. 43%; 57% . C. 53,77%; 46,23%. D. 46,23%; 53,77%. Câu 36: Đốt 13g bột 1 kim loại hoá trị II trong oxi dư đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X có khối lượng 16,2g (giả sử hiệu suất phản ứng 100%). Kim loại đó là: A. Fe B. Cu C. Zn D. Ca Câu 37: Cấu hình e lớp ngoài cùng của S là: A. 3s23p4 B. 2s22p4 C. 4s24p4 D. 3s23p6 Câu 38: Cấu hình e nào sau đây của S ở trạng thái kích thích: A. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s13p33d2. B. 1s22s22p63s23p33d1. D. Câu B, C đúng. Câu 39: Các câu nói sau đây, câu nào sai: A. Các dạng thù hình của S khác nhau về cấu tạo tinh thể, tính chất vật lý nên tính chất hoá học của chúng cũng khác nhau. B. Các dạng thù hình của S có thể biến đổi qua lại với nhau theo điều kiện nhiệt độ. C. Trong các hợp chất với nguyên tố có độ âm điện nhỏ, S có số oxi hoá-2. D. SO2 vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Câu 40: Cho các phản ứng sau: 17 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” (1) S + O2 → SO2 (2) S + H2 → H2S (3) S + 3F2 → SF6 (4) S + 2K→ K2S S đóng vai trò là chất khử trong những phản ứng nào sau? A. (1) B. (2) và (4) C. (3) D. (1) và (3) III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM : - Chúng tôi thực nghiệm trên hai lớp : 10A4( 43HS), 10A5(45HS) và hai lớp đối chứng là 10A7( 45HS), 10A8(45HS) vào kì II năm học 2012-2013. Qua kết quả thực nghiệm sư phạm trên chúng tôi có một số nhận xét sau: - Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, cụ thể như sau: + Tỉ lệ % HS yếu kém, trung bình của các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn so với lớp đối chứng. + Tỉ lệ % HS đạt khá, giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chứng tỏ HS ở lớp thực nghiệm sau khi học xong, hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp đói chứng. Bảng 1: Thống kê chất lượng bài kiểm tra 15 phút Nhóm Tổng số HS Phần trăm học sinh Yếu-kém Thực 88 (YK) 13,36(%) nghiệm Đối 90 23,33(%) Trung bình (TB) Khá (K) Giỏi(G) 40,9(%) 34,1(%) 11,64(%) 42,22(%) 27,77(%) 6,68(%) chứng IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Sau khi hoàn thành “DẠY HỌC PHÂN HÓA BẰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ VÀ PHẦN PHI KIM LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau về lí luận và thực tiễn như sau: 1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài về dạy học và dạy học phân hóa bằng hệ thống bài tập nhằm củng cố nền tảng kiến thức vững chắc và tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. 2. Nghiên cứu nội dung và chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT. 3. Thiết kế giáo án theo dạy học phân hóa có sử dụng hệ thống bài tập. 4. Xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập phân hóa ở phần phản ứng oxi hóa khử và phần phi kim lớp 10 THPT. 5. Tiến hành thực nghiệm để kiểm tra mức độ hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ở trường THPT Sông Ray – Cẩm Mỹ- Đồng Nai địa bàn tôi đang giảng dạy. 18 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” 2. KIẾN NGHỊ Thực hiện tốt phương pháp giảng dạy cần có sự kết hợp nhiều yếu tồ khác nhau. Để áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học phân hóa cho môn hóa ở THPT tôi có những kiến nghị như sau: 1. Trang bị hoàn chỉnh và đầy đủ trang thiết bị trường học nói chung và phòng bộ môn Hóa học, phòng thí nghiệm Hóa học nói riêng ở các trường phổ thông, phân bố 25-30 HS/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới và xu hướng dạy học hiện đại hiện nay. 2. GV dành nhiều thời gian để tiếp cận học sinh trên nhiều phương diện khác nhau nhằm nắm bắt được khả năng học tập của từng học sinh, từ đó có kế hoạch giảng dạy phù hợp 19 Đề tài: “Dạy học phân hoá bằng hệ thống bài tập ở phần phản ứng oxi hoá khử và phi kim lớp 10(cơ bản) trung học phổ thông ” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Ngọc An (2009), 400 bài tập hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Ngô Ngọc An (2009), Giải toán hóa học 10 dùng cho học sinh các lớp chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, NXB Giáo dục, Hà Nội. 3. Cao Thị Thiên An (2008), Phân dạng và phương pháp giải bài tập 10, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 4. Cao Thị Thiên An (2010), Tổng hợp câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học phần đại cương, vô cơ, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 5. Võ Chấp (2006), Những vấn đề của giáo dục PT hiện nay và định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. 6. Nguyễn Đăng Diên (2006), Thực hiện nguyên tắc dạy học đảm bảo sự thống nhất giữa đồng loạt và phân hóa theo xu hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh thể hiện qua dạy học chương hàm số mũ và hàm số lôgarit, Luận văn Thạc sĩ Toán học, Trường Đại học Sư phạm Huế. 7. Cao Cự Giác (2009), Hướng dẫn giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học 10, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Huỳnh Công Minh (2008), Dạy học cá thể, Tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng hè cho Cán bộ Quản lý và giáo viên thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị năm học mới 2008 2009). 9. Vương Dương Minh (2005), Phân hóa trong giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 10. Trần Trung Ninh, Lê Hải Đăng, Nguyễn Xuân Trường (2006), 150 bài tập hóa học chọn lọc phần phi kim, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Thị Khoa Phượng (2008), Phương pháp giải nhanh các bài toán hóa học trọng tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1974), Lí luận dạy học hóa học tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Xuân Trường (2006), Phương pháp giảng day hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Xuân Trường (2009), Hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 15. Nguyễn Xuân Trường (2009), Bài tập hóa học 10, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Xuân Trường (2009), Rèn kĩ năng giải bài tập hóa học chuyên đề phi kim, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Nguyễn Xuân Trường (2009), Rèn kĩ năng giải bài tập hóa học chuyên đề kim loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất