Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn dạy các yếu tố hình học lớp 4...

Tài liệu Skkn dạy các yếu tố hình học lớp 4

.DOC
30
2039
61

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 PHẦN MỞ ĐẦU I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện nay, môn Toán cùng với các môn học khác trong nhà trường Tiểu học có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc và tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ khoa học khác. Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Toán thì mỗi người Giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong Sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Để đào tạo con người mới một cách toàn diện mà đặc biệt là phù hợp với sự phát triễn hiện nay của mạng lưới thông tin, việc giáo dục con người mới có đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ, kiến thức,... đáp ứng nhu cầu phát triễn của thời đại thì cùng với những đổi mới về nội dung dạy học là sự đổi mới phương pháp dạy học, coi trọng, khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Với hoạt động chủ đạo của học sinh, người thầy chỉ đóng vai trò tổ chức hướng dẫn . Học sinh tự khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề dưới sự trao đổi, thảo luận, hợp tác, thống nhất ý kiến,...để hình hình thành kiến thức. Người giáo viên ngoài việc dạy tốt phần lý thuyết còn cần phải chú ý khai thác của các bài tập ở sau phần lý thuyết để phát triển tư duy cho học sinh và rèn kỹ năng thực hành và áp dụng vào đời sống thực tiễn. Đặc biệt đối với môn Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 1 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Toán, nhiệm vụ lại càng quan trọng, góp phần to lớn vào việc giáo dục con người phát triển một cách toàn diện. Chương trình với 5 mạch kiến thức là: - Số học và một số yếu tố đại số. - Đại lượng - Đo đại lượng - Các yếu tố hình học - Giải toán có lời văn - Các yếu tố thống kê. Năm mạch kiến thức này được sắp xếp xen kẽ lần nhau, phản ánh sự thống nhất của Toán học hiện đại, đồng thời cũng góp phần làm cho các bài học được phong phú hơn. Trong đó, yêu tố hình học là mạch kiến thức mang tính trừu tượng, khái quát cao và khó dạy. Với tư duy cụ thể, cảm tính của học sinh nhỏ, giáo viên tiểu học ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức cơ bản về hình học còn phải hình thành, củng cố và rèn luyện một số kỹ năng để qua đó giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo óc tượng tưởng phong phú, biết ứng dụng kiến thức vào trong cuộc sống. Việc hình thành khái niệm, biểu tượng hình học và rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh có vai trò rất quan trọng bởi nó yêu cầu học sinh phải vận dụng vốn hiểu biết của mình để tư duy một cách tích cực, sáng tạo để nắm bắt được các khái niệm, các biểu tượng đó và phát triển tư duy và trí tưởng tượng không gia làm cơ sở cho việc học môn hình học sau này. Chính vì vậy chương trình tiểu học mới đã chú trọng đến vấn đề thực hành cụ thể: Sách giáo khoa mới đã tăng các bài dạy, bài thực hành về thời lượng và thời gian nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng cho học sinh. Ngay từ các lớp 1, 2, 3 học sinh đã phải tiến hành các hoạt động hình học thông qua các bài tập, bài thực hành từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nội dung thực hành được sắp xếp từ dễ đến khó; với nhiều bài tập đa dạng, đã chú trọng đến việc tăng cường rèn kỹ năng thực hành ứng dụng nhưng hiệu quả vẫn chưa cao, học sinh tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế về mảng kiến thức này. Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 2 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Trong thực tế việc dạy học hiện nay, một lớp học với đối tượng học sinh khác nhau. Do đó xác định yêu cầu cơ bản đối với học sinh đại trà là phải nắm chắc chương trình sách giáo khoa quy định, nắm được mức độ yêu cầu về các yếu tố hình học trong chương trình đồng thời phải xác định được yêu cầu nâng cao đối với học sinh khá giỏi.Trong chương trình toán 4 các yếu tố hình học có thời lượng khá khiêm tốn và được bố trí rải rác trong chương trình. Tuy nhiên các kiến thức đó có tính khoa học, tính hệ thống, có cấu trúc hợp lý, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức này, liên quan chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau nhằm giúp các em đạt được chuẩn kiến thức như yêu cầu đã đặt ra. Vậy để phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh các yếu tố hình học và rèn kỹ năng thực hành các kiến thức đó cần phải thế nào? Với lý do trên tôi đã đi vào nghiên cứu vấn đề: “Dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4“ II . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu thực trạng việc dạy các yếu tố hình học ở lớp 4. -Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể.Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,từ đó nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4. - Rèn kỹ năng thực hành ứng dụng kiến thức. III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Đối tượng: Học sinh lớp 4A3 trường tiểu học Gia Sàng năm học 20092010 - Chương trình: môn toán lớp 4 IV .PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau : 1. Nghiên cứu tài liệu : Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 3 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 - Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục... có liên quan đến nội dung đề tài. - Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo : Toán tuổi thơ,Luyện giải toán 4,Vui học hình học... 2. Nghiên cứu thực tế : - Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về nội dung,phương pháp giảng dạy các yếu tố hình học lớp 4. - Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học. - Tổ chức và tiến hành thực nghiệm sư phạm (Soạn giáo án,thông qua các tiết dạy để kiểm tra tính khả thi của đề tài). PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I - VỊ TRÍ MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ MÔN TOÁN TIỂU HỌC: - Vị trí: Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người,đồng thời là cơ sở để học sinh học lên bậc trung học tư duy toán học, phương pháp toán học rất cần thiết cho đời sống, cho học tập giúp cho học sinh: + Biết cách đặt vấn đề, phân tích vấn đề, biết tìm cách hay nhất, gọn nhất để giải quyết vấn đề; biết kiểm tra cách giải quyết vấn đề, phát triển khả năng phê phán, đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện kết quả. Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 4 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 + Biết nhận ra cái bản chất, bỏ qua cái thứ yếu, biết nghiên cứu các trường hợp chung và riêng, biết phân loại, không bỏ sót trường hợp nào, biết từ những vấn đề cụ thể rút ra kết luận chung. + Biết suy luận một cách ngắn gọn có căn cứ đầy đủ, chính xác, biết trình bày diễn đạt những ý nghĩ của mình một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. + Biết sử dụng ngôn ngữ, ký hiệu một cách chính xác. - Mục tiêu: Giúp học sinh: + Có được những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố đại số, hình học và thống kê đơn giản. + Hình thành các kỹ năng thực hành tính toán, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. + Phát triển tư duy và khả năng suy luận, đặc biệt là trìu tượng hoá, khái quát hoá. Khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng (bằng lời, bằng ký hiệu) các suy luận đơn giản kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học toán, góp phân rèn luyện phương pháp học tập và làm việc có kế hoạch, khoa học, sáng tạo + Ngoài những mục tiêu trên, cũng như những môn học khác ở tiểu học, môn toán còn góp phần hình thành và rèn luyện các phẩm chất các đức tính cần thiết của người lao động trong xã hội thời hiện đại. - Nhiệm vụ: + Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản có nhiều ứng dụng trong đời sống bao gồm: Cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, số thập phân, các phép tính trong tập hợp các số tự nhiên, số thập phân. + Có những hiểu biết ban đầu, thiết thực nhất về các đại lượng cơ bản như: Độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, dung tích, tiền Việt Nam và một số đơn vị đo thông dụng. Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, biết ước lượng các số đo đơn giản. Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 5 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 + Rèn luyện để nắm chắc các kỹ năng tính nhẫm, tính viết về 4 phép tính với các số tự nhiên, số thập phân, số đo các đại lượng. + Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số các hình học thường gặp. Biết tính chu vi, diện tích, thể tích của một số hình. Biết sử dụng một số dụng cụ đơn giản để đo và vẽ hình. + Có những hiểu biết ban đầu, đơn giản về những chữ thay số, về biểu thức toán học, về phương trình và bất phương trình đơn giản nhất bằng phương pháp phù hợp với tiểu học. + Biết cách giải và cách trình bày bài giải với những bài toán có lời văn. Năm chắc, thực hiện đúng quy trình bài toán. Bước đầu biết giải một số bài toán bằng những cách khác nhau. + Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: So sánh, phân tích, tổng hợp, trìu tượng hoá, khái quát hoá, cụ thể hoá, lập luận có căn cứ, bước đầu làm quen với những chứng minh đơn giản. + Hình thành các tác phong học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập và sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn thận, kiên trì, tự tin. Chương trình môn Toán 4+5 là một bộ phận của chương trình môn Toán ở tiểu học. Là chương trình giai đoạn 2 học tập sâu. Khái quát hơn, tường minh hơn. Tính trừu tượng khái quát của chương trình toán 4+5 được nâng lên 1 bậc so với lớp 1, 2, 3. Học sinh nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình học ở dạng khái quát hơn. Toán 4+5 kế thừa và phát huy các kết quả của đổi mới phương pháp dạy học toán, góp phần đáp ứng những yêu cầu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. II - MỤC TIÊU DẠY HỌC TOÁN 4 Dạy học toán 4 nhằm giúp học sinh đạt được: 1/ Về số các phép tính: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 6 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 * Số tự nhiên: + Nhận biết một số đặc điểm chủ yếu của dãy số tự nhiên + Biết đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự số tự nhiên. + Biết cộng, trừ, các số tự nhiên; Nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số (tích có không quá 6 chữ số). Chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số tự nhiên có đến ba chữ số (chủ yếu là chia cho số có đến hai chữ số). + Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần kia. + Biết tính giá trị biểu thức số có đến ba dấu phép tính (có hoặc không có dấu ngoặc) và biểu thức chứa một, hai, ba chữa dạng đơn giản. + Biết vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân, tính chất nhân một tổng với một số để tính bằng cách thuận tiện nhất. + Biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính, nhân với 10, 100, 1000 chia cho 10, 100, 1000 phân số có hai chữ số với 11. + Nhân biết dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 9, 3 * Phân số: - Bước đầu nhận biết về phân số (qua hình ảnh trực quan) - Biết đọc, viết phân số, tính chất cơ bản của phân số, biết rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh hai phân số. - Biết cộng, trừ, nhân, chia hai phân số dạng đơn giản (mẫu số không vượt quá 100). 2/ Về đo lường: - Biết mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn với kg; Giữa gây, phút, giờ; Giữa ngày và giờ, năm và thế kỷ, giữa dm2 và cm2; giữa dm2 và m2, giữa km2 và m2. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng thông dụng trong một số trường hợp đơn giản. - Biết sử dụng các đơn vị đo đại lượng (đã học) trong một số trường hợp cụ thể khi thực hành, vận dụng. 3/ Về các yếu tố hình học: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 7 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 - Nhận biết: Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi. - Biết vẽ: Đường cao của hình tam giác, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, hình chữ nhật, hình vuông biết độ dài các cạnh. - Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi. 4/ Về một số yếu tố thống kê và tỷ lệ bản đồ: - Biết đọc và nhận định (ở mức độ đơn giản) các số liệu trên biểu đồ cột. - Biết một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ trong thực tế 5/ Giải toán có lời văn: - Biết tự tóm tắt bài toán bằng cách ghi ngắm gọn hoặc sơ đồ, hình vẽ. - Biết gỉai và trình bày bài giải các bài toán có đến ba bước tính, trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng, tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó; tìm hai số khi biết tổng và ti số của hai số đó, tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. 6/ Về phát triển ngôn ngữ, tư duy và nhân cách của học sinh: - Phát triển (ở mức độ thích hợp) năng lực phân tích tổng hợp, khái quát hoá và cụ thể hoá. - Biết diễn đạt một số nhận xét, quy tắc, tính chất bằng ngôn ngữ nói, viết ở dạng khái quát. - Tiếp tục rèn luyện các đức tính: Chăm học, tự tin, trung thực, có tinh thần. Như vậy điểm mới về mục tiêu dạy học Toán 4 là: Tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cơ bản, tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành và phát triển trí tuệ của học sinh theo chuẩn của chương trình nhằm khẳng định vai trò của chuẩn chương trình trong quá trình đổi mới chương trình tiểu học. Đó là cơ sở giúp giáo viên thực hiện dạy học kiểm tra, đánh giá theo đúng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và khả năng nhận thức của lứa tuổi học sinh tiểu học. MỤC TIÊU DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4: 1/ Về kiến thức: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 8 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Có biểu tượng về góc, góc nhọn, góc tù, góc bẹt, về 2 đường thẳng vuông góc, biết 2 đường thẳng song song, một số đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình thành, hình thoi. 2/ Về kỹ năng: Biết nhận dạng các dạng hình bình hành, hình thoi theo đặc điểm về yếu tô góc, cạnh của hình đó. Biết nhận dạng các loại góc. Biết vẽ hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc và vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi. Biết tính chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi. Biết cắt gấp, ghép hình. 3/ Về thái độ: Học sinh tích cực hứng thú học tập, phát triển kỹ năng trìu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng không gian (thông qua các bài toán về vẽ hình, cắt gấp hình, ghép hình, phân tích tổng hợp hình) giúp học sinh biết diễn đạt đúng thuật ngữ toán học. Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, hình thành cho học sinh phương pháp tự học và ham tìm hiểu các bài toán, các vấn đề yếu tố hình học. III - NỘI DUNG DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC LỚP 4: 1/ Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 2/ Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Vẽ hình vuông, hình chữ nhật. 3/ Giới thiệu hình bình hành. Diện tích hình bình hành 4/ Giới thiệu hình thoi. Diện tích hình thoi Toàn bộ nội dung về các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4 là 17 tiết học riêng (bao gồm 7 tiết bài mới và 10 tiết thực hành và ôn tập). Và các bài tập về yếu tố hình học được xen kẽ hợp lý với các mạch kiến thức khác. Với thời lượng và lượng kiến thức khá khiêm tốn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 4. Các nội dung về yếu tố hình học lớp 4 có những đặc điểm sau: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 9 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 4.1/ Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong Toán 4 đã bổ sung, hoàn thiện và có tính khái quát hoá, hệ thống hoá các kiến thức về yếu tố hình học đã học, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn học tập mới. Chẳng hạn ở lớp 3 học sinh được học góc vuông, đến lớp 4 học sinh được học các góc không vuông là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Từ đó khái niệm về góc được mở rộng hơn, học sinh biết được quan hệ giữa các góc, góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông và bóc bẹt bằng 2 góc vuông. Học về hình từ giác, học sinh được biết hệ thống các hình tứ giác như hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, với các đặc điểm yếu tố cạnh, góc, đỉnh của mỗi hình và được xét trong mối quan hệ giữa các hình với nhau, từ “hình ảnh” cụ thể đến khái quát hơn. Hoặc khi xây dựng quy tắc tính diện tích hình bình hành, hình thoi, học sinh được làm quen cách xây dựng (hình thành) quy tắc mới bằng cách dựa vào quy tắc tính diện tích hình chữ nhật đã biết với cách cắt ghép hình. 4.2/ Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong Toán 4 có cấu trúc hợp lý, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức, làm nổi rõ mạch kiến thức số học và hỗ trợ học tốt các mạch kiến thức khác, phù hợp với từng giai đoạn phát triển học tập của học sinh. Chẳng hạn, các bài giải toán có nội dung hình học (tính diện tích hình bình hành, hình thoi), đã đề cập đến nhiều đơn vị đo đại lượng: cm2, dm2, m2 cùng với các phép tính số học thực hiện trên số đo đại lượng đó. Sau khi học biểu thức có chứa chữ (số học), các quy tắc tính diện tích, chu vi các hình được khái quát thành các công thức chữ, nên khi thực hiện các công thức đó để tính chu vi, diện tích các hình, học sinh có dịp củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức có 2, 3 chữ đã học. 4.3/ Nội dung dạy học các yếu tố hình học trong Toán 4 đã thể hiện đúng mức độ yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng phù hợp trình độ chuẩn của mạch kiến thức đó, đồng thời cũng quan tâm tới phát triển năng lực cá nhân học sinh như hình thành trí tưởng tượng không gian (nhận dạng hình thoi, hình bình hành) được phát triển tính hệ thống khái quát (xây dựng quy tắc tính diện tích Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 10 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 hình bình hành, hình thoi từ quy tắc tính diện tích hình chữ nhật bằng cách cắt ghép hình, sau đó khái quát các quy tắc thành các công thức tính có chữa chữ) 4.4/ Trong Toán 4, nội dung dạy các yếu tố hình học theo hướng tăng cường các bài luyện tập, thực hành. Qua hoạt động thực hành, học sinh được rèn các kỹ năng vẽ hình (bước đầu làm quen toán dựng hình) như vẽ 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song; vẽ hình chữ nhật, hình vuông với kích thước đã cho, hoặc kỹ năng gấp hình, cắt ghép hình khi xây dựng công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi học sinh cũng được làm nhiều bài toán hình học có nội dung thực tế gắn liên với độ dài, diện tích các hình trên mặt đất, tính diện tích mảnh vườn, khu đất. Nội dung dạy học dành cho luyện tập, thực hành chiếm đến trên 70% nội dung dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4. IV - MỨC ĐỘ YÊU CẦU: Học hết chương trình lớp 4 học sinh phải đạt được trình độ học tập tối thiểu về các yếu tố hình học như sau: 1/ Nhận biết các góc: Góc nhọn, góc từ, góc bẹt 2/ Nhận biết hai đường thẳng vuông góc với nhau, hai đường thẳng song song với nhau. 3/ Viết vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song, đường cao của một tình tam giác. 4/ Nhận biết hình bình hành, hình thoi, một số đặc điểm của mỗi hình, biết cách tính chu vi và diện tích của mỗi hình. Để cho mọi đối tượng nhận thức đều có cơ hội thể hiện mình và tích cực tự giác, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức nhằm phát triển tư duy trong dạy học người giáo viên cần lưu ý để giao nhiệm vụ thêm cho học sinh (nhất là học sinh có năng khiếu về môn Toán). Đi sâu và mở rộng các nội dung cơ bản trên như: Nhận dạng nhanh các góc qua so sánh, ước lượng. Tìm ra nhiều cách cắt gấp, ghép hình hoặc từ cách tính chu vi, diện tích thông thường có thể suy ra cách tính độ dài một cạnh sau khi biết chu vi và độ dài cạnh kia. V - CÁC DẠNG BÀI TẬP CHỦ YẾU VỀ YẾU TỐ HÌNH HỌC 4: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 11 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Ở đây tôi chỉ nêu các dạng tổng quát cơ bản mà chúng tôi đã tìm hiểu. 1/ Bài tập về: Nhận biết góc, đường thẳng 2/ Bài tập về: Vẽ đường thẳng 3/ Bài tập về: “Thực hành vẽ” 4/ Bài tập về: Tính chu vi, diện tích của hình 5/ Bài tập về: “Cắt gấp hình, ghép hình”. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 4 BẬC TIỂU HỌC 1/ Việc triển khai chương trình lớp 4 ở đơn vị: Ở trường tiểu học Gia Sàng nói riêng chương trình lớp 4 được triển khai thực hiện đồng bộ. Trước khi đưa vào triển khai chương trình tất cả các giáo viên được học tập tiếp thu chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên được học tập trao đổi về nội dung chương trình, sách giáo khoa và những điểm mới trong chương trình. Giáo viên được nghiên cứu các bài học, nêu cách sử dụng phương pháp dạy học và lập kế hoạch dạy học của một số bài cụ thể, đặc biệt là những bài học mang tính khái quát cao hoặc các bài được cho là khó. Trong khi triển khai chương trình, hàng tuần giáo viên được dự giờ của đồng nghiệp, được sự góp ý của chuyên môn trường qua các tiết dạy. Được dạy các chuyên đề để rút kinh nghiệm. Đặc biệt trường tiểu học Gia Sàng thường xuyên tổ chức cuộc thi xây dựng giáo án mẫu, giờ dạy tốt,chuyên đề toán… Qua cuộc thi đã có nhiều giáo viên thể hiện tốt kế hoạch dạy học của mình và thể hiện thành công qua tiết dạy cụ thể mà ở đó học sinh được thực sự hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực và sáng tạo dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên. Trên đây là những hoạt động nhằm thúc đẩy chất lượng dạy và học trong quá trình triển khai chương trình lớp 4 ở đơn vị tôi công tác.Ngoài ra việc dự giờ, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học của giáo viên giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 12 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 việc sử dụng đồ dùng dạy học, sử dụng phương pháp dạy học và việc lập kế hoạch dạy học của mình nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, đó là động lực thúc đẩy chất lượng dạy học trong trường tiểu học. Trong dạy học Toán 4 nhiều giáo viên còn băn khoăn khi dạy các yếu tố hình học nhất là về rèn kỹ năng vẽ, nhận biết hình được đưa vào chương trình Toán 4. 2/ Thực trạng về dạy học các yếu tố hình học trong chương trình Toán 4: a/ Về giáo viên: Trong dạy học, người giáo viên đã nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng được phổ biến rộng rãi ở các trường tiểu học. Đặc trưng của phương pháp dạy học mới là coi người học là nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, còn giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh giúp học sinh huy động tối đa sự hiểu biết và vốn kinh nghiệm sống của mình một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh tri thức mới và vận dụng các tri thức đó một cách sáng tạo vào luyện tập thực hành để rèn các kỹ năng mới. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy người giáo viên còn gặp nhiều khó khăn và vẫn còn một số tồn tại trong việc dạy học các yếu tố hình học có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học đó là: - Chưa thực sự có “lối mòn tư duy” để so sánh và cải tiến nên trong dạy học có nhiều lúc việc sử dụng phương pháp dạy học và thực hiện các hoạt động trên lớp chưa được nhuần nhuyễn và linh hoạt. - Người giáo viên có ít sách tham khảo hoặc nếu có sách tham khảo thì những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc thì lại không có trong sách tham khảo. Ví dụ như: Cách hình thành khái niệm dạy cách rèn kỹ năng thực hành, hoặc nếu có thì còn nói chung do vậy nhiều giáo viên trong khi dạy chỉ giới thiệu một cách sơ bộ. - Khi dạy các tiết thực hành vẽ giáo viên thiếu sự hướng dẫn tỉ mỉ, theo dõi và giúp đỡ học sinh khi học sinh vướng mắc nên học sinh chưa áp dụng được vào thực tế. b/ Về học sinh: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 13 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn ham thích học toán nhất là được thực hành trên đồ vật cụ thể như: Vẽ, cắt gấp, ghép hình, đo và so sánh hình. Bởi vì các em học theo kiểu chỉ hoạt động theo mẫu và ghi nhớ thông tin nên các em tiếp thu kiến thức một cách ít tích cực, còn bị động. Vì thế các em nắm kiến thức chưa thực sự sâu, chưa hiểu rõ bản chất của vấn đề. Học sinh mới chỉ biết sử dụng quy tắc một cách máy móc mà chưa vận dụng linh hoạt trong luyện tập thực hành để hình thnàh kỹ năng, kỹ xảo. - 100% số học sinh lớp 4 có sách giáo khoa và đồ dùng học tập đầy đủ nhưng việc khai thác nội dung học tập chưa linh hoạt. Học sinh còn lúng túng khi thực hành một số thao tác vẽ cơ bản như: Ví dụ 1: Khi vẽ hình, học sinh vẽ thừa (thiếu) nét, không đúng số đo hoặc vẽ cẩu thả nên chưa chuẩn. + Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 4cm, học sinh vẽ như sau: B A D C Ví dụ 2: Nhiều khi học sinh đọc đề bài xong vội vàng làm ngay mà không xác định rõ yêu cầu của bài. + Vẽ chiều cao đỉnh A xuống đáy BC, học sinh vẽ như sau: A C A B C B Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 14 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 Có những sai lầm này một mặt là do nhận thức của học sinh tiểu học còn hạn chế, các em cho rằng chiều cao của hình tam giác phải nằm ở trong hình tam giác đó. Mặt khác khi giảng dạy giáo viên chưa kịp thời uốn nắn, sửa sai khi học sinh thực hiện chưa chính xác. Những khó khăn trên dẫn đến thực trạng học sinh nắm biểu tượng hình học không gian không chắc chắn, làm hạn chế đến việc học hình học ở lớp trên và vận dụng vào thực tế chưa thực sự tốt. Vậy để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố hình học tôi đề ra một số biện pháp như sau: CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4 I - NHỮNG ĐIỀU CẦN NẮM VỮNG ĐỂ DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC Ở LỚP 4 ĐẠT HIỆU QUẢ CAO: * Đối với giáo viên: Để dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4 đạt hiệu quả cao người giáo viên cần nắm được các nội dung về yếu tố hình học được giới thiệu thế nào? Khi dạy học có những điểm nào cần lưu ý và nhấn mạnh? Đặc biệt các kiến thức về yếu tố hình học ở giai đoạn 2. Nắm được tâm sinh lý trình độ nhận thức của học sinh lớp 4 để lựa chọn phương pháp tổ chức truyền đạt kiến thức phù hợp, đạt kết quả cao trong dạy học. * Đối với học sinh: Học sinh Tiểu học tư duy bắt đầu tư những biểu tượng cụ thể về kiến thức toán học và được hình thành chủ yếu bằng con đường thực nghiệm. Chính vì vậy, dạy học các yếu tố hình học ở lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học và rèn luyện kỹ năng thực hành ứng dụng vào đời sống lại cần Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 15 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 nhiều đến dụng cụ hình học. Nên vai trò của dụng cụ hình học cũng hết sức quan trọng. Đó là những dụng cụ thước kẻ, ê ke, com pa, bút chì. Sau đây là một số điều những tồn tại mà tôi nhận thấy người giáo viên cần chú ý để nâng cao chất lượng dạy và học các yếu tố hình học trong chương trình lớp 4. 1/ Dạy học nội dung hình thành biểu tượng, khái niệm hình học, nhận dạng hình, nhận biết quan hệ song song và vuông góc của hai đường thẳng: - Trong toán 4, việc hình thành các khái niệm, biểu tượng hình học và nhận dạng hình đã “đi sâu” hơn vào các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc, về quan hệ song song, bằng nhau giữa các cạnh của hình bình hành (hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và 4 cạnh bằng nhau). Bước đầu học sinh được biết các hình học (hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi) cũng là hình tứ giác. Tuy nhiên Toán 4 cũng chưa đưa ra “định nghĩa” khái niệm các hình, nên khi dạy “nhận dạng” hình, học sinh vẫn dựa vào “quan sát” dựa vào một vài “đặc điểm” yếu tố về cạnh, góc, để mô tả nhận biết mà thôi. - Ở lớp 3, học sinh đã được làm quen về “góc” với các nhận biết góc đó như là nhận dạng một hình. Đến lớp 4, góc được nhận biết “cụ thể hơn” với các “đặc điểm” của mỗi góc so với góc vuông (góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng hai góc vuông). Tuy nhiên để có “biểu tượng” về góc ở tiểu học, học sinh chủ yếu dựa vào “quan sát” tổng thể hình để nhận biết, chưa đề cập đến khái niệm về góc như ở trường trung học cơ sở. - Các quan hệ song song vuông góc của 2 đường thẳng được xây dựng “trực quan” từ quan hệ giữa các cạnh của hình chữ nhật đã học. Bởi vậy, để nhận biết được 2 đường thẳng song song hoặc vuông góc với nhau, học sinh chỉ có thể dựa vào sự “trực quan” nêu trên (chưa thể dựa vào các dấu hiệu nhận biết nào khác về 2 đường thẳng song song hoặc vuông góc với nhau như ở trường trung học cơ sở). 2/ Dạy nội dung diện tích hình bình hành, hình thoi: Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 16 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 - Trong toán lớp 4, các quy tắc tính diện tích hình bình hành, hình thoi được xây dựng từ quy tắc tính diện tích hình chữ nhật theo các bước sau: Bước 1: Cắt ghép hình bình hành hoặc hình thoi để được hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình bình hành hoặc hình thoi. Trong đó diện tích hình chữ nhật đã biết cách tính. A B h B A h H C D H a a I H n/2 n/2 n/2 Bước 2: Dựa vào các công thức tính diện tích hình chữ nhật suy ra công thức tính diện tích hình bình hành (hoặc hình thoi) chẳng hạn: S a h hoặc: S  m.n 2 Bước 3: Phát biểu quy tắc tính diện tích bằng lời của biểu thị bằng công thức chữ chẳng hạn như: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với đường cao (cùng đơn vị đo) S a h “hoặc” Diện tích hình thoi bằng tích độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo) S  m.n 2 . - Đối với lớp 4 hình bình hành, hình thoi là 2 tứ giác được xây dựng có tính chất “giới thiệu”, bổ sung giúp học sinh biết 1 “hệ thống” các hình tứ giác thường gặp trong thực tế như: Hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, (hình thang ở lớp 5). Bởi vậy khi dạy học về các hình này, chưa yêu cầu học sinh đi sâu vào các đặc điểm, tính chất của hình, cách xây dựng công thức tính chu vi, diện tích các hình đó. Mà chủ yếu yêu cầu học sinh vận dụng quy tắc công thức để tính chu vi, diện tích các hình với những số đo cạnh đáy, chiều cao, đường chéo đã biết. Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 17 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 3/ Dạy học các kỹ năng thực hành, luyện tập vẽ hình, cắt gấp hình, ghép hình: - Về nội dung học sinh được học: + Vẽ “đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước”. + Vẽ “đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với đường thẳng cho trước”. + Vẽ “hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng cho trước”. + Vẽ “hình vuông có độ dài cạnh cho trước”. Các bài vẽ hình này mới được thực hiện ở dạng đơn giản, giúp học sinh bước đầu làm quen với cách vẽ hình bằng cách thực hiện các bước, các thao tác vẽ như trong sách giáo khoa mà chưa yêu cầu giải thích tại sao lại vẽ được các hình như vậy. Ngoài kỹ năng “vẽ hình” nêu trên, học sinh cũng cần được thực hành các kỹ năng “cắt gấp hình” như gấp cắt tờ giấy để được hình thoi (bài 3 trang 141, Toán 4), thực hành cắt ghép hình bình hành (hoặc hình thoi) để thành hình chữ nhật (trong bài tính diện tích hình bình hành, hình thoi, Toán 4). Qua các kỹ năng về hình, cắp gấp hình, cắt ghép hình như nêu trên học sinh được phát triển trí tưởng tượng không gian, nắm chắn các tính chất, đặc điểm của các hình thông qua “hình ảnh trực quan” và bằng chính hoạt động thực hành tự giác tích cực của các em. II - BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ HÌNH HỌC LỚP 4: Biện pháp 1: Giúp học sinh nhận dạng, hình thành biểu tượng và nhận biết quan hệ song song và vuông góc của hai đường thẳng. a/ Giúp học sinh nhận dạng góc, hình: Khi dạy các loại góc giáo viên cần nhận mạnh các đặc điểm của mỗi loại góc. Từ đó hướng các em đến cách quan sát tổng thể hay sử dụng ê kê để phân biệt các loại góc dựa vào các đặc điểm về yếu tố cạnh, góc. Ví dụ: Bài tập 1 - 2 trang 49 (Toán 4) - Trong các góc sau đây, góc nào là: Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt? Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 18 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 A I Q M N P B C K Y G D X U Y E O H + Trong các hình sau tam giác sau: - Hình tam giác nào có ba góc nhọn? - Hình tam giác nào có góc vuông? - Hình tam giác nào có góc tù? A D M B C I G N P Từ chỗ nắm bắt được đặc điểm về cạnh, góc, đỉnh, học sinh còn biết trình bày ý kiến một cách rõ ràng, cụ thể. b/ Giúp học sinh nhận biết quan hệ song song và vuông góc của hai đoạn thẳng: - Quan hệ vuông góc của hai đường thẳng được xây dựng dựa trên góc vuông và góc không vuông (ở lớp 3). Nên khi dạy giáo viên cần chú ý gợi mở để học sinh liên tưởng lại góc vuông và góc không vuông. Từ đó nhấn mạnh: Kéo dài cạnh góc vuông được đường thẳng vuông góc - hai đường thẳng vuông góc tạo thành 4 góc vuông. Ví dụ: Bài tập 3 - trang 50 (Toán 4) Dùng êke để kiểm tra góc vuông rồi nêu tên từng cặp đường thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình sau: E A Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 19 Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học các yếu tố hình học lớp 4 B P Q D C N R - Quan hệ song song của hai đường thẳng: Khi dạy giáo viên cân nhấn mạnh; hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau. Từ các cặp cạnh song song của các hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông). Nên giáo viên cần hướng học sinh, khắc sâu hơn về đặc điểm các hình đó. Như vậy để nhận biết các góc, các quan hệ song song và góc vuông của hai đường thẳng, học sinh nhận biết từ “trực quan” chủ yếu vẫn là quan sát tổng thể, hoặc cũng có thể dựa vào ô vuông, các hình cho trước. Nên giáo viên phải tổ chức cho học sinh được hoạt động từ đồ vật, hình vẽ, được quan sát trình bày, để phát triển năng lực phân tích, tổng hợp khái quát, cụ thể hoá. Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng thực hành dụng cụ hình học cho học sinh. Trong dạy học các yếu tố hình học, việc rèn luyện kỹ năng vẽ hình cho học sinh là một yêu cầu quan trọng bởi nó rèn cho học sinh cách sử dụng đồ dùng học tập (trước kẻ, êke, compa), vẽ hình theo yêu cầu. Các kỹ năng thực hành cần đạt ở lớp 4 là: Vẽ hai đường thẳng song song, vẽ hai đường thẳng vuông góc, vẽ hình vuông và vẽ hình chữ nhật có độ dài cho trước, cắt gấp hình, ghép hình.. Khi dạy thực hành người giáo viên cần nhắc nhở học sinh cách sử dụng các dụng cụ vẽ hình, để vẽ, cắt, ghép hình đạt được yêu cầu tối thiểu đối với lớp 4. Muốn vậy giáo viên cần: + Hướng dẫn thật cụ thể, tỉ mỉ quy trình khi thực hành + Nhắc nhở các sử dụng dụng cụ học tập. + Xác định đầy đủ, đúng yêu cầu bài thực hành. Người thực hiện : Nguyễn Đàm Lâm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất