Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn dạy bài công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình theo hướng phát huy tính ...

Tài liệu Skkn dạy bài công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

.PDF
18
143
91

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: ...................................................................................................... 1. Tên sáng kiến: “Dạy bài công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. (@THPT Huỳnh Tấn Phát, Trần Thị Kim Huệ, Huỳnh Nhã Trân, Trần Minh Trí, Lê Thị Phương Duyên, Lê Ngọc Nhân) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – môn GDCD 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam Khóa XI khẳng định:” Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.” Xuất phát từ mục tiêu của chương trình Giáo dục phổ thông nói chung, mục tiêu của môn Giáo dục công dân nói riêng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa đất nước: những con người có tri thức, có đạo đức, có năng lực sáng tạo, chủ động trong cuộc sống. Muốn đạt được điều đó, trong quá trình dạy học Giáo dục công dân, người giáo viên phải biết cách vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, phù hợp đối với từng đối tượng học sinh, nội dung bài học, kiểu bài để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, có hứng thú trong giờ học. Trang 1 Trong luật giáo dục, điều 24, mục 2 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Từ thực tế giảng dạy Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông, từ việc nghiên cứu phương pháp dạy học tích cực, bản thân tôi nhận thấy: “ Tích cực hóa là một tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tâp. Vì thế tất cả các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh đều được coi là phương pháp dạy học tích cực. Ứng với nội dung từng bài học cụ thể nếu được áp dụng những phương pháp tích cực hóa phù hợp sẽ góp phần nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh và nội dung bài học sẽ được truyền tải một cách hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh. Và cụ thể bản thân tôi đã vận dụng: “Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi dạy bài 12, Giáo dục công dân lớp 10: “ Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”,tiết 1. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Để cho việc giảng dạy các kiến thức về tình yêu thông qua các bài Giáo dục công dân đạt hiệu quả, chất lượng cao, để nâng cao ý thức tự học của học sinh, đồng thời thực hiện theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT về việc đổi mới phương pháp dạy và học GDCD, làm cho môn GDCD thật sự xứng đáng với vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn trong nhà trường THPT. 3.2.2. Tính mới của giải pháp: Vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp mới giúp giáo viên truyền đạt các kiến thức về tình yêu một cách sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn, nâng Trang 2 cao khả năng tự học của học sinh, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 3.2.3. Bản chất của giải pháp: Đối với việc giảng dạy môn giáo dục công dân, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp cả truyền thống (thuyết trình, hỏi đáp, kể chuyện…) lẫn hiện đại (phương pháp mảnh ghép, phương pháp trò chơi, tạo tình huống có vấn đề). Mỗi phương pháp đều có đặc thù riêng, vì vậy giáo viên phải biết vận dụng và kết hợp nhuần nhuyễn, khoa học các phương pháp phù hợp với đặc trưng, nội dung bài học cụ thể, phù hợp với đặc điểm của lớp, phù hợp với năng lực nhận thức và trình độ của học sinh để bài giảng của mình thêm hấp dẫn và sinh động hơn. Trong dạy học bài 12 Giáo dục công dân 10: “Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình” bản thân tôi đã vận dụng phương pháp: đặt vấn đề, phương pháp mảnh ghép, sử dụng tình huống có vấn đề, phương pháp trò chơi phù hợp với đặc thù của bài học nhằm giúp học sinh hình thành tri thức mới, hình thành kĩ năng sống, giúp trang bị cho học sinh các kiến thức về tình yêu, biểu hiện của một tình yêu chân chính, một số điều nên tránh tong tình yêu. Đồng thời về phía học sinh, các em sẽ nghiên cứu bài học thông qua nội dung sách giáo khoa và các câu hỏi mà tôi đã đăng lên mạng trường học kết nối.Các em sẽ tự hình thành kiến thức bằng việc sẽ tìm kiến tư liệu, ví dụ, trả lời thông qua phiếu học tập. 1. Biện pháp áp dụng: “Dạy bài công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. 2. Lựa chọn thời gian áp dụng: - Áp dụng khi dạy bài 12, GDCD 10” Công dân với tình yêu, hôn nhân, gia đình” - Lựa chọn nội dung bài học khi áp dụng phương pháp tạo hứng thú cho học sinh phải phù hợp với nội dung bài học về giáo dục kiến thức về tình yêu và một số điều nên tránh trong tình yêu.. Trang 3 3. Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh vận dụng trong giảng dạy môn giáo dục công dân: 3.1 Phương pháp vấn đáp, trò chơi. Mở đầu bài học, để giới thiệu phần 1.” Tình yêu “ giáo viên gọi một học sinh đọc bài thơ “ Nhớ” của Nguyễn Đình Thi, SGK trang 76, 77. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “ Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài thơ này”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên giảng giải: Bài thơ nói về tình yêu của anh chiến sĩ với cô gái gắn liền với tình yêu đất nước. Vậy để hiểu tình yêu là gì chúng ta sang phần a. Tình yêu là gì? Ở phần này, giáo viên sử dụng phương pháp trò chơi tạo hứng thú cho học sinh theo cách sau: Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. Quy định thời gian trong vòng 3 phút, mỗi đội đọc những câu thơ, tục ngữ, ca dao về đề tài tình yêu và nêu biểu hiện của tình yêu qua những câu thơ đó. Hết thời gian, các đội lần lượt trình bày phần thi của mình. Đội 1: Trời còn có bữa sao quên mọc Anh chẳng đêm nào chẳng nhớ em. Mà sao sớm sớm chiều chiều Lòng tôi vẫn nhớ mong nhiều tới ai Mà sao những giấc chiêm bao Hình ai vẫn cứ đi vào giấc mơ. Xin cho ta được làm giọt nắng Đan tóc ai sợi vắn sợi dài. Nụ hôn đầu thoảng nhẹ bay làn gió Dậy men lòng dư âm mãi không phai Để một mai khi trở về cát bụi Trang 4 Nguyện xin làm đá cuội mãi bên nhau. Biểu hiện: nhớ, mong, tha thiết, gắn bó suốt đời bên nhau. Đội 2: Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Yêu em anh biết để đâu Để vào tay áo lâu lâu lại dòm. Hẹn chiều nay mà sao không thấy em Gió hiu hiu lòng bỗng nghe lạnh thêm. Biểu hiện: yêu đương, hò hẹn. Đội 3: Anh yêu em một tình yêu thầm lặng Như thâm trầm từng chiếc lá vàng thu. Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai. Biểu hiện: Yêu đương mãnh liệt. Đội 4: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người. Nắng mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. Biểu hiện: Yêu đương, nhớ mong. Trang 5 Hết 3 phút, đội 1 nêu được nhiều câu thơ và biểu hiện tình yêu qua những câu thơ đó. Đội một thắng cuộc, chúng ta cùng cho bạn một tràng pháo tay. Giáo viên: Giảng giải: Thơ về tình yêu rất đa dạng, phong phú thể hiện nhiều cung bậc, cảm xúc khác nhau: Từ nhớ nhung, chẳng hạn: Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi. Trích “ Tương Tư Chiều” của Xuân Diệu Cho đến những tình cảm tha thiết mãnh liệt: “ Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt” Trích thơ “ Biển” Xuân Diệu. Cho đến sự gần gũi, gắn bó giữa hai tâm hồn: “Em bước điềm nhiên không vướng chân Anh đi lững thững chẳng theo gần Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu Anh với em như một cặp vần.” Trích “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu. Và cao hơn nữa đó sự hòa quyện, gắn bó giữa hai tâm hồn: Trang 6 “ Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy Lòng anh thôi đã cưới lòng em” Trích “ Thơ Duyên” của Xuân Diệu. Tiếp theo giáo viên mời học sinh nêu một vài quan niệm về tình yêu mà em biết. Học sinh trả lời: Lan: Yêu là chết ở trong lòng một ít. Nga: Yêu là sự gắn bó, gần gũi, quan tâm nhau. Nam: Yêu là hi sinh cho nhau. Long: Yêu là tình cảm quyến luyến, sâu sắc với nhau. Giáo viên: Các em nãy giờ đã nêu rất nhiều quan niêm về tình yêu nhưng chưa đầy đủ, bây giờ cô mời một bạn đọc khái niệm “ Tình yêu” sách giáo khoa. “ Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.” Tiếp theo giáo viên giảng giải: Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên không nên cho rằng đó chỉ là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn luôn mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi quan niệm , kinh nghiệm sống của những người yêu nhau( mà những quan niệm, kinh nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã hội và đặc điểm của thời đại.) Tiếp theo chúng ta sang phần b. “Thế nào là một tình yêu chân chính”. Trước hết, giáo viên giảng giải: Trong lịch sử, các giai cấp luôn có quan niệm và thái độ khác nhau về tình yêu, ví dụ: trong chế độ phong kiến, với quan niệm nam nữ thụ thụ bất thân”, nam nữ không được gần gũi nhau. Việc hôn nhân phải “môn đăng hổ đối” và hoàn toàn do cha mẹ định đoạt theo nguyên tắc “ cha mẹ đặt đâu , con ngồi đấy”. Giáo viên đặt câu hỏi: với quan niệm về tình yêu trong xã hội phong kiến như ví dụ trên, có phải là tình yêu chân chính không? Trang 7 Học sinh nêu ý kiến cá nhân. Giáo viên nhận xét, giảng giải: Với quan niệm như trên thì không phải là tình yêu chân chính. Vậy thế nào là tình yêu chân chính? Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội. Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy một tình yêu chân chính có những biểu hiện như thế nào? 3.2. Phương pháp mảnh ghép: Để đi vào nội dung này tôi tiến hành phương pháp theo kĩ thuật mảnh ghép như sau: - Vòng 1: +Tình huống 1: Giấy màu đỏ Hiếm có người nào trong cuộc sống không nhận bất kì một sự giúp đỡ nào của người khác. Với Nga (Sinh viên) sự giúp đỡ ấy lại càng đáng quí, trân trọng. Nga mồ côi cha mẹ từ nhỏ và sống trong sư cưu mang của họ hàng. Với sức học khá của mình, cô có thể đỗ bất cứ trường nào, nhưng hoàn cảnh và điều kiện không cho phép, cô đã theo học ngành sư phạm để được miễn tiền học phí. Ngoài giờ học, cô đi dạy gia sư để kiếm tiền sinh hoạt. Anh trai người học trò cô kèm rất yêu cô, đã kín đáo giúp đỡ cô, nhưng anh không dám ngỏ lời vì sợ sẽ bị từ chối và khiến cô khó xử. Khi biết được, cô rất cảm động. Tuy không yêu anh nhưng cô đã chủ động ngỏ lời. Cô cho rằng như vậy là đã đền đáp được tình cảm của anh… Câu hỏi: 1. Em nhận xét gì về biểu hiện của tình yêu thể hiện qua tình huống này? Theo em tình yêu đó có chân chính hay không? + Tình huống 2: Giấy màu xanh Có một người Thầy giáo đáng kính đã có một tình yêu đẹp với người vợ mến yêu của mình. Trước khi kết hôn, họ yêu nhau bằng một tình yêu nồng nàn, luôn nhớ nhung khi không gặp mặt. Hai người luôn quan tâm đến tâm tư tình cảm của nhau và cùng chung một niềm đam mê nghề dạy học…Sau khi kết hôn, suốt mấy Trang 8 chục năm chung sống với nhau, vợ chồng không một lời to tiếng, về già càng yêu thương chăm sóc nhau hơn. Khi có người hỏi bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc. Ông nói:” Nếu các bạn yêu một người nào đấy mà lại có thêm sự tôn trọng người ta, thì đó là điều quý giá nhất tạo nên một tình yêu bền chặt.” Câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về biểu hiện của tình yêu thể hiện qua tình huống này? Theo em tình yêu đó có chân chính hay không? + Tình huống 3: Giấy màu vàng Hoa là một cô gái giàu có và rất xinh đẹp. Xung quanh cô lúc nào cũng có những chàng trai khá giả theo đuổi. Cô nhận lời tất cả để tìm cho mình cơ hội tốt nhất. Trong công ty, Hùng cũng là người theo đuổi cô nhưng hoàn cảnh của Hùng còn khó khăn nên cô không chấp nhận, còn nói nhiều lời xúc phạm đến Hùng. Một thời gian sau cô vướng vào căn bệnh thế kỉ sau những lần quan hệ với các chàng trai trước đó. Cô tuyệt vọng tự xa lánh mọi người. Lúc này, Hùng mới đến bên cạnh quan tâm chăm sóc và ngỏ lời cầu hôn cô. Cảm động trước tấm chân tình của anh , cô hỏi: “ Vì sao anh lại yêu em” Hùng trả lời: “ Anh yêu em vì em là chính em, không có một lí do nào khác”. Câu hỏi: 1. Em có nhận xét gì về biểu hiện của tình yêu thể hiện qua tình huống trên? Theo em tình yêu đó có chân chính hay không? Giáo viên: Chiếu ba tình huống trên máy chiếu. Thực hiện theo kĩ thuật mảnh ghép theo hai bước sau: Bước 1: Vòng 1: Học sinh các nhóm thảo luận trả lời câu số một của mỗi tình huống. Lớp có 45 học sinh, có 12 bàn học. Giáo viên có thể chia thành 6 nhóm: mỗi nhóm gồm học sinh 2 bàn ghép lại (mỗi nhóm có 7 hoặc 8 học sinh). Giao nhiệm vụ: nhóm 1,2 nhận tình huống 1, nhóm 3,4 nhận tình huống 2, nhóm 5,6 nhận tình huống 3. Phát phiếu học tập cho học sinh. Trên phiếu học tập theo màu có đánh số từ 1 đến 15. Thông báo cho học sinh thời gian làm việc cá nhân và theo nhóm. Trang 9 Giáo viên quy định thời gian thảo luận cho cả hai vòng là : 4 phút. Hết thời gian, các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi ở vòng 1. Sau đây là phần trình bày của nhóm 1 và 2 với tình huống 1: Biểu hiện tình yêu thể hiện trong tình huống 1: Cô sinh viên Nga yêu chàng trai là để trả ơn. Vậy với biểu hiện yêu để trả ơn nên đây không phải là tình yêu chân chính. Nhóm 3 và 4 với tình huống 2: Biểu hiện tình yêu thể hiện qua tình huống: nhớ nhung, quan tâm chăm sóc cho nhau, tôn trọng nhau. Đây là biểu hiện của một tình yêu chân chính. Nhóm 5 và 6 với tình huống 3: Biểu hiện tình yêu thể hiện qua tình huống: Có sự vị tha, chân thành, thông cảm. Đây là biểu hiện của một tình yêu chân chính. - Vòng 2: Giáo viên thông báo chia thành 12 nhóm mới : mỗi nhóm 1 bàn (mỗi nhóm có từ 3 đến 6 học sinh): nhóm 1 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 1,2; nhóm 2 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 3,4; nhóm 3 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 5; nhóm 4 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 6; … nhóm 12 gồm các học sinh có phiếu học tập mang số 14,15. Giáo viên thông báo thời gian làm việc nhóm mới. Giao nhiệm vụ mới: 2. Theo em tình yêu chân chính có những biểu hiện gì? Với 12 nhóm mới được hình thành sẽ cùng giải quyết nhiệm vụ mới là: tìm những biểu hiện của một tình yêu chân chính. Nhóm nào trả lời nhanh nhất sẽ được đại diện lên bảng trình bày. Hết thời gian, đại diện nhóm 3 sẽ trình bày biểu hiện của một tình yêu chân chính: - Chân thực, gắn bó giữa một nam và một nữ. - Quan tâm sâu sắc, không vụ lợi. - Tôn trọng từ hai phía. Trang10 - Vị tha, thông cảm. Giáo viên nhận xét, kết luận: nhóm 3 trả lời gần đúng nhất trong thời gian sớm nhất. Sau đây cô sẽ trình bày các biểu hiện của một tình yêu chân chính: - Chân thực, quyến luyến, gắn bó giữa một nam và một nữ. - Quan tâm sâu sắc, không vụ lợi. - Chân thành, tôn trọng, tin cậy từ hai phía. - Lòng vị tha và sự thông cảm. Tình yêu chân chính làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Bởi vì tình yêu là động lực mạnh mẽ để các cá nhân vươn lên tự hoàn thiện bản thân. Tiếp theo giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi số một SGK trang 86: Hiện nay, trong học sinh có những bạn nam và nữ chơi thân với nhau và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong hoạt động hàng ngày. Chúng ta có nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau hay không? Theo em, ở lứa tuổi này đã nên yêu đương hay chưa? Vì sao? Giáo viên cho học sinh cùng tranh luận nội dung câu hỏi trên. Sau đó cho các em nói lên suy nghĩ của mình. Học sinh nêu ý kiến: • Sơn: Theo em chúng ta không nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau. Ở tuổi này theo em chưa nên yêu vì chưa hiểu sâu sắc về tình yêu. • Phụng: Theo em thì chúng ta nên gán ghép và cho rằng hai bạn đó yêu nhau. Ở tuổi này theo em nên yêu nhau vì đây là tuổi đẹp nhất, không yêu sẽ thiệt thòi. • Hoa: Em đồng ý với bạn Phụng, yêu ở tuổi này sẽ giúp đỡ nhau trong học tập. Vâng, nãy giờ các em đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.Vậy để có lời giải đáp chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang nội dung c.”Một số điều nên tránh trong tình yêu” Trang11 3.3. Sử dụng tình huống có vấn đề: Để thực hiên nội dung này, tôi tiến hành cho các em trong lớp đóng vai thực hiện các tình huống sau: + Tình huống 1: Long và Vũ dang ngồi nói chuyên: Hình 1: Tình huống 1 (Có Video kèm theo) • Long: mấy hôm nay tao suy nghĩ hoài chuyện tao lúc nhỏ. • Vũ: chuyện gì? Kể tao nghe đi. • Long: Mày biết không, mới sinh ra tao đã biết khóc rồi, tiếng khóc của tao vang khắp bệnh viện luôn. Mày biết sao tao biết không? Mẹ tao kể. • Vũ: Dữ vậy ta. • Long: Rồi tới năm 3 tuổi, tao vô học mẫu giáo luôn, học quá giỏi luôn. Còn bây giờ, mày biết sao không, tao có ghệ rồi, mày có chưa? • Vũ: Tao chưa có. • Long: Hôm qua , tao mới dắt nó đi uống trà sữa. • Vũ: Sẵn tao nhắc mày một chuyện, lúc nãy Thầy chủ nhiệm kiếm mày về chuyện mời phụ huynh mày đó. Vừa lúc đó Minh đi tới. Trang12 • Minh: Ê, tụi bây ơi, Thầy phát bài kiểm tra toán nè. Tao được 10 điểm. Vũ, mày được 9 điểm nè. Còn Long, bài mày nè, xem đi. • Long: 3 điểm hả, không phải bài tao đâu. • Minh: cái gì, Võ Huỳnh Ngọc Long, tên mày mà. • Vũ: Dạo này mày học sa sút lắm đó, mày xem lại đi, hôm qua mày bị không thuộc bài nữa đó. • Long: Mình bị gì vậy ta, không biết có nên yêu sớm không ta? Qua tình huống trên, một bạn cho cô biết là chúng ta có nên yêu đương quá sớm hay không? Yêu sớm có gây những hậu quả gì không? Giàu: Thưa cô, chúng ta không nên yêu đương quá sớm, vì sẽ ảnh hưởng đến việc học. Giáo viên: Ở lứa tuổi của các em từ 15 đến 17 vẫn đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện, chưa ổn định về nhận thức. Yêu sớm thường sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết. Vì vậy điều nên tránh ở đây là: “ Yêu đương quá sớm”. + Tình huống 2: Trang13 Hình 2: Tình huống yêu nhiều người của bạn Vũ (Có Video kèm theo) • Minh: Ê! Sao mệt vậy mậy?. • Vũ: Đi chơi nhiều quá mệt, mày ngồi xuống tao kể cho nghe hổm nay tao đi đâu. • Vũ: Tao nói cho mày nghe hôm qua tao dậy sớm phụ cha mẹ tao… • Minh: Phụ qúet nhà hả? • Vũ: Không có. • Minh: VẬy thì lau nhà? • Vũ: Không có luôn. • Minh: Vậy mày làm gì? • Vũ: Đi chơi với gái, tao mới vừa dậy xong tắm rửa súc miệng đi ra đã thấy con nhỏ mới rủ đi chơi. • Minh: Trời… • Vũ: Vậy mới ghê chứ, tao đi chơi tùm lum: Đầm Sen, Suối Tiên tới tối luôn. Mới về ăn cơm xong đi ra thấy nhỏ kia tới rủ nữa, tao đi luôn tới khuya mới về. Cha tao giận tính đuổi đi luôn. • Minh: Mày sướng quá, có nhiều con gái theo đuổi, tao kiếm một con không ra. • Vũ: Sao vậy? • Minh: Buồn quá. • Vũ: Sao buồn? Tối nay tao giới thiệu cho một em đẹp thiệt đẹp. Tối hôm sau Minh với Vũ đang ngồi Café thì bổng nhiên hai cô gái cùng xuất hiện. • Hoa: Anh Vũ. • Hồng: Anh Vũ. • Hoa: Anh Vũ đây là ai? Trang14 • Hồng: Anh Vũ cô này là ai? Vũ ngồi im lặng vò đầu không trả lời. • Hoa: Tôi là người yêu anh Vũ. Tôi yêu anh ấy một tuần nay rồi. • Hồng: Tôi cũng là người yêu của anh Vũ, tôi yêu anh ấy một tháng rồi. Sau tất cả hai cô cùng nhận ra: Chúng ta không nên yêu người đàn ông này. Người đàn ông này không đáng một đồng. Cả hai cùng bỏ ra về. • Vũ: Tao buồn quá Minh ơi, không biết có nên yêu một lúc nhiều người không nữa. Qua tình huống trên , một bạn cho cô biết chúng ta có nên yêu một lúc nhiều người hay không? Tại sao? Học sinh: Thưa cô, chúng ta không nên yêu nhiều người cùng một lúc vì tình yêu là tình cảm thiêng liêng, duy nhất, không nên đùa cợt với tình yêu. Giáo viên: Vâng, Tình yêu là tình cảm đẹp nhất, đáng trân trọng. Do đó trong tình yêu cần có sự suy nghĩ chín chắn, không nên yêu đương vì mục đích vụ lợi, yêu nhiều người để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới của mình. Vậy điều nên tránh trong tình yêu là: Yêu một lúc nhiều người, yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới hoặc yêu đương vì mục đích vụ lợi. + Tình huống 3: Tại một công viên Hân, Giàu, Ngân đang ngồi nói chuyện: Trang15 Hình 3: Tình huống 3. (Có Video kèm theo) • Giàu: Ê làm gì ngồi buồn vậy mậy? • Hân: Làm gì buồn vậy, kể tụi tao nghe đi. • Ngân: Tao thích anh kia kìa, tối ảnh chở tao đi chơi, tao lỡ đi quá giới hạn rồi mày ơi. • Hân: Trời ơi, con gái con lứa làm ăn gì kì vậy mậy? • Giàu: trời ơi, sao mày khờ quá vậy? có chuyện gì thì con gái cũng chịu nhiều thiệt thòi mà. • Ngân: Tao biết thì tao đâu có làm vậy đâu. Một tháng sau: • Giàu: Làm gì buồn nữa vậy mậy? • Hân: Có chuyện gì nữa kể tụi tao ghe đi. • Ngân: tháng này tao trễ rồi mày ơi. • Hân: Rồi mày có đi khám bác sĩ chưa? • Ngân: Tao đi khám rồi, bác sĩ nói tao có thai rồi mày ơi. • Hân: Tao đã nói với mày rồi, con gái con lứa phải biết giữ mình. • Giàu: Rồi mày có nói với cha mẹ mày nghe chưa? Trang16 • Ngân: Tao hỏng dám nói ,tao sợ cha mẹ tao đánh. • Giàu: Mày phải nói với cha mẹ, người lớn để tìm cách giải quyết nữa chứ. • Ngân: Tao có hỏi cô dạy Giáo Dục Công Dân nhờ tư vấn rồi. Hai tụi bây nhớ đừng đi vào con đường của tao nghen. Giáo viên: qua tình huống trên các em có nhận xét như thế nào? Minh: Em thấy qua tình huống trên bạn Ngân có suy nghĩ chưa chín chắn, có quan hệ tình dục trước hôn nhân và gây ra hậu quả là có thai ngoài ý muốn. Giáo viên: Các em thấy là việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể gây ra nhiều hậu quả tai hại: có thai ngoải ý muốn, nạo phá thai gây tổn thương đến cơ quan sinh sản dẫn tới vô sinh… Vì vậy chúng ta nên tránh “ Có quan hệ tình dục trước hôn nhân” Giáo viên: Chiếu đoạn phim cung cấp số liệu về số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Hình 4: Nạo phá thai (Có Video kèm theo) 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Tôi đã áp dụng các phương pháp này đối với hầu hết học sinh khối lớp 10 của trường và đạt được kết quả khả quan, hầu hết học sinh tham gia tích cực và chất Trang17 lượng bộ môn cũng được nâng cao. Đề tài này sẽ là một khởi đầu cho tôi và đồng nghiệp tiếp tục phát triển và rèn luyện, trau dồi kinh nghiệm và tri thức trong sự nghiệp giảng dạy sau này. 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp: Qua quan sát thực tế khi áp dụng cho học sinh, hầu hết học sinh đều rất thích, hào hứng và say mê học tập. Các em có ý thức hơn về vai trò và nhiệm vụ học tập của mình, tích cực hăng hái tham gia đóng góp vào trò chơi, hoạt động các em đã vận dụng một số tình huống, giải pháp của bài học để hình thành, trang bị một số kĩ năng sống ,kinh nghiệm sống cho bản thân. Qua đó giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức – một yếu tố vô cùng quan trọng làm hành trang vững bước vào đời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Học sinh được trang bị phương pháp tự học chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tự nghiên cứu trên bậc đại học và hoạt động học tập về sau. Chất lượng bộ môn liên tục từ năm 2013 – 2017 luôn đạt và vượt chỉ tiêu: + Năm 2013-2014: TB trở lên đạt 100.0%, chỉ tiêu 98%. + Năm 2014-2015: TB trở lên đạt 100.0%, chỉ tiêu 98%. + Năm 2015-2016 TB trở lên đạt 100.0%, chỉ tiêu 98%. + Năm 2016-2017 TB trở lên đạt 100.0%, chỉ tiêu 98%. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Giáo viên dạy môn GDCD và học sinh trường. 3.6. Tài liệu kèm theo: Đĩa CD chứa các Video. Bến Tre, ngày 12 tháng 03 năm 2018 Trang18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan