Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn công tác tham mưu, huy động, quản lý và sử dụng nguồn xã hội hóa giáo dục...

Tài liệu Skkn công tác tham mưu, huy động, quản lý và sử dụng nguồn xã hội hóa giáo dục

.DOC
6
111
56

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ GIẢI PHÁP Mã số: … … … … 1. Tên sáng kiến: Công tác tham mưu, huy động, quản lý và sử dụng nguồn xã hội hóa giáo dục. (Nguyễn Văn Tâm, Đinh Thị Minh Thư, @THPT Lê Hoài Đôn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Kế toán 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Thực hiện theo Nghị quyết số 29/NQ-TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Ban chấp hành Trung ưng Đảng khóa XI, trong đó có nhiệm vụ đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo. Trong những năm qua, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội theo đúng nguyên tắc quản lý ngân sách, có xây dựng kế hoạch thu, chi trong đơn vị đảm bảo dân chủ, công khai. Tuy nhiên, vẫn còn các trường thực hiện sai quy trình, hiểu nhầm hoặc cố tình “biến tướng” các khoản thu tự nguyện hay các khoản thu ngoài quy định của Nhà nước diễn ra dưới nhiều hình thức gây băn khoăn, bức xúc trong dư luận. 1 Năm 2017 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, nói ổn định nhưng thực tế khi có nhu cầu sữa chữa, mua sắm, trang bị các loại thiết bị dùng cho công tác giảng dạy, học tập của học sinh,...từ kinh phí của đơn vị thì đơn vị lo lắng, cân nhắc tính toán sợ thiếu kinh phí cuối năm. Từ đó, nhà trường nghĩ đến phương án vận động Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng góp “tự nguyện” dưới nhiều hình thức dẫn đến sai quy định. Nhận thấy, quản lý và sử dụng kinh phí sau cho hợp lý, tiết kiệm nhưng phải đảm bảo hoạt động tốt trong đơn vị ngày càng áp lực và nặng nề đối với Thủ trưởng cũng như kế toán. Chính vì thế, ngay khi nhận dự toán đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch cân đối nguồn, chi tiết kiệm cho từng khoản mục. Thực hiện tốt công tác tham mưu huy động, quản lý và sử dụng nguồn xã hội hóa giáo dục. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: + Làm chuyển biến nhận thức của các tổ chức, đoàn thể, mọi cá nhân mọi tập thể, để thấy được vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. + Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục đúng mục đích và đem lại hiệu quả thiết thực. + Giảm gánh nặng cho ngân sách, huy động đầu tư, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cho học sinh. - Nội dung giải pháp: Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước ta đã và đang thu hút được sự quan tâm của các cơ sở giáo dục. Như vậy, xã hội hóa như thế 2 nào, qui trình ra làm sao,....là vần đề mà số ít các cơ sở giáo dục còn mơ hồ, nghiên cứu văn bản chưa sâu sát dẫn đến làm sai, trái quy định hoặc cố tình bóp méo. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, một trong những giải pháp được các trường sử dụng là huy động nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh để cải tạo, nâng cấp xây dựng các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, sân, cổng trường, nhà xe,....hoặc thuê người vệ sinh, mua sắm bổ sung trang thiết bị, lắp đặt các bảng hiệu,... Giải pháp này chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự ủng hộ, nhất trí trên tinh thần tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp. Bất kỳ hình thức ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp là sai quy định, gây dư luận không tốt cho đơn vị. Như vậy, khi vận động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện đơn vị cần xác định: - Công tác tuyên truyền, vận động + Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, nâng cao nhận thức đến toàn thể các bộ, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục. + Phải có được sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức, tạo được tiếng nói chung và có bước đột phá trong việc triển khai các hoạt động, huy động nguồn tài trợ. + Mạnh dạn kêu gọi ủng hộ xã hội hóa giáo dục đến các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các Hội đồng hương, bậc phu huynh, cựu học sinh,... + Thống nhất chủ trưởng và lập kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh là bước đầu tiên trong quá trình thực hiện mục tiêu. (Kế hoạch được xây dựng trên một số yếu tố: 3 Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; kết quả dự kiến; nguyên tắc sử dụng,...). + Xây dựng kế hoạch công việc cụ thể và dự trù kinh phí chi tiết (Nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động, cách thức tổ chức,...). Sau 1 tuần niêm yết công khai, đơn vị hoàn chỉnh lại kế hoạch và tiến hành triển khai. + Đơn vị cần xác định tính chất nguồn vận động xã hội hóa mà báo cáo cấp quản lý xin chủ trương. + Niêm yết công khai kinh phí đã huy động được từ các tổ chức hoặc cá nhân đóng góp. - Công tác quản lý và sử dụng phải quán triện các nguyên tắc + Tự nguyện đúng mục đích: Việc huy động và tiếp nhận các khoản đóng góp trên tinh thần tự nguyện của hai bên. Không được qui định mức đóng góp, sử dụng đúng mục đích các nguồn đã huy động. + Dân chủ, công khai, minh bạch: Tất cả các nguồn kinh phí vận động được đều hạch toán vào hồ sơ sổ sách. Niêm yết công khai. + Xây dựng kế hoạch thu, chi rõ ràng cho từng nguồn xã hội hóa, sử dụng đúng mục đích. + Thực hiện đúng quy trình thu, chi đảm bảo đúng nguyên tắc tài chính. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Nội dung của giải pháp đã được áp dụng có hiệu quả trong năm học 2016-2017, học kì I năm học 2017-2018. 3.4. Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp: Thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục đơn vị đã được nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm, doanh nghiệp, chính quyền địa phương,...quan tâm, hỗ trợ cụ thể: 4 + Năm học 2016-2017: TT Chỉ tiêu Nhà tài trợ 1 Tập, vở Mạnh thường quân Công trình Quy ra tiền (Hiện vật) 3700 tập 14.800.000 2 Máy tính Laptop Công ty Bảo Minh 01 máy 13.500.000 3 Máy tính bàn Trung tâm Viễn thông 01 máy 4.700.000 4 Máy in Trung tâm Viễn thông 01 máy 3.000.000 5 Máy nước nóng lạnh 01 máy 4.000.000 6 Trống trường Cửa hàng văn phòng phẩm Xuân Gương Mạnh thường quân 01 bộ 1.800.000 7 Bồn chứa nước 2000Lít 8 Giường tầng 9 10 Hỗ trợ tiền ăn trưa cho HS bán trú 40 suất ăn/ năm học Tủ đựng hồ sơ 11 UBND Phường Linh 03 bồn Trung, Quận Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh Côg ty TNHH chế biến 20 giường dừa Lương Quới Công ty TNHH TM Lê Thành 100.000.000 Mạnh thường quân 03 cái 5.100.000 Bộ máy vi tính bàn Học khuyến học huyện 01 bộ 10.000.000 12 Cây dù che nắng sân trường Cựu học sinh 01 cây 10.000.000 13 Xe đạp UBND xã An Qui 5 chiếc 10.000.000 Tổng cộng 10.500.000 50.000.000 237.400.000 5 + Năm 2017-2018 (HKI): TT 1 Tập, vở Tỉnh ủy Bến Tre Công trình Quy ra tiền (Hiện vật) 2000 tập 10.000.000 2 Học bổng DN tư nhân Út Thắng 10 suất 10.000.000 3 Học bổng Cựu học sinh 10 suất 20.000.000 4 Học bổng Tỉnh ủy Bến Tre 10 suất 10.000.000 5 Nhà để xe cho giáo viên Áo đồng phục thể thao Tổng cộng Mạnh thường quân 01 nhà 35.000.000 Mạnh thường quân 20 bộ 4.000.000 6 Chỉ tiêu Nhà tài trợ 89.000.000 3.5. Tài liệu kèm theo: Không Bến Tre, ngày 19 tháng 03 năm 2018. 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan