Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Lớp 1 Skkn chủ nhiệm “dạy học sinh lớp 1 kĩ năng tự bảo vệ bản thân...

Tài liệu Skkn chủ nhiệm “dạy học sinh lớp 1 kĩ năng tự bảo vệ bản thân

.PDF
36
42
52

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương MỤC LỤC TÊN DANH MỤC TRANG SỐ Danh mục bảng chữ cái viết tắt 2 MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 4 4. Đối tượng khảo sát - thực nghiệm 5 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 6 1. Cơ sở lý luận của vấn đề 6 2. Thực trạng của học sinh lớp 1 6 3. Các biện pháp đã tiến hành để giúp học sinh kĩ năng tự bảo vệ 7 4. Hiệu quả của SKKN. 18 Những hình ảnh hoạt động của cô và trò đã làm được trong thời gian qua (minh chứng cho đề tài SKKN) 20 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 33 1. KẾT LUẬN 33 2. KHUYẾN NGHỊ 34 Tài liệu tham khảo 35 Giáo viên: Bành Đức Hiền 1 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương DANH MỤC NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ GV Giáo viên HS Học sinh TBV Tự bảo vệ GVCN Giáo viên chủ nhiệm SGK Sách giáo khoa. BGH Ban Giám hiệu SKKN Sáng kiến kinh nghiệm VD Ví dụ TLTK Tài liệu tham khảo Giáo viên: Bành Đức Hiền 2 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Nhất là đối với HS lớp 1, các con còn rất bé, mọi kỹ năng tự bảo vệ bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại những xâm hại cơ thể về mọi mặt. Nhưng ở lứa tuổi này, nếu các con được rèn luyện thường xuyên để tự đối phó với các tình huống có thể xảy ra thì các con hoàn toàn có thể tiếp thu được. Giáo dục kỹ năng TBV là cung cấp cho các con những kiến thức cơ bản nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các con, giúp các con dễ nhớ, ấn tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận dụng những kiến thức được học để tự bảo vệ bản thân. Đây cũng là phương pháp mà người lớn có thể bảo vệ cho trẻ một cách tốt nhất khi các con gặp phải nguy hiểm mà không có cha, mẹ, anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh. Các con cần được dạy và rèn luyện kỹ năng TBV trong nhiều tình huống khác nhau, trong nhiều hòan cảnh và không gian khác nhau, đồng thời có kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp…. Nâng hiểu biết nhất định của các con về các sự việc, hiện tượng xung quanh…Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên chủ nhiệm của học sinh lớp 1, là bước đầu chuẩn bị cho các con hành trang bước vào đời, bảo vệ sự an toàn cho trẻ nhỏ không chỉ là trách nhiệm của gia đinh, nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Ở nước ta hiện nay, tình trạng gia đình và nhà trường không dạy cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ nên dẫn đến những câu chuyện buồn xảy ra. Từ trẻ sơ sinh vừa lọt lòng mẹ, hay trẻ em lứa tuổi đi học... đã có tình trạng bị bắt cóc. Đặc biệt bậc mầm non, tiểu học bị xâm hại thân thể đã được biết qua thông tin đại chúng: qua kênh đài, báo giấy, báo mạng, ti vi.... Học sinh bị xâm hại tình dục, bị bắt cóc làm con tin để tống tiền bố mẹ (với gia đình khá giả), bị làm gái trong các ổ mại dâm dẫn đến trẻ bị trầm cảm, bị stress, sợ tiếp xúc với mọi người, sợ đám đông thậm chí muốn chấm dứt cuộc sống vì bị xâm hại tình dục. Hay chính những "phạm nhân tuổi teen" gây nên không ít tột ác kinh hoàng mà vì những nguyên nhân rất đỗi bình thường. Rõ ràng dạy cho học sinh các kĩ năng tự bảo vệ trước những cám dỗ đang là một yêu cầu rất cấp thiết trong giáo dục công dân của nước ta hiện nay. Giáo viên: Bành Đức Hiền 3 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Là một giáo viên dạy tiểu học nhiều năm trong nghề, đặc biệt là lớp 1, tôi không khỏi lo lắng khi những nguy hiểm đang ngày ngày rình rập các con. Báo giấy, báo mạng tràn ngập những thông tin về các vụ tai nạn đáng tiếc cho con trẻ, ngã, bỏng nước sôi, bỏng lửa, rơi từ tầng cao xuống đất, kẹt thang máy, bị bắt cóc, bị lừa bán, bị xâm hại tình dục…đọc những tin tức ấy mà đau xót, phẫn uất. Trong tình hình xã hội như hiện nay, cách tốt nhất là dạy các con cách tự bảo vệ mình. Một số bậc phụ huynh cho rằng, không nên cho trẻ biết về những tiêu cực của cuộc sống quá sớm khi họ muốn xây dựng cho con cái của mình một môi trường hoàn toàn trong sạch. Song, thực tế các bậc phụ huynh không phải lúc nào cũng có thể bảo đảm tuyệt đối sẽ luôn ở bên con mỗi khi xảy ra tình huống xấu. Do vậy, tập dần thói quen tự nhận biết và cách tránh xa nơi nguy hiểm, tình huống nguy hiểm là cách tốt nhất để bảo vệ sự an toàn cho các con. Trong suốt một thời gian dài những suy nghĩ làm thế nào để giúp các con tránh được những tai nạn một cách tốt nhất luôn thường trực trong tôi, tôi hiểu tâm lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 1, tôi đã vận dụng những hình thức rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của mình liên tục trong 3 năm và đã thu được những kết quả không nhỏ. Với mong muốn những kinh nghiệm bản thân được phổ biến rộng rãi cho các giáo viên cấp tiểu học, đặc biệt là với giáo viên lớp 1 để bảo vệ được các con an toàn nhất có thể, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “DẠY HỌC SINH LỚP 1 KĨ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN”. 4. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT THỰC NGHIỆM: - SKKN được đúc kết và trải nghiệm qua quá trình dạy học sinh lớp 1. - SKKN được áp dụng vào thực tế qua 3 năm học tại: + Lớp 1D (Năm học 2011 - 2012) + Lớp 1E (Năm học 2012 - 2013) + Lớp 1E (Năm học 2013 - 2014) Giáo viên: Bành Đức Hiền 4 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của vấn đề. Kỹ năng TBV giúp các con nhận thức được những nguy hiểm ở xung quanh mình, cách để phòng chống và thoát khỏi nguy hiểm đó như thế nào là một việc vô cùng quan trọng đối với lứa tuổi các con. Khi trong tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu các con không có những kiến thức và kỹ năng này, thì sự an toàn của các con sẽ bị xâm hại, các con cần tập thói quen ứng phó linh hoạt trước những tình huống bất ngờ, bình tĩnh nhớ ra những kiến thức đã được học để TBV mình một cách tốt nhất. Có nhiều bậc cha mẹ, hoặc vì bản thân thiếu kiến thức, không có điều kiện cập nhật những thông tin liên quan đến vấn đề của con mình mà không có những phương pháp dạy con tránh những nguy hiểm, hoặc có biết nhưng do chủ quan, nghĩ rằng những việc ấy xảy ra với người khác chứ không thể xảy ra với con mình mà quên đi việc dạy con cách tự bảo vệ bản thân…Chính vì vậy vai trò của giáo viên là ngoài việc cung cấp kiến thức trên lớp cho các con, thì việc dạy các con những kỹ năng tự bảo vệ mình là một việc không thể không làm, ngoài ra giáo viên phải luôn kết hợp với cha mẹ học sinh để bảo vệ sự an toàn tuyệt đối cho con trẻ. Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức. 2. Thực trạng của học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trưng Vương có trên 1.600 HS, trong đó có 7 lớp 1, tổng số HS lớp 1E năm học 2013 - 2014 là 50, 27 nam, 23 nữ. Là ngôi trường có bề dày truyền thống lịch sử: Dạy tốt - Học tốt; Với đông đảo cha mẹ đều chung lòng quan tâm đến con em học sinh; Tuy nhiên do điều kiện hoàn cảnh phải bận công tác, lo nhiều việc lớn cho các hội, đâu đó còn vài PHHS còn lo kiếm kế sinh nhai nên ít có thời gian dành cho con em; Hơn nữa nhiệm vụ giáo dục kỹ năng TBV cho các con là việc làm vô cùng quan trọng đối với các giáo viên chủ nhiệm. Trước thực trạng bạo lực xã hội gia tăng, sự an toàn của các con phải được đặt lên hàng đầu. HS lớp 1 hầu như không biết tự bảo vệ mình trước những tình huống có thể khiến sự an toàn của các con bị đe dọa. Để có một thói quen bình tĩnh khi xử lí những tình huống bất ngờ, trẻ cần được rèn khả năng quan sát, biết xác định vấn đề, tìm nguyên nhân và các phương án có thể giải quyết. Cần giúp trẻ biết tiếp nhận thông tin, chọn lọc và xử lí thông tin, tìm ra cách giải quyết vấn đề phù hợp, nhanh và hiệu quả. Những phương pháp và hình thức giáo dục kỹ năng TBV cho trẻ cần được đơn giản, dễ nhớ, lặp lại nhiều lần trong nhiều tình huống và hoàn cảnh, không gian khác nhau. Với học sinh trường tiểu Giáo viên: Bành Đức Hiền 5 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương học Trưng Vương, cha mẹ các con đều sống ở thành phố, điều kiện cập nhật thông tin dễ dàng hơn vùng sâu, vùng xa hoặc ở nông thôn, vì vậy điều kiện kết hợp với cha mẹ HS nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho các con tốt nhất cũng thuận lợi hơn. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Ở lứa tuổi lớp 1, các con còn rất bé và non nớt, vì vậy giáo dục kỹ năng TBV cho các con cần vận dụng nhiều hình thức khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giúp các con vận dụng được kỹ năng đã được học vào những tình huống cụ thể một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Dưới đây là những điều tôi đã vận dụng dạy các con kỹ năng TBV trong suốt thời gian vừa qua và đã thu được những kết quả đáng mừng. 3.1. Giáo dục các con ý thức được các con có quyền được bảo vệ bản thân. - Các con nhận thức được rằng: Không ai có quyền ngăn cản các con được đi học. Không ai có quyền đánh đập, lăng mạ các con Không ai có quyền bắt ép các con phải lao động nặng nhọc Không ai có quyền lừa dối, dụ dỗ các con làm những việc nguy hiểm đến tính mạng. Không ai được phép để những thứ gây cháy, nổ, độc hại gần các con. Những kiến thức trên đây để giúp các con nhớ được, hiểu được tôi phải chia lớp ra thành những nhóm nhỏ, đóng kịch biểu diễn tình huống, sau đó đặt câu hỏi cho các con trả lời trong từng trường hợp. Hình thức này được diễn ra thường xuyên trong những buổi học ngoại khóa, bán trú… Tình huống hiểm nguy từ thiên nhiên hay từ chính con người gây ra có thể đến với bất cứ ai, cả người lớn và trẻ nhỏ. Đối mặt với tình huống hiểm nguy, trẻ có thể mang tâm trạng lo âu, sự sợ hãi hoặc thậm chí lâm vào tình trạng stress, đặc biệt là khi chúng thấy người lớn hoảng sợ hay bị quá kích động. Bình tĩnh là yếu tố hết sức quan trọng trong những tình huống bất ngờ. Mà để bình tĩnh được thì đương nhiên phải có sự chuẩn bị trước về tâm lý cũng như được tập trước những tình huống tương tự. Đó là những điều có thể chuẩn bị trước cho trẻ. Giáo viên: Bành Đức Hiền 6 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Tôi nhận thấy còn nhiều trẻ thiếu kỹ năng nhận biết và tránh xa những nguy cơ rủi ro, chết người như lửa, nước sôi, điện... Nguyên nhân lại hết sức đơn giản là do các bậc cha mẹ thường lo lắng và cấm đoán con trước những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng lại không giải thích một cách rõ ràng. Trong khi đó, trẻ vốn hiếu kỳ, tò mò tự khám phá. Vì thế trẻ không thể tự mình tránh khỏi rủi ro. 3.2. Giáo dục trẻ xác định được những tình huống nguy hiểm để TBV bản thân. Để trẻ bình tĩnh, trước hết trẻ phải xác định rằng, nguy hiểm có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi, có thể đã được báo trước và đôi khi không được báo trước. Không thể loại bỏ được nguy hiểm, mà phải tìm cách ứng phó với nó. Nhưng đương đầu với lí trí sáng suốt, bằng khả năng dự đoán nhạy cảm và bằng mẹo chứ không phải lúc nào cũng hoàn toàn bằng sức lực. Trẻ cần nhận biết được dấu hiệu của sự nguy hiểm. Mỗi hiện tượng khi xảy ra đều có nguyên nhân. Vì thế, suy luận hợp lí sẽ giúp trẻ lường trước và tìm cách để giảm bớt hậu quả nghiêm trọng. Có rất nhiều tình huống xảy ra có thể de dọa đến sự an toàn của các con, vì thế các con cần hiểu được trong tình huống nào thì phải làm gì để tránh sự nguy hiểm. Tôi đã đưa ra các tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, khi đặt huống tôi yêu cầu các nhóm thảo luận câu trả lời phải giải quyết tình huống đó thế nào, sau đó các nhóm nghe và nhận xét cách giải quyết, cuối cùng thì phân vai đóng để các con nhớ được nhanh và lâu hơn.  Tình huống thứ nhất. Khi ở gần chỗ các con chơi có một đám cháy, các con thấy đám cháy có nguy hiểm không? Vì sao? Hầu hết các con đều cho rằng mình sẽ tránh xa nơi có đám cháy đó, cũng có trẻ không trả lời được phải làm gì, khi cố giáo gặng hỏi thì lại khóc, đấy cũng là một khó khăn không nhỏ cho giáo viên lớp 1, bởi muốn các con hiều được vấn đề cần kiên nhẫn và mất nhiều thời gian. Trước tiên tôi giải thích cho các con vì sao đám cháy lại nguy hiểm, lửa rất nóng, nó có thể làm các con bị bỏng, khi bị bỏng thì da rất rát, rất đau đớn, và sau đó có thể bị nhiễm trùng, lửa có thể khiến các con bị thương, thậm chí có thể lấy đi sinh mạng của các con nữa. Khi các con hiểu được sự nguy hiểm của lửa, thì các con ý thức được rằng nên tránh xa những đám cháy, báo cho người lớn biết để xử lí. Nếu không may mắn bị bỏng thì phải ngâm ngay chỗ bị bỏng vào nước mát… Hướng dẫn các con số điện thoại gọi cứu hỏa 114. Giáo viên: Bành Đức Hiền 7 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương (Hình ảnh mang tính chất minh họa) Giáo viên: Bành Đức Hiền 8 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Tình huống thứ hai. Nước sôi: Nếu các con nhìn thấy một nồi nước đang sôi các con phải nghĩ ngay đến nguy hiểm có thể đến với mình như: Bị bỏng, bị ngã vào nồi nước…Trong trường hợp đó các con phải nhanh chóng tránh xa nơi có nồi nước sôi và hết sức cẩn thận không chơi đùa ở khu vực gần đó bởi vì: Nước sôi nhiệt độ rất cao, nếu không may bị ngã hoặc bị nước sôi đổ vào cơ thể thì cơ thể sẽ bị bỏng cũng gây ra đau đớn giống như lửa. Dẫn đến thân thể bị thương tổn, bị tàn phế hoặc có thể bị chết. Với HS lớp 1 những điều này đều phải giải thích rất cặn kẽ để các con hiểu được và ý thức được sự nguy hiểm do nước sôi gây ra, khi nhận thức được vấn đề các con sẽ có ý thức tránh xa khỏi nơi có thể gây tai nạn cho bản thân. Với tình huống này tôi cũng phải cho các con diễn tập nhiều lần để các con tạo thành thói quen tự bảo vệ mình khi có nguy hiểm. Cô trò diễn tập tình huống "Phòng tránh nước sôi" Giáo viên: Bành Đức Hiền 9 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương h quan Trang trại - Tập làm nông dân GVCN hướng dẫn tận tình cho HS các kĩ năng tự bảo vệ bản thân trong các trò chơi ngoài trời. Giáo viên: Bành Đức Hiền 10 am Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Hình ảnh HS tự tin đi chơi cùng bạn và GVCN Giáo viên: Bành Đức Hiền 11 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Hình ảnh HS tự tin chơi các trò chơi khi đi thăm quan Giáo viên: Bành Đức Hiền 12 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Hình ảnh các cô trang bị cho HS kĩ năng sống. (Minh chứng cho tình huống 1, 2) Giáo viên: Bành Đức Hiền 13 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương  Tình huống thứ ba. Bị lạc: VD xem bắn pháo hoa, lễ hội, tắc đường, đi vào các trung tâm vui chơi, mua sắm…Trong tình huống này tôi phải giúp các con nhận thức ra những nguy hiểm có thể xảy đến với mình như: bị chèn, bị lạc bố mẹ, bị bắt cóc…Những từ ngữ này cũng phải giải thích cặn kẽ, rõ ràng cho các con. Đặc biệt là bị lạc bố mẹ sẽ có thể xảy ra, trong tình huống này các con sẽ phải làm gì? - Tôi dạy các con không nói chuyện với người lạ, nhưng trong trường hợp này các con cần tìm đến những người mặc đồng phục, đeo bảng tên, các con cũng có thể tìm công an, bảo vệ của trung tâm hay bà mẹ có con nhỏ để nhờ giúp. - Chia lớp thành các nhóm đóng vai lần lượt; Vai trẻ bị lạc, vai nhân viên siêu thị, công an, bà mẹ có con nhỏ…để các con thực hành tốt vai trò của mình. Đặc biệt tôi luôn xác định rằng các con phải biết những gì trong các tình huống có thể gặp phải ở trên, lúc nào cần làm gì, như thế nào, các con phải được diễn tập liên tục. Giáo viên: Bành Đức Hiền 14 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương MỘT SỐ TRANG PHỤC CẢNH SÁT, BẢO VỆ HS CẦN NHẬN BIẾT. Giáo viên: Bành Đức Hiền 15 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương - Các con phải nắm được những thông tin chính về gia đình: tên họ của mình, của những người trong gia đình; địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ, của gia đình; nơi mà những người trong gia đình có thể gặp nhau. Tôi thường khuyến khích các con nhớ những thông tin này bằng cách thưởng cho trẻ nếu chúng nhắc lại được một cách chính xác. - Hướng dẫn các con cách gọi đến tất cả các loại điện thoại (di động, cố định, các số khẩn cấp như 113, 114, 115…). Càng tốt hơn nữa nếu cho các con “diễn” thử, đặt các con vào tình huống bị cách ly khỏi gia đìnhquan sát xem các con sẽ liên lạc với người thân như thế nào. - Cho các con biết về vai trò của những người xung quanh: trong những tình huống nguy hiểm, rất nhiều người – kể cả những người không quen biết đều có thể giúp đỡ. Cần giải thích với trẻ rằng bình thường các con có thể không trò chuyện với những người xung quanh ở nơi công cộng, nhưng khi có tai họa xảy ra các con vẫn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ những người không quen biết đó và đa số họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ . - Hướng dẫn các con cách thoát ra khỏi vùng có nguy hiểm và biện pháp đề phòng nguy hiểm ngay chính trong nhà hoặc trong trường học. Chẳng hạn khi có động đất các con phải chạy ngay ra khỏi tòa nhà cáo tầng nếu không chạy được thì nên chui vào gầm giường (nếu ở nhà), gầm bàn, gầm ghế (nếu ở trường); Hay không được tự ý sử dụng những đồ dùng của người lớn. Ví dụ: dùng bật lửa để chơi; dùng dao, kéo đùa nghịch, cho tay vào các ổ điện.....Tất cả những thứ đó để cho người lớn sử dụng chứ không phải là đồ chơi của trẻ con vì tất cả những vật dụng đó nếu không biết sử dụng đều sẽ ảnh hưởng đến tính mạng chính bản thân mình.  Tình huống thứ tư. Khi có người lạ cho con quà hay rồi nhờ vả chuyện gì đó: (GV cần lấy những ví dụ cụ thể cho trường hợp này để trẻ nhận thức rõ ràng khi gặp tình huống tương tự) Dạy các con kỹ năng này đòi hỏi thời gian và sự khéo léo của GV, bởi trẻ dễ bị nhầm lẫn trước việc người cho mình quà là người tốt và người lạ cho quà. Tuy vậy, không phải các con đều không nhận thức được, các con có thể cảm nhận được nguy hiểm từ người lạ. - Các con cần từ chối nhận quà, kẹo bánh của người lạ - Các con cần giữ khoảng cách với người lạ. - Tuyệt đối không ăn, uống những thứ của người lạ nào đưa cho mình. Giáo viên: Bành Đức Hiền 16 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Hình ảnh minh chứng cho các tình huống 4, 5. (Tuyệt đối không nhận quà của người lạ mặt cho). (Khi cần gọi điện thoại cho người thân) Giáo viên: Bành Đức Hiền 17 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương  Tình huống thứ năm. Cảnh báo nạn bắt cóc trẻ em lứa tuổi tiểu học. Người lạ vào tận trường, thậm chí vào cả nhà vệ sinh của trường tiểu học Kì Đồng (Quận 3 TP.Hồ Chí Minh) ngay trong ngày 5/3/2014 vào lúc 16h15 (giờ tan học) đã cho anh học sinh Nguyễn Huỳnh Anh T một chiếc kẹo cao su, Anh học sinh lớp 5 ăn rồi cứ đi theo người thanh niên đó. Đến ngã tư, anh học sinh đó chợt tỉnh và bỏ xuống xe tự chạy bộ đến cổng khách sạn Rạng Đông (Q3 - TP HCM) kêu khóc và đòi về bố mẹ. Được các chú bảo vệ giúp đỡ nên anh học sinh đó không bị bắt cóc. Trường tiểu học Kỳ Đồng, nơi xảy ra nghi án bắt cóc mà em T Hay ngày hôm 2/4/2014 tại Hà Nội: 2 thanh niên đóng giả phụ huynh để bắt cóc học sinh ở tại trường tiểu học Dịch Vọng B (Cầu Giấy - Hà Nội). Có 2 đối tượng trên giả làm PHHS vào đón con nhằm rủ rê học sinh đi theo để thực hiện các hành vi phạm tội. Tuy nhiên đã bị BGH ngăn chặn kịp thời và điều đáng tiếc xảy ra. Giáo viên: Bành Đức Hiền 18 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Nhà trường khuyến cáo, phụ huynh và học sinh cần đề cao cảnh giác hơn nữa Cũng ngay ngày 6/4/2014: Nạn bắt cóc trẻ cướp vàng "Mẹ mìn" sa lưới vì quá tự tin. Sự việc nha sau: Chiều ngày 6/4/2014 mẹ mìn "Nguyễn Thu Tân" là kẻ đã dụ bé gái Lý Thị Thanh Thanh 6 tuổi (lứa tuổi tiểu học) ra khỏi bệnh viện Nhi Đồng 1 để trấn lột 2 đôi bông tai vàng (do mẹ của cháu Lý Thị Thanh Thanh đang bận với việc làm thủ tục khám cho cháu đang bị ốm, cháu quanh quẩn bên mẹ, song đã bị mẹ mìn dụ ra chỗ khác). Song sự việc đã bị phát hiện nhờ có camera => Cháu bé đã tìm lại được người thân trong niềm vui của các chú công an và chính mẹ mình. Mẹ mìn Nguyễn Thu Tâm Giáo viên: Bành Đức Hiền 19 Sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm Trường tiểu học Trưng Vương Cháu Thanh trở về trong niềm hạnh phúc gia đình. Cháu bé 6 tuổi bị bắt có tại bệnh viện Nhi Đồng 1 được công an P.10, Q.10 bàn giao lại cho mẹ của cháu bé. Giáo viên: Bành Đức Hiền 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan