Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học si...

Tài liệu Skkn chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực

.PDF
22
113
54

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA "XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC" I. ĐẶT VẤN ĐỀ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh (cả về vật chất và tinh thần), tạo hứng thú cho học sinh khi đến trường học tập, sự hấp dẫn về môi trường giáo dục; tạo điều kiện để học sinh đi học đầy đủ, với học sinh "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"; tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì học sinh, với các mối quan hệ thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Thực chất của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là sự cụ thể hoá của các yêu cầu dạy tốt học tốt. Môi trường giáo dục tạo nên sự bình đẳng, an toàn, sức khoẻ, hiệu quả và phát huy tính chủ động, sáng tạo, hợp tác của giáo viên và học sinh; trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh; nâng cao hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực; rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh; tổ chức cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá, lịch sử ở địa phương. Trường học mà các nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh được sống và học tập trong một môi trường an toàn. 1 Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phải có sự tham gia của tất cả học sinh, cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và phụ huynh học sinh; sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu cầu xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Thực trạng - Thanh Hoá là tỉnh nghèo, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều vùng miền khó khăn, nhiều xã 135; 11 huyện miền núi, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao so với toàn tỉnh. Giáo dục Thanh Hoá, khối giáo dục có 2.164 trường, trong đó có 653 trường mầm non, 725 trường tiểu học, 05 trường phổ thông cấp 1-2, 648 trường THCS và 104 trường THPT. Với 748.192 học sinh (trong đó, Mầm non: 162.273 trẻ, Tiểu học: 243.891 hs, THCS: 194.430 hs, THPT: 132.298 hs, GDTX: 15.300), giảm 1,9% so với năm học 2009-2010 (mầm non tăng 9.913 cháu; phổ thông giảm 21.700 hs, cụ thể: Tiểu học giảm 1.027 hs, THCS 18.581 hs, THPT 2.047 hs). Toàn ngành có 57.018 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó: GDMN có 13.469 người, GDTH có 17.360 người, THCS có 18.481 người, THPT có 6.727 người. Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua cần được phát huy. Song, toàn Ngành còn bộc lộ những hạn chế trước khi triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" đó là: - Công tác triển khai các Chỉ thị của Bộ, của tỉnh thực hiện nhiệm vụ từng năm học ở một số đơn vị trường học chưa cụ thể, còn có cán bộ giáo viên, học sinh chưa nắm vững được hết các yêu cầu dạy tốt, học tốt: Cơ sở vật chất của nhiều trường học chưa đảm bảo yêu cầu Xanh-sạch- đẹp và an toàn; phần lớn các đơn vị trường học không tổ chức chăm sóc, tìm hiểu các di tích, lịch sử văn hoá ở địa phương; các hoạt động tập thể chưa được coi trọng đúng mức,... 2 - Trong ngành vẫn còn có cán bộ giáo viên hạn chế về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn, chưa thật sự cố gắng tu dưỡng, rèn luyện, còn vi phạm kỷ luật lao động, quy chế chuyên môn. - Những hạn chế và thiếu sót trong đổi mới phương pháp dạy học là: + Một bộ phận cán bộ giáo viên còn có thói quen dạy học thụ động, nặng đối phó với thi cử; một số giáo viên có nhu cầu đổi mới PPDH nhưng chưa làm chủ được phương pháp dạy học tích cực (PPD-HTC), chưa nắm vững kỹ năng và kỷ thuật tổ chức dạy học. Vì vậy, dẫn đến hiện tượng áp đặt PPDHTC một cách hình thức; tổ chức nhiều hoạt động theo nhóm với thời gian ngắn gây nên sự vội vàng, nặng nề, quá tải cho cả giáo viên và học sinh; + Một số giáo viên quen dạy chay ngại sử dụng thiết bị dạy học; một số khác lại lạm dụng trực quan, lạm dụng máy chiếu, gây cho học sinh thiếu sự chủ động trong tiếp thu bài học. Hiện tượng đọc, nhìn chép vẫn còn; + Một số giáo viên chưa nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Khi giảng bài, thường trình bày hết toàn bài trong SGK, ít liên hệ thực tế hoặc liên hệ một cách khiên cưỡng; chưa cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng dạy học; diễn giảng quá nhiều đặt câu hỏi chưa ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để thúc đẩy học sinh (động não); chưa bao quát các loại trình độ học sinh trong lớp; chưa chú ý tạo không khí sôi nổi, bồi dưỡng tình cảm hứng thú trong học tập; + Chỉ đạo đổi mới PPDH của cán bộ quản lý giáo dục chưa bám sát đối tượng học sinh; hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn còn mang tính hình thức; một số giáo viên chưa tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của phong trào thi đua; còn giáo viên vi phạm về nền nếp chuyên môn, nhất là chế độ cho điểm, đánh giá, xếp loại học sinh... - Việc bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học và công tác văn thư lưu trữ ở một số trường học còn yếu; công tác chỉ đạo, kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục chưa được quan tâm đúng mức; việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, 3 giáo viên ở các trường Tiểu học, THCS tại một số huyện, thị, thành phố còn bất cập. - Công tác quy hoạch, cải tạo khuôn viên nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp chưa cụ thể; có Hiệu trưởng chưa tập trung cho công tác quản lý nhà trường, chưa nắm vững nhiệm vụ và chủ đề năm học, làm việc theo ý chủ quan cá nhân, thiếu tính khoa học, đặt ra những quy định chưa phù hợp hoạt động chuyên môn; trong công tác quản lý còn mang nặng phong cách quản lý hành chính, giải quyết sự vụ, thiếu các biện pháp chỉ đạo quản lý chất lượng giáo dục, nhất là chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần của phong trào thi đua. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư xây dựng nhiều, song nhiều trường học vẫn còn quá khó khăn, do thiếu phòng học, phòng bộ môn, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị dạy học thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục phổ thông. Có trường bê tông hoá toàn bộ khuôn viên nhà trường, thiếu thảm cỏ cây xanh; có trường xây dựng khuôn viên, bồn cây làm ảnh hưởng đến tổ chức các hoạt động tập thể, gây lãng phí. Nhiều trường học không có cột cờ, biển trường không đúng theo điều lệ trường học. - Vẫn còn có nơi, có người xem việc giáo dục học sinh là trách nhiệm của ngành, của nhà trường, phó mặc cho các nhà trường tự tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả. - Công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục NGLL ở một số đơn vị hiệu quả còn thấp; một số trường chưa tổ chức tốt các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm. Công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật, công tác phòng chống tội phạm, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh chưa thường xuyên. Do đó vẫn còn có học sinh vi phạm điều lệ trường học phải xử lý kỷ luật, học sinh bị tai nạn thương tích, đuối nước, học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông... 2. Giải pháp 4 2.1. Hướng dẫn, tổ chức phát động phong trào thi đua. Căn cứ Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng THTT, HSTC", Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Văn hoá-Thể thao-Du lịch, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh thống nhất ban hành kế hoạch liên ngành số 1480/KHLN/SGDĐTSVHTTDL-TĐTN về việc triển khai phong trào thi đua; Ban hành Quyết định số 444/2008/QĐ-SGDĐT về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; triển khai và tổ chức thực hiện đến các đơn vi trường học; hướng dẫn các phòng, các trường THPT báo báo tình hình triển khai thực hiện phong trào thi đua theo định kỳ và cả năm học; hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức phát động phong trào thi đua vào ngày khai giảng năm học mới (2008-2009); phối hợp với báo Văn hoá Thông tin để tuyên truyền trên chuyên trang "Gia đình- Nhà trường-Xã hội" và tổ chức cuộc thi viết về các cuộc vận động và phong trào thi đua. 2.2. Ban hành Quyết định số 443/2008/QĐ-SGDĐ về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ công nhận, cụ thể như sau: 2.2.1. Tiêu chuẩn a) Có ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm học. b) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp + Khuôn viên trường sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, thoáng đãng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh. + Trường học có cổng trường, biển trường, nhà trực bảo vệ và tường rào bao quanh; sân trường có cột cờ, có nơi tập trung để tổ chức hoạt động tập thể và được quy hoạch phù hợp với môi trường giáo dục. + Có nguồn nước sạch, nước uống đảm bảo phục vụ đầy đủ cho giáo viên và học sinh toàn trường. + Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. + Khu hoạt động giáo dục thể chất có thảm cỏ, cây xanh bóng mát. + Tổ chức trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc thường xuyên. 5 + Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường, thường xuyên giữ gìn vệ sinh nhà trường, lớp học và cá nhân. c) Tổ chức dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh: + Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. + Học sinh được khuyến khích đề xuất ý kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao. + Có biện pháp khắc phục học sinh bỏ học, học sinh ngồi sai lớp, quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt. d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh: + Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. + Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh. + Học sinh tích cực tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ điểm. + Thực hiện tốt công tác quản lý học sinh. e) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh + Kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỷ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. + Kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội; thái độ thân thiện với bạn bè lễ phép, kính trọng người cao tuổi và thầy cô. + Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích thường gặp, như: Tai nạn giao thông, bạo lực trong trường học, đuối nước và các tai nạn khác,... + Tiếp tục thực hiện "Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường" (Số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT); xây dựng nhà trường đạt cơ quan văn hoá. 6 g) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích văn hoá, lịch sử ở địa phương. + Mỗi trường đều nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hoá hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. + Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá một cách hiệu quả, phát huy giá trị của các di tích cho mọi người trong cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. h) Có biện pháp phòng, chống TNTT; phòng, chống ngộ độc. 2.2.2. Kiểm tra công nhận Trường học thân thiện, học sinh tích cực Nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ GD& ĐT, đồng thời tập trung đánh giá các nội dung: - Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, cây xanh thoáng mát ngày càng đẹp hơn; Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học. - Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tập thể, hoạt động văn hoá, văn nghệ và TDTT; chăm sóc di tích văn hoá, lịch sử cách mạng; tổ chức trò chơi dân gian hoặc hoạt động vui chơi tích cự khác. - Có nguồn nước sạch, phục vụ đầy đủ cho giáo viên và học sinh. - Không có học sinh bị tai nạn thương tích xảy ra trong trường và không có học sinh vi phạm vào Ma tuý. - Có biện pháp tích cực khắc phục học sinh bỏ học, học sinh ngồi sai lớp; không có cán bộ giáo viên, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo. 2.2.3. Nội dung triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" a) Thành lập ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhà trường: Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng, Phó ban là Chủ tịch 7 công đoàn; các uỷ viên là: Đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Đội TNTP Hồ Chí Minh), giáo viên chủ nhiệm, Khuyến học, chữ thập đỏ trường học... b) Căn cứ vào tiêu chuẩn, nhà trường tổ chức đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, tổ chức các hoạt động tập thể, đồng thời lập kế hoạch nội dung xây dựng và triển khai thực hiện trong từng năm học. c) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tiêu chuẩn trường học thân thiện, học sinh tích cực, bằng những hình thức như: Tổ chức hội nghị, phát động phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu,... d) Các biện pháp để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, nhằm thực hiện từng nội dung phù hợp với điều kiện nhà trường, không quá tải; tập trung xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; xây dựng các mối quan hệ trong trường học, thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng để tổ chức thực hiện có hiệu quả và thật sự có dấu ấn ở địa phương trong từng năm học. e) Thiết lập hệ thống sổ sách ghi chép, theo dõi, giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện. f) Thực hiện đánh giá quá trình triển khai, kết quả thực hiện và hồ sơ đề nghị công nhận “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào cuối năm học. 2.2.4. Hồ sơ, thủ tục công nhận a) Đối với trường mầm non, tiểu học và THCS - Công văn đề nghị của nhà trường gửi UBND huyện, thị xã, thành phố (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn). - Biên bản thẩm định của Ban chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố về kết quả tự đánh giá của nhà trường b) Đối với trường trung học phổ thông 8 - Công văn đề nghị của nhà trường gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (có xác nhận của UBND huyện, thị, thành phố) kèm theo bản tự đánh giá tại phụ lục kèm theo Quyết định này. - Biên bản thẩm định của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về kết quả tự đánh giá của nhà trường, của trung tâm. c) Đối với các phòng giáo dục - Công văn đề nghị của phòng giáo dục và đào tạo (có xác nhận của UBND huyện, thị, thành phố) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị công nhận "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". - Biên bản thẩm định của Ban chỉ đạo huyện, thị xã, thành phố về kết quả tự đánh giá của nhà trường (trung tâm) - Biên bản thẩm định của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về kết quả tự đánh giá của trường tiểu học, THCS và trung tâm giáo dục thường xuyên. 2.3. Tổ chức thực hiện a) Ban chỉ đạo cấp tỉnh - Thành lập trước ngày 15/8/2008 do Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo làm trưởng ban, có sự phối hợp của Sở văn hoá-Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các cơ quan, đơn vị có liên quan. - Tham mưu để cấp uỷ Đảng, chính quyền có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp triển khai thực hiện, huy động các lực lượng tham gia. - Tổ chức quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng và kế hoạch triển khai của tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố; tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Sở Giáo dục và Đào tạo chọn 1 di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng tiêu biểu ở địa phương để hỗ trợ chăm sóc gồm: Khu di tích Lam Kinh. - Thực hiện nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một trong những tiêu chí thi đua của giáo dục các huyện, thị xã, thành phố; các trường THPT , đơn vị trực thuộc và công tác quản lý trường học. 9 - Tổ chức kiểm tra, đánh giá, thẩm định công nhận kết quả thực hiện xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học trong tỉnh, cùng với các đợt giao ban cuộc vận động "Hai không" và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". b) Ban chỉ đạo cấp huyện - Thành lập trước 20/8/2008, trưởng phòng GD&ĐT làm trưởng ban. - Phòng Giáo dục và đào tạo: Tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố thành lập BCĐ có sự tham gia của các tổ chức, ban ngành cấp huyện. - Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại địa phương. - Tổ chức quán triệt chỉ thị của Bộ trưởng, kế hoạch triển khai thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của tỉnh và triển khai kế hoạch của huyện đến hiệu trưởng các trường học trong địa bàn. - Chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các trường học trên địa bàn; đôn đốc, hướng dẫn các trường thực hiện có hiệu quả. - Đề nghị thẩm định, công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS và TTGDTX trong địa bàn. - Đưa nội dung, tiêu chuẩn xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là một trong những tiêu chí thi đua của các đơn vị trường học và công tác quản lý nhà trường. - Báo cáo kết quả thực hiện về Ban chỉ đạo cấp tỉnh qua (Sở GD&ĐT). - Mỗi phòng giáo dục và đào tạo chọn 1 di tích văn hoá, lịch sử tiêu biểu ở địa phương để hỗ trợ chăm sóc. - Riêng bậc học mầm non trên cơ sở tiêu chuẩn, nội dung xây dựng tại Chỉ thị Số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh và điều lệ trường mầm non. 10 - Nội dung tổ chức hỗ trợ và chăm sóc di tích văn hoá lịch sử, căn cứ đặc điểm tình hình ở địa phương, các huyện, thị, thành phố cần hướng dẫn các trường có điều kiện thuận lợi tham gia. - Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống dân tộc, văn hoá một cách hiệu quả, phát huy giá trị của các di tích cho mọi người trong cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. - Mỗi huyện chỉ đạo và phấn đấu có 1 trường được công nhận "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong năm học 2008-2009. c) Các trường phổ thông - Thành lập Ban chỉ đạo: Trước ngày 30/8/2008. - Tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, quán triệt Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; triển khai và tổ chức phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tại lễ khai giảng năm học 2008- 2009. - Thực hiện nội dung "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là một trong những tiêu chí thi đua của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh. - Báo cáo kết quả thực hiện về phòng GD&ĐT (đối với trường tiểu học, THCS), về Sở GD&ĐT ( đối với trường THPT). Các phòng, ban cơ quan Sở, các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, căn cứ nội dung xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Ngành chủ động triển khai công việc nhằm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo kế hoạch triển khai trước ngày 25/9 hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá thực hiện phong trào thi đua trong từng năm học (trước ngày 30/5). III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau ba năm triển khai, thực hiện phong trào thi đua, Giáo dục Thanh Hoá đạt được những kết quả nổi bật trong quá trình chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị 11 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng THTT, HSTC", cụ thể là: 1. Về số lượng, tỷ lệ trường tham gia phong trào: 2164 trường đăng ký tham gia/2164 tổng số trường của tỉnh (đạt 100%) 2. Kết quả triển khai thực hiện 5 nội dung phong trào thi đua 2.1. Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn - Số trường có khuôn viên cây xanh, cây cảnh được quy hoạch đảm bảo thoáng mát, luôn sạch đẹp là: 2.111 trường - Tổng số cây trồng mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 228.968 cây. - Số trường có công trình vệ sinh xây mới (tính từ tháng 9/2008 đến nay): 1.057 công trình. - Số trường có đủ bàn ghế, phự hợp với độ tuổi học sinh:2164 trường. - Số trường có đủ cơ sở vật chất đảm bảo an toàn trong khuôn viêntrường: Phòng học, bàn ghế, tường rào, các thiết bị điện nước sinh hoạt, thiết bị dạy học; vườn cây, ao, hồ, đó có các biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh: 2164 trường. - Các trường đều có nội dung, chương trình và thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh về việc bảo vệ, xây dựng trường lớp xanh, sạch đẹp và an toàn. - Kết quả thực hiện “3 đủ” (đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở) Các trường đều phối hợp với các ngành, đơn vị và thực hiện tốt việc đảm bảo “3 đủ” cho 100 % học sinh. Những chuyển biến trong việc khắc phục hiện tượng thiếu ăn, thiếu mặc và thiếu sách vở. Cụ thể: Các trường đều vận động đóng góp giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn; các bạn được tặng quà trong dịp Tết nguyên đán, ngày lễ; được nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ học tập… Giải pháp của địa phương trong việc đảm bảo thực hiện “3 đủ”: + Chia khó với vùng cao 12 + Tổ chức các phong trào quyên góp sách vở đã dùng để giúp đỡ các bạn trong vùng lũ lụt, gặp khó khăn trong cuộc sống. + Các trường ở miền núi đã xây dựng các khu nội trú cho học sinh vùng cao; cho mượn sách giáo khoa đối với các em HS thuộc diện khó khăn, học sinh vùng dân tộc thiểu số…kịp thời thực hiện các chế độ cho học sinh thuộc diện nghèo được nhà nước trợ cấp hàng tháng, miễn giảm tiền học phí và các khoản đóng góp của nhà trường cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. - Kết quả thực hiện đi học an toàn: + Hàng năm Ban ATGT tỉnh đều có những văn bản hưởng dẫn thực hiện Tháng ATGT, phát động giữ gỡn TTATGT trước, trong và sau Tết nguyên đán; thực hiện các đợt cao điểm về ATGT; + Chỉ đạo các đơn vị, trường học bám sát các nội dung giáo dục trong chương trình chính khóa, hoạt động ngoại khóa của môn GDCD và HĐGDNGLL để triển khai các nội dung giáo dục ATGT cho cán bộ giáo viên và học sinh trong các nhà trường. Hàng năm, Sở đều triển khai các hoạt động tuyên truyền về ATGT; thực hiện tốt việc chấp hành TTATGT và đi học an toàn cho học sinh trong các đơn vị trường học; tổ chức các đợt tập huấn, các cuộc thi cho học sinh các bậc học, cấp học từ Mầm non, Tiểu học đến THCS, THPT như: Bé với ATGT (MN); Rung chuông vàng (Tiểu học, THPT); phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình “Chúng em với ATGT” (THCS)… + Việc thực hiện của các nhà trường: Các trường học đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và GDATGT theo đúng hướng dẫn của Ngành. Các hoạt động triển khai nội dung giáo dục ATGT được thể hiện dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn và đem lại hiệu quả cao. Tiêu biểu là các đơn vị: THPT Quảng Xương 1. THPT Hàm Rồng, THPT Tĩnh Gia 1, THPT Hoằng Hóa 2, PGD Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Hà Trung, Thạch Thành 3 … 13 Số vụ học sinh đánh nhau: 2; số lượng học sinh đánh nhau: 5 Số học sinh bị tai nạn giao thụng: 15; Các tai nạn thương tích khác: 03 Đánh giá những ưu, khuyết điểm của việc thực hiện các nội dung Các trường đều đã có kế hoạch cụ thể cho từng thời điểm trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn cho học sinh, đảm bảo về cơ sở vật chất cho nhà trường đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực. Xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp đã được các trường thực hiện thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, có kiểm tra, đôn đốc, đánh giá cụ thể. 2.2. Dạy học có hiệu quả, phự hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh, giúp các em tự tin trong học tập. - Số học sinh bỏ học năm học 2010 - 2011: 3.064 học sinh (HS)/tổng số 570.619 HS, chiếm tỷ lệ 0,54 %, trong đó: - Tổng số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã dự tập huấn về đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (từ tháng 5/2010 đến nay): 5.044 người/tổng số 5044 người. - Tổng số giáo viên đã dự tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (5/2010 đến tháng 5/2011), tổng số: 48.063 người/ tổng số 48.063 - Số trường đã ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH, đổi mới hoạt động giáo dục cho học sinh: 2164 trường - Số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi (GVDG) từ cấp huyện trở lên (năm học 2010 – 2011):17.448 giáo viên. - Toàn tỉnh có 86.405học sinh/ tổng số 585.914 HS (phổ thông) đạt học sinh giỏi năm học 2010 – 2011: Những kết quả nổi bật: Hầu hết cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường có ý thức trong giảng dạy, tích cực thực hiện phong trào thi đua. Các giáo viên trẻ tiếp cận và ứng dụng CNTT vào giảng dạy khá thuận lợi; Chất lượng 14 giáo dục được nâng dần, cụ thể: 4 năm liên tục Thanh Hóa có học sinh đạt giải Olympic Quốc tế (2 HCV, 1 HCB và 4 HCĐ) ở tất cả các môn thi. Năm học 2010 - 2011 các trường THPT không chuyên cũng đã có thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, như các trường: THPT Ba Đình (có 01 học sinh đạt giải ba môn Lịch sử), THPT Lương Đắc Bằng (có 01 học sinh đạt giải khuyến khích môn Lịch sử), THPT Mai Anh Tuấn có học sinh đạt giải khuyến khích quốc gia môn Sinh học. Giáo dục Thanh Hoá luôn luôn trong tốp dẫn đầu cả nước về số học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ hàng năm. 2.3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Các trường đã xây dựng được Quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó; Có 1512 trường tổ chức các câu lạc bộ, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn luyện các kỹ năng sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho học sinh. Các câu lạc bộ đã được tổ chức ở các nhà trường: Câu lạc bộ Khoa học trẻ; “Âm vang Ba Đình”, “Văn nghệ xung kích”, TDTT (Cầu lông, bóng chuyền), CLB khiêu vũ quốc tế,… 2.4. Tổ chức hoạt động tập thể Tất cả các trường đều có chương trình hoạt động tập thể định kỳ và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt; có 1512 trường đã đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí của học sinh tại trường. Số huyện có tổ chức Hội thi văn hóa văn nghệ, TDTT hoặc tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh các cấp: 27 huyện /tổng số 27 huyện. 2.5. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sócvà phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. 15 Tỉnh đã có tài liệu giới thiệu về các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương thông qua chương trình giáo dục địa phương để giới thiệu cho học sinh truyền thống cách mạng, văn hóa, các địa danh du lịch, văn hóa, di tích lịch sử… Toàn tỉnh có 1138 trường phổ thông nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nghĩa trang liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia Đình thương binh, liệt sỹ. Thông qua hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân với những người có công với quê hương đất nước; qua tìm hiểu các giá trị văn hóa tinh thần của các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh giúp các em hiểu thêm, yêu thêm quê hương mỡnh, hiểu rõ giá trịcủa các di tích và tự hào về truyền thống cách mạng cũng như danh thắng của một miền đất địa linh nhân kiệt; tự hào về Tổ quốc Việt Nam và có ý thức gỡn giữ, bảo vệ thành quả ông cha để lại, thiên nhiên ban tặng… 3. Kết quả kiểm tra, đánh giá và công nhận trường học thân thiện, học sinh tích cực 3.1. Toàn tỉnh có 65 trường đánh giá xếp loại cần cố gắng, 312 trường trung bình, 723 trường khá, 770 trường tốt, 298 trường xuất sắc, cụ thể: Mầm non: 25 CCG, 143 TB, 224 K, 175 T, 86 XS. Tiểu học: 18 CCG, 69 TB, 214 K, 308 T, 123 XS. THCS: 12 CCG, 73 TB, 248 K, 253 T, 65 XS. THPT: 5 CCG, 20 TB, 29 K, 28 T, 22 XS. Trung tâmGDTX: 5 CCG, 7 TB, 8 K, 6 T, 2 XS. 3.2. Những tập thể (trường, tổ, nhóm) tiêu biểu có nhiều sáng kiến trong việc thực hiện các nội dung của phong trào thi đua. - Tổ chức diễn đàn Hội đồng giáo dục trường để nâng cao tính tích cực thân thiện trong một tiết học. 16 - Tổ chức Hội chợ “Quà quê, hội thi Thời trang bảo vệ môi trường”; giao lưu “Thầy cô với các thế hệ học trò”; chuyên đề: Thơ mới; Tổ chức thi Olympic các môn văn hóa với các trường lân cận - Quyên góp ủng học xây nhà Nhân ái cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ủng hộ nhân dân các tỉnh Miền Trung bị lũ lụt và Nhân dân Nhật bản bị động đất sóng thần (hơn 5 tỷ đồng) - Tổ chức Lễ Tri ân các Anh hùng liệt sĩ ngày 27/7; Tri ân của học sinh khối 12 ra trường; chia tay các thầy cô nghỉ chế độ; Phát động cuộc thi viết “Chắp Lời tri ân” và đêm giao lưu nghệ thuật “Thay Lời tri ân (TP Thanh Hoá); tổ chức lễ phát động “Ngày về nguồn” (Thọ Xuân); Xây dựng đài di tích Am Tiên, Đền Bà Triệu (Triệu Sơn),... - Cấp kinh phí hỗ trợ các trường bồi dưỡng học sinh yếu kém, hạn chế học sinh ngồi sai lớp (Quảng Xương) - Tổ chức thành công Hội thảo đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện (Bá Thước). Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng tốt các mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội (Tĩnh Gia) - Hầu hết các trường trong tỉnh đã có các giải pháp giúp đỡ học sinh yếu kém nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trong các nhà trường, chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tiêu biểu: THPT Hàm Rồng, Bỉm Sơn, Ba Đình, Mai Anh Tuấn, Lương Đắc Bằng, Thạch Thành 3, DTNT tỉnh, PGD Thọ Xuân, TP Thanh Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa, ...; 3.3. Kết quả thực hiện sáng kiến - Tính thân thiện, cởi mở, gần gũi và biết chia sẻ giữa thầy cô và học sinh được tăng lên rõ rệt. Các tiết học trở nên sinh động hơn, gần gũi và nhẹ nhàng hơn; 17 - Tinh thần trách nhiệm, ý thức cộng đồng và bảo vệ môi trường của học sinh được nâng lên rõ rệt, hiện tượng vứt rác bừa bãi, viết vẽ lên tường, bàn ghế được chấm dứt hoàn toàn. - Tính chủ động và sáng tạo trong học sinh được phát huy có hiệu quả; Chất lượng giáo dục toàn diện nâng lên. Tình trạng gây gổ, bạo lực học đường giảm hẳn. 3.4. Có nhiều bài viết về kinh nghiệm, sáng kiến, tài liệu tham khảo về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được nêu trên trang web của Sở Giáo dục và Đào tạo, báo đài. 3.5. Sở GD&ĐT Thanh Hóa đã phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, Hội khuyến học, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh... hỗ trợ và khen thưởng cho học sinh, sinh viên có nhiều thành tích trong học tập và vượt khó vươn lên trong học tập như “Quỹ khuyến học Doãn Tới”, “Quỹ khuyến học Lê Xuân Lan”, Sacombank đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó, Bưu chính Viễn thông tặng các suất học bổng cho học sinh các trường tham gia chương trình “Âm vang xứ Thanh”,.. lên tới gần 30 tỷ đồng... Những kết quả nổi bật: Sự chuyển biến tích cực nhất là chuyển đổi hành vi và thái độ của thầy và trò trong các nhà trường; mối quan hệ thầy – trò trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn. Những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, gây gổ xích mích và đánh nhau trong các nhà trường giảm hẳn. ý thức rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động phong trào và hoạt động xã hội cũng như ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh của học sinh được nâng lên rõ rệt. Ngày càng nhiều học sinh có nhiều sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp học cũng như từng bước tiến hành các nghiên cứu khoa học ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Nhiều đơn vị trường học đã phát huy được tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế; dạy và học có hiệu quả , phù hợp với đối tượng học sinh; Tổ chức tốt các hội thảo, triển khai các chuyên đề 18 chuyên môn và đưa ra được các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá… Tinh thần trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ của công, bảo vệ môi trường được nâng lên; ý thức cộng đồng càng được phát huy; đặc biệt tính chủ động, sáng tạo, sự thân thiện, cởi mở, gần gũi và biết chia sẻ giữa thầy cô và học sinh, giữa học sinh với học sinh được tăng lên rõ rệt; Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của các trường đã có những tác động đáng kể đến các lĩnh vực của địa phương như: Chất lượng giáo dục của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh thi đậu tốt nghiệp THPT, thi đậu các trường Đại học, Cao đẳng cao hơn trước, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ do các trường tổ chức đã thu hút sự quan tâm và chú ý của nhiều người dân địa phương. Vì thế, có thể thấy phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và cảm thụ văn hóa nghệ thuật của học sinh. Giáo viên, học sinh nhận thức được trách nhiệm trong thực hiện phong trào nên đã tích cực hưởng ứng các hoạt động thi đua, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào trong giảng dạy học tập. III. KẾT LUẬN Sau 3 năm chỉ đạo thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Phong trào thi đua đã được đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội đồng tình hưởng ứng tham gia một cách tích cực và đạt được kết quả khá toàn diện, đặc biệt là ý thức của học sinh trong việc học tập, rèn luyện và giữ gìn vệ sinh môi trường được nâng lên rõ nét ở tất cả các trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Đã huy động, tiếp nhận hầu hết trẻ trong độ tuổi quy định đến trường. Việc giải quyết học sinh bỏ học gắn liền với việc giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn được các địa phương, đơn vị trường học quan tâm, vì vậy đã giải quyết cơ bản số học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn. Các đơn vị, trường học đã nắm 19 vững những yêu cầu của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là sự cụ thể hoá của yêu cầu “Dạy tốt, học tốt” và đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục; tham gia tích cực hoạt động chăm sóc Di tích lịch sử văn hoá ở địa phương; tổ chức có hiệu quả phát động cuộc thi viết “Chắp cánh lời tri ân” và đêm giao lưu nghệ thuật “Thay lời tri ân” cho học sinh, lễ phát động “Ngày về nguồn”, lễ phát động “Trồng cây” đầu xuân; tổ chức lễ chia tay cho học sinh lớp cuối cấp ra trường. Toàn ngành triển khai các giải pháp để phấn đấu 100% các trường học có nguồn nước sạch và các công trình vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Tập trung xây dựng tốt các mối quan hệ trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và xã hội; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho HSSV. Công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên, học sinh đã được các đơn vị quan tâm. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời gian tới, Giáo dục Thanh Hoá tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"./. Ngày 5 tháng 7 năm 2011 Người thực hiện Lê Văn Nguồn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng