Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Tiểu học Skkn chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn...

Tài liệu Skkn chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn

.DOC
38
30
130

Mô tả:

1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu phát triển giáo dục đã nêu rõ: “ Đổi mới mục tiêu nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa tăng chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”. Trong các bậc học, bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học. Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh . Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của HS không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt; một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn . Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường. Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt, có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng. Vì vậy, ở trường nào tổ chuyên môn hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo thì trường đó hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao. Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học.” để nghiên cứu và tiếp tục thực hiện trong năm học này.
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Mục tiêu phát triển giáo dục đã nêu rõ: “ Đổi mới mục tiêu nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô , vừa tăng chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục”. Trong các bậc học, bậc tiểu học là bậc học tầm quan trọng trong giáo dục cũng như trong đời sống của xã hội, đòi hỏi các nhà quản lý cần phải quan tâm và có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nâng cao chất lượng dạy học là việc làm bức thiết, hết sức quan trọng đối với Ban giám hiệu nhà trường nhằm hoàn thành có chất lượng kế hoạch nhiệm vụ năm học. Muốn đạt được mục tiêu kế hoạch năm học đề ra phải thông qua hoạt động chủ yếu của nhà trường đó là hoạt động dạy và học. Hoạt động dạy học là hoạt động chính, nó chiếm nhiều thời gian nhất trong hoạt động chung của nhà trường. Đây là một quá trình thống nhất không thể tách rời và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Điều này khẳng định vai trò của người giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục, học tập của học sinh . Tuy nhiên sự phát triển toàn diện của HS không chỉ phụ thuộc vào từng giáo viên mà nó còn phụ thuộc vào tập thể sư phạm đồng đều về mọi mặt; một tập thể thống nhất trong nhà trường đó chính là tổ chuyên môn . Tổ chuyên môn giúp Ban giám hiệu chỉ đạo các hoạt động sư phạm của một khối lớp trong nhà trường. Do đó việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn sẽ giúp giáo viên tập trung vào hoạt động chủ yếu của dạy học là dạy tốt, có như thế mới khắc phục được tình trạng giảm sút chất lượng đồng thời còn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Nhưng trong thực tế, hiện nay vẫn còn một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng. Vì vậy, ở trường nào tổ chuyên môn hoạt động tích cực, năng động, sáng tạo thì trường đó hoạt động dạy học có chất lượng và hiệu quả cao. 1 Từ những nội dung phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học.” để nghiên cứu và tiếp tục thực hiện trong năm học này. 2. Ý nghĩa của giải pháp mới. Làm công tác quản lý trong nhà trường bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: Để nâng cao chất lượng trong nhà trường thì vấn đề then chốt là phải nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Bởi trong nhà trường, tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi hoạt động dạy và học, nhiệm vụ công tác để đảm bảo hiệu quả của kế hoạch năm học.Vì vậy việc xây dựng tổ chuyên môn vững mạnh là trách nhiệm của người làm công tác quản lý phụ trách chuyên môn. Chính điều này đã khiến tôi phải suy nghĩ tìm hiểu cơ sở lý luận về hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học và tìm ra phương án chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn, đặc biệt là đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học. Thông qua đó, giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, nâng cao trình độ chuyên môn. Đây chính là thành công ban đầu của sáng kiến. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Nơi tiến hành nghiên cứu: Trường Tiểu học ...... - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh, giáo viên các tổ chuyên môn. - Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 1. Cơ sở lý luận. - Quản lý dạy học ở trường Tiểu học cũng chính là quản lý chuyên môn của nhà trường. Quản lý chuyên môn là quá trình giáo dục đặt ra cho trường Tiểu học sao cho bốn nhân tố then chốt : Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và kết quả giáo dục tương tác thống nhất với nhau. - Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học tiếp lên các bậc học trên hoặc đi vào cuộc sống lao động thực tế. Vì kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động 2 có chủ định vào đối tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ . - Quản lý nội dung giáo dục là vạch kế hoạch và tổ chức điều phối sao cho các môn, các hoạt động theo kế hoạch đào tạo được thực hiện một cách đầy đủ và đúng với mục tiêu giáo dục . - Quản lý phương pháp giáo dục là sự tổ chức điều phối sao cho phương pháp hỗ trợ chặt chẽ nội dung cùng hướng tới việc thực hiện mục tiêu giáo dục . Do đó, quản lý quá trình dạy học chính là quản lý hoạt động của thầy và trò. Vì thế Hiệu trưởng cần quan tâm và thực hiện thật tốt công tác quản lý dạy học trong nhà trường. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là hai hoạt động luôn diễn ra song song, hỗ trợ nhau. Trong đó, giáo viên là người tổ chức các hoạt động học cho học sinh chủ động tham gia một cách tích cực. Muốn có người thầy giỏi thì người làm công tác chuyên môn cần quan tâm đến việc đổi mới nền nếp sinh hoạt chuyên môn vì tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng trong nhà trường, là cầu nối tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả về đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình ở cấp học một cách sát thực. Vì vậy, tổ chuyên môn là tổ chức có ý nghĩa quan trọng trong quyết định hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường . 2. Cơ sở thực tiễn. Qua tìm hiểu thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn tôi nhận thấy hiện nay chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự được chú trọng. Trình độ giáo viên giữ các tổ chuyên môn chưa được đồng đều, một số đồng chí tổ trưởng, tổ phó chưa thật sự là những người tiên phong, gương mẫu trong các phong trào hoặc trình độ chuyên môn chưa thật sắc, vẫn còn tình trạng tổ trưởng là người “sống lâu lên lão làng”. Một ít giáo viên chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động tổ khối chuyên môn trong nhà trường nên tham gia sinh hoạt khối đôi khi chưa đầy đủ hoặc chưa tích cực tham gia đóng góp ý kiến trao đổi về chuyên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy của đồng nghiệp, tạo cho khối hoạt động trầm lặng. Chính vì vậy mà hoạt động của tổ chuyên môn chưa đạt hiệu quả cao. Bản thân là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy trong các hoạt động của nhà trường, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng, hoạt động chuyên môn của nhà trường có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc nhiều vào việc sinh hoạt 3 chuyên môn của các tổ khối. Nó góp phần đưa hoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên, đồng thời nó cũng góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề rất quan trọng, một vấn đề nóng bỏng mà tất cả nhà trường đều phải quan tâm. Dưới sự quan tâm lãnh đạo của BGH nhà trường, người tổ trưởng tổ chuyên môn cần phải linh động tổ chức buổi sinh hoạt chuyên môn khối sao cho có chất lượng hiệu quả. 3. Các biện pháp tiến hành: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu được cơ sở lý luận của dạy và học trong nhà trường Tiểu học, vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. - Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự các buổi sinh hoạt chuyên môn, quan sát, đánh giá chất lượng các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn - Phương pháp đàm thoại: Trao đổi phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Điều tra thực trạng của giáo viên. - Điều tra thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường Tiểu học. 4. Thời gian tạo ra giải pháp: Năm học 2018-2019. B. NỘI DUNG I. MỤC TIÊU. Năm học 2019- 2020, là năm học thực hiện Tiếp tục rà soát, bổ sung, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo định mức để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; bảo đảm về cơ cấu để thực hiện dạy học đủ các môn học theo quy định của chương trình. Thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai CTGDPT 2018 vào năm học 2020-2021; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; Chuẩn bị 4 điều kiện để thực hiện CTGDPT 2018: Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 1; hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp 1 theo CTGDPT 2018. Chú trọng đổi mới công tác quản lí, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lí, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Nâng cao tỉ lệ và chất lượng dạy học 2 buổi/ngày; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục; tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác truyền thông. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo. Khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục tiểu học. Đôn đốc kiểm tra, giám sát các trường tiểu học trong công tác điều hành, quản lí, tổ chức các hoạt động dịch vụ giáo dục của nhà trường nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn, chất lượng. Tiếp tục triển khai nghiêm túc, có chất lượng việc thực Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo. Tổ chức thực hiện nội dung dạy học theo hướng tiếp cận định hướng CTGDPT 2018; đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng công tác đánh giá học sinh tiểu học; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tế, Trường Tiểu học ..... là một trường có 23 CBGV - NV với 525 học sinh, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đápứng cho việc dạy và học cho thầy và trò. Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm. Các tổ chuyên môn trong nhà trường đã có từ nhiều năm học trước. Song trong thực tế các tổ chuyên môn trong nhà trường sinh hoạt còn hạn chế, nội dung sinh hoạt thiếu phong phú dẫn đến hiệu quả chưa cao vì vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn? Nâng cao chất lượng đội ngũ? Những khó khăn trên thực sự là nỗi trăn trở của người cán bộ quản lý trong nhà trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng giáo dục, tôi đã xây dựng kế hoạch năm học 2018- 2019 và xác định được mục tiêu phấn đấu và trách nhiệm trong công tác giáo dục và đặc biệt quan tâm đến nội dung đổi mới chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng trong nhà trường. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 1. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1.1: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG. 5 a. Thực trạng dạy của giáo viên: Thực tế trong công tác quản lý, tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn có tinh thần học hỏi, trách nhiệm với công tác chuyên môn, tích cực năng nổ, nhiệt tình tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công tác dạy và học. Đồng thời, Ban giám hiệu chúng tôi cũng nhận thức rõ vấn đề này nên đã có nhiều biện pháp chỉ đạo tốt công tác này nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tuy nhiên hiện nay, các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm, một số giáo viên mới ra trường nên về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế do : - Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình nội dung, phương pháp dạy học - Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó. - Một số giáo viên thiếu tự tin vào năng lực chuyên môn của mình nên không mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp khi tham gia sinh hoạt tổ. - Một số ít giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc sinh hoạt tổ khối. Bên cạnh đó, vấn đề HS cũng cần được quan tâm vì các em là chủ thể trong quá trình dạy học do đó chất lượng học tập của học sinh sẽ quyết định hiệu quả giảng dạy của giáo viên . 2. Thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn: - Những năm trước đây, do cơ sở vật chất thiếu cụ thể: thiếu phòng học, việc sắp xếp thời khóa biểu cho học sinh học 9 - 10 buổi/tuần cho học sinh cùng khối, tổ cùng buổi dạy gặp khó khăn do một số lớp trong tổ phải học đan xen buổi học. Vì vậy, việc sinh hoạt tổ nhóm cũng gặp khó khăn. Mặt khác việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn chưa được đặt đúng vai trò của nó vì vậy sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt chất lượng cao. Tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch tuần, ghi sẵn trong sổ rồi cho GV ghi nội dung các chuyên đề, phần thảo luận, xây dựng và rút ra bài học kinh nghiệm của các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn chưa được chú trọng, phần đúc rút được một kiến thức hay kinh nghiệm gì từ các nội dung các buổi họp hay các chuyên đề còn hạn chế. Như vậy vai trò của tổ chuyên môn chưa phát huy được hiệu quả trong công tác dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. 6 - Có nhiều GV mới về trường, trình độ đào tạo Cao đẳng liên kết, kinh nghiệm nghề nghiệp chưa có. Một số đồng chí tuổi cao, trình độ nhận thức và chuyên môn có hạn. Nhiều đồng chí tính tình còn nhút nhát không dám thể hiện mình trước đám đông, không dám bày tỏ quan điểm của mình khi sinh hoạt tổ chuyên môn hoặc khi đúng trên bục giảng có người dự mất bình tĩnh nên chất lượng giờ giảng không cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường, chất lượng học tập của các lớp chưa được đồng đều, còn nhiều học sinh học yếu. Mặt khác, thành viên trong khối có sự thay đổi, đặc biệt là khối trưởng mới nên chưa nắm rõ về nền nếp sinh hoạt tổ chuyên môn, cách thực hiện hồ sơ sổ sách và các hoạt động khác như thế nào ? Từ đó, việc quản lý tổ chuyên môn của khối cũng gặp không ít khó khăn, nhất là việc quản lý quá trình dạy học. Những vấn đề trên đặt ra cho người làm công tác quản lý phải tìm ra một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học mà tôi đã tiếp tục áp dụng và bổ sung kinh nghiệm trong năm học này. 1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...... Để xây dựng tổ chuyên môn tốt, tôi đã luôn suy nghĩ tìm phương án chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn đi vào chiều sâu của hiệu quả. Thông qua hoạt động tổ chuyên môn, giúp giáo viên bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng sư phạm và kết quả của công tác quản lý dạy học trong nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức, phối hợp một cách đồng bộ, khéo léo trong sự hợp tác cộng đồng trách nhiệm của tập thể sư phạm từ phía người làm công tác quản lý. Sau khi nghiên cứu kĩ các văn bản về công tác chuyên môn và kế hoạch năm học, BGH đã chỉ đạo hoạt động của tổ khối bao gồm các nội dung sau: + Căn cứ vào đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên. Xây dựng biên chế tổ chuyên môn. + Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chuyên môn. + Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và tổ trưởng, giữa giáo viên và học sinh. + Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch và quy chế hoạt động của tổ chuyên môn. 7 + Chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và một số hoạt động tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. (Vì tất cả các hoạt động chuyên môn trong nhà trường rất nhiều mảng với thời gian có hạn nên trong nội dung này tôi tập trung chỉ đạo việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh và giáo viên vẫn giữ vai trò trong quá trình định hướng, tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức trên lớp) cụ thể như sau: a. Tìm hiểu đặc điểm tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên. Từ đó phân công chuyên môn, biên chế tổ chuyên môn cho hợp lý. - Để có kế hoạch chỉ đạo hợp lí, công việc trước tiên mà người cán bộ quản lý cần làm là nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thông qua một số việc làm sau: + Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh gia đình, khả năng công tác, trình độ chuyên môn, sở trường của từng giáo viên. + Trao đổi trực tiếp, gián tiếp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của giáo viên. + Lắng nghe và phân tích dư luận của phụ huynh, học sinh. + Căn cứ vào kết quả công tác của giáo viên trong những năm học trước để tìm hiểu về chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và chất lượng của từng giáo viên nói riêng. Sau khi tìm hiểu nắm bắt được tất cả các thông tin, căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình, năng lực chuyên môn, tâm tư nguyện vọng của từng cán bộ giáo viên cũng như sự đánh giá của phụ huynh học sinh tôi nhận thấy: Đội ngũ CBGV trường Tiểu học ..... có 23 đc GV thì có tới 18 đồng chí đã từng đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, GVG cấp cơ sở, 2 đ/c đã từng đạt GVG cấp tỉnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi mà các thành viên trong nhà trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên trong mỗi năm học, đội ngũ GV của các tổ lại không đồng đều, có đ/c trình độ chuyên môn chỉ dừng lại ở mức độ đạt yêu cầu, có đồng chí do tuổi cao, tiếp thu chậm nên trình độ có hạn. Mặt khác, mỗi năm, GV có sự thay đổi tổ, khối dạy nên hoạt động của tổ gặp không ít khó khăn và chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thật sự chất lượng. Từ thực trạng trên tôi tiếp tục tiến hành: 8 - Họp cán bộ GV trong nhà trường, tuyên truyền cho cán bộ giáo viên trong nhà trường hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tổ chuyên môn, hiểu được sự cần thiết của sinh hoạt tổ chuyên môn. - Họp với hội cha mẹ học sinh và nêu ý nghĩa, mục đích của việc tạo điều kiện cho các cô giáo có thời gian học tập, bồi dưỡng chuyên môn để dạy con em họ là điều rất cần thiết. - Phối hợp cùng đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công chuyên môn cho cán bộ giáo viên sao cho phù hợp với năng lực, hoàn cảnh gia đình và đúng với tâm tư nguyện vọng của giáo viên và sắp xếp lại các thành viên trong tổ, nhóm sao cho trong mỗi tổ nhóm đều có giáo viên cao tuổi, có giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy và giáo viên mới vào nghề và trình độ giữa các tổ sao cho đồng đều. Phân công Cán bộ quản lý và Chủ tịch công đoàn sinh hoạt theo các tổ chuyên môn. - Chọn tổ trưởng và nhóm trưởng( tổ phó) trên tinh thần bầu chọn, thống nhất cao của tập thể nhà trường. Xác định nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn trong nhà trường là cầu nối vững chắc giữa nhà trường với GV và quan hệ tình bạn, tình đồng chí giữa các thành viên trong tổ có tốt hay không là do kĩ năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động của người tổ trưởng, tổ phó. Mỗi tổ chuyên môn đều phải có giáo viên đầu đàn làm tổ trưởng, tổ phó. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, Ban giám hiệu chúng tôi đã cân nhắc và chọn giáo viên có năng lực quản lý và phải là: + Những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm, có tinh thần đoàn kết cao. + Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, nhất là hoạt động phải có kế hoạch . + Người nhiệt tình, kiên quyết, giám quyết định, chịu trách nhiệm với công việc, am hiểu công việc đồng thời có nhiều đóng góp tích cực trong việc xây dựng tập thể vững mạnh. 9 + Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về vật chất lẫn tinh thần. Điều cốt lỗi là biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên của tổ. Vì tổ trưởng, tổ phó là người đứng đầu trong tổ, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng, tổ phó có nhiệm vụ lĩnh hội sự chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, đặc biệt là sự chỉ đạo chuyên môn trực tiếp của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đồng thời chủ động lên kế hoạch chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ về các hoạt động trong nhà trường, trong đó hoạt động dạy và học là chính. Vì vậy, người tổ trưởng, tổ phó phải có uy tín và được tập thể tín nhiệm . b. Xây dựng mối quan hệ tình bạn, tình đồng chí chân thành giữa các thành viên trong tổ. Để tạo được một tập thể tốt về mọi mặt và cùng tiến trong công tác, tôi đã tập trung vào một số việc sau : - Tăng cường việc xây dựng các mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể từ tính cách của mỗi người như lòng yêu mến, tôn trọng đồng nghiệp, quan tâm hợp tác giáo dục, lo lắng công việc chung của tổ, của nhà trường, biết trách nhiệm của mình với xã hội, có ý thức tổ chức tinh thần kỉ luật, tôn trọng lãnh đạo. - Dân chủ hóa hoạt động của tổ, tạo mọi điều kiện cho từng thành viên cùng tham gia vào những công việc chung, tích cực đóng góp xây dựng tập thể vững mạnh. - Biết lắng nghe, phân tích dư luận quần chúng, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, thắc mắc, tạo sự hòa hợp thống nhất và gắn bó các thành viên trong tổ với nhau - Tổ trưởng và giáo viên phải thực sự đoàn kết, mạnh dạn phê bình và tự phê bình, thực hiện công bằng trong xử sự, tạo sự tin yêu của tập thể. c. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên với tập thể tổ chuyên môn, giữa giáo viên với học sinh . * Xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể tổ : - Để xây dựng được mối quan hệ giữa giáo viên với tập thể tổ chuyên môn tôi giúp mọi người nhận thấy rằng: + Tuy mỗi thành viên trong tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau về phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn... nhưng họ đều có chung một 10 mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học. Đó chính là cơ sở của mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và ngược lại . + Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáo dục tập thể của giáo viên, vì chất lượng học sinh không những tùy thuộc tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn của giáo viên mà còn tùy thuộc vào sự phối hợp giáo dục của các giáo viên. Từ đó, tôi tuyên truyền để mọi người thấy được mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể rất quan trọng, nhiều thành viên trong tổ tốt sẽ tạo thành một tập thể vững mạnh và ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều kiện tiến bộ của từng cá nhân. Thành tích của mỗi cá nhân trong tổ sẽ tạo nên thành tích của tổ đó. Nếu một số thành viên trong tổ thực hiện không tốt nhiệm vụ của mình thì đồng nghĩa với việc tổ đó không hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, sinh hoạt trong một tập thể tổ chuyên môn là điều kiện để giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt đồng thời thống nhất nhau về nhận thức và hành động nhằm đạt hiệu quả công tác cao nhất. Khi giáo viên đã nhận thức rõ về mối quan hệ này thì từng thành viên trong tổ sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, mà hoạt động trước tiên là công tác chủ nhiệm. * Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh . Để tạo được mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tôi đã chú trọng chỉ đạo giáo viên phải thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp. Thông qua công tác chủ nhiệm, giáo viên sẽ xây dựng được một lớp học hoàn chỉnh như: + Có Hội đồng tự quản lớp mạnh dạn, năng nổ và biết quản lý lớp tốt. + Lớp học sẽ có nền nếp, biết giữ trật tự trong giờ học. + Có thói quen học tập tốt, phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tích cực học tập của học sinh góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. + Có tinh thần đoàn kết, giúp nhau trong mọi họat động của lớp. + Các em được gần gũi, thân thiện với bạn bè, với thầy cô qua tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ. Ngoài ra, giáo viên cần tìm hiểu thêm về đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh trong lớp để có biện pháp giúp đỡ đồng thời tạo cho các em có niềm vui và sự tự tin khi đến trường, đến lớp. 11 d. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn và xây dựng kế hoạch và quy chế hoạt động của tổ chuyên môn . - Căn cứ vào kế hoạch năm học của PGD và kế hoạch năm học của nhà trường đã được thông qua và xây dựng qua hội nghị viên chức đầu năm. Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn thật chi tiết sao cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. - Phó Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình và được duyệt qua ban giám hiệu. - Xây dựng Quy chế HĐ của tổ CM căn cứ vào Điều lệ của trường Tiểu học. Trước khi xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chuyên môn cần thực hiện những quy chế sau : + Đảm bảo thời gian sinh hoạt tổ khối theo định kì: 2 lần / tháng . + Mạnh dạn phát biểu ý kiến, thống nhất kế hoạch của tổ . + Đoàn kết, tương thân tương ái sẵn sàng giúp nhau trong công tác và sinh hoạt + Nắm vững và thực hiện tốt quan điểm GD của Đảng, hết lòng vì HS thân yêu + Có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành sự phân công của tổ, của nhà trường + Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, ham học hỏi, tự bồi dưỡng CM nâng cao trình độ nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức tác phong sư phạm trở thành “ Mỗi thầy cô là tấm gương sáng cho HS noi theo” . + Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách của Nhà nước và nội quy của nhà trường . Căn cứ vào tình hình thực tế của trường, của tổ, tất cả giáo viên trong tổ tự xây dựng kế hoạch cá nhân, tham gia xây dựng kế hoạch tổ và cam kết thực hiện một số kế hoạch sau : + Kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần. + Kế hoạch dạy học từng học kì . + Kế hoạch kiểm tra – đánh giá HS ở các môn học theo từng giai đoạn. + Kế hoạch phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. + Kế hoạch tham gia các phong trào: GVG – HSG – VSCĐ … 12 + Kế hoạch giáo dục đạo đức HS... + Yêu cầu kế hoạch phải sát, đúng và có giải pháp thiết thực mang tính khả thi cao. e. Đổi mới nội dung và hình thức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn: Là người làm công tác quản lý trong nhà trường, tôi xác định có nhiều nhân tố để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, trong đó, đổi mới hoạt động tổ chuyên môn là nhân tố quyết định hàng đầu. Đây là công việc khó khăn đòi hỏi BGH nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phải tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động, nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, phải biết chia sẻ từ cái đơn giản đến cái khó, phức tạp để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy. Có như thế, tổ chuyên môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Để hoạt động của tổ chuyên môn phát huy được hiệu quả chúng tôi đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn tôi đã chỉ đạo nhà trường thực hiện một số giải pháp trọng tâm cụ thể: + Thay đổi nhận thức về sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: Ngoài các nội dung đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục. Chúng tôi đã chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn cần phải thay đổi và đi vào chiều sâu như coi trọng sinh hoạt cho giáo viên về kĩ năng dự giờ, đánh giá giờ dạy bằng cách phân công giáo viên dạy để tổ chuyên môn dự giờ sau đó chia sẻ ý kiến về bài dạy Sinh hoạt tổ chuyên môn dưới nhiều hình thức khác nhau như: Cả tổ chuyên môn cùng nhau xây dựng một tiết dạy mà giáo viên còn nhiều vướng mắc khi giảng dạy. 13 Sinh hoạt tổ theo hướng tập trung nghiên cứu bài học, từ đó GV đưa ra các phương pháp cụ thể phù hợp với định hướng phát triển năng lực học sinh. Trao đổi, nêu ý tưởng sáng tạo cách làm đồ dùng dạy học sau đó tiến hành cùng làm để tạo ra được những đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc tổ chức học tập vui chơi của trẻ. + Phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn: Mỗi tổ chuyên môn đều có giáo viên đầu đàn. Bộ phận giáo viên này là đầu tàu, dẫn dắt tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn nói chung, đổi mới PPDH – KTĐG và nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên nói riêng. Đó là những giáo viên đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, huyện, giảng dạy nhiều năm và có nhiều kinh nghiệm. + Phát triển nhần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi”: Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện nay cho thấy tính đồng thuận và tập thể chưa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là thiên về mục đích cá nhân nhiều hơn việc học hỏi. Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp. + Tăng cường sinh hoạt theo chuyên đề: Tổ trưởng chuyên môn nắm bắt nhu cầu của giáo viên trong tổ mình xem GV có mong muốn được học tập nội dung chuyên môn nào hoặc còn yếu về nội dung nào khi thực hiện giảng dạy ngay từ đầu năm học. Từ đó các tổ cho GV đăng kí tên chuyên đề sẽ thực hiện. Tổ trưởng tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề và báo cáo về BGH và cùng BGH xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề để tổ chuyên môn sinh hoạt theo chuyên đề. Nội dung các chuyên đề không cần phải là những vấn đề quá lớn mà cần quan tâm đến những vấn đề thiết thực mang tính thời sự, là những vấn đề mà giáo viên và học sinh còn vướng mắc trong quá trình dạy và học. Ngoài ra để tổ chức một hoạt động sinh hoạt chuyên đề có hiệu quả người điều khiển - tổ trường chuyên môn cần khơi gợi những ý kiến phát biểu của đồng nghiệp: 14 biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận, biết chủ động vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý, lắng nghe, tôn trọng những ý kiến phát biểủ và đặc biệt là phải chốt được những gì để tháo gỡ những khó khăn đó, để cả tổ cùng nhất trí thực hiện có hiệu quả. + Ngoài ra chúng tôi còn chỉ đạo việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ bằng cách triển khai đến tổ nội dung sinh hoạt. Trên cơ sở đó, tổ tự xây dựng nghị trình sinh hoạt theo một trình tự sau: 1. Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong thời gian qua ( nêu rõ ưu điểm, tồn tại và tìm nguyên nhân của những tồn tại ấy, tìm giải pháp khắc phục. ) 2. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 3. Trao đổi chuyên môn: - Thống nhất 1 số hình thức và phương pháp dạy học ở từng bài. - Giải quyết những vướng mắc về bài có nội dung khó trong quá trình giảng dạy. ( Nội dung sinh hoạt phải là những vấn đề mang tính thời sự, là những giải pháp để giải quyết những khó khăn mà giáo viên, học sinh còn vướng mắc trong quá trình dạy và học, không nhất thiết phải là những vấn đề quá lớn) Để việc trao đổi chuyên môn của tổ đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn họp và từng thành viên nêu những vướng mắc, khó khăn mà học sinh và giáo viên của mình còn mắc trong quá trình dạy học. Sau đó tổ trưởng tổng hợp lại và cho các thành viên trong tổ dựa vào những khó khăn, vướng mắc của đồng nghiệp tự nhận chuyên đề, giải đáp những khó khăn đó, đảm nhận nghiên cứu nội dung, phương pháp dạy học của một môn học đó trong năm học và đăng ký thời gian thực hiện chuyên đề sao cho phù hợp với chương trình giảng dạy ( tức là chuyên đề phải được triển khai trước khi thực hiện nội dung đó trong chương trình giảng dạy quy định). Để đảm bảo nội dung chuyên đề thực sự có chất lượng, trước khi triển khai tôi yêu cầu GV phụ trách chuyên đề đó phải duyệt qua tổ trưởng, sau đó tổ trưởng duyệt qua Phó Hiệu trưởng đạt rồi mới triển khai trong tổ vào lần sinh hoạt tổ ở tuần đầu tiên trong tháng. Nếu triển khai chưa đạt hiệu quả thì tiếp tục bổ sung và triển khai vào tuần thứ 3 của tháng. - Tùy thuộc vào kế hoạch của từng tháng, từng học kì, từng chủ điểm,… mà tổ chuyên môn có thể đổi mới cho nội dung sinh hoạt cho phù hợp. 15 - Tổ chức thực hiện các chuyên đề dạy học thông qua tiết dạy minh họa để so sánh kiểm định việc vận dụng lý thuyết vào thực hành. Qua mỗi tiết, chúng tôi cùng ngồi lại nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm một cách thẳng thắn với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ . - Các bài dạy có nội dung khó của các tuần trong tháng, tổ khối cùng nhau họp, bàn thảo luận đưa ra phương pháp hiệu quả nhất để cùng thực hiện. người tổ trưởng phải linh hoạt trong vấn đề này để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với HS của từng lớp trong khối. Đặc biệt với Tổ Một môn Tiếng Việt công nghệ việc thảo luận các tiết học tiến hành theo từng mẫu, hàng tuần, từng bài học là rất thiết thực. - Song song với việc làm trên, ta có thể lồng ghép các buổi sinh hoạt chuyên môn nội dung thảo luận về việc thực hiện thông tư 22 của Bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục môi trường, rèn kĩ năng sống cho học sinh, lồng ghép an toàn giao thông,...Các kế hoạch lồng ghép với phần nào cần phù hợp với từng bài học sao cho hiệu quả và hợp lý. Thực hiện bàn thảo việc xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp cho Hs trong khối hay có thể, họp bàn xây dựng một tiết dạy công nghệ... thông tin cho cả tổ học tập. Người tổ trưởng tổ chuyên môn cần lưu ý nội dung sinh hoạt chuyên môn của tổ, nội dung phải tùy thuộc vào kế hoạch thực hiện của từng tuần trong tháng, phải luôn luôn đổi mới trong sinh hoạt, bám sát các hoạt động chuyên môn của các thành viên trong tổ, nắm bắt trình độ chuyên môn của các thành viên trong tổ và có biện pháp giúp đỡ cho họ như dự giờ góp ý đưa ra ưu khuyết điểm cho cả tổ cùng biết để rút kinh nghiệm. - Để nâng cao chất lượng dạy học, ngay từ đầu năm tôi yêu cầu giáo viên lập danh sách học sinh yếu kém cần kèm cặp nộp về tổ chuyên môn và bộ phận chuyên môn của nhà trường để theo dõi. Giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm kèm cặp những đối tượng này để các em có sự tiến bộ qua mỗi kì khảo sát. Mỗi lần họp tổ, giáo viên chủ nhiệm báo cáo thực trạng của những học sinh này để tổ bàn biện pháp, tổ cùng GV chủ nhiệm bàn cách giúp đỡ, kèm cặp từng đối tượng học sinh yếu đó để các em có sự tiến bộ trong thời gian tiếp theo. Trong các buổi sinh hoạt tổ nhóm, từng giáo viên chủ nhiệm phải đưa được ra những tồn tại cụ thể của cá nhân từng học sinh lớp mình để tổ thảo luận và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy viêc học tập của từng học sinh. Mỗi lần họp tổ, giáo viên trong tổ cần báo cáo tình 16 hình lớp mình, nếu có Hs cá biệt , cả tổ cần bàn bạc đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp với hoàn cảnh gia đình của HS đó. Cần tạo cho các thành viên trong tổ mới đoàn kết thống nhất. Các ý kiến đóng góp của tổ viên cũng góp phần cho buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng hơn. * Sau thời gian triển khai và thực hiện hoạt động, tổ chuyên môn đã đi vào nền nếp có chiều sâu và không mắc bệnh hình thức, tổ trưởng, nhóm trưởng đã phát huy được nhiệm vụ tối đa của mình trong công tác quản lý tổ, nhóm, giáo viên tự tin và mạnh dạn bày tỏ quan điểm trước tổ để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy, các tiết dạy tốt hơn và chất lượng giảng dạy cũng như việc học tập của học sinh được nâng cao rõ rệt. g. Một số hoạt động khác của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. g1. Việc thực hiện quy chế chuyên môn và thực hiện chương trình. Tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng nhất, đảm bảo chức năng thực thi hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ công tác của nhà trường.Vì vậy, tổ cần thực hiện tốt : * Thực hiện quy chế chuyên môn: - Đối với giáo viên. + Thực hiện đủ các loại hồ sơ sổ sách, cần đảm bảo về nội dung và cập nhật số liệu đúng và chính xác như: sổ chủ nhiệm, sổ hội họp, sổ dự giờ, sổ tự học tự rèn. Bên cạnh đó, giáo viên thực hiện và bảo quản tốt hồ sơ của lớp như sổ theo dõi kết quả - đánh giá học tập học sinh, sổ liên lạc, sổ khám sức khỏe. + Giáo án: Soạn đúng, đủ nội dung dung chương trình ( không được cắt xén hoặc bỏ bớt tùy ý ) và thể hiện rõ từng hoạt động của thầy và trò cũng như nội dung thông tin cần truyền tải đến học sinh ( Chuẩn kiến thức – kĩ năng cơ bản, bám sát nội dung điều chỉnh phù hợp với trình độ cá thể hóa học sinh) + Đảm bảo ngày giờ công không đi muộn về sớm, bỏ giờ bỏ lớp tùy tiện . + Mỗi học kì đăng ký thao giảng 2 tiết và dự giờ ít nhất mỗi tháng 2 tiết có chất lượng. + Lập kế hoạch dạy học tuần, lên lớp phải có giáo án và đồ dùng dạy học phù hợp với bài dạy. 17 + Thực hiện việc nhận xét, đánh giá học sinh phải theo đúng thông tư 22, đồng thời phải rèn cho học sinh phương pháp tự chữa bài đúng yêu cầu và biết kiểm tra đánh giá bài của bạn, giúp bạn cùng tự tìm kiến thức theo như mô hình trường học mới. - Đối với tổ khối : Thực hiện đủ các loại sổ : + Sổ nghị quyết tổ. + Sổ theo dõi chất lượng học sinh. + Sổ thực hiện chuyên đề + Sổ chuyên môn + Khối trưởng ký kiểm giáo án giáo viên trong tổ 1 lần / tháng nhận xét, đề nghị vào sổ để P. Hiệu trưởng theo dõi và kiểm tra. + Các loại sổ khác hàng tháng tổ khối trưởng kiểm tra 1 lần để theo dõi và đôn đốc việc thực hiện cho tốt hơn . * Thực hiện nội dung chương trình. Muốn chỉ đạo tốt việc thực hiện chương trình, người quản lý phải nắm vững nội dung chương trình của từng khối lớp, triển khai trao đổi với giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn nhất là vào đầu năm học để giáo viên nắm mục tiêu nhiệm vụ, đặc trưng của từng môn học. Qua đó, giáo viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của từng môn học để chọn phương pháp thích hợp giảng dạy đạt chất lượng cao. Để đạt được yêu cầu này, GV phải: + Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa. + Xác định đúng mục tiêu, kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt của từng môn học, từng chương, từng bài học. + Xây dựng kế hoạch dạy học và xác định PPDH theo mô hình trường học mới phát triển năng lực học sinh phù hợp với lớp mình phụ trách. + Lên lớp đảm bảo về nội dung kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu yêu cầu kết hợp tổ chức các hoạt động dạy và học đa dạng, phong phú, phát huy được tính chủ động, tích cực, tự học, phát triển năng lực học tập của học sinh, chú trọng nhận xét, động viên, góp ý cho học sinh… ( Có kế hoạch để bồi dưỡng HS có năng khiếu, phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực ở các buổi học tăng giờ ngoài giờ học ). 18 + Tổ chuyên môn phải có kế hoạch tổ chức thi đồ dùng tự làm và khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học hiện có và tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho tiết dạy thêm sinh động, phấn đấu trong năm học mỗi GV tự làm thêm từ 1 - 2 ĐDDH có hiệu quả, thẩm mỹ, phục vụ lâu dài cho bổ sung tiết học, hoặc những phân môn, tiết học còn thiếu ĐDDH, có lưu trữ lâu dài tại tủ của lớp mình để sử dụng nhiều năm (tránh tình trạng dạy chay). Khuyến khích trang bị các phương tiện công nghệ tin học, mỗi GV phải có sổ theo dõi có duyệt KT của BGH và tổ CM về việc mượn và làm thêm ĐDDH từng tháng, cụ thể từng chương, tiết có nhận hoặc làm thêm ĐDDH. Khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ tin học, thiết kế giáo án điện tử thử nghiệm vào giảng dạy và thao giảng ở tổ, dần dần tiếp cận và vận dụng các phần mềm dạy học trên mạng, truy cập vào trang web của Phòng, Sở GD - ĐT (khi có) và có bộ sưu tập riêng trong tư liệu dạy học. Đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tập và tự làm đồ dùng học tập. Khuyến khích mỗi GV/ lớp cần có phân môn giáo án điện tử mẫu, vận dụng 1 phần mềm dạy học, hoặc có đề tài SK dạy học riêng cho từng cá nhân có góp ý của tổ CM và vận dụng phổ biến trong tổ và trường áp dụng. Vở bài tập thực hành phải được xem là phương tiện hỗ trợ dạy và học buổi 2. VBT của học sinh sử dụng ở các môn GV phải kiểm tra bài làm của các em thường xuyên để nhắc nhở các em. Mỗi lớp được trang bị 1 tủ đựng và bảo quản thiết bị, ĐDDH, để tại lớp, tránh mang về nhà, GVCN lớp có trách nhiệm bảo quản, bảo trì và tu bổ các phương tiện dạy học thật tốt để đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả và mang tính lâu dài thuộc tài sản cố định có giao khoán, kiểm kê định kỳ cụ thể. g2. Việc dạy học đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phát hiện và phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực , bồi dưỡng học sinh có năng khiếu . * Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ. - Tæ chuyªn m«n cÇn tæ chøc cho CBGVtrong tæ m×nh n¾m ®îc th«ng t sè 39/2009/TT - BGD&§T Quy ®Þnh gi¸o dôc hoµ nhËp cho trÎ em cã hoµn c¶nh khã kh¨n tíi toµn thÓ phô huynh häc sinh. - Huy ®éng vµ hç trî c¸c trÎ em cã hoµn c¶nh khã kh¨n ra líp häc, kh«ng ®Ó trÎ em thÊt häc. Tæ chøc c¸c líp häc linh ho¹t víi kÕ ho¹ch d¹y häc vµ thêi kho¸ biÓu phï 19 hîp víi ®èi tîng häc sinh vµ ®iÒu kiÖn cña ®Þa ph¬ng; ch¬ng tr×nh häc tËp trung vµo c¸c m«n häc, viÕt vµ tÝnh to¸n. - Gi¸o viªn chñ nhiÖm tõng khu ®i t×m hiÓu tÊt c¶ häc sinh cã hoµn c¶nh khã kh¨n ®Ó n¾m b¾t ®iÒu kiÖn hoµn c¶nh cña tõng em. - Ph¸t ®éng phong trµo “l¸ lµnh ®ïm l¸ r¸ch’’ ®èi víi c¸c em häc sinh ngay t¹i trêng. - Gi¸o viªn chñ nhiÖm quan t©m gÇn gòi c¸c em tr¸nh ®Ó c¸c em c¶m thÊy m×nh tù ti tríc c¸c b¹n. - Tuú thuéc kh¶ n¨ng, n¨ng lùc cña tõng em ®Ó ®iÒu chØnh ph¬ng ph¸p, ph©n phèi néi dung ch¬ng tr×nh kÕ ho¹ch d¹y häc phï hîp víi n¨ng lùc cña trÎ. - MiÔn c¸c kho¶n ®ãng gãp. * Gi¸o dôc cho trÎ khuyÕt tËt. - Nhµ trêng chØ ®¹o c¸c tæ chuyªn m«n triÓn khai tíi 100% CBGV vµ héi cha mÑ häc sinh n¾m ®îc chÝnh s¸ch cña trẻ khuyết tật theo Luật người khuyết tật, Giáo dục trẻ khuyết tật phải phù hợp đối tượng, chủ động điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, chương trình, phương pháp dạy học, đánh giá, xếp loại học sinh khuyết tật. - Huy ®éng tÊt c¶ trÎ khuyÕt tËt hoµ nhËp vµo líp häc. - Hồ sơ của học sinh khuyết tật đầy đủ theo quy định. - §¸nh gi¸ häc sinh khuyÕt tËt theo nguyªn t¾c ®éng viªn, khuyÕn khÝch sù nç lùc vµ sù tiÕn bé cña häc sinh lµ chÝnh; tËp trung vµo c¸c yªu cÇu c¬ b¶n cÇn ®Ët cña hai m«n To¸n vµ TiÕng ViÖt. §¶m b¶o quyÒn ®îc ch¨m sãc vµ gi¸o dôc cña tÊt c¶ häc sinh. - Huy ®éng c¸c nguån lùc ®Ó hç trî cho häc sinh vµ gi¸o viªn trong d¹y häc hoµ nhËp trÎ khuyÕt tËt. Phèi hîp víi c¸c trêng Phôc håi chøc n¨ng ®Ó gi¸o dôc trÎ khuyÕt tËt theo c¸c h×nh thøc tËp trung hoµ nhËp. - Cã ch¬ng tr×nh, biÖn ph¸p gi¸o dôc, gi¶ng d¹y phï hîp víi tõng ®èi tîng häc sinh. - MiÔn c¸c kho¶n ®ãng gãp cho trÎ khuyÕt tËt. - Ban gi¸m hiÖu phèi hîp víi tæ chuyªn m«n cïng gi¸o viªn chñ nhiÖm cïng t×m ra ph¬ng ph¸p, ph©n phèi néi dung ch¬ng tr×nh, kÕ ho¹ch d¹y phï hîp víi n¨ng lùc cña c¸c em. * Phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan