Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn cập nhật và sử dụng văn bản trong dạy học môn gdcd lớp 6....

Tài liệu Skkn cập nhật và sử dụng văn bản trong dạy học môn gdcd lớp 6.

.PDF
21
147
115

Mô tả:

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cấu trúc tổng thể của chƣơng trình môn Giáo dục công dân (GDCD) ở trƣờng trung học cơ sở (THCS) hiện nay có hai phần, đó là: Các giá trị đạo đức và Các chuẩn mực pháp luật (bao gồm: quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền và trách nhiệm của nhà nƣớc). Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy bộ môn GDCD ở trƣờng THCS đóng vai trò quan trọng và chủ đạo trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Hiện tại, hầu hết các văn bản pháp luật đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa môn GDCD ở THCS đã trở nên lỗi thời lạc hậu và không còn giá trị pháp lí do không theo kịp với sự thay đổi của các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Vì vậy, sách giáo khoa không thể nào cập nhật thƣờng xuyên các văn bản pháp luật để đáp ứng tính pháp lí và yêu cầu về nội dung kiến thức của bộ môn GDCD. Xuất phát từ những thực tiễn trong dạy học môn GDCD trong những năm qua, bản thân tôi nhận thấy việc cập nhật và sử dụng các văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD ở trƣờng THCS là điều rất cần thiết và hữu ích để giải quyết những hạn chế trên của sách giáo khoa hiện hành. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Cập nhật và sử dụng các văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 6” để nghiên cứu, với mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và góp phần vì sự phát triển chung của bộ môn. Trong khuôn khổ đề tài này, tôi nghiên cứu trong phạm vi của bộ môn GDCD ở lớp 6. 1 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ ĐỀ TÀI 1.1. Vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục pháp luật cho công dân: Điều 2 Luật giáo dục Việt Nam khẳng định “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nhƣ vậy, ngành Giáo dục có trọng trách lớn lao đối với sự phát triển toàn diện của con ngƣời Việt Nam, trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lí cho ngƣời dân. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chƣơng trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Nói cách khác, giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thƣờng xuyên của ngành Giáo dục. Trƣớc yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, công tác giáo dục pháp luật của ngành Giáo dục cần đƣợc tăng cƣờng thƣờng xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của đất nƣớc. 1.2. Vị trí của môn GDCD trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh: Nếu nói ngành Giáo dục đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục pháp luật cho mỗi công dân thì cũng có thể khẳng định rằng, trong 2 hệ thống các môn học ở các cấp học thì môn GDCD đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. Trong cấu trúc tổng thể của chƣơng trình môn GDCD ở trƣờng trung học cơ sở hiện nay có hai phần, đó là: + Phần 1: Các giá trị đạo đức. + Phần 2: Các chuẩn mực pháp luật, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của công dân; quyền và trách nhiệm của nhà nƣớc. Trong đó, đối với môn GDCD lớp 6 có tổng cộng 10 chủ đề thì đã có 5 chủ đề nội dung bắt buộc có giáo dục các chuẩn mực pháp luật, ngoài ra có 3 chủ đề ở phần Các giá trị đạo đức có thể lồng ghép giáo dục pháp luật. Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng với tính đặc thù của bộ môn, môn GDCD lớp 6 nói riêng và môn GDCD ở trƣờng THCS nói chung có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh. 3 CHƯƠNG 2 TH C TR NG VI C CẬP NHẬT VÀ SỬ DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG D HỌC M N GDCD Ở TRƯỜNG THCS HI N N 2.1. Về sách giáo khoa: Hiện tại, hầu hết các văn bản pháp luật đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa môn GDCD ở cấp THCS đã cũ và không còn giá trị pháp lí do không theo kịp với sự thay đổi của các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc. Trong khi đó, hệ thống văn bản pháp luật ở nƣớc ta thiếu tính ổn định lâu dài, thƣờng xuyên thay đổi theo từng năm. Vì vậy, sách giáo khoa không thể nào cập nhật kịp thời các văn bản pháp luật để đáp ứng tính pháp lí và yêu cầu về nội dung dạy học của bộ môn. Ví dụ 1: Chúng ta đều biết Hiến pháp 2013 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 để thay thế cho Hiến pháp 1992 (có nghĩa là từ đầu học kì 2 năm học 2013 – 2014). Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa môn GDCD ở trƣờng THCS hiện nay đều trích dẫn nội dung của Hiến pháp 1992. Bài 17 – Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (sách giáo khoa GDCD lớp 6 hiện hành) có trích dẫn về nội dung Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân tại Điều 73, Hiến pháp 1992. Tuy nhên, trong Hiến pháp 2013, nội dung trên đƣợc qui định tại Khoản 1, 2, 3 của Điều 22 và có thay đổi một số nội dung. Cụ thể: Hiến pháp 1992, Điều 73: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật”. Hiến pháp 2013, Điều 22: 4 1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. 2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám xét chỗ ở do luật định. Ví dụ 2: Bài 13 – Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sách giáo khoa GDCD lớp 6 hiện hành) có trích dẫn các Điều, Khoản của Luật Quốc tịch 1998. Trong khi đó, Luật Quốc tịch 2008 đã ra đời có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 và thay thế cho Luật Quốc tịch 1998. 2.2. Về phía giáo viên: Đại bộ phận giáo viên GDCD hiện nay vẫn có thói quen trích dẫn các văn bản pháp luật cũ trong sách giáo khoa khi dạy học, thay vì khắc phục những hạn chế của sách giáo khoa bằng cách thƣờng xuyên cập nhật các văn bản pháp luật khi giảng dạy. Hơn nữa, ở nhiều trƣờng học hiện nay, nhất là các trƣờng ở vùng có điều kiện khó khăn chƣa trang bị các tủ sách pháp luật, chƣa có hệ thống máy tính và mạng internet, giáo viên thiếu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin … nên việc cập nhật các văn bản pháp luật để phục vụ giảng dạy còn hạn chế. Bên cạnh đó, cũng có không ít giáo viên bộ môn vẫn còn có suy nghĩ coi môn GDCD là môn “phụ” nên ít đầu tƣ nghiên cứu, tìm tòi tƣ liệu phục vụ dạy học cho bộ môn. Vì vậy, chính sự thụ động, lệ thuộc sách giáo khoa, thiếu sáng tạo và thiếu tâm huyết của một bộ phận không nhỏ của giáo viên bộ môn GDCD hiện nay là sự cản trở, ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng giáo dục bộ môn nói chung và chất lƣợng giáo dục pháp luật trong bộ môn GDCD nói riêng. 5 CHƯƠNG 3 MỘT S BI N PHÁP CẬP NHẬT VÀ SỬ DỤNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG D HỌC M N GDCD LỚP 6 3.1. Cập nhật các văn bản pháp luật: Nhƣ đã nói ở trên, sách giáo khoa GDCD ở trƣờng THCS nói chung và sách giáo khoa GDCD lớp 6 nói riêng, hiện nay vẫn còn trích dẫn các văn bản pháp luật đã cũ và không còn giá trị pháp lí do không theo kịp với quá trình ban hành văn bản luật pháp của Nhà nƣớc, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình dạy học của giáo viên và học sinh. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế trên của sách giáo khoa GDCD lớp 6, giáo viên cần cập nhật hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành để thay thế cho các văn bản pháp luật đã không còn giá trị pháp lí đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa. 3.1.1. Biện pháp cập nhật: Để cập nhật các văn bản pháp luật hiện hành, giáo viên có thể thực hiện theo hai cách sau: - Tham mƣu với lãnh đạo trƣờng để xây dựng các tủ sách pháp luật, trong đó trang bị các loại sách văn bản pháp luật hiện hành phục vụ nhu cầu giảng dạy nhƣ: Hiến pháp, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật bảo vệ môi trƣờng, Luật giao thông đƣờng bộ, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật quốc tịch… Ngoài ra, giáo viên GDCD có thể tự xây dựng tủ sách pháp luật cho riêng cá nhân mình để thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu và phục vụ công tác soạn giảng. - Giáo viên sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhƣ sử dụng mạng internet để cập nhật và tải về các văn bản pháp luật hiện hành lƣu trữ trong các thiết bị số (ổ cứng máy tính, thẻ nhớ, USB…). Đây là biện pháp phổ 6 biến và hiệu quả nhất hiện nay. Biện pháp này vừa dễ thực hiện, đỡ tốn kém và có thể thao tác nhanh chóng. 3.1.2. Nội dung cập nhật: Trong chƣơng trình môn GDCD lớp 6 hiện nay, giáo viên cần cập nhật các văn bản pháp luật sau đây (cập nhật tính đến tháng 12/2014): 1. Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 1/1/2014) thay thế cho Hiến pháp 1992. Phục vụ dạy các bài học sau: - Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở. - Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 2. Luật Quốc tịch 2008 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/ 2009) thay thế cho Luật quốc tịch 1998. Phục vụ dạy học Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3. Luật Giao thông đường bộ 2008 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2009) thay thế cho Luật Giao thông đường bộ 2001. Phục vụ dạy học Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 4. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2010), thay thế một số điều của Bộ luật hình sự 1999. Phục vụ dạy học: - Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở. - Bài 18: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. 5. Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2014) thay thế Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005. 7 Phục vụ dạy học Bài 3: Tiết kiệm (lồng ghép giáo dục Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí). 6. Luật bảo vệ môi trường 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006) thay thế Luật bảo vệ môi trường 1993 và Luật tài nguyên nước 2012 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2013) thay thế Luật tài nguyên nước 1998. Phục vụ dạy học Bài 7: u thi n nhi n, s ng hoà hợp với thi n nhi n. (lồng ghép giáo dục Luật bảo vệ môi trƣờng và lài nguyên thiên nhiên). 3.1.3. Một số lưu ý khi cập nhật văn bản pháp luật: Trong quá trình cập nhật các văn bản pháp luật phục vụ dạy học, giáo viên cần lƣu ý một số điều sau: - Nếu giáo viên truy cập từ nguồn văn bản sách, ấn phẩm thì cần kiểm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ, nhà xuất bản có uy tín. - Nếu cập nhật từ nguồn văn bản số từ internet thì cần lƣu ý: cập nhật từ các website chính thống (Chính phủ, các bộ…), chọn file scan có định dạng PDF (vì các file này đảm bảo tính nguyên bản, không bị chỉnh sửa). 3.2. Sử dụng các văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 6: Sau khi đã cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất theo các cách nhƣ trên, giáo viên sử dụng vào trong dạy học theo các bƣớc nhƣ sau: Bước 1: Nghiên cứu và đối chiếu. Trƣớc khi đƣa các văn bản pháp luật vào dạy học, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các văn bản pháp luật đó, từ đó đối chiếu và rút ra những điểm thay đổi hay bổ sung về nội dung giữa các văn bản pháp luật đang hiện hành với các văn bản pháp luật cũ đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa. Ví dụ: Bài 13 - Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sách giáo khoa GDCD lớp 6 hiện hành). Quy định về “Qu c tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam” thì Luật Quốc tịch 1998 (đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa GDCD lớp 6) có qui định tại Điều 17 với nội dung nhƣ sau: 8 Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 1. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người không qu c tịch, hoặc có mẹ là công dân Việt Nam, còn cha không rõ là ai, thì có qu c tịch Việt Nam, không kể trẻ em đó sinh trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có qu c tịch Việt Nam, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trong khi đó Luật Quốc tịch 2008 hiện hành qui định về “Qu c tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam” tại Điều 16 với nội dung nhƣ sau: Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không qu c tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có qu c tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có qu c tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra tr n lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn qu c tịch cho con thì trẻ em đó có qu c tịch Việt Nam. Nhƣ vậy, đối chiếu nội dung Điều 17, Luật Quốc tịch 1998 với nội dung Điều 16, Luật Quốc tịch 2008 thì ta có thể rút ra kết luận về sự thay đổi của Luật Quốc tịch 2008 hiện hành với Luật Quốc tịch 1998 (đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa GDCD lớp 6) nhƣ sau: 9 + Thứ nhất: Luật Quốc tịch 1998 quy định về “Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam” tại Điều 17 còn Luật Quốc tịch 2008 qui định tại Điều 16. + Thứ hai: tại Khoản 2 - Điều 16, Luật Quốc tịch 2008 có bổ sung thêm nội dung “Trường hợp trẻ em được sinh ra tr n lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn qu c tịch cho con thì trẻ em đó có qu c tịch Việt Nam”. Đây chính là những nội dung bổ sung quan trọng mà giáo viên phải cập nhật đƣợc. Bước 2: Cập nhật vào trong kế hoạch dạy học Sau khi đã nghiên cứu, đối chiếu và rút ra những nội dung có bổ sung, thay đổi giữa các văn bản pháp luật đang hiện hành với các văn bản pháp luật cũ đƣợc trích dẫn trong sách giáo khoa, giáo viên cần xác định những nội dung trọng tâm liên quan đến nội dung kiến thức bài học để đƣa vào kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học. Ví dụ minh họa: (Trích Kế hoạch dạy học môn GDCD lớp 6 của cá nhân) 10 Bước 3: Thiết kế giáo án lên lớp. Dựa vào kế hoạch dạy học bộ môn (nhƣ ví dụ minh họa ở trên), giáo viên thiết kế giáo án lên lớp, trong đó có cập nhật các nội dung bổ sung hoặc thay đổi trong các văn bản pháp luật đang hiện hành để cung cấp, truyền tải đến học sinh. Việc thiết kế giáo án dạy học của giáo viên cần lƣu ý: + Trích dẫn cụ thể nội dung các điều, khoản của các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến nội dung bài học, cung cấp cho học sinh một cách đầy đủ nhất và chính xác nhất. + Cần xây dựng hệ thống các phƣơng pháp dạy học, kĩ thuật dạy học phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, để học sinh dễ dàng lĩnh hội và đảm bảo ý nghĩa giáo dục pháp luật cho học sinh. + Để học sinh có hứng thú và dễ tiếp thu những nội dung văn bản pháp luật thì giáo viên nên sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại nhƣ máy chiếu projeter, phần mềm trình chiếu … để tạo sự sinh động, trực quan. Ví dụ minh họa: Giáo án môn GDCD lớp 6 (đã thực hiện tại Trường THCS Ba Ngạc trong năm học 2013 - 2014). Tiết 21 - Bài 13: C NG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ HỘI CHỦ NGH VI T N M (Tiết 1 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nêu đƣợc thế nào là công dân; căn cứ để xác định công dân của một nƣớc; thế nào là công dân nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi. 3. Thái độ: Học sinh có tình cảm, niềm tự hào là công dân nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 11 1. Giáo viên: - GV: tìm hiểu Luật Quốc tịch 2008, Hiến pháp 2013; tƣ liệu liên quan nội dung bài học. - Máy chiếu, giấy khổ lớn, bút lông. 2. Học sinh: đọc và tìm hiểu nội dung SGK. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) 1. Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với trẻ em 2. Em s làm gì trong tình huống nếu bị ngƣời khác xâm hại đến thân thể, sức khỏe của mình 3. Bài mới: (32 phút) * Giới thiệu bài mới: ( 2„) Hoạt động của GV và HS Hoạt động 1. (12’ Tìm hiểu thế nào là công dân. Nội dung kiến thức 1. Thế nào là công GV: Cho HS đọc tình huống trong Sgk (GV chiếu nội dân ? dung tình hu ng). HS: Đọc và lắng nghe GV: Hƣớng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận nhóm trong thời gian 4’. * GV nêu câu hỏi: Theo em A-li-sa nói nhƣ vậy có đúng không Vì sao (GV chiếu nội dung câu hỏi để quan sát) * HS thảo luận và dán đáp án lên bảng. * GV: hƣớng dẫn HS nhận xét lẫn nhau * GV: nhận xét, kết luận (GV trình chiếu và dựa vào nội dung Điều 15, 16 - Luật quốc tịch VN năm 2008 12 để phân tích và giải thích cho HS hiểu): - Thông tin mà bạn -li-a đưa ra chưa đ y đủ để chứng tỏ bạn -li-a là công dân VN hay không, bởi vì: b bạn là người VN nhưng chưa h n là công dân VN (nếu b bạn định cư lâu dài ở Nga và đã thay đổi qu c tịch) - Bạn -li-a là công dân VN, nếu: B bạn là công dân VN, mẹ bạn là công dân nước khác và khi bạn sinh ra (ở VN hay nước ngoài) b mẹ bạn th ng nhất lựa chọn qu c tịch cho bạn là VN. - GV: vậy theo em, em hiểu thế nào là công dân - HS: trả lời - GV: nhận xét, kết luận và cho ghi bảng. Công dân là dân của một nƣớc. Hoạt động 2. (18’ Tìm hiểu căn cứ ể xác ịnh 2. Căn cứ vào đâu công dân của một nước để xác định công - GV : qua câu chuyện về tình huống của bạn A-li-a dân của một nước? mà chúng ta đã phân tích, em hãy cho biết : căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nƣớc - HS: trả lời - GV: nhận xét theo nội dung đã phân tích trong tình - Quốc tịch là căn huống trên và cho ghi bảng. cứ để xác định công * GV Giải thích: Qu c tịch là dấu hiệu pháp lý, xác dân của một nƣớc, định m i quan hệ giữa một người dân cụ thể với một thể hiện mối quan nhà nước, thể hiện sự thuộc về một nhà nước nhất hệ giữa nhà nƣớc định của một người dân. với công dân nƣớc - GV: vậy thế nào là công dân nƣớc Cộng hoà xã hội đó. chủ nghĩa Việt Nam - HS: trả lời 13 - GV: nhận xét, kết luận và cho ghi bảng - Công dân nƣớc - GV chiếu nội dung Khoản 1, Điều 17 – Hiến pháp CHXHCNVN là 2013: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ngƣời có quốc tịch Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” để minh Việt Nam. chứng cho nội dung bài học. * GV li n hệ thực tế: + Dưới chế độ phong kiến dân là th n dân, phải tôn thờ vua, vâng lời quan, dân không có quyền. + Dưới thời thuộc địa: dân ta bị bọn thực dân Pháp coi là "dân bảo hộ". + Dưới chế độ CN hiện nay: Khi nhà nước được độc lập, dân chủ người dân mới có địa vị là công dân. * GV: chiếu nội dung tình huống và hƣớng dẫn HS phân tích: Cả nhà 2 anh em bạn Việt và Nam đang sinh s ng tại nước Nga. B mẹ 2 bạn đều là công dân Việt Nam. Việt sinh ra tại Việt Nam nhưng lớn l n tại Nga, còn Nam thì sinh ra và lớn l n tại Nga. Khi nói chuyện với các bạn người Nga c ng lớp học, Nam nói cả 2 anh em mình đều là công dân Việt Nam. Thế nhưng các bạn người Nga nói rằng ch có Việt là công dân Việt Nam, còn Nam là công dân Nga vì Nam sinh ra và lớn l n hoàn toàn ở nước Nga. ỏi: em đồng ý với ý kiến của bạn Nam hay ý kiến các bạn người Nga Vì sao - HS: trả lời, bổ sung. - GV: nhận xét và kết luận: bạn Nam nói đ ng vì theo Điều 15 u t quốc tịch VN 2008 : “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra 14 có cha mẹ ều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam” (GV chiếu nội dung lên bảng). 4. Cũng cố: (5’ GV chiếu nội dung sơ đồ tƣ duy để củng cố lại nội dung kiến thức đã học ở tiết 1 của bài học này. 5. Hướng dẫn HS tự học: ( 3’ - Về nhà học bài cũ, chuẩn bị trƣớc nội dung tiết 2: quan hệ giữa công dân với nhà nước; làm bài tập GK. - Sƣu tầm tấm gƣơng thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân ở trƣờng và địa phƣơng em. - Tìm hiểu thêm về Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008. 15 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ Đ T ĐƯỢC Qua nhiều năm dạy học môn GDCD ở trƣờng THCS, tôi nhận thấy rằng, bên cạnh việc đổi mới phƣơng pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh, thì việc cập nhật những thông tin, sự kiện, tƣ liệu có liên quan đến nội dung bài học là điều cũng rất quan trọng và cần thiết. Trong những năm học vừa qua bản thân tôi đã luôn tìm tòi, nghiên cứu và cập nhật những văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc để phục vụ công tác dạy học bộ môn (chủ yếu bằng hình thức cập nhật trên mạng internet). Qua việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật vào dạy học môn GDCD ở lớp 6, bản thân tôi đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau: - Góp phần bù đắp những hạn chế, tồn tại của sách giáo khoa hiện hành. Bảo đảm cập nhật kịp thời, đầy đủ và chính xác của hệ thống các văn bản pháp luật phục vụ nhu cầu dạy và học của bộ môn, tránh tình trạng lệ thuộc vào sách giáo khoa. - Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên trong việc nghiên cứu và giảng dạy, đáp ứng yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức - kĩ năng hiện hành. Đồng thời, học sinh cũng dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc tiếp thu kiến thức pháp luật. - Qua việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật vào dạy học giúp giáo viên làm cầu nối để phổ biến những chủ trƣơng, chính sách mới nhất của Đảng và Nhà nƣớc đến với đối tƣợng học sinh, rồi từ đối tƣợng học sinh s đến với quần chúng nhân dân (phụ huynh học sinh, anh chị, bạn bè, xóm làng…). Từ đó góp phần hình thành ý thức pháp luật, văn hóa pháp lí không chỉ trong đối tƣợng học sinh mình giảng dạy mà còn lan tỏa trong quần chúng nhân dân. 16 - Việc cập nhật và kết hợp với các phƣơng pháp giảng dạy phù hợp, với phƣơng tiện hỗ trợ trực quan sinh động s giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập, tiếp thu nội dung dễ dàng hơn và từ đó s giúp từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giảng dạy của bộ môn. Với những thành công nhƣ trên, trong năm học 2014 – 2015 và những năm học tiếp theo, bản thân tôi s tiếp tục áp dụng đề tài nghiên cứu này trong công tác dạy học của mình để góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy bộ môn và đáp ứng yêu cầu giáo dục pháp luật trong bộ môn GDCD ở lớp 6 nói riêng và cấp THCS nói chung đạt đƣợc hiệu quả cao nhất. Đồng thời s giới thiệu kinh nghiệm của bản thân mình đến với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị. 17 C. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài Với những hạn chế của sách giáo khoa GDCD ở trƣờng THCS nói chung và sách giáo khoa GDCD lớp 6 nói riêng, vẫn còn trích dẫn các văn bản pháp luật đã cũ và không còn giá trị pháp lí, ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình dạy học của giáo viên và học sinh, ảnh hƣởng đến hiệu quả giáo dục pháp luật của bộ môn. Đồng thời, với việc hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên vẫn còn thói quen lệ thuộc vào sách giáo khoa, thi việc áp dụng đề tài này trong dạy học bộ môn GDCD có vai trò rất quan trọng. Việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD ở trƣờng THCS s giúp khắc phục những hạn chế trên của sách giáo khoa, giúp giáo viên chủ động trong việc khai thác, nghiên cứu và sử dụng tƣ liệu để giảng dạy, tránh thói quen lệ thuộc vào sách giáo khoa. 2. Khả năng áp dụng và hướng phát triển của đề tài: Nhƣ đã trình bày ở các phần trên, việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD là điều rất cần thiết và có thể thực hiện đƣợc trong thực tế. Hiện nay, nhiều đơn vị trƣờng học, thậm chí ở các vùng đặc biệt khó khăn cũng đã trang bị đƣợc tủ sách pháp luật hoặc có máy tính nối mạng internet để giáo viên có điều kiện truy cập. Hơn nữa, hiện nay nhiều giáo viên cũng đã có máy tính cá nhân, mạng internet đƣợc phổ biến rộng rãi với chi phí khá thấp, đa số giáo viên đƣợc tập huấn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin. Vì vậy, với những yếu tố thuận lợi trên, thì việc áp dụng đề tài này trong thực tế là hoàn toàn khả thi, không chỉ có thể áp dụng ở môn GDCD lớp 6 mà còn áp dụng cho cả môn GDCD ở cấp trung học cơ sở; không chỉ có thể áp dụng tại đơn vị Trƣờng THCS Ba Ngạc mà còn có thể áp dụng cho tất cả các trƣờng học ở địa bàn trong huyện, trong tỉnh và phạm vi toàn quốc. 3. Bài học kinh nghiệm 18 Qua nhiều năm học thực hiện việc cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD ở Trƣờng THCS Ba Ngạc, bản thân tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm nhƣ sau: - Trƣớc hết giáo viên phải tìm hiểu, nghiên cứu kĩ sách giáo khoa hiện hành để phát hiện ra những nội dung các văn bản pháp luật trong sách giáo khoa có còn giá trị pháp lí hay không Từ đó, giáo viên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất và có giá trị pháp lí hiện hành để thay thế. - Quá trình cập nhật và sử dụng các văn bản pháp luật vào dạy học phải đƣợc thực hiện có quy trình, đảm bảo tính chính xác và đầy đủ về nội dung. Để thực hiện nhiệm vụ này đạt hiệu quả cao, giáo viên phải biết kết hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực, phƣơng tiện hỗ trợ trực quan, sinh động. - Để thực hiện đề tài này có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải trang bị cho mình kĩ năng ứng dụng cộng nghệ thông tin, nắm vững các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học. Và quan trọng nhất là ngƣời giáo viên phải thực sự tâm huyết, yêu nghề, yêu bộ môn GDCD mà mình giảng dạy. 4. Những đề xuất, kiến nghị Để đề tài này mang lại hiệu quả thực nghiệm cao đối với việc dạy học môn GDCD nói chung tại Trƣờng THCS Ba Ngạc cũng nhƣ tại các trƣờng trên địa bàn trong huyện Ba Tơ và trong toàn tỉnh Quảng Ngãi, tôi có đề xuất đến các cấp lãnh đạo nhƣ sau: * i với lãnh đạo nhà trường: Nhà trƣờng cần sớm hoàn thiện tủ sách pháp luật để thuận tiện hơn cho giáo viên và học sinh trong việc tra cứu thông tin liên quan đến nội dung kiến thức của bộ môn. Tủ sách pháp luật cần cập nhật đầy đủ các văn bản pháp luật hiện hành. * i với lãnh đạo hòng giáo dục – đào tạo huyện và ở giáo dục – đào tạo: Thƣờng xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo cụm trƣờng trong huyện và trong tỉnh để giáo viên bộ môn GDCD các đơn vị có điều kiện giao 19 lƣu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ chuyên môn, trong đó có nội dung liên quan đến đề tài này. Và cuối cùng, nếu đề tài của tôi đƣợc các cấp lãnh đạo đánh giá có hiệu quả, có khả năng áp dụng trong thực tiễn thì cần chỉ đạo, phổ biến đến các các đơn vị khác để các giáo viên bộ môn GDCD cùng thực hiện, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy bộ môn nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung. Trên đây là một số giải pháp, kinh nghiệm cập nhật và sử dụng văn bản pháp luật trong dạy học môn GDCD lớp 6 ở Trƣờng THCS Ba Ngạc mà tôi đã đúc kết đƣợc qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận đƣợc sự trao đổi, đóng góp của đồng nghiệp và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để đề tài này của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ba Ngạc, ngày 10 tháng 02 năm 2015 Ngƣời viết sáng kiến Đặng Quang Khanh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan