Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực người học qua hoạt động trải nghiệ...

Tài liệu Skkn bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực người học qua hoạt động trải nghiệm gắn với sx kd tại địa phương bài minh họa công nghiệp silicat – hóa học 11

.PDF
76
163
86

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG (BÀI MINH HỌA: CÔNG NGHIỆP SILICAT – HÓA HỌC 11) Nhóm tác giả: 1. Ông: NGÔ ĐỨC THẮNG 2. Ông: ĐẶNG VĂN PHƯƠNG 3. Bà: NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG 4. Bà: ĐINH THỊ THUẬN Đơn vị: Trường THPT Nho Quan C Địa chỉ: Xã Gia Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Nho Quan, tháng 5 năm 2019 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp tỉnh. Nhóm chúng tôi gồm: TT Họ và tên Ngày tháng Nơi công năm sinh tác 1 Nguyễn Thị Lan Hương 22/02/1984 2 Đinh Thị Thuận 21/7/1988 3 Ngô Đức Thắng 27/10/1978 4 Đặng Văn Phương 10/10/1980 Chức vụ THPT Nho Tổ trưởng Quan C chuyên môn THPT Nho Quan C Trình độ chuyên môn Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến Cử nhân 30% Giáo viên Thạc sĩ 30% PHT Cử nhân 20% PHT Thạc sĩ 20% THPT Nho Quan C THPT Nho Quan C 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: BỒI DƯỠNG PHẨM , PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM GẮN VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI ĐỊA PHƯƠNG( BÀI MINH HỌA: CÔNG NGHIỆP SILICAT - HÓA HỌC 11) Lĩnh vực áp dụng: Đổi mới dạy học Hóa học THPT. 2. Nội dung sáng kiến a. Giải pháp cũ thường làm Theo phương pháp dạy học truyền thống Bài công nghiệp Silicat có trong kế hoạch giảng dạy chính khóa với thời lượng 1 tiết học theo Phân phối chương trình 2 Mục tiêu bài học: Kiến thức: Biết được: Công nghiệp silicat: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng. Kĩ năng: - Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Tính % khối lượng SiO2 trong hỗn hợp. Thái độ: Biết làm việc hợp tác với những học sinh khác để xây dụng kiến thức mới về hợp chất của Silic. Phương pháp dạy học: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình, đàm thoại. Tiến trình dạy học: được thực hiện theo các bước - Bước 1: Ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số lớp học - Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Bước 3: Bài mới - Bước 4: Củng cố kiến thức vừa học cho học sinh - Bước 5: Dặn dò, giao bài tập về nhà * Ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ Ưu điểm: - Bài học thực hiện trong thời gian ngắn (1 tiết) ở trên lớp - Nội dung bài dạy có tính hệ thống, tính logic cao - Học sinh được tìm hiểu và được học các đơn vị kiến thức rõ ràng, mạch lạc, ghi chép bài đầy đủ. Nhược điểm - Bài học có nội dung liên quan đến thực tiễn. Đồ dùng hàng ngày trong gia đình của các em học sinh như: chai, lọ, cốc thủy tinh, hũ sành, bát , chén sứ, xi măng dùng xây nhà... là sản phẩm của ngành công nghiệp Silicat, đó là các ngành công nghiệp sản xuất Thủy tinh, Gốm – Sứ, Xi măng, mà ở địa phương nơi các em sinh sống đều có các nhà máy, làng nghề sản xuất, tuy nhiên học sinh mới chỉ biết qua sách vở không được tìm hiểu thực tiễn, không được tiếp xúc với nguyên liệu, quy trình sản xuất và tìm hiểu về các sản phẩm của quá trình sản xuất, do đó chưa biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 3 - Áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống chưa phát triển năng lực, phẩm chất cho người học như mục tiêu giáo dục đề ra, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lí luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của người học, do đó kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tế bị hạn chế b. Giải pháp mới Bản chất của giải pháp mới. Về mục tiêu Mục tiêu hướng tới giáo dục học sinh nhằm tạo ra những con người phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, có những phẩm chất cao đẹp, có các năng lực chung và phát huy tiềm năng của bản thân, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời theo đúng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD và ĐT đã công bố.Trong đó chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 10 năng lực cơ bản, gồm: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất. Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình GDPT còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Căn cứ vào các mục tiêu trên sáng kiến nhằm khắc phục hạn chế của giải pháp cũ, đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học Cụ thể là: - phát triển bốn năng lực cơ bản, gồm: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực định hướng nghề nghiệp - Phát triển ba phẩm chất chủ yếu, gồm: yêu nước, nhân ái, trách nhiệm Về việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Thể hiện qua các bước sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề Lựa chọn chủ đề Công nghiệp Silicat là chủ để gần gũi với đời sống. Nội dung phù hợp với việc học tập trải nghiệm của học sinh. Các nội dung kiến thức học tập gắn liền với các tình huống từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương, những vấn đề cần giải quyết ở địa phương. Học sinh hào hứng tham gia tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao 4 Bước 2: Lập kế hoạch. Là việc tìm các nguồn lực và thời gian, không gian cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. Xác định chi phí về tất cả các mặt. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện các mỗi mục tiêu đó. Kế hoạch chung thể hiện những hoạt động chính trong chủ đề dạy học ai là người phụ trách phối hợp làm việc. Kế hoạch chi tiết: Được thể hiện trong giáo án trong đó giáo viên dự kiến thiết kế chi tiết các hoạt động. Dự kiến các phương án, kịch bản của buổi học tập hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Trong bước này cần xác định rõ có bao nhiêu việc cần phải thực hiện? Tiến trình và thời gian thực hiện như thế nào? Ai là người làm? Yêu cầu công việc cần đạt được là gì? Hoạt động này phát huy được tinh thần hợp tác nhóm của các thầy cô giáo trong nhóm Hóa và các em học sinh tham gia, cùng trao đổi để tìm ra giải pháp hiệu quả và ít tốn kém nhất Bước 3: Tìm hiểu thực trạng. Trong bước này giáo viên đề ra các tiêu chí cho học sinh điều tra thực trạng của chủ đề đã lựa chọn: Tìm hiểu về nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương phục vụ cho sản xuất, các ngành sản xuất, kinh doanh là thế mạnh của địa phương,nguyên liệu, quy trình sản xuất và các sản phẩm của quá trình sản xuất Bước 4: Tìm kiếm thông tin liên quan. Đối với giáo viên: Tìm kiếm thông tin về chủ đề lựa chọn tại nơi có thể tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm. Liên hệ nhờ tư vấn giúp đỡ chia sẻ của chuyên gia, nhà khoa học….. Đối với học sinh: Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm tìm kiếm thông tin có thể bằng các phương pháp như tìm kiếm tài liệu, sách báo, thư viện điện tử, phỏng vấn… Bước 5: Tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Về thành phần tham gia: Lớp 11A, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hóa học, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương, doanh nghiệp...... - Về quy mô: Tổ chức theo lớp nhằm giảm chi phí và thời gian thức hiện - Về địa điểm: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm ở các Nhà máy, cơ sở sản xuất tại các xã trên địa bàn Huyện Nho Quan, gần trường: Xã Gia Thủy, Gia Sơn, và Nhà máy Xi măng thuộc Huyện Gia Viễn 5 - Về hình thức tổ chức: Dạy học tại điểm trải nghiệm, tham gia các hoạt động thực tế, tham quan… - Về hình thức báo cáo: Xây dựng video, sân khấu hóa, hội thi, bài báo cáo… Bước 6: Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. - Về phía giáo viên: Xây dựng các loại phiếu đánh giá để đánh giá hoạt động dạy học trải nghiệm từ đó đánh giá khách quan hiệu quả của tổ chức hoạt động học, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu giáo dục. + Phiếu đánh giá năng lực khoa học Hóa học: Phiếu này giáo viên thiết kế theo nội dung kiến thức khoa học trong chủ đề để kiểm tra học sinh. + Phiếu đánh giá năng lực hợp tác nhóm: Phiếu này giáo viên xây dựng dựa trên các tiêu chí hoạt động nhóm. + Phiếu đánh giá sự phát triển bản thân: Phiếu này giúp học sinh tự đánh giá được những sự thay đổi của bản thân sau hoạt động học. Tổng kết các loại phiếu đánh giá, từ đó đánh giá khách quan hiệu quả của hoạt động học, điều chỉnh phù hợp với mục tiêu giáo dục. - Về phía học sinh: Hoàn thành các loại phiếu đánh giá. (Minh chứng tại các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm bài Công Nghiệp silicatHóa học 11- PHỤ LỤC 1) Về hình thức báo cáo kết quả trải nghiệm Lựa chọn hình thức báo cáo: Sân khấu hóa qua chuyên đề ngoại khóa với chủ đề: “ Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11”. Cụ thể là - Mục tiêu của chuyên đề: nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học, trong đó chú trọng các năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực định hướng nghề nghiệp, đồng thời phát huy tối đa năng khiếu cá nhân: hát, nhảy, múa, hội họa, biên kịch, biên tập... - Thống nhất giữa các nguồn lực, nhân lực tham gia: + Các lực lượng tham gia chuyên đề ngoại khóa “ Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11”: Ban giám hiệu, 6 Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn Hóa học, các thành viên của các câu lạc bộ trong trường học, học sinh các lớp khối 11, phụ huynh học sinh + Các nguồn lực, nhân lực tham gia đảm bảo tính thống nhất trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch + Mỗi bộ phận được giao nhiệm vụ riêng, trong đó mỗi thành viên đảm bảo tính thống nhất trong việc tổ chức thực hiện. (Minh chứng tại kế hoạch tổ chức chuyên đề - PHỤ LỤC 3 ) - Kết cấu chương trình gồm 2 phần chính: + Phần 1: Báo cáo kết quả trải nghiệm: Lựa chọn hình thức báo cáo bằng chương trình “Táo quân 2019”. Chương trình là phần báo cáo kết quả của 4 nhóm dự án: Nhóm 1: Sản xuất Thủy Tinh Nhóm 2: Sản xuất Gạch Nhóm 3: Sản xuất Sành Nhóm 4: Sản xuất Xi măng Nội dung báo cáo của mỗi nhóm phải thể hiện được: Nguyên liệu, quy trình sản xuất, các sản phẩm của quá trình sản xuất Thủy tinh, Gạch, Sành, Xi măng và minh họa bằng hình ảnh trực quan hoặc thực hành một công đoạn trong quá trình sản xuất Hình thức báo cáo: Biên tập và xây dựng kịch bản Táo quân qua các hình thức như: phóng sự, trình diễn thời trang, thuyết trình, múa, nhảy, hát, hội họa, tranh ảnh, thiết bị trực quan… Tiêu chí đánh giá: Đảm bảo đủ nội dung kiến thức, hình thức sinh động, hấp dẫn người xem (Minh chứng tại phần kịch bản của các nhóm và một số hình ảnh của chuyên đềPHỤ LỤC 4,5) + Phần 2: Tổ chức đàm thoại với chủ đề Công nghiệp Silicat với môi trường và định hướng nghề nghiệp Nội dung: mỗi nhóm cử một bạn đại diện tham gia đàm thoại và cùng trao đổi về 2 vấn đề: Vấn đề thứ nhất: ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp Silicat và hướng khắc phục Vấn đề thứ hai: Lựa chọn nghề nghiệp sau khi học xong bài công nghiệp Silicat 7 Hình thức: Đàm thoại trao đổi với đại diện của các nhà máy, cơ sở sản xuất và đại diện các nhóm Tiêu chí đánh giá: mức độ hiểu biết của học sinh về 2 vấn đề trên (Minh chứng tại phần kịch bản đàm thoại- PHỤ LỤC 7) Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp Bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực người học qua hoạt động trải nghiệm gắn với sản xuất, kinh doanh trong bài Công nghiệp Silicat thể hiện tính mới, tính sáng tạo so với giải pháp cũ thường làm. Cụ thể như sau: - Đảm bảo mục tiêu đổi mới giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học: Qua hoạt động trải nghiệm học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn, ghi nhớ bài học hơn, đồng thời phát triển được các năng lực và phẩm chất đặc biệt là khả năng giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn và định hướng nghề nghiệp trong tương lai, làm cho bài học không còn khô cứng, áp đặt. - Đổi mới về không gian và thời gian học tập, trải nghiệm: + Về không gian: Qua báo cáo trải nghiệm với chuyên đề ngoại khóa “ Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11” học sinh được học tập và trải nghiệm ở không gian sân khấu. điều này khác với không gian lớp học truyền thống. Trên sân khấu, sự tương tác cao hơn về tính nghệ thuật. + Về thời gian: Học sinh được trải nghiệm, học tập có lộ trình, theo từng giai đoạn, gắn với các mục tiêu cụ thể. Qua chuyên đề học sinh phát triển đầy đủ các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. - Gắn với định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh: Khác với các bài dạy theo phương pháp truyền thống, giáo viên giới thiệu các ngành sản xuất, học sinh nghe và tưởng tượng, dạy học bằng hình thức trải nghiệm học sinh được thăm quan quá trình sản xuất, tham gia vào một số công đoạn của quá trình sản xuất từ đó hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp, giúp các em có cái nhìn đúng về ngành nghề, yêu quý lao động và trân trọng các giá trị mà lao động mang lại 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được a. Hiệu quả kinh tế: - Qua hoạt động trải nghiệm học sinh sẽ bộc lộ phẩm chất, năng lực chuyên biệt, năng lực chung và niềm đam mê, sở trường của các em. Nhận thức rõ nhu cầu ngành 8 nghề công việc trong xã hội, đòi hỏi yêu cầu của công việc, tiết kiệm được thời gian để tìm hiểu lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Sáng kiến là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn hóa THPT, tiết kiệm thời gian để tra cứu các nguồn thông tin trên internet, báo đài… b. Hiệu quả xã hội: Thứ nhất: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng… góp phần tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách. Thứ hai: Học sinh học được cách tổ chức các hoạt động, hình thành được năng lực giải quyết vấn đề, sắp xếp thời gian học để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh tự tin, năng động hơn trong cuộc sống, có bản lĩnh khi tham gia các hoạt động xã hội. Thứ ba: Học sinh yêu thích lao động, không ngại tham gia các hoạt động tại gia đình, hạn chế được tình trạng các em tu tập chơi bời, điện tử, các hoạt đông không bổ ích. Thứ tư: Giáo dục nhân cách cho HS: tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên....từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và lao động để xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Thứ năm: Qua trải nghiệm học sinh không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm giác, cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác... Thứ sáu: Phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp: Qua hoạt động học tập trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh học sinhhiểu biết thế giới nghề nghiệp yêu cầu của nghề, đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân, đánh giá nhu cầu thị trường lao động, xác định hướng lựa chọn nghề Thứ bẩy: Giúp giáo dục thực hiện được mục đích tích hợp và phân hóa của mình nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa dạng hóa tiềm năng sáng tạo. 4. Điều kiện và khả năng áp dụng: a. Điều kiện áp dụng. Về phía giáo viên: - Giáo viên phải có khả năng lên kế hoạch và tổ chức sự kiện: 9 + Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu. + Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. - Giáo viên phải có năng lực sư phạm và kiến thức vững vàng, biết cách thúc đẩy con người tinh thần, giá trị con người cá nhân học sinh bộc lộ và phát huy. Về phía học sinh: - Cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về hóa học, về các ngành sản xuất, kinh doanh của địa phương có liên quan đến bài học. - Tích cực tham gia vào bài học. : Chấp hành nghiêm túc kỉ luật học tập, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động theo định hướng của giáo viên, tự tin, năng động trong cuộc sống, có bản lĩnh khi tham gia các hoạt động xã hội. - Tìm hiểu các ngành sản xuất, kinh doanh của địa phương - Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu của giáo viên, chấp hành nghiêm túc kỉ luật học tập. Về phía nhà trường và các tổ chức khác: Cần được sự đồng hành, ủng hộ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về con người, thời gian, không gian, cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức. b. Phạm vi áp dụng. Sáng kiến của chúng tôi có thể được sử dụng trong quá trình dạy học môn hóa học chương trình THPT. - Bài dạy áp dụng: Thường là các bài học, các chủ đề hoặc các tiết học ngoại khóa. - Đối tượng học sinh: tất cả các đối tượng: yếu, trung bình, khá, giỏi. Mỗi nhóm học sinh khi đã được phân công nhiệm vụ, tất cả các em đều được tham gia vào nhiệm vụ cụ thể dựa trên năng lực sở trường của mỗi em. 10 PHỤ LỤC (có đính kèm theo đơn) PHỤ LỤC 1: Minh họa các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm bài Công Nghiệp silicat- Hóa học 11 PHỤ LỤC 2: Kế hoạch tổ chức chuyên đề PHỤ LỤC 3: Phân công nhiệm vụ của học sinh PHỤ LỤC 4: Bài báo cáo của học sinh về chủ đề ngoại khóa: “ Dạy học gắn với sản xuất kinh doanh trong phần công nghiệp Silicat môn hóa học lớp 11”. PHỤ LỤC 5: PHỤ LỤC 6: Một số mẫu phiếu đánh giá hoạt động trải nghiệm, báo cáo bài học bằng hình thức sân khấu hóa PHỤ LỤC 7: Kết quả khảo sát PHỤ LỤC 8: Một số bài viết về chuyên đề trên báo và trang web Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nho Quan, ngày 05 tháng 05 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Họ và tên Chữ kí 1. NGÔ ĐỨC THẮNG 2. ĐẶNG VĂN PHƯƠNG 3. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG 4. ĐINH THỊ THUẬN 11 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MINH HỌA CÁC BƯỚC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM BÀI CÔNG NGHIỆP SILICAT – HÓA HỌC 11 Bước 1: Lựa chọn bài công nghiệp Silicat. Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình, ở đoạn giữa vùng đồi núi từ Hòa Bình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đến thị xã Tam Điệp, huyện Nho Quan có rất nhiều thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn nước, nhất là con người nơi đây cần cù, sáng tạo... để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện Nho Quan phát triển rất mạnh, trong số đó có các ngành sản xuất Gạch, sản xuất Gốm với số lượng nhà máy nhiều, quy mô, chất lượng tốt như nhà máy Gạch Hoàng Long (Gia Sơn), nhà máy Gạch Gia Tường, nhà máy gạch Gia Lâm,... các làng nghề Gốm như: Gốm Gia Thủy, Gốm Gia Sơn, Gốm Xích Thổ,... góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh ngành sản xuất Gạch, Gốm, sản xuất Xi măng cũng là thế mạnh của các địa phương ở Ninh Bình như: nhà máy Xi măng Vissai ở Gia Viễn, nhà máy Xi măng Vicem, nhà máy Xi măng Duyên Hà ở Tam Điệp. Các ngành sản xuất Gạch, Gốm, Xi măng, Thủy tinh được gọi chung là ngành công nghiệp Silicat. Trong chương trình hóa học 11 bài Công nghiệp Silicat đã được giảm tải, tuy nhiên trong bài học có nhiều nội dung kiến thức liên quan đến thực tiễn, qua bài học này học sinh sẽ hiểu được những kiến thức hóa học được vận dụng vào sản xuất, khi được trải nghiệm tại các nhà máy, các làng nghề sản xuất học sinh yêu thích môn học hơn, yêu quê hương, yêu con người lao động, quý trọng giá trị và thành quả lao động mà các thế hệ đi trước đã để lại và có trách nhiệm gìn giữ các làng nghề truyền thống, tham gia vào sản xuất để phát triển quê hương, đồng thời qua đó phát triển các năng lực chuyên môn và năng lực đặc biệt, trong đó có năng lực định hướng nghề nghiệp, học sinh hiểu rõ về nghề, yêu lao động, phấn đấu trở thành người lao động ở các vị trí việc làm khác nhau. Bước 2: Lập kế hoạch. Kế hoạch chung: - Từ17/5 đến 21/10/2018: Tìm hiểu thực trạng ( được nêu trong bước 3). - Từ22/10 đến 25/10/2018: Tìm hiểu thông tin liên quan ( được nêu trong bước 4). 12 - 26/10/2019: Họp toàn thể phụ huynh học sinh lớp 11A cùng các giáo viên nhóm Hóa trường THPT Nho Quan C. - Từ 27/10 đến 7/11/2019: Tiếp tục tìm hiểu về các kiến thức liên quan, tìm hiểu về các nhà máy Gạch, nhà máy Xi măng, các làng nghề Gốm ở địa bàn huyện Nho Quan và vùng lân cận; Liên hệ với giám đốc nhà máy, nhân viên kĩ thuật và nghệ nhân giỏi ở các nhà máy và làng nghề, thống nhất hành trình ngày trải nghiệm, liên hệ xe, chuẩn bị các điều kiện cho ngày đi trải nghiệm. - Ngày 8/11/2019 tổ chức học tập trải nghiệm tại làng nghề Gốm Gia Thủy, nhà máy Gạch cao cấp Hoàng Long (Gia Sơn), nhà máy Xi măng Vissai, thăm quan khu du lịch Động Am Tiêm (Hoa Lư). - Từ ngày 9/11/2019 - 15/12/2019 . Giáo viên hoàn thành các tiêu chí đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm cho buổi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Kế hoạch chi tiết: Thể hiện trong giáo án dạy học GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI CHỦ ĐỀ “SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG PHẦN CÔNG NGHIỆP SILICAT – HÓA HỌC 11” I. MỤC TIÊU DẠY HỌC 1.1. Kiến thức: Tính tích hợp của bài học : Môn hóa học Biết thành phần, tính chất của thủy tinh, đồ gốm, xi măng Biết phương pháp sản xuất các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng từ nguồn nguyên liệu trong tự nhiên Biết cách sử dụng hiệu quả các vật liệu: thủy tinh, gốm, xi măng trong cuộc sống Môn Vật lí Biết được các vật rắn tăng kích thước và thể tích dưới tác dụng của nhiệt Hiểu được ứng dụng, cách khắc phục tác hại của sự nở nhiệt của vật rắn trong cuộc sống Môn Địa lý Nắm được khái niệm cơ bản về ô nhiễm môi trường Nắm được khái niệm tài nguyên, cách phân loại tài nguyên Biết được hậu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lí và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường sống 13 Hiểu được một phần nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó Môn GDCD Hiểu được một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như o nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu liên quan đến ngành công nghiệp Silicat Thấy được trách nhiệm của công dân trong việc giải quyết những vấn đề cấp thiết đó 1.2. Kĩ năng Phân biệt một số vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần và tính chất của chúng Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thủy tinh, đồ gốm, xi măng Rèn luyệ kĩ năng liên hệ thực tiễn vê nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu vực mình sinh sống, phân tích có tính phê phán những tác động xấu đến môi trường Có ý thức bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân ở trường, ở lớp và khu vực dân cư đang sinh sống để góp phần giải quyết những vấn đề môi trường 1.3. Về tình cảm, thái độ Học sinh có thái độ tích cực như hứng thú học tập bộ môn, phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở trải nghiệm thực tế, ý thức vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống. từ đó kích thích sự khám phá, tìm tòi của học sinh trong các giờ học Biết yêu quý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo về môi trường Ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng 1.4. Phát triển năng lực Năng lực tự chủ và tự học: Khi học bài Công nghiệp Silicat học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ theo các nhóm dự án: Các nhóm có nhiệm vụ tìm hiểu về nguyên liêu, quy trình sản xuất, các sản phẩm và xử lí chất thải. Để hoàn thành công việc được giao học sinh trong các nhóm đãxác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động, lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc,có thái độ học hỏi thầy cô và các bạn trong quá trình hoạt động và có những kỹ năng học tập như: quan sát, ghi chép, tổng hợp, báo cáo... những gì thu được từ hoạt động...; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông 14 qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động trải nghiệm tại các nhà máy, cơ sở sản xuất, làm việc nhóm, tập luyện kịch bản….Học sinh thể hiện kỹ năng giao tiếp phù hợp với mọi người trong quá trình tác nghiệp hay tương tác; có kỹ năng thuyết phục,thương thuyết, trình bày... theo mục đích, đối tượng và nội dung hoạt động.Phối hợp với các bạn cùng chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động và giải quyết vấn đề. Thể hiện sự giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực... để hoàn thành nhiệm vụ chung. Báo cáo bằng hình thức sân khấu hóa giúp các em phát triển kĩ năng trình bày trước đám đông Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc giáo viên giao nhiệm vụ, các nhóm lập kế hoạch trải nghiệm để tìm hiểu kiến thức, chuẩn bị báo cáo, tổ chức, biên tập, đạo diễn để trình bày nội dung kiến thức các em đã học thông qua hình thức sân khấu hóa. Năng lực tính toán: học sinh các nhóm lập được kế hoạch hoạt động, định lượng thời gian cho hoạt động, xây dựng kế hoạch kinh phí, xác định nguồn lực, đánh giá... cho hoạt động, lên các phương án chi phí để đạt hiệu quả tiết kiệm nhất. Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Thông qua hoạt động học tập trải nghiệm tại các nhà máy, cơ sở sản xuất học sinh có thêm hiểu biết kiến thức khoa học; biết cách sử dụng nguồn tài nguyên đất sét, cát, đá vôi... hợp lí và cách khai thác nguồn tài nguyên đó phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Năng lực thẩm mỹ: Thông qua việc học sinh biết cách lựa chọn trang phục hợp lí cho phần báo cáo, cách diễn xuất, cách học sinh giới thiệu sản phẩm… Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông: Biết sử dụng và quản lí các phương tiện, công cụ của công nghệ kĩ thuật số như : Điện thoại, máy quay phim, máy ảnh, máy tính… lựa chọn nội dung phù hợp làm tư liệu học tập cũng như làm kỉ niệm. Năng lực thể chất: Thông qua việc trình bày kiến thức bằng thể loại kịch hài hước, thời trang ngộ nghĩnh giúp các em nâng cao sức khỏe tinh thần.Việc phải luôn sẵn sàng cho các hoạt động ngoài trời giúp các em luôn có ý thức rèn luyện sức khỏe để có thể tham gia tốt các hoạt động. Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động: thể hiện ở sự tích cực tham gia của học sinh các nhóm trong việc thiết kế, tổ chức các hoạt động, biết đóng góp vào thành công 15 chung; thể hiện tính tuân thủ với quyết định của tập thể cũng như sự cam kết; trách nhiệm với công việc được giao, biết quản lý thời gian và công việc cũng như hợp tác hoặc tập hợp, khích lệ... các cá nhân tham gia giải quyết vấn đề và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người. Năng lực định hướng nghề nghiệp:Qua hoạt động học tập trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, học sinh có khả năng đánh giá được yêu cầu của thế giới nghề nghiệp và nhu cầu của XH, đánh giá được năng lực và phẩm chất của bản thân trong mối tương quan với yêu cầu của nghề; biết phát triển các phẩm chất và năng lực cần có cho nghề hoặc lĩnh vực mà bản thân định hướng lựa chọn; biết tìm kiếm các nguồn hỗ trợ để học tập và phát triển bản thân; có khả năng di chuyển nghề. 1.5. Phẩm chất hướng tới: Yêu nước: Qua quá trình thăm quan, tìm hiểu về các nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn Nho Quan và vùng lân cận: nhà máy Gạch Tuynel Cao cấp Hoàng Long (Gia Sơn), cơ sở sản xuất gốm Gia Thủy, nhà máy xi măng The Vitsai (Gia Viễn ) học sinh biết đến các làng nghề gốm truyền thống, các ngành công nghiệp là thế mạnh của địa phương từ đó càng thêm tin tưởng, yêu quê hương, đất nước và phấn đấu học tập tốt để góp phần phát triển quê hương mình Nhân ái: Khi tham gia trải nghiệm tại các nhà máy,các cơ sở sản xuất. Học sinh không chỉ giao tiếp, trao đổi, thảo luận với nhau mà còn được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi với các nghệ nhân, công nhân trong nhà máy học sinh sẽ nhận thấy được sự khác biệt giữa mọi người, tôn trọng sự khác biệt đó và càng thêm yêu quý mọi người Chăm chỉ: Chăm học; Chăm làm: qua tìm hiểu thực tế quá trình lao động, sản xuất học sinh ý thức được cần phải chăm học để có được kiến thức và chăm làm để đảm bảo cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội. Trung thực: khi vận dụng những tri thức đã học vào cuộc sống học sinh phải đảm bảo tính trung thực khi phân tích khoa học Trách nhiệm: học sinh thực hiện được các nhiệm vụ được giao; biết giúp đỡ các bạn trong hoạt động; thể hiện sự quan tâm lo lắng tới kết quả của hoạt động...Qua việc tìm hiểu nguyên liệu và quy trình sản xuất đồ Sành, Gạch, ngói, thủy tinh, xi măng, học sinh biết yêu quý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, có trách nhiệm với bản thân, gia đình với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống. 16 II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị chủ đề. Lên kế hoạch, soạn giáo án. Phân công nhiệm vụ cho học sinh. Làm công tác xã hội hóa. Đi liên hệ thực tế. 2. Chuẩn bị của học sinh: Thành lập 4 nhóm học tập:Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu tham khảo, trải nghiệm thực tế, ghi chép hình ảnh, soạn bài, trình bày báo cáo có tranh ảnh, mẫu vật minh họa. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰ KIẾN Ngày 27/10/2019. Địa điểm: Trường THPT Nho Quan C Thời gian Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm Nội dung hiểu kiến thức về công nghiệp Silicat 10 phút - Giáo viên làm công tác tư tưởng cho học sinh về học tập trải nghiệm. - Học sinh: Nghe và đưa ra các ý kiến. Sản xuất kinh doanh - Giáo viên giới thiệu nội dung học tập trải trong phần công nghiệp nghiệm. Silicat - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm, chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1 + Nội dung: - Sản xuất Thủy tinh: Nhóm 2 Khái niệm, phân loại - Sản xuất Gạch Nguyên liệu sản xuất Nhóm 3 - Quy trình sản xuất Sản xuất Gốm - Sản phẩm của quá Nhóm 4 Sản xuất Xi măng GV: Giao nhiệm vụ cho nhóm, thời gian các trình sản xuất - Ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến 17 nhóm hoàn thành nhiệm vụ môi trường, xử lí HS: Nhận nhiệm vụ, đưa ra ý kiến chất thải - Định hướng nghề nghiệp Hoạt động 2: Chuẩn bị các điều kiện cho Nội dung buổi học tập tại các nhà máy, cơ sở sản xuất ở địa phương 35 phút - Giáo viên thống nhất thời gian nộp báo cáo. ( Ngày 30/ 10/2019). -Hoàn thiện nội dung báo cáo lí thuyết công - Ngày 31, 01/11/2019 học sinh chấm bài nghiệp Silicat cho nhau. (Nhóm 1, 2 chấm bài nhóm 3,4 và ngược lại) - Giáo viên nhận lại bài và sửa bài, trả bài cho học sinh ngày 03/11/2019. - Lên phương án chi - Giáo viên yêu cầu học sinh lên các phương phí cho chuyến đi. án chi phí cho chuyến đi. Nhóm 1: nghiên cứu tài liệu trong SGK, qua mạng internet và tìm hiểu thực tiễn Nhóm 2: Thăm quan, học tập tại nhà máy Gạch Hoàng Long – Gia Sơn – Nho Quan – Ninh Bình Nhóm 3: Thăm quan, học tập tại cơ sở sản xuất Gốm Gia Thủy – Nho Quan – Ninh Bình Nhóm 4: Thăm quan, học tập tại nhà máy Xi măng The Vissai –khu công nghiệp Gián 18 Khẩu – Gia Viễn – Ninh Bình - Học sinh 4 nhóm mỗi nhóm độc lập lên phương án chi phí cho chuyến đi. - Giáo viên nhận xét kết luận phương án tiết kiệm nhất. - Nội quy, quy định học sinh tham gia buổi học - Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra nội quy, tại các nhà máy, cơ sở sản quy định cho chuyến đi. xuất ở địa phương 4 nhóm độc lập đề xuất các nội quy, quy định của chuyến đi. - Giáo viên thống nhất đưa ra nội quy, quy định của chuyến đi. - Địa điểm tham quan trên đường về: khu - Thống nhất các địa điểm tham quan khác trên du lịch Động Am Tiêm – đường về. Hoa Lư – Ninh Bình Ngày 08/11/ 2019. Địa điểm: Tại các điểm thăm quan, học tập Thời Hoạt động thầy trò và các chuyên gia. Nội dung gian Từ 6h HS: sáng đến - Nhóm trưởng điểm danh các thành viên 7h30 sáng - Kiểm tra sĩ số của nhóm mình báo cáo với giáo viên. - Các thành viên báo cáo sự chuẩn bị với nhóm trưởng; Nhóm trưởng báo cáo giáo viên. - Kiểm tra sự chuẩn của học sinh. GV: Quán triệt kỉ luật chuyến đi, phát ngôn, tinh thần thái độ khi tham gia các hoạt động HS: Đóng góp, phát biểu ý kiến cá nhân, văn nghệ, giao lưu với các bạn và thầy cô, các bác phụ huynh trên chuyến xe. GV: Quan tâm đến sức khỏe học sinh trên đường di chuyển. Từ 8h Tại nhà máy Gạch Tuynel cao cấp Hoàng 19 sáng đến Long – Gia Sơn – Nho Quan – Ninh Bình 9 hsáng Nhóm 2: GV phụ trách: cô Nguyễn Thúy Hằng Tìm hiểu về nguyên liệu, hướng dẫn học sinh trong nhóm tìm hiểu nội quy trình sản xuất, các sản dung được phân công phẩm của nhà máy, năng Chuyên gia hướng dẫn:Bác Bùi Văn Dũng - suất, sản lượng sản xuất, Giám đốc nhà máy Gạch Tuynel cao cấp Hoàng xử lí khí thải, chế độ làm việc và trả lương cho công Long HS: nhân, yêu cầu kĩ thuật và + Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, bằng cấp đối với người lao chụp ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia. + Thực hành một số công đoạn trong quy động ở các vị trí việc làm khác nhau trình sản xuất. Từ 9h Tại cở sở sản xuất Gốm Gia Thủy – Nho Quan đến – Ninh Bình 10h sáng Nhóm 3: GV phụ trách: cô Đinh Thị Thuận Tìm hiểu về nguyên liệu, hướng dẫn học sinh trong nhóm tìm hiểu nội quy trình sản xuất, các sản dung được phân công phẩm của cơ sở, năng suất, Chuyên gia hướng dẫn:Bác Liễu –Nghệ nhân sản lượng sản xuất, xử lí tay nghề cao của xưởng Gốm khí thải, chế độ làm việc HS: và trả lương cho người + Ghi chép chọn lọc nội dung, quay phim, làm, yêu cầu kĩ thuật và chụp ảnh lấy tư liệu, đặt câu hỏi cho chuyên gia. tay nghề của nghệ nhân + Thực hành một số công đoạn trong quy trình sản xuất. Từ 10 h +Thầy cô, phụ huynh, học sinh trong đoàn tiếp Sáng đến tục được thực hành làm một số công đoạn trong 11 h quá trình sản xuất các sản phẩm Gốm đơn giản - GV nhận xét về ý thức, thái độ và các hoạt động diễn ra trong buổi trải nghiệm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng