Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua dự giờ thăm lớp...

Tài liệu Skkn bồi dưỡng giáo viên nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua dự giờ thăm lớp

.DOC
14
244
64

Mô tả:

Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 Năm học 2009 - MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: MỞ ĐẦU I- Lý do chọn đề tài. 2 2 II- Nhiệm vụ của đề tài 2 III- Đối tượng phạm vi của đề tài. IV- Phương pháp nghiên cứu 3 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn, tác dụng thực trạng công tác dự giờ 4 thăm lớp. I- Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4 II- Tác dụng của dự giờ thăm lớp III- Thực trạng công tác dự giờ thăm lớp ở THCS Đáp Cầu Chương II: Kinh nghiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp. I- Biện pháp chỉ đạo. 5 6 8 8 II- Thực tế chỉ đạo ở THCS Đáp Cầu PHẦN III: KẾT LUẬN I- Đánh giá kết quả. 9 12 12 II- Bài học kinh nghiệm 12 PHẦN I - MỞ ĐẦU Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 1 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 Năm học 2009 - I- Lý do chọn đề tài Ngày nay Giáo Dục - Đào Tạo có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết TW2 của Ban chấp hành TW Đảng đã khẳng định “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Song nhìn vào đội ngũ thầy cô giáo của trường THCS Đáp Cầu, đội ngũ giáo viên trẻ nhiều nhiệt tình xong năng lực sư phạm còn hạn chế, trình độ đội ngũ không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội việc bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu cao đối với giáo viên thông qua giờ lên lớp là một yêu cầu cấp bách mà bất kỳ nhà quản lý giáo dục nào cũng phải băn khoăn trăn trở, quản lý bồi dưỡng giáo viên phù hợp hoàn cảnh của trường. Qua thực tế của trường THCS Đáp Cầu phần lớn đội ngũ giáo viên trẻ tâm huyết với nghề nghiệp nhiều thầy cô giáo đã tích cực học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, nắm vững lý luận dạy học, cải tiến phương pháp dạy học và vận dụng các giờ lên lớp, đầu tư vào giờ dạy. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giảng dạy và bồi dưỡng giáo viên “nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp là hết sức cần thiết vì qua kiến thức này các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm, hỏi nhau để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy của mình đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. II- Nhiệm vụ của đề tài 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tế của vấn đề những biện pháp thực hiện từ đó rút ra kết luận khái quát. 2. Đề xuất những biện pháp và bài học kinh nghiệm. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 2 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 III- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Năm học 2009 - - Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ. - Đề tài mang tới nêu vài biện pháp cơ bản trong công tác chỉ đạo ở trường THCS Đáp Cầu. - Nắm sát bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ. IV- Phương pháp nghiên cứu. Kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên thông qua phương pháp vận dụng lý luận kết hợp thực tiễn nhà trường trong bước đầu rút ra một số kinh nghiệm công tác quản lý chỉ đạo của việc dạy học của giáo viên nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 3 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 Năm học 2009 - PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN, ÁP DỤNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC DỰ GIỜ THĂM LỚP I- Cơ sở lý luận và thực tiễn. Mục tiêu giáo dục đào tạo ở trường THCS Đáp Cầu là một trong những vấn đề cơ bản có từ đường lối - chiến lược về giáo dục của Đảng. “.............Tiếp tục đào tạo để phát triển nhân cách XHCN ở học sinh có thế giới quan khoa học lý tưởng và đạo đức XHCN có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, có lòng nhân ái, có ý thức, trách nhiệm với gia đình, sống và làm việc theo pháp luật, có học vấn phổ thông kỹ thuật tổng hợp, kỹ năng lao động và tâm thế, sẵn sàng lao động, có sức khoẻ, có thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh, ham học hỏi, biết cách tự học rèn luyện nhằm phát triển nhân lực và sở trường cá nhân để bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, năng động sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. (trích bản quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo) Để đạt được mục tiêu trên trước hết trường THCS không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng mọi hình thức trong đó có hình thức dự giờ thăm lớp phải nắm vững lý luận dạy học và quá trình dạy học đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Thực tế việc bồi dưỡng giáo viên những năm qua của trường THCS Đáp Cầu đã có tác dụng khuấy động phong trào thi đua 2 tốt thông qua các giáo viên, mẫu trong tổ cùng Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 4 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 bàn bạc xây dựng đến dạy thử trong nhóm sau đó ra trường đăng ký dự đã phát huy năng lực của một số giáo viên khá giỏi, các giáo viên TB, còn yếu một số mặt được bồi dưỡng đã nâng cao năng lực trình độ giáo viên trong trường, kiến thức bộ môn được khắc sâu nghiệp vụ sư phạm nâng cao, chất lượng giờ lên lớp cao tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. II- Tác dụng của dự giờ thăm lớp. 1. Đối với tác dụng dự giờ. Từ 1 giờ lên lớp của giáo viên người dự có thể hiểu và đánh giá được toàn bộ hoạt động của người dạy trên lớp. - Khâu chuẩn bị bài giảng: Người dự sẽ đánh giá được vai trò thực sự đối với 1 tiết dạy không chỉ về nội dung khoa học, phương pháp truyền thụ mà cả trình độ tri thức bộ môn, vốn hiểu biết đời sống, khả năng sư phạm và kết quả học tập của học sinh. - Khâu lên lớp: Người dự đánh giá khả năng trình độ sư phạm của người dạy nghệ thuật chuyển tải kiến thức khoa học, vận dụng thành thạo phải thiết lập mối quan hệ thầy trò, trò - trò qua dự giờ người dự đánh giá chất lượng học tập bộ môn của học sinh và hiệu quả giờ dạy giáo viên. Tóm lại: Qua dự giờ người dự sẽ đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của người dạy. Trên cơ sở đó phát huy được cái tốt, khắc phục thiếu sót tồn tại cho bài giảng của mình tiến tới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân giáo viên. 2. Đối với người dạy. Qua trực tiếp giảng dạy trên lớp có người dự được phân tích rút kinh nghiệm chung giáo viên trực tiếp dạy (kể cả giáo viên dự giờ thấy rõ mặt cần phát huy thấy được những tồn tại của mình cần khắc phục từ đó dần dần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình). Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 5 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 3. Đối với người quản lý. Năm học 2009 - Thông qua dự giờ người quản lý giáo dục có thể đánh giá được: - Khâu chuẩn bị bài của giáo viên. - Chất lượng dạy học, khả năng sư phạm của giáo viên. - Tình hình và chất lượng học tập bộ môn của học sinh. - Việc thực hiện chương trình. - Thực hiện nề nếp dạy học. - Chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ nhóm chuyên môn. Tóm lại: Nhà quản lý giáo dục nắm được thông tin quan trọng, chính xác, khoa học. Những thông tin đó giúp người quản lý đối chiếu lại mọi quyết định quản lý của mình có được thực hiện đúng hay không cần điều chỉnh hay sửa đổi cái gì từ đó rút ra quyết định quản lý mới đúng đắn phù hợp với tình hình thực thế giáo viên và học sinh của trường. Ví dụ: Qua dự giờ của một tổ bộ môn ở 1 khối lớp thấy việc xác định kiến thức cơ bản ở một bài của giáo viên không thống nhất, việc phân bổ các phần và tiến trình giảng dạy khác nhau qua đó người quản lý thấy việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn chưa đều chưa cao, chưa có tác dụng để nâng cao chất lượng bài dạy và giúp đỡ giáo viên còn yếu đối với giáo viên mới ra trường, giáo viên có trình độ chuyên môn non. Do vậy tôi chỉ đạo việc sinh hoạt các hoạt động của tổ nhóm chuyên môn có hiệu quả cao hơn. III- Thực trạng công tác dự giờ thăm lớp của trường THCS Đáp Cầu. Trên thực tế việc dự giờ thăm lớp của trường THCS Đáp Cầu những năm gần đây có nhiều kết quả nhiều đồng chí giáo viên khá giỏi nhiệt tình dạy hưởng ứng các đợt thi Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 6 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 đua 20/10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3 hoạt động dạy và học được khích lệ bằng các đợt thi đua có giải thưởng. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số giáo viên dự giờ theo chống đối, sơ sài chiếu lệ. Việc rút kinh nghiệm ở tổ nhóm chuyên môn. Đây là khâu quan trọng then chốt trong công tác dự giờ. Việc phân tích đánh giá kết quả 1 tiết dạy để người dạy cũng như người dự thấy rõ ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu. Trên cơ sở đó phát huy cái cốt, khắc phục tồn tại. Một số nhóm phân tích khách quan có nhận xét ưu, khuyết điểm rõ ràng liên hệ áp với các tiêu chuẩn đánh giá 1 tiết dạy. Hiệu quả của giờ dạy nâng cao, năm học 2009 2010 toàn trường dự được: Bình quân dự 3 tiết/ giáo viên. Nhiều giáo viên còn trẻ dự 2 tiết/ tuần. Chất lượng giờ dự tương đối tốt. Còn một số giờ dự sơ sài qua kiểm tra của BGH với 22 giáo viên. Tổng số tiết dự Giỏi Khá TB Yêú 74 19 52 3 0 Ghi chú Từ thực tế trên về công tác dự giờ thăm lớp ở trường THCS Đáp Cầu tôi thấy việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giờ lên lớp của giáo viên thông qua dự giờ thăm lớp là một việc cần thiết quan trọng. Xuất phát từ cơ sở trên tôi xin trình bày một số kinh nghiệm chỉ đạo mà trường chúng tôi đã làm trong năm học 2009 - 2010 bước đầu có tác dụng nhất định trong việc nâng cao chất lượng giờ lên lớp. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 7 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 Năm học 2009 - CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO VIỆC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY” THÔNG QUA DỰ GIỜ THĂM LỚP I- Biện pháp chỉ đạo. Nhà trường thành lập hội đồng chuyên môn gồm: - Ban giám hiệu - Tổ trưởng chuyên môn - Giáo viên giỏi Nhiệm vụ và chức năng của hội đồng chuyên môn gồm: - Giúp BGH đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn do Bộ GDĐT ban hành. - Cùng BGH dự giờ tiến hành phân loại giáo viên. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng giáo viên cùng BGH kiểm tra hồ sơ chuyên môn, thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy, chỉ đạo tổ viên soạn giáo án mẫu. Các bước tiến hành: - Khảo sát phân loại giáo viên (dựa vào kết quả năm trước). - Xây dựng kế hoạch tổ nhóm chuyên môn, căn cứ vào thực tế của nhóm mà tổ trưởng đề xuất việc bồi dưỡng giáo viên của tổ mình cho BGH. - Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 8 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 - Thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung cơ bản của từng bài. - Tổ chức học tập các chuyên đề nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, cải tiến phương pháp giảng dạy. - Tổ chức dự giờ có phân tích đánh giá rút kinh nghiệm. + Đối với các giờ bình thường. + Đối với các giờ thực tập. + Đối với các giờ có giáo án mẫu. + Tổ chức giờ song song để so sánh rút kinh nghiệm. II- Thực tế chỉ đạo ở trường THCS Đáp Cầu. Để rút kinh nghiệm và tạo tiền đề để cho tập thể sư phạm năm học 2009 - 2010 trường chỉ đạo 2 tổ chuyên môn KHTN và tổ KHXH. Đây là 2 tổ có nhiều giáo viên có năng lực song cũng có giáo viên chất lượng giảng dạy còn hạn chế. Cả 2 tổ giáo viên đều nhiệt tình, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng. 1. Qua khảo sát chất lượng giáo viên ban đầu có: STT 1 2 3 4 Tổ chuyên môn Văn Toán Anh Sinh - Hoá Số lượng 7 6 3 2 Giỏi 2 3 1 2 Khá 5 3 2 0 TB 2. Xây dựng kế hoạch; Từ đầu năm học nhà trường tổ chuyên môn yêu cầu các giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân về công tác bồi dưỡng chuyên môn. - Tất cả bài giảng trên lớp đều có soạn trước 3 ngày. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 9 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 - Các tiết giảng dạy được thống nhất yêu cầu ở tổ, nhóm (ít nhất 40% tổng số bài giảng). - Thường xuyên dự giờ (2 tiết/ tuần) rút kinh nghiệm. - Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn 2 lần/ tháng. - Tổ chức thực tập theo chuyên đề 2 tổ/ tháng. 3. Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn. - Đảm bảo sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đều đặn 2 lần/tháng có chất lượng đi sâu vào đổi mới phương pháp giảng dạy. - Thống nhất được mục đích yêu cầu kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của một số bài trong tuần (40%). - Những vấn đề thực tế cần liên hệ. - Tổ chức chuyên môn học tập các chuyên đề để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. + Giảng dạy phát huy tính tích cực của học sinh. + Giảng dạy theo phương pháp nêu vấn đề, có phiếu trả lời. - Cả tổ trưởng thống nhất soạn giáo án mẫu, 1 giáo án/ môn/ tháng, dạy thử trong tổ nhóm, dạy toàn trường dự. 4. Tổ chức thực tập trên lớp. - Đối với giờ thực tập bình thường chỉ yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn thống nhất. + Mục đích yêu cầu bài giảng. + Trọng tâm bài giảng - kiến thức cơ bản. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 10 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 + Phương pháp cần thiết khi sử dụng bài giảng trên cơ sở đó giáo viên tự thiết kế bài giảng trên lớp và giảng bài, sau tiết dự giành 10 phút kiểm tra khảo sát học sinh để đánh giá kết quả và tổ chức rút kinh nghiệm. - Đối với giờ thực tập chuyên đề: Mục đích là góp phần vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy, giúp giáo viên hiểu được tương đối đầy đủ lý luận dạy học. Trên cơ sở đó thiết kế một bài giảng theo phương pháp thích hợp nhất hiệu quả nhất có chú trọng đến phương pháp nêu vấn đề, lấy học sinh làm trọng tâm, phiếu trả lời trắc nghiệm. Phân công giáo viên có năng lực, giáo viên có kinh nghiệm, thiết kế bài giảng sau đó trình bày sự chuẩn bị của mình. * Kết quả: Chất lượng giờ dạy tốt. Giáo viên đã truyền kinh nghiệm của mình cho các giáo viên khác trong tổ và trong trường. Tôi coi đây là việc làm rất bổ ích trong việc bồi dưỡng giáo viên. Dự giờ song song để đối chiếu, so sánh thấy rõ ưu điểm của phương pháp giảng dạy từ đó lựa chọn cho mình các phương pháp thích hợp cho từng bài giảng sao cho học sinh có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất. * Kết quả: - Cải tiến giờ dạy. - Chọn lọc được phương pháp tối ưu. 5. Kết quả. Công việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ được tiến hành thường xuyên. Trong đó giáo viên Văn, Toán số giỏi, khá tăng, không có giáo viên yếu kém. Một số nét cơ bản đạt được của trường trong năm qua: Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 11 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 - Chất lượng đội ngũ giáo viên tăng. Năm học 2009 - - Chất lượng giáo viên chuyển biến rõ. Từ kết quả trên cho thấy: Một trong những biện pháp quan trọng để bồi dưỡng giáo viên là dự giờ thăm lớp. PHẦN III - KẾT LUẬN I- Đánh giá kết quả. Giờ dạy trên lớp do tính chất quan trọng đặc biệt của nó nên đã là nơi hộ tụ của các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, của lý luận dạy học. Đồng thời cũng chính là một trong những khâu trung tâm trong công tác chỉ đạo ở trưởng THCS của người cán bộ quản lý. ở đây khoa học sư phạm đã đạt tới trình độ đã xác định được tiêu chuẩn của giờ dạy trên lớp để tối ưu hoá hiệu quả của quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp - nâng cao chất lượng giờ trên lớp ở trường THCS là một vẫn đề không đơn giản - nó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhận thức đầy đủ, nghiêm túc về các loại hình hoạt động trong nhà trường, tổ chuyên môn mang tính pháp lý phù hợp với thực tiễn nhà trưởng. Từ dạy học trên lớp đến các hoạt động giáo dục khác. Trong đó hoạt động dạy học trên lớp là hạt nhân, là trung tâm của mọi hoạt động trong trường THCS. Điều 28.2 luật giáo dục đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm. Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niệm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. II- Bài học kinh nghiệm. Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 12 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu Năm học 2009 2010 - Người cán bộ quản lý trong giai đoạn hiện nay luôn luôn tự đổi mới và cải tiến phương pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế địa phương, xã hội, tiếp cận với mục tiêu đào tạo và thực tế xã hội. - Cán bộ quản lý luôn luôn chú trọng hoạt động tổ nhóm chuyên môn, đặt đúng vị trí, chức năng trong hệ thống quản lý nhà trường phổ thông, phải biết phát huy sức mạnh tập thể. - Phải biết xây dựng chỉ đạo điển hình tiên tiến sử dụng tốt đội ngũ giáo viên giỏi. - Phải xây dựng được kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và của xã hội. - Động viên đội ngũ có lòng say mê nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học yêu ngành yêu nghề vì học sinh mỗi giáo viên phải là tấm gương cho học sinh noi theo. - Quan tâm đến đến việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong lấy lại tình cảm nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giáo viên trong các trường THCS để tăng cường tinh thần trách nhiệm và sự mẫu mực của người thầy giáo trên lớp. - Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo xu hương dạy học lấy học sinh làm trung tâm: Trò chủ động thầy chủ đạo xoá bỏ phương pháp dạy học thụ động, áp đặt (đọc chép, dạy chay). - Cải tiến việc kiểm tra đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh để đảm bảo được tính khách quan trung thực của kết quả học tập trên cơ sở thực hiện tốt cuộc vận động hai không do Bộ giáo dục đào tạo tổ chức. - Tổ chức tốt các phong trào thi đua dạy tốt học tốt theo từng chủ điểm, chủ đề qua từng thời gian trong năm học. - Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng cho quá trình dạy và học trên lớp của giáo viên và học sinh trong các trường THCS Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 13 Nguyễn Thị Đức - Trường THCS Đáp Cầu 2010 Năm học 2009 Đáp Cầu, ngày 05 tháng 4 năm 2010 Người viết đề tài Nguyễn Thị Đức NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG THCS ĐÁP CẦU ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. Đáp Cầu, ngày 08 tháng 4 năm 2010 HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GD&ĐT TP BẮC NINH ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ……………, ngày ….. tháng ….. năm 2010 (Ký tên, đóng dấu) Bồi dưỡng giáo viên “ nâng cao hiệu quả giờ dạy” thông qua dự giờ thăm lớp 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan