Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn bồi dưỡng cán bộ nguồn kế hiệu trưởng mầm non...

Tài liệu Skkn bồi dưỡng cán bộ nguồn kế hiệu trưởng mầm non

.PDF
11
125
74

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGUỒN KẾ CẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Ở TRƯỜNG MẦM NON B THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Trong suốt cuộc đời vĩ đại của Bác, công việc đào tạo cán bộ luôn được Bác chăm lo cho cả hiện tại và tương lai. Bác còn dạy: “ Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”. Vì vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải thường xuyên, tận tâm, cần mẫn, chu toàn. Thấm nhuần lời dạy của Người, trong nhiều năm qua Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng công tác cán bộ. Đảng xác định công tác cán bộ là công tác lớn của Đảng. Đặc biệt công tác cán bộ trong Giáo dục lại càng được quan tâm giáo án mầm non. Vì trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục cũng như các lĩnh vực khác là một sân chơi bình đẳng. Nếu trước kia người cán bộ quản lý trường học là người chỉ thực hiện mệnh lệnh theo chỉ đạo từ cấp trên. Thì ngày nay, người cán bộ quản lý giáo dục phải là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt hoạt động trong nhà trường, họ phải có khả năng xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện, họ phải có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm học và đưa nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Nhìn trước sự quy hoạch cán bộ quản lý của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển khi 2/2 đồng chí hiệu phó tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên cốt cán hầu hết mới được tuyển dụng viên chức, còn non cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt, đặc biệt là cán bộ nguồn kế cận ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển là rất cần thiết. Bởi nếu một trường học được xây mới khang trang, với một đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn, nhưng không có cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý thì việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là một khó khăn rất lớn. Từ thực tế đơn vị, với kinh nghiệm của một cán bộ quản lý có 34 năm trong nghề, chỉ còn 03 năm nữa được nghỉ chế độ. Tôi hết sức trăn trở, tâm huyết muốn bồi dưỡng đội ngũ kế cận với mong muốn khi bản thân nghỉ hưu, đội ngũ cán bộ quản lý trẻ của trường có đủ đức, đủ tài, có kinh nghiệm để kế tục lớp cán bộ quản lý đi trước lãnh đạo nhà trường ngày một phát triển. Đồng thời tôi cũng mong muốn sẽ đào tạo, giới thiệu được những cán bộ nguồn kế cận xứng đáng vào nguồn cán bộ quản lý của bậc học mầm non huyện Thanh Trì. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI đã đề ra. Vì vậy, tôi mạnh dạn trao đổi đề tài: “Biện pháp bồi dưỡng cán bộ nguồn kế cận của Hiệu trưởng ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển”. * Mục đích của đề tài: nhằm tập hợp, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sau 34 năm công tác. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển. Nâng cao chất lượng công tác quản lý chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ trong trường mầm non. * Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Khảo sát, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng khả năng lý luận, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cốt cán tại trường mầm non B Thị trấn Văn Điển từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 5 năm 2014. Từ thực tiễn sau 3 năm áp dụng kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán giới thiệu vào nguồn cán bộ kế cận, trường mầm non B Thị trăn Văn Điển đã đạt được những kết quả đáng mừng. Công tác quản lý của nhà trường có nền nếp, chất lượng tốt, nhiều giáo viên đã được bổ nhiệm cán bộ quản lý tại trường và các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì. Qua thực tế công tác, các cô đều đảm nhiệm tốt chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần đưa trường mầm non B Thị trấn Văn Điển, cũng như các trường mầm non trong huyện ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tích cao. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đánh giá bậc học mầm non huyện Thanh Trì liên tục dẫn đầu khối ngoại thành trong những năm gần đây. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Theo Từ điển Tiếng Việt: Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định. (29,tr32). Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là tập hợp những người làm công tác quản lý ở trường mầm non; họ có cùng lý tưởng, mục đích về vật chất, tinh thần và cùng thực hiện chức năng quản lý nhà trường để thực hiện các nhiệm vụ công tác của đơn vị, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, nhằm tiến tới mục tiêu chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ mầm non trong trường đạt kết quả tốt nhất. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con người. Đầu tư cho phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tiễn trên, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức theo quan điểm của Phó Giáo sư – Tiến sỹ Lưu Xuân Mới, giảng viên chính, nghiên cứu viên khoa Quản lý, học viện quản lý Giáo dục học thì vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục hiện nay thay đổi một cách cơ bản. “Nếu trước kia người cán bộ quản lý trường học là người chỉ thực hiện mệnh lệnh từ cấp trên trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính. Thì ngày nay trước yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục, người cán bộ quản lý nhà trường phải là người quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề để đưa nhà trường ngày một phát triển, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội”. Muốn làm được như vậy, người cán bộ quản lý giáo dục không chỉ hô hào mọi người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho đội ngũ về học tập thường xuyên, suốt đời. Người cán bộ quản lý cần có kế hoạch về nghiên cứu khoa học quản lý, tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức chính trị – xã hội, chuyên môn – nghiệp vụ quản lý, đo lường và đánh giá trong giáo dục, công nghệ thông tin, ngoại ngữ… để phát triển chính mình. Đồng thời, muốn trở thành một cán bộ quản lý giáo dục giỏi phải có tính kiên nhẫn, sự khổ luyện, lòng can đảm, tự tin… trong học tập thường xuyên và phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, muốn có một đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ quản lý vững vàng, thì người hiệu trưởng phải là người vừa có nhiệm vụ phát hiện, vừa có kế hoạch bồi dưỡng chỉ đạo sát sao, công tâm trong đánh giá để tìm ra những cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có tố chất của người quản lý. Trên cơ sở đó giới thiệu quy hoạch vào nguồn để đào tạo trở thành cán bộ quản lý các trường mầm non trong tương lai. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Đặc điểm chung: Trường mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 2 trường mầm non công lập của huyện Thanh Trì, nằm ở trung tâm huyện, thuộc địa bàn thị trấn Văn Điển, đóng tại khu tập thể Pin Thị trấn Văn Điển. Trường được thành lập từ năm 1962, từ năm học 20082009 đến nay trường liên tục được công nhận tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố, được Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ, Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen. Hàng năm trường mở dạy 11 lớp, trong đó có 02 nhóm trẻ và 09 lớp mẫu giáo, với tổng số 63 cán bộ giáo viên, nhân viên (giáo viên là 40 cô) và 609 học sinh. Trong đó: – Trình độ trên chuẩn của giáo viên: 9/40 = 22% – Đảng viên là giáo viên : 5/40 = 12,5% – Trung cấp lý luận chính trị :0 – Trình độ quản lý mầm non :0 – Trình độ tin học cơ bản (chứng chỉ A): 8/ 40 = 20% Từ một trường hiệp quản chuyển sang công lập, phát triển mạnh về quy mô trường lớp, số trẻ vào trường hàng năm đều tăng, kéo theo đòi hỏi phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ. Thực tế đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi mặc dù có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác trong ngành, đảm nhiệm những chức vụ quản lý cả về công tác đoàn thể, công tác chính quyền, công tác Đảng: Phó chủ tịch công đoàn ngành Giáo dục huyện, Bí thư chi bộ, hiệu trưởng. Bản thân luôn nhiệt tình, tận tâm trong công việc, có năng lực quản lý, sáng tạo trong công việc. Liên tục 14 năm (từ 1999 đến nay) đã có 14 sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, quản lý mầm non đạt giải cấp thành phố; 9 năm liên tục đạt Giáo viên giỏi cấp huyện, Thành phố; 6 năm liên tục từ 2008 đến nay đạt Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, nhưng mới được Huyện ủy, UBND huyện Thanh Trì điều động, bổ nhiệm từ đơn vị khác về trường từ năm 2006. Hai cô hiệu phó: một cô chuẩn bị nghỉ chế độ, một cô mới được bổ nhiệm tháng 4 năm 2009. b. Phân tích thực trạng. Từ những đặc điểm trên trường gặp một số khó khăn và thuận lợi trong công tác bồi dưỡng cán bộ nguồn kế cận như sau: b.1. Thuận lợi: – Đảng và chính quyền các cấp rất quan tâm đến giáo dục mầm non, đặc biệt là công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong ba đề án của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo. – Huyện ủy Thanh Trì đã có Hướng dẫn số 15-HD/HU ngày 20/02/2009 của Ban thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về hướng dẫn tiêu chuẩn, xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn giai đoạn 2010-2015. – Ban giám hiệu có năng lực quản lý, đoàn kết, nhất trí cao trong công tác chỉ đạo. – Do đặc thù trường công lập 100% giáo viên được tuyển dụng viên chức nên trình độ chuyên môn đội ngũ vững vàng, đây là mặt thuận lợi và cũng là một trong những tiêu chuẩn để được quy hoạch nguồn cán bộ quản lý của huyện Thanh Trì. Trong khi hầu hết các trường mầm non khác trong huyện số giáo viên được tuyển dụng viên chức những năm trước rất ít. – 32/40=80% giáo viên ở độ tuổi dưới 30. – 33/40=82% giáo viên được đào tạo hệ trung cấp chính quy. – Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc. b.2. Khó khăn: – 2 cô hiệu phó kinh nghiệm quản lý còn non nớt, kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý hầu như chưa có. – Hầu hết cán bộ các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn các khối trẻ, kinh nghiệm quản lý còn yếu. Khả năng tuyên truyền, thuyết trình trước đám đông còn gặp nhiều khó khăn, diễn thuyết chưa mạch lạc, thiếu tự tin. – Tỷ lệ giáo viên là đảng viên thấp, hầu hết giáo viên cốt cán chưa có trình độ lý luận chính trị, quản lý mầm non, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế. Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp để phát huy các thuận lợi, khắc phục các điểm yếu trong việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn kế cận ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển. III. Các biện pháp thực hiện: 1. Xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL Công tác xây dựng kế hoạch là giải pháp chúng tôi đưa lên hàng đầu. Bởi vì kế hoạch, chính là kim chỉ nam để chúng ta căn cứ vào đó tiến hành, đánh giá, định liệu công việc. Một người làm việc không có kế hoạch từ trước sẽ ví như người mù dò dẫm đi trong đêm tối mà không biết mình đang đi đâu. Căn cứ thực trạng của trường, căn cứ hướng dẫn số 15-HD/HU ngày 20/02/2009 của Ban thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về hướng dẫn xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn giai đoạn 2010-2015, theo quan điểm của huyện ủy Thanh Trì quy hoạch cán bộ: phải đảm bảo “mở” và “động”. Mở tức là không khép kín trong quy hoạch cho từng đơn vị, mà quy hoạch cán bộ nguồn kế cận cho bậc học mầm non của huyện;… Từ thực tế đơn vị và chỉ đạo của cấp trên tôi đã xây dựng kế hoạch đề ra các nội dung, mục tiêu bồi dưỡng phát triển cán bộ nguồn kế cận của nhà trường. Tham mưu cấp ủy, Đảng ủy, phòng GD phê duyệt những chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu cụ thể trong việc bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ kế cận giai đoạn 2010-2015 như sau: Kế Kế hoạch hoạch dài năm hạn(2010- học 2013) 20132014 TT Nội dung 1 Hình thức Địa điểm bồi bồi dưỡng dưỡng Bồi dưỡng đội ngũ ban giám hiệu + Có kiến thức quản lý giáo dục 3 cô mầm non 3 cô Tại trường Cử đi học bồi dưỡng lớp Quản lý cán bộ quản mầm non. lý giáo dục Hà Nội + Có ®é 3 cô 3 cô Cử đi học Trường tr×nh Đại ®µo t¹o chuÈn + Có trình độ trung cấp chính 3 cô trị + Có trình độ chứng chỉ B Tin 3 cô học + Có trình độ cử nhân quản lý 0 giáo dục + các lớp đào học sư phạm tạo tại chức Hà Nội trªn Kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt 3 cô động trong trường mầm non 3 cô Giới thiệu cấp ủy cử đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị 3 cô Tham gia đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà Tại Trung giáo do tâm dạy nghề Phòng Thanh Trì. GD&ĐT huyện Thanh Trì mở 2 cô Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì 2 cô Bồi dưỡng tại chỗ và qua các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non Tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Thanh Trì – Thông qua các hoạt động thực tiễn.Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm do PGD mở. 2 Xây dựng đội ngò giáo viên đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm cán bộ nguồn (10 cô) + Có kiến thức quản lý giáo dục 6 cô mầm non + §¹t tr×nh ®é trªn 7 cô chuÈn + + Cã tr×nh ®é tin häc B 5 cô Có trình độ trung cấp chính 5 cô trị 03 cô Tại trường Cử đi học bồi dưỡng lớp Quản lý cán bộ quản mầm non. lý giáo dục Hà Nội 6 cô Cử đi học Trường Đại các lớp đào học sư phạm tạo tại chức Hà Nội 7 cô Tham gia đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà Tại Trung giáo do tâm dạy nghề Phòng Thanh Trì. GD&ĐT huyện Thanh Trì mở 3 cô Giới thiệu cấp ủy cử đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị Tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Thanh Trì + Kỹ năng tuyên truyền, tham mưu, thuyết 5 cô trình trước Hội nghị. 3 cô Bồi dưỡng tại chỗ và qua các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán. – Thông qua các hoạt động thực tiễn.Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm do PGD mở. Kết quả: hết tháng 9 năm 2010 tôi đã xây dựng xong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của đơn vị, được các đồng chí trong BGH, cấp ủy chi bộ, Đảng ủy Thị trấn, phòng GD đồng tình, đánh giá tốt. 2. Tổ chức bồi dưỡng nguồn. 2.1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn không thể không chú trọng đào tạo bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề giáo. Bởi nghề giáo là nghề “Dạy người”, nên người cán bộ quản lý phải là người có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, phải hiểu biết, nắm vững những quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và triển khai có hiệu quả các văn bản quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, ngành,… liên quan đến giáo dục. Đồng thời nhà giáo phải có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tận tụy với nghề. Lối sống, tác phong, giao tiếp ứng xử phải mô phạm, phù hợp với chuẩn mực nhà giáo, góp phần nâng cao vị thế của cá nhân nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Để thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non, tôi đã thực hiện các hình thức bồi dưỡng sau: * Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên. Những năm trước do đặc thù đơn vị chịu sự quản lý của Công ty Cổ phần Pin Văn Điển nên việc bồi dưỡng đội ngũ còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2008, chi bộ Đảng, chi đoàn Thanh niên đầu tiên của trường được thành lập, tôi đã tích cực tham mưu đề xuất cấp ủy giới thiệu các cô giáo trẻ có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, tận tụy với công việc, có hướng phấn đấu đi học các lớp tìm hiểu về Đảng do Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Thanh Trì mở. Trên cương vị bí thư chi bộ, tôi luôn đặt công tác phát triển Đảng viên trẻ và bồi dưỡng lập trường tư tưởng, tuyên truyền quan điểm đường lối chủ trương của Đảng lên vị trí hàng đầu. Sau khi các cô giáo hoàn thành khóa học tìm hiểu về Đảng, tôi phân công cụ thể từng đồng chí trong cấp ủy chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ. Họp cấp ủy ra Nghị quyết thời gian phát triển Đảng đối với từng giáo viên trong diện cốt cán, phấn đấu mỗi năm phát triển từ 3 đến 4 đảng viên. Đồng thời ban giám hiệu phân công các nhiệm vụ, công việc chuyên môn cũng như công tác đoàn thể, công tác phong trào cho các cô giáo đã qua lớp cảm tình Đảng để tạo cơ hội cho các cô phấn đấu và chi bộ thử thách trong thời gian phấn đấu vào Đảng. Tiếp đó chúng tôi luôn tích cực trong việc đi xác minh thẩm tra lý lịch, phối hợp giữa đơn vị và cấp ủy địa phương nơi cư trú để đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên mới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan