Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn biện pháp rèn chữ viết đẹp đúng chính tả cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc th...

Tài liệu Skkn biện pháp rèn chữ viết đẹp đúng chính tả cho học sinh lớp 2 vùng dân tộc thiểu số

.DOC
30
384
94

Mô tả:

MỤC LỤC Mục lục: ........................................................................................................1 I. PHẦN MỞ ĐẦU: .....................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài: .....................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu: ...............................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu: ..............................................................................4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: ...................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu: ..........................................................................5 II. PHẦN NỘI DUNG: ................................................................................5 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: ........................................................................…5 2. Thực trạng của vấn đề: ............................................................................…6 a. Thuận lợi: ................................................................................................…6 b. Khó khăn: ...............................................................................................….6 c. Thực trạng tình hình học sinh.......................................................................7 3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: ..............................................7 a. Mục tiêu giải pháp....................................................................................…7 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp: ...........................................….8 c. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp......................................................8 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp: ..............................................................24 e. Kết quả khảo nghiệm: ..............................................................................24 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ...........................................................25 1. Kết luận: ...................................................................................................25 2. Một số kiến nghị :.....................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO: ........................................................................28 Nhận xét của Hội đồng Khoa học Giáo dục……………………………… p1 1 I. MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, rèn cho học học sinh Tiểu học “Viết chữ đẹp – đúng chính tả” là điểm khởi đầu trong việc rèn đức tính, nhân cách cho học sinh sau này. Vì vậy ông cha ta có câu: “Nét chữ - nết người”. Chữ viết đẹp không phải hoàn toàn do hoa tay mà phải có một quá trình rèn luyện. Ngay từ lúc còn nhỏ ở lứa tuổi học sinh tiểu học, chữ viết có vị trí hết sức quan trọng. Chữ viết là một công cụ giao tiếp và trao đổi thông tin, là phương tiện để ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hóa, khoa học và đời sống. Không những thế chữ viết còn thể hiện tính cách con người. Vì vậy dạy học sinh viết chữ và từng bước nắm vững được công cụ chữ viết để phục vụ cho học tập và giao tiếp là yêu cầu hàng đầu của môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. Do đó dạy tập viết sao cho đúng quy trình, đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, đòi hỏi người thầy phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và đam mê. Hiện nay, công nghệ thông tin đang ở thời kỳ phát triển, nhưng nét chữ truyền thống là thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc viết đúng chính tả trong học sinh hiện nay nói chung và học sinh dân tộc tại chỗ nói riêng đặc biệt còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại. Hiện tượng không đồng nhất trong phát âm khá phổ biến, hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn, giao thoa của nhiều vùng miền từ giáo viên đến học sinh. Trong khi “chuẩn chính tả” của Ngữ pháp Việt Nam căn cứ vào phát âm của khu vực Hà Nội, thì với các vùng miền khác việc “nói đúng tiếng phổ thông” theo phát âm chuẩn không hề đơn giản. Các em học sinh dân tộc Ê-đê hầu như đều phát âm sai, không phân biệt được các dấu thanh: “sắc – nặng – hỏi – ngã ”. Có dấu thì bỏ, còn thanh ngang thì thêm dấu “ huyền hỏi - sắc - ngã - nặng” vào. Để nghe và viết sao cho đẹp, cho đúng là một 2 vấn đề lớn đối với học sinh nói chung và học sinh đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Có thể chữ viết xấu không quyết định chất lượng học tập của học sinh. Nhưng lại có ảnh hưởng quan trọng trong việc thúc đẩy học tập của các em. Chữ viết xấu, sai lỗi chính tả nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng học tập, ảnh hưởng đến phong trào thi đua “Vở sạch - chữ đẹp” của học sinh, làm cho học sinh không có tính ham học, nảy sinh thiếu kiên trì, thiếu cẩn thận. Do đó ảnh hưởng tới kết quả học tập của môn Tiếng Việt và các môn học khác. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã đi sâu, đi sát, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp khắc phục giúp học sinh rèn viết chữ đẹp, đúng chính tả. Song song với việc viết đúng, thì phong trào rèn viết chữ đẹp hiện nay cũng luôn được ngành Giáo dục quan tâm. Trong quyết định ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 4/5/2007 số 14/2007/QĐ – BGDĐT cũng đã nêu rất rõ: “ yêu cầu giáo viên tiểu học phải viết đúng mẫu”. Hướng dẫn học sinh viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả nhằm mục đích khuyến khích học sinh tăng cường rèn viết chữ đẹp, góp phần xây dựng phong trào“Vở sạch, chữ đẹp” ở các trường học một cách thường xuyên. Đây cũng là một biện pháp tăng cường chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Để góp phần làm tốt việc giúp học sinh “Rèn viết chữ đẹp - đúng chính tả” người giáo viên cần phải làm gì để giờ dạy Tiếng Việt lớp 2 thật sự đạt hiệu quả ? Câu hỏi này đã trăn trở, thúc đẩy và động viên tôi đi sâu nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học “Rèn viết chữ đẹp - đúng chính tả” Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh cũng như góp phần xây dựng phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” của nhà trường . 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:: 3 Kỹ năng viết là một trong 4 kỹ năng ( nghe, đọc, nói, viết) rất quan trọng trong phân môn tiếng Việt ở bậc tiểu học. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận. Góp phần rèn luyện những phẩm chất như: tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, ý thức tự trọng và tôn trọng người khác. Vì vậy tôi đã tìm hiểu nội dung, biện pháp dạy học tập viết và một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp 2 cũng như một số mẹo luật chính tả nhằm giúp giáo viên và học sinh rèn kỹ năng viết chữ. Biết viết chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng, kích cỡ (cỡ vừa và nhỏ). Biết viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng quy định (đưa bút theo đúng quy trình viết). Kết hợp dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả, mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. Nghe, viết lại đúng, không mắc lỗi các bài chính tả và làm đúng các bài tập chính tả. Giáo viên nắm chắc quy trình, mẫu chữ viết, các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải để sử dụng các phương pháp dạy – học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Là cơ sở để xây dựng, kết hợp giữa chữ viết và cách trình bày bài viết góp phần xây dựng phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” một cách thường xuyên. 3. Đối tượng nghiên cứu: “Rèn chữ viết đẹp – đúng chính tả”, góp phần xây dựng phong trào “Vở sạch, chữ đẹp” cho học sinh lớp 2A, trường tiểu học Tô Hiệu, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk. Gồm tất cả các học sinh lớp 2A trong những năm học từ: 2015 – 2016 và học kỳ I năm học 2016 – 2017 do tôi giảng dạy. 4. Giới hạn của đề tài: Để góp phần làm tốt việc giúp học sinh “Rèn viết chữ đẹp - đúng chính tả” Ngoài việc thực hiện nghiên cứu, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong các phân môn chính tả, tập viết. Thực hiện tốt chỉ đạo về tăng cường tiếng việt cho đối tượng học sinh dân tộc … Đòi hỏi người giáo viên phải: - Giáo viên phải luôn có đức tính cẩn thận ngay từ khi soạn bài đến khi lên lớp, khi dạy phân môn Tiếng Việt. 4 - Chuẩn bị đồ dùng. - Biện pháp hướng dẫn học sinh cách bảo quản và cách sữ dụng đồ dùng: - Thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết. - Hướng dẫn học sinh cách viết chữ. -Tìm hiểu nguyên nhân khi học sinh viết sai và tìm cách sửa cho học sinh. - Tìm những lỗi chính tả học sinh hay mắc, dùng mẹo luật chính tả để hướng dẫn và sửa cho học sinh. - Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác - Sử dụng trò chơi trong giờ học. - Xây dựng nề nếp vở sạch chữ đẹp. 5. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn (quan sát HS trong quá trình học tâ ̣p, vui chơi) - Phương pháp đàm thoại ( trò chuyê ̣n, tiếp xúc với giáo viên, học sinh và phụ huynh). - Phương pháp nghiên cứu lí luâ ̣n (đọc và tham khảo tài liê ̣u, Nghiên cứu các loại lỗi chính tả mà học sinh thường mắc phải. Nghiên cứu một số mẹo luật chính tả. - Phương pháp tổng kết kinh nghiê ̣m. - Phương pháp thực nghiê ̣m: (Sự chọn lựa các điều kiện, phương tiện, hoàn cảnh để góp phần thực hiện có hiệu quả trong việc rèn chữ viết đẹp, xây dựng phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”.)Xây dựng khuôn mẫu những bài viết, chọn lựa những bài viết tiêu biểu để học sinh có cơ sở tham khảo. II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý luận. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, căn cứ vào mục tiêu môn tập viết, chính tả để giúp học sinh: 5 - Biết viết các chữ thường, chữ hoa thông thường và các chữ hoa theo mẫu sáng tạo, đúng quy định về hình dáng, kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (lia bút) theo đúng quy trình viết. - Biết viết các cụm từ ứng dụng của từng bài. - Biết cách trình bày một bài viết chính tả cho phù hợp. - Nắm được một số mẹo luật chính tả để viết đúng chính tả và làm đúng các bài tập. - Biết giữ gìn “Vở sạch – chữ đẹp ”… Từ đó hình thành cho các em những kỹ năng viết, kỹ năng nắm vững luật mẹo chính tả. Rèn luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo. Đam mê sưu tập chữ viết đẹp và có hứng thú viết chữ đẹp. Có ý thức xây dựng thói quen giữ gìn “Vở sạch – chữ đẹp” góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 2. Thực trạng của vấn đề. Qua khảo sát, theo dõi, kiểm tra học sinh của những lớp 2 năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017 do tôi chủ nhiệm cho thấy tình hình chung như sau: a. Thuận lợi: - Ban giám hiệu, phòng giáo dục rất quan tâm đến phong trào “Vở sạch, chữ đẹp”. Cụ thể trường năm nào trường cũng tổ chức thi:“Vở sạch, chữ đẹp” cấp trường. - Tài liệu luyện viết chữ, hướng dẫn mẹo luật chính tả … rất phong phú và đa dạng. - Trong lớp có nhiều em tính cẩn thận, chữ đẹp, ham tìm tòi, học hỏi. - Ở lớp 2 chủ yếu là chữ viết nên được phụ huynh học sinh quan tâm đến chữ viết của con em nhiều hơn. b.Khó khăn: - Một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu (độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ quá hẹp hoặc quá rộng). 6 - Khả năng viết chữ, trình bày bài không đều (vì các em còn nhỏ mới ở lớp 1 lên nên một số em quên cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách để vở…) - Hiện tượng không đồng nhất trong cách phát âm giữa học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu số. Các em học sinh dân tộc thiểu số hầu như nhầm lẫn, không phân biệt các dấu thanh do đặc trưng phương ngữ đồng bào Ê - đê. - Sai phụ âm đầu g/gh, ng/ngh, ch/ tr, x/s ( của một số học sinh người miền Bắc). - Rất ít các em viết chữ sáng tạo đẹp. - Bàn, ghế chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh. - Ánh sáng, trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo. - Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình. c.Thực trạng tình hình học sinh qua năm học 2015 – 2016 và học kỳ I năm học 2016 – 2017. Qua kiểm tra thực tế đầu năm: Lớp 2A 2A Năm học 2015-2016 2016-2017 TSHS Loại A 18 2 23 1 % Loại B 11% 4 4.4 4 % Loại C % 22% 12 6.7% 17.4 18 78.2 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp: a. Mục tiêu của giải pháp: Xuất phát từ những cơ sở trên. Trải qua thực tế giảng dạy 22 năm ở trường tiểu học đối tượng chủ yếu là học sinh dân tộc thiểu số , cụ thể là học sinh khối lớp 2 trường tiểu học Tô Hiệu. Đặc thù của trường là ngôi trường có trên 98% học sinh dân tộc thiểu số. Mức độ tiếp thu kiến thức môn Tiếng Việt và cách giao tiếp còn hạn chế. Trong khi đó ở lớp 2 các em phải ghi bài nhiều hơn, tốc độ viết nhanh hơn ở lớp 1 nên không tránh khỏi việc viết sai, viết ẩu, viết xấu. Vì vậy tôi nhận thấy việc dạy tập viết và chính tả lớp 2 của trường mình chưa đáp ứng được về chất lượng dạy và học. Cho nên để khắc phục tình 7 trạng học sinh viết chữ chưa được đẹp, giữ vở chưa được sạch và còn sai một số lỗi chính tả tôi xin đề xuất một số biện pháp như sau: b. Nội dung, cách thực hiện biện pháp, giải pháp - Giáo viên phải luôn có đức tính cẩn thận ngay từ khi soạn bài đến khi lên lớp, khi dạy phân môn Tiếng Việt. - Chuẩn bị đồ dùng. - Biện pháp hướng dẫn học sinh cách bảo quản và cách sữ dụng đồ dùng: - Thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết. - Hướng dẫn học sinh cách viết chữ. -Tìm hiểu nguyên nhân khi học sinh viết sai và tìm cách sửa cho học sinh. - Tìm những lỗi chính tả học sinh hay mắc, dùng mẹo luật chính tả để hướng dẫn và sửa cho học sinh. - Rèn chữ viết cho học sinh thông qua các môn học khác - Sử dụng trò chơi trong giờ học. - Xây dựng nề nếp vở sạch chữ đẹp. c. Điều kiện thực hiện biện pháp, giải pháp: * Thứ nhất: Giáo viên phải luôn có đức tính cẩn thận ngay từ khi soạn bài đến khi lên lớp, khi dạy phân môn Tiếng Việt. Đặc biệt là chữ viết khi lên lớp và phương pháp trình bày bảng. Đây là vấn đề có tính quyết định, lại không phụ thuộc nhiều ở yếu tố kinh tế, do vậy phải tiến hành ngay một cách triệt để với yêu cầu cao. Ngoài ra cần tạo sự thống nhất trong cách trình bày bảng của từng phân môn và thể loại bài dạy. từ đó quy định cách trình bày bài viết trong vở học sinh (cần chi tiết từ gạch chân, gạch hết bài, gạch hết buổi… đến trình bày tiêu đề của môn học) tạo sự thống nhất chuẩn mực. Ví dụ: Viết thứ, ngày, tháng, năm lùi vào 2 ô vở. Tên môn học lùi vào 5 ô vở. 8 Tên bài học lùi vào 3 ô vở ( Tùy thuộc vào tên bài học nhiều từ hay ít từ, nếu nhiều từ thì lùi vào 1 ô vở). Chữ cái đầu dòng (đầu câu) viết hoa lùi vào 1 ô vở. Khoảng cách chữ này đến chữ kia cách nhau 1 ô ly ( Bằng 1 con chữ o) Sự thống nhất của giáo viên về cách trình bày bảng, trình bày vở sẽ là nền tảng vững chắc cho học sinh cẩn thận, viết chữ đẹp, là nền tảng cho phong trào “Vở sạch – chữ đẹp” ở nhà trường tiểu học. * Thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng. Thông thường đối với học sinh dân tộc thiểu số ngay từ đầu năm học thông qua cuộc họp với hội cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm .Giáo viên có kế hoạch hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh cách chọn bút viết như thế nào để viết chữ đẹp và bề, mua loại vở gì để học sinh viết không bị lem… cụ thể: + Giai đoạn 1: Học sinh chuẩn bị bút chì, bút mực, thước kẻ. Học sinh nên sử dụng loại bút chì ngòi (chì có thể thay thế ngòi) hoặc chì gọt tốt (loại chì con te vỏ màu xanh lá cây), loại chì này đầu nét hơi nhọn, viết chữ thanh đẹp, không nên sử dụng chì kim ngòi quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng cả giấy, cũng không nên sử dụng loại chì 2b – 3b màu vàng, loại chì này ngòi quá “tù” nét chữ sẽ quá to, chữ viết ra rất xấu, chỉ nên sử dụng để vẽ. + Giai đoạn 2: Học sinh viết bằng bút mực. Cần chú ý tới ngòi bút , ngòi bút phải gọn nét, không thanh quá cũng không đậm quá, mực xuống đều, kích thước thân bút phải tương ứng kích thước bàn tay của học sinh (không to quá cũng không nhỏ quá). Tuyệt đối không cho học sinh viết bằng bút bi. Dùng loại bút này có nhiều hạn chế, ngòi bút trơn học sinh viết không chủ động được, mực ra đậm, nhạt không đều… *Thứ ba: Biện pháp hướng dẫn học sinh cách bảo quản và cách sữ dụng đồ dùng: - Việc chuẩn bị đồ dùng cho học sinh ngay từ đầu năm học rất quan trọng song vấn đề bảo quản đồ dùng như thế nào ? Do vậy ngoài việc tư vấn cho phụ 9 huynh chuẩn bị đồ dùng cho học sinh thì việc tư vấn phụ huynh cách bao bọc sách vở sao cho cẩn thận, và trong những năm qua tôi đã vận động phụ huynh lên lớp cùng với cô giáo bao bọc sách vở cho học sinh như vở ghi môn chính tả phải bao màu để học sinh và giáo viên dễ phân biệt khi lấy ra viết bài. - Ngoài ra hướng dẫn học sinh cách cất giữ vở, bút tại lớp cẫn thận sau khi viết. (Những quyển vở nào ghi ở lớp thì học sinh để lại trên lớp không mang về .) * Thứ tư: Biện pháp : Thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết. - Trạng thái tinh thần phải phấn chấn, hứng thú và thoải mái. Không để học sinh viết bài khi mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, phân tán vì chuyện khác hoặc gò bó, gượng ép, cưỡng bức. Những lúc như vậy nên cho học sinh khởi động tập thể dục, sinh hoạt văn nghệ, chơi trò chơi, kể chuyện cười… - Ánh sáng phải đủ “độ” và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang không bị sấp bóng. - Tư thế ngồi viết thoải mái, không bị gò bó (dễ gây tê mỏi). Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. Không nên ngồi quá cao, đầu cúi gầm, ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp với kích cỡ của học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. Khoảng cách từ mắt đến vở tầm từ 25 - 30 cm là vừa. Không được nhìn quá gần vở vì sẽ dẫn đến cận thị. Hướng dẫn khoảng cách nhìn khi viết từ mắt đến vở. 10 - Cột sống lưng luôn luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi, không ngồi vặn vẹo lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống rất khó chữa sau này. Hướng dẫn cách ngồi viết. - Hai chân thoải mái không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết lệch theo. - Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ mép vở cho khỏi xê dịch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái. - Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón tay trỏ cách đầu ngòi bút khoảng 2,5 cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Điều khiển cây bút bằng các cơ ở cổ tay và các ngón tay khi viết. Hướng dẫn cách cầm bút. 11 - Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tỳ xuống lưng của hai ngón tay út và áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (Nhìn từ trên xuống thấy cả bốn ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út). Các tư thế tay cầm không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này như: mỏi cơ gân bàn tay, viết chóng mỏi tay, ra nhiều mồ hôi tay không thể viết lâu, viết nhanh được… - Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ đặt bút so với mặt giấy khoảng 45°. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90°. - Xác định đúng tọa độ điểm đặt bút và điểm dừng bút (dựa trên khung chữ mẫu làm chuẩn). Hướng dẫn học sinh điểm đặt bút bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một chữ. Điểm dừng là điểm kết thúc của nét chữ. Đa số điểm kết thúc ở 1/3 đơn vị chiều cao của thân chữ. Riêng với con chữ “o” vì là nét cong khép kín nên điểm đặt bút trùng với điểm dừng bút. - Đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. - Vở cần đặt nghiêng so với góc bàn (nghiêng về bên phải) một góc khoảng 25°.Sở dĩ đặt như vậy là vì chiều thuận của vận động tay khi viết chữ là vận động từ trái sang phải. Hướng dẫn cách đặt vở. - Bảng con cũng là phương tiện hữu hiệu để học sinh luyện tập kỹ năng viết chữ trước khi viết vào vở. Trong quá trình viết chữ lên bảng con, học sinh có thể nhận xét chữ của mình, của bạn và có thể xóa ngay chỗ sai để 12 viết lại cho đúng. Hoặc giáo viên có thể chữa gần chỗ học sinh viết sai bằng phấn màu. Khi luyện tập cần lưu ý học sinh không viết quá nhỏ, không viết sát mép bảng. Học sinh giơ bảng bằng hai tay, khuỷu tay tỳ xuống mặt bàn. * Thứ năm: Hướng dẫn học sinh cách viết chữ. + Chữ viết thường: - Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ. Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ viết và hướng dẫn học sinh viết chữ. Nên sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết một chữ cái theo các nét viết đã quy định ở bảng chữ mẫu. - Chú ý nét viết: Là một đường liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành. - Mô tả chữ viết để hướng dẫn học sinh viết chữ. Khi dạy học sinh viết các chữ cái viết thường cỡ vừa và nhỏ. Để giúp học sinh dễ hình dung và thực hiện quy trình viết chữ lên bảng con hay trong vở tập viết, nên mô tả theo dòng kẻ li không dùng đến thuật ngữ đơn vị chữ, bởi khả năng tư duy học sinh lớp 2 còn hạn chế, khi sử dụng lời hướng dẫn cần nói thật đơn giản, dễ hiểu. Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ “ m”, giáo viên hướng dẫn như sau: - Nét 1: Đặt bút giữa đường kẻ 2 và đường kẻ 3, viết nét móc xuôi trái trạm đường kẻ 3, dừng bút ở đường kẻ 1. - Nét 2: Từ điểm dừng bút chì ở nét 1, rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc xuôi thứ hai có độ rộng bằng một ô li rưỡi; dừng bút ở đường kẻ1 - Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, rê bút lên gần đường kẻ 2 để viết tiếp nét móc hai đầu (độ rộng bằng nét 2); dừng bút ở đường kẻ 2. - Nắm vững (độ cao, rộng, khoảng cách ), không viết quá hẹp hoặc quá rộng. 13 + Viết chữ hoa sáng tạo: - Dùng tên gọi các nét cơ bản. Mỗi chữ cái viết hoa có nhiều nét cong, nét lượn. - Tạo dáng thẩm mỹ của hình chữ cái hoa sáng tạo cần phải mềm mại, uốn lượn, uyển chuyển, các nét đưa hết sức khéo léo nhưng vẫn giữ được mẫu chữ quy định hiện nay. 14 - Tuy chữ hoa sáng tạo không có nguyên tắc nào nhưng phải đảm bảo tính truyền thống và thẩm mỹ. - Lưu ý nét ghi dấu phải giống như ở các chữ cái viết thường. 15 + Viết ứng dụng: - Cần lưu ý hướng dẫn học sinh về kỹ thuật nối chữ (nối nét), viết liền mạch và đặt dấu thanh để vừa đảm bảo yêu cầu liên kết các chữ cái, tạo vẻ đẹp của chữ viết vừa nâng dần tốc độ viết chữ phục vụ cho kỹ năng viết chính tả hoặc ghi chép thông thường. Luôn quan tâm trau dồi cho các em kỹ năng viết chữ ngày càng thành thạo. - Khi dạy viết ứng dụng các chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa đứng đầu (tên riêng, chữ viết hoa đầu câu…) cần hướng dẫn học sinh cách viết tạo sự liên kết bằng nối nét hoặc để khoảng cách hợp lý giữa các chữ cái viết hoa và chữ cái viết thường trong chữ ghi tiếng. - Dạy cho học sinh viết câu ứng dụng cần lưu ý thêm về cách viết và cách đặt dấu câu như đã thể hiện trong bài tập viết. Cần nhắc nhở các em về cách trình bày theo mẫu trên trang vở tập viết sao cho đều đặn, cân đối và đẹp. * Thứ sáu: Tìm hiểu nguyên nhân khi học sinh viết sai và tìm cách sửa cho học sinh. 16 + Tìm hiểu nguyên nhân: Cần nhận xét tìm nguyên nhân vì sao lại sai? Vì sao viết xấu? Tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quy định, tay đặt bút không có điểm tựa, tại chỗ ngồi chật, gò bó vì chưa chuyển dịch đúng tầm tay do đưa bút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn, mực không xuống đều, tay đưa bút chưa thuần thục, nhuần nhuyễn, tại đang viết có bạn hỏi hoặc phân tán vì chuyện khác hấp dẫn hơn gây nên hỏng chữ hay tại không nắm được luật mẹo chính tả?... Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu, chữ sai lỗi chính tả trong khi viết. Sau khi phát hiện ra nguyên nhân, cần giúp học sinh rút kinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự lần sau. + Cách sửa: - Nhóm 1: Nhóm các em viết chữ cái trong cùng một chữ không nối vào nhau vì các em thiếu phần móc của nét móc xuôi hoặc móc ngược (ví dụ: Anh) hoặc một số em đưa bút không liền mạch. Sau khi phân tích cho các em biết nguyên nhân viết sai, tôi cho các em quan sát chữ mẫu trên bảng (Anh). Sau khi viết nét móc các chữ các em cần viết nối liền với nét khuyết của chữ. Nét móc hai đầu của chữ phải nối liền với nét thẳng của chữ. Tôi viết mẫu cho các em quan sát cách nối các chữ trong một chữ để đảm bảo yêu cầu viết liền mạch. Khi viết mẫu xong tôi gọi các em viết sai lên bảng để luyện viết lại một từ hoặc một câu có trong bài chính tả. Khi các em đã viết đúng thì cho các em viết lại vào vở. - Nhóm 2: Nhóm các em mắc lỗi viết nét khuyết của chữ cái, chữ cái bị vẹo sang trái. Tôi phân tích cho các em biết nguyên nhân mà các em viết sai vì từ điểm đặt bút của nét khuyết các em viết thẳng lên đường kẻ ngang trên rồi mới lượn cong sang trái, do vậy phần cong của nét khuyết nằm hoàn toàn sang bên trái khung chữ tạo thành chữ h hay chữ l có nét vẹo sang trái. Sau khi học sinh thấy được chỗ sai, tôi cho các em quan sát chữ mẫu đúng và hướng đẫn các em viết đúng. Từ điểm đặt bút đưa nét bút sang phải và lượn cong lên khi chạm đường kẻ ngang trên thì kéo xuống, các em sẽ viết được một nét khuyết đúng và đẹp. Khi hướng dẫn xong tôi cũng gọi những 17 em ở nhóm 2 lên bảng tập viết một từ hoặc câu có chữ cái: h, l ( học hành, lành lặn). Khi các em viết đã đạt yêu cầu thì cho các em viết vào vở. - Nhóm 3: Nhóm các em có chữ ngửa về phía trước, tôi theo dõi đều thấy các em đặt vở không đúng (đặt vở hơi nằm ngang) và ngồi viết vẹo sang trái dẫn đến các em đều viết chữ ngửa về phía trước. Do đó tôi đã sửa lại cách đặt vở và nhắc các em ngồi lại với tư thế thẳng. Mặt khác tôi hướng dẫn các em dựa vào các dòng kẻ đứng trong vở để viết chữ có nét thẳng đứng, trùng hoặc song song với các dòng kẻ đứng, tạo cho chữ viết thẳng không bị ngửa về trước. Đối với các em này vì tư thế đặt vở và tư thế viết đã thành thói quen nên tôi thường xuyên phải nhắc nhở các em khi bắt đầu viết. - Nhóm 4: Gồm nhóm những em có nét viết nguệch ngoạc, cẩu thả. Đa số các em này đều thiếu kiên trì, không nắn nót khi viết bài. Tôi mượn vở của những em viết đẹp cho các em này nhìn và chép lại vào vở của mình nắn nót cho giống bạn. Ngoài ra tôi còn trực tiếp gặp và trao đổi với phụ huynh học sinh để nhắc nhở phụ huynh rèn luyện thêm cho các em khi ở nhà. Khi thấy học sinh mỏi tay, mồ hôi ra nhiều hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa là ngồi viết quá lâu phải nghỉ giải lao chuyển sang các hoạt động cơ bắp như: vươn vai, hít thở mạnh, tập thể dục giữa giờ, sinh hoạt văn nghệ… Sau 5 phút trở lại sẽ có hiệu quả hơn. - Nhóm 5: Gồm nhóm những em viết sai lỗi chính tả nhiều. Tôi kiểm tra và nhận thấy nhóm những em này phát âm không chuẩn, không phân biệt được các dấu thanh. Có dấu thì bỏ còn thanh ngang thì thêm dấu vào (đa số là các em học sinh dân tộc Ê – đê ). Một số em thì không nắm vững được luật mẹo chính tả. Tôi hướng dẫn các em phát âm lại cho đúng. Nhắc lại một số quy tắc luật mẹo chính tả, yêu cầu các em học thuộc để không viết sai và nhầm lẫn nữa. Nhờ tìm hiểu rõ nguyên nhân và phân nhóm các em viết sai để kịp thời uốn nắn nên học sinh tôi đã tiến bộ rõ rệt. Các em ít viết xấu và sai nữa. 18 * Thứ bảy: Tìm những lỗi chính tả học sinh hay mắc, dùng mẹo luật chính tả để hướng dẫn và sửa cho học sinh. * Lỗi về dấu thanh: Tiếng Việt có 6 dấu thanh ( ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Lỗi này rất phổ biến ở lớp tôi dạy. Ví dụ: Uống sữa viết là: Uống sửa. Mắc lỗi viết là : Mắc lổi. Lẫn lộn viết là: Lẩn lộn… Tôi dùng mẹo luật chính tả để hướng dẫn, giúp các em khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu. Tôi dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc.  Luật bổng – trầm: - Ngang – sắc = hỏi - Huyền – nặng = ngã - Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi ( hoặc ngược lại ). - Ví dụ: Ngang + hỏi: yên ổn, nghiêng ngả, tươi trẻ… Sắc + hỏi: Mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ… Hỏi + hỏi: Thủ thỉ, lải nhải, củ tỏi… Huyền + ngã: Màu mỡ / lững lờ, vồn vã… Nặng + ngã: Đẹp đẽ, mạnh mẽ, vật vã… Ngã + ngã: Lẽo đẽo, nhõng nhẽo, lã tã… Nắm vững luật bổng – trầm rồi học sinh tôi không còn khó khăn trong việc phân biệt dấu thanh giữa thanh hỏi và thanh ngã nữa. *Lỗi phụ âm đầu: Học sinh tôi hay viết lẫn lộn một số chữ cái ghi phụ âm đầu . Ví dụ : + l / n: con nợn ( con lợn), lúi lon ( núi non) 19 + g / gh: bếp gha ( bếp ga ), gi chép ( ghi chép), con ngé ( con ghé ). + ch / tr: cầu che ( cầu tre ), nghiêng tre ( nghiêng che ). + s / x: sa sôi ( xa xôi ), đường xá ( đường sá ). + c / k/ q: kon kênh ( con kênh ), cêu gọi ( kêu gọi ), con quốc (con cuốc). Tôi cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:  Để phân biệt âm đầu l / n cần ghi nhớ: Chữ n không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó nếu gặp các tiếng dạng này thì ta chọn (l) để viết, không chọn (n). - Ví dụ: chói lòa, lóa mắt, loắt choắt…  Để phân biệt âm đầu ng/ ngh, g/ gh cần ghi nhớ đơn giản như: Các âm đầu ng, ngh, chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, ie, iê. - Ví dụ: nghỉ hè, con nghé, nghiêng ngả, ghi nhớ...  Để phân biệt âm đầu tr/ch: Các em cần nghi nhớ: Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê). Do đó nếu gặp các trường hợp này ta chọn (ch) để viết, không chọn (tr). - Ngoài ra đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên gọi con vật đều bắt đầu bằng ch. - Ví dụ: Chai, chén, chạn, chõ, chiêng, chóe, chăn, chiếu… Chồn, chó, chuột, châu chấu, chìa vôi, chào mào…  Để phân biệt âm đầu s/x: Các em cần nghi nhớ: Chữ s không đứng đầu các tiếng có vần âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ). Do đó nếu gặp các trường hợp này ta chọn (x) để viết, không chọn (s). - Ví dụ: xuề xòa, xoay vở, xuềnh xoàng… - Ngoài ra đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s. - Ví dụ: Sả, si, sui, su su, sấu, sến, sậy, sầu riêng… Sam, sên, sò, sáo, san hô, sư tử, sán… Học sinh đã vận dụng mẹo luật một cách linh hoạt, thành thục để nghe - viết đúng chính tả và để làm các bài tập chính tả khác nhau.  Để phân biệt âm đầu c / k/ q: Các em cần nắm được quy luật: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan