Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non...

Tài liệu Skkn biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non

.PDF
5
327
103

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG MẦM NON" Phòng chống dịch bệnh phòng chống dịch bệnh tay chân miệng phòng chống dịch bệnh trong trường học phòng chống dịch bệnh cúm phòng chống dịch bệnh mùa mưa phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ phòng chống dịch bệnh ebola Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (sáng kiến kinh nghiệm mầm non)Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu hết sức quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước. Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc trẻ toàn diện, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ xảy ra những thương tích, mắc phải các dịch bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, ngày 17/10/2007, BGD&ĐT đã ban hành quyết định số 4458/QĐ – BGD&ĐT về xây dựng trường học an toàn – phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Nội dung đã đề cập đến các biện pháp cần thực hiện để bảo đảm cho sự an toàn của học sinh trong các cơ sở giáo dục. Ngày 29/12/2010, Bộ y tế đã ban hành thông tư số 46/2010/TT-BYT về việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó có nêu việc chủ động thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh việc làm cấp thiết trong việc phòng chống và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sự an toàn sức khoẻ của học sinh trong các cơ sở giáo dục. Hiện nay, công tác y tế trong các trường học đã được kiện toàn về cả nhân lực và các phương tiện hỗ trợ. Tuy nhiên, công tác y tế của trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khác biệt trong hoạt động. Nhân viên y tế tại các trường đều còn rất trẻ, kinh nghiệm chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ còn hạn chế, chưa linh hoạt trong việc xử trí các tình huống xảy ra trong nhà trường. Bởi vậy, muốn chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ tốt, người phụ trách y tế phải nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản, chủ động thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả. Là một nhân viên y tế của trường mầm non, trực tiếp chăm sóc đảm bảo sự an toàn và theo dõi sức khoẻ trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi xin được mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non”. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong cộng đồng, gia đình, xã hội. Đặc biệt là tại các cơ sở trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ là cần thiết, bởi trẻ rất hiếu động, chưa có kỹ năng chăm sóc tốt cho bản thân. Là những người chăm sóc trực tiếp cho các con tại trường lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn phải theo dõi, quan sát trẻ, ngăn chặn những nguy cơ trước khi tác động đến trẻ. Ngoài ra, cần nắm vững kiến thức, kỹ năng các biên pháp phòng chống tai nạn thương tích, và luôn trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống tai nạn thương tích. Nhân viên y tế trong nhà trường phải luôn chủ động, linh hoạt trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, không để tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ, cũng như những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trẻ. Phòng chống dịch bệnh có tầm quan trọng lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ tại nhà trường bởi, dịch bệnh là mối đe doạ lớn đối các quốc gia trên toàn thế giới. Với toàn xã hội, bởi sự lây lan, và tác hại nó gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ, kinh tế cũng như con người. Tổ chứ y tế thế giới WHO đã cam kết sẽ chủ động phối hợp với các nước trong việc tuyên truyền, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đối phó với bệnh dịch. Tại trường mầm non, nguy cơ yếu tố dịch tễ và nguồn truyền nhiễm là rất lớn. Bởi đây chính là nơi các cháu tham gia học tập, sinh hoạt và vui chơi cùng nhau. Đó là yếu tố thuận lợi làm lây lan dịch bệnh rất nhanh, chỉ cần trong trường có một trẻ mắc bất cứ dịch bệnh truyền nhiễm nào. Bởi vậy, nhà trường luôn đề ra những biện pháp chủ động để ngăn chặn mọi dịch bệnh bằng các phương pháp hiệu quả : Bảo vệ môi trường, chế độ vệ sinh, học tập, chăm sóc, tuyên truyền,… 1. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2. Đặc điểm tình hình : – Trường mầm non B xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp Huyện Thanh Trì – Hà Nội. Là một vùng đất ven đô đang trong thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hoá nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn. – Toàn trường có 3 khu (thuộc 3 thôn trong xã) với 319 cháu/ 11 lớp, trường đã có nhân viên y tế riêng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 42 đ/c. Hệ thống nhân sự của nhà trường như sau : Chức vụ Số lượng Trình độ Cán bộ quản lý 03 đồng chí Đại học 2, cao đẳng 1 Kế toán 01 đồng chí Cao đẳng Y tế 01 đồng chí Cao đẳng Văn thư 01 đồng chí Đại học Cô nuôi 06 đồng chí Trung cấp Đại học 6 đ/c Giáo viên 26 đồng chí Cao đẳng 4 đ/c Trung cấp 16 đ/c Bảo vệ 04 đồng chí Chi bộ trường : 18/42 đồng chí Chi đoàn thanh niên : 18/42 đồng chí Công đoàn trường 42/42 đồng chí : Trung câp 1 đ/c Không chuyên môn 3 đ/c Với đặc điểm thực trạng chung như trên khi thực hiện đề tài “Đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau: 2. Thuận lợi: Trường có 2/3 khu đều có phòng y tế riêng, sân chơi rộng rãi, có cơ số thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế đầy đủ để tiện theo dõi sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ban giám hiệu tạo điều kiện thời gian cho giáo viên và cô nuôi đi tập huấn các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các dịch bệnh theo mùa do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đã tổ chức. Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. 100% các cô nuôi và giáo viên đều được tập huấn, đều có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. 100% trẻ được học bán trú tại trường. 3. Khó khăn: Trường có 3 điểm trường mà chỉ có một nhân viên y tế nên việc theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Hai điểm lẻ phòng lớp đã được xây dựng từ những năm trước, diện tích các phòng học chật trội, nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của giáo viên. Nhiều giáo viên trẻ mới vào ngành nên kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ chưa được linh hoạt. Sức khoẻ của trẻ không đồng đều, có một số trẻ hay ốm vặt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm là 9 %, trẻ thấp còi là 14,8 %. Bản thân tôi là một nhân viên y tế đảm nhiệm về công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ lại công tác tại trường chưa lâu nên kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn hạn chế. III. CÁC BIỆN PHÁP: 1. Xây dựng kế hoạch công tác y tế – vệ sinh học đường. Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện. Khi xây dựng được kế hoạch thì tư duy quản lý của bản thân sẽ hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra. Do đó, ngay từ những ngày đầu tiên, khi cuốn sách tri thức bắt đầu mở ra sau một mùa hoa phượng. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu xây dựng lên kế hoạch công tác y tế – vệ sinh học đường năm học 2012- 2013 trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan