Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiể...

Tài liệu Skkn biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thông qua việc khảo sát và tăng cường hoạt động giám sát

.DOC
8
122
82

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:……………………………………….. 1. Tên sáng kiến: “Biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thông qua việc khảo sát và tăng cường hoạt động giám sát". (Lương Văn Mãnh, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Thị Hồng Lan, @THPT Ngô Văn Cấn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Luật giao thông đường bộ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 và thay Luật giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001. Tại khoản 2 Điều 31 của Luật có quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Thời gian qua, kể từ khi Luật giao thông đường bộ có hiệu lực, ngành giáo dục và đào tạo liên tiếp có nững chỉ thị chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trường học tăng cường công tác giáo dục học sinh ý thức chấp hànhh an toàn giao thông, trong đó đặc biệt chú trọng việc người tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe mô tô điện, xe đạp điện,… phải đội mũ bảo hiểm. Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là vô cùng cần thiết, bởi theo báo Dân trí, “trong các trường hợp bị tai nạn giao thông, nếu có mũ bảo hiểm thì tỷ lệ dẫn đến chấn thương sọ não sẽ giảm đến 70%”. Có thể nói, việc đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và đúng quy định sẽ giảm thiểu tối đa việc chấn thương sọ não gây tử vong đáng tiếc khi bi sự cố giao thông. Đội mũ bảo hiểu bắt buộc khi tham gia giao thông là một trong những yêu của việc chấp hành Luật an toàn giao thông đường bộ. Quán triệt sự chỉ đạo của ngành về việc tăng cường giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông cho học sinh mà trong đó bắt buộc học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe mô tô điện,… phải đội mũ bảo hiểm, đơn vị trường chúng tôi hàng năm đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, theo dõi tình hình học sinh thực hiện, đồng thời nghiêm túc xử lý những học sinh cố tình vi phạm tùy theo mức độ - số lần vi phạm. 1 Dù đã tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền cũng như đã áp dụng các hình thức xử lý đối với học sinh vi phạm nhưng tình trạng học sinh đến trường, nói chung khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện vẫn còn, không có sự tụt giảm đáng kể, đấy là điều mà chúng tôi lấy làm lo ngại. Xuất phát từ thực trạng và đứng trước yêu cầu phải chấn chỉnh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình đội mũ bảo hiểm của học sinh khi đến trường bằng xe đạp điện để từ đó đề ra giải pháp nâng cao ý thức chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm của các em. Sáng kiến “Biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm thông qua việc khảo sát và tăng cường hoạt động giám sát" đã góp phần đáng kể trong việc giảm thiểu tối đa tình trạng học sinh đến trường bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, góp phần quan trong trong việc giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông đối với học sinh. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Mục đích của sáng kiến là nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng học sinh đến trường và từ trường về nhà bằng xe đạp điện mà không có ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm còn diễn ra khá phổ biến biến. Từ đó hình thành cho các em thói quen, ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời giúp phụ huynh phần nào an tâm hơn khi để con em mình đến trường bởi được sự quan tâm của nhà trường về phương diện an toàn giao thông. Nội dung giải pháp thể hiện tính mới ở chỗ: So với giải pháp cũ, giải pháp mới có sự khác biệt căn bản bởi bên cạnh việc tuyên tuyền giáo dục ý thức chấp hành Luật an toàn giáo thông - trong đó có giáo dục ý thức đội mũ bảo hiểm thì giải pháp đã chú trọng đến việc “tăng cường” hoạt động giám sát việc tuân thủ chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm của học sinh được nhà trường tổ chức thành mạng lưới trên cơ sở của của việc khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình học sinh tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp điện. Từ trước, để giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông cho học sinh, trong đó có vấn đề tuân thu việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, nhà trường đã tiến hành tổ chức tuyên truyền đến học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời tiến hành thực hiện hoạt động theo dõi, giám sát việc tuân thủ Luật an toàn giao thông của học sinh; theo dõi, ghi nhận xử lý học sinh vi phạm, đặc biệt là việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Tuy nhiện việc giám sát còn gò bó trong khuôn khổ hạn hẹp chưa bao quát 2 hết tình hình vì công tác giám sát thường được chỉ giới hạn trước cổng trường, còn quá trình lưu thông của học sinh trên các chặng đường đến trường hoặc từ trường về nhà gần như bỏ ngỏ. Nội dung tuyên truyền hướng tới nội dung quy định về Luật an toàn giao, quy tắc thực hiện an toàn giao thông và việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông. Hình thức tuyên truyền mang tính đa dạng hóa: - Báo cáo cáo chuyên đề kết hợp với treo pano, áp phích; - Thực hiện tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề; - Thực hiện lồng ghép nội dung tuyên truyền trong giờ dạy môn GDCD; - Tuyên truyền trong tiết sinh hoạt lớp, trong giờ sinh hoạt dưới cờ; - Thực hiện giảng dạy chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”; - Phối hợp với phòng CSGT huyện, tỉnh tổ chức tuyên truyền; - Tuyên truyền thông qua phụ huynh trong những lần họp phụ huynh; - Tổ chức cho phụ huynh, học sinh viết cam kết; - Nhà trường theo dõi, ghi nhận tình hình chấp hành Luật an toàn giao thông của học sinh; ghi nhận và xử lý những trường hợp vi phạm. - Thường xuyên liên hệ vớp phòng CSGT huyện để nắm bắt tình hình chấp hành Luật an toàn giao thông của học sinh,… Nhìn chung, khâu tổ chức mạng lưới giám sát việc chấp hành của học sinh còn lỏng lẻo chưa bao quát hết hoạt động tham gia giao thông của học sinh ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy mà chúng tôi tìm ra giải pháp để khắc phục khiếm khuyết nói trên với “Biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm thông qua khảo sát và tăng cường hoạt động giám sát". Để thực hiện giài pháp - áp dụng biện pháp hữu hiệu trong việc ngăn chăn tình trang học sinh đến trường bằng xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm, khâu đầu tiên, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình học sinh đi học bằng xe đạp điện được thực hiện bằng phiếu khảo sát, áp dụng đối với tất cả học sinh của 3 khối lớp (10,11&12); thời gian khảo sát vào cuối năm học 2015-2016. Học sinh trả lời theo câu hỏi định hướng, không phải ghi tên người thực hiện và tên lớp, chỉ ghi khối lớp. Hệ thống câu hỏi khảo sát được định hướng như sau: (1). Bạn hãy cho biết, mình đi học bằng phương tiện gì? - Đi bộ: - Đi xe đạp: - Đi xe đạp điện: 3 - Người nhà đưa rướt: (2). Thường thì bạn gửi xe ở đâu? - Trong trường: - Bên ngoài: (3). Bạn có biết khi tham gia giao thông bằng xe mô tô điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và không cài quai là vi phạm Luật an toàn giao thông không?: - Có: - Không: (4). Có bao giờ bạn đi học bằng xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm không? Vì sao? - Có:……. (Bao nhiêu lần?) + Do quyên: + Do không quan tâm: + Lý do khác:……………………………………………………………… - Không: (5). Có bao giờ khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, bạn không đội mũ bảo hiểm bị CSGT hoặc nhà trường nhắc nhở hoặc xử lý không? - Có:……. (Bao nhiêu lần?) - Không: Bên cạnh khảo sát tình hình học sinh đến trường bằng xe đạp điện, chúng tôi còn tiến hành khảo sát các tụ điểm mà học sinh gửi xe bên ngoài, khảo sát tình hình vi phạm của học sinh đã được ghi nhận thông qua sổ học sinh vi phạm của trường, khảo sát hoạt động giao thông của các em trên một số tuyến đường chính dẫn đến trường, khảo sát lịch tuần tra của CSGT huyện Qua khảo sát tình hình vi phạm việc không thực hiện đội mũ bảo hiểm của học sinh năm học 2015-2016 tại trường, chúng tôi nhận thấy: - Có đến trên 85 % học sinh của trường đi học bằng xe đạp điện. Trong đó số trên 85% đó có khoảng 15 % học sinh gửi xe ở các tụ điểm bên ngoài (cách trường không quá 200 m) và 85 % học sinh gửi xe trong trường. - Có 100% học sinh biết khi tham gia giao thông bằng xe mô tô điện, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và không cài quai là vi phạm Luật an toàn giao thông. - Có đến 108 trường hợp không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Trong đó: Khối 10: 63 trường hợp; khối 11: 35 trường hợp; khối 12: 10 trường hợp. 4 Nguyên nhân do Quên: 15 trường hợp; không muốn đội: 63 trường hợp; lý do khác: 30 trường hợp. - Số lần học sinh bị CSGT huyện hoặc do nhà trường ghi nhận và xử lý: 31 trường hợp. - Số lần tái phạm: 3 trường hợp. - Hoạt động tuần tra của đội CSGT huyện thường thay đổi, không cố định, phải rải trên nhiều tuyến đường khác nhau trên địa bàn huyện nên hoạt động không cố định. Trong thời gian nghỉ trưa hoặc sáng sớm (trước 7 giờ sáng) không có hoạt động tuần tra. Sau 17 giờ có thực hiện hoạt động tuần tra nhưng rất hạn chế. - Hoạt động theo dõi nề nếp trước cổng của Đoàn Thanh niên được thực hiện khá thường xuyên. Tuy nhiên công việc của giáo viên thực thi nhiệm vụ chủ yếu đứng trước cổng và chủ yếu kiểm soát về tóc tai, giày dép, trạng phục của học sinh, còn việc quan sát từ ngoài lộ dẫn vào cổng ít được chú ý tới bởi giờ cao điểm học sinh tập trung rất đông; trên các tuyến đường dẫn đến trường công tác theo dõi việc chấp hành của học sinh ít được quan tâm. Qua việc khảo sát tình hình có liên quan đến việc kiểm soát ý thức chấp hành của học sinh về việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chúng tội nhận thấy con số học sinh vi phạm được ghi nhận và xử lý rất ít so với thực tế. Lập bảng so sánh cho thấy: KHẢO SÁT TÌNH HÌNH HỌC SINH KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM (Năm học: 2015-2016) Số liệu khảo sát từ phiếu khảo sát Số liệu ghi nhận từ sổ theo dõi nề nếp (Số trường hợp vi phạm) 108 31 (Nhiều lý do khác nhau) (Nhiều lý do khác nhau) Nguyên nhân số học sinh vi phạm thực tế nhiều hơn so với số học sinh vi phạm được ghi nhận bởi những lý do sau: - Đa phần học sinh vi phạm trước khi đến cổng trường; trên đường đi, các em có trang bị mũ bảo hiểm nhưng không đội, đợi gần đến trường mới chụp lên đầu để đối phó. - Một bộ phận học sinh không chấp hành việc đội mũ bảo hiểm khi đến trường bằng xe đạp điện gửi xe bên ngoài rồi tản bộ vào trường. - Công việc theo dõi, giám sát hoạt động tham gia giao thông của các em trên các tuyến đường cũng bị hạn chế. - Việc thực hiện giờ giấc tuần tra của Đội CSGT huyện có phần hạn chế. 5 - Đối tượng vi phạm nhiều nhất là rơi vào học sinh khối 10, nhiều gấp đôi so với khối lớp 11 và 12. Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, chúng tôi nhận thức rằng ngoài việc làm tốt công tác tuyên truyền, nhà trường cần phải chú trọng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát. Công việc kiểm tra giám sát phải mang tính thường xuyên, liên tục đồng thời phải tổ chức thành một mạng lưới, huy động tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường cùng tham gia. Đoàn thanh niên đóng vai trò nòng cốt, phối hợp với Chi đoàn giáo viên phân công giám sát về việc thực hiện nề nếp của các em bên cạnh việc giám sát việc chấp hành an toàn giao thông của học sinh, đặc biệc là việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm. Trước giờ cao điểm, ngoài việc phân công giáo viên trực cổng còn phân công giáo viên theo dõi các tụ điểm học sinh gửi xe bên ngoài, đồng thời rảo ít vòng trên trục đường chính đổ xô đến trường để theo dõi, nhắc nhở, ghi nhận những trường hợp học sinh vi phạm. Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trên đường đến trường hoặc về nhà bắt gặp các trường hợp học sinh vi phạm yêu cầu các em dừng xe, ghi nhận và yêu cầu các em phải tuân thu quy định về an toàn giao thông. Đối với những trường hợp học sinh vi phạm, nhà trường mời phụ huynh đến làm việc, cho học sinh cùng phụ huynh thực hiện cam kết không tái phạm. Đồng thời áp dụng biện pháp lao động phạt (thực hiện việc làm cỏ, quét dọn vệ sinh tùy theo sự sự sắp xếp của Ban lao động, VSMT”. Những học sinh vị phạm được nêu tên trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, trong tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần. tùy theo mức độ vi phạm mà giáo việc chủ nhiệm, hoặc Hội đồng kỷ luật của nhà trường cân nhắc, xem xét việc xếp loại hạnh kiểm của các em. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Giải pháp được thực hiện dựa trên cơ sở của việc khảo sát, phân tích đánh giá hình, nhận thực sự khiếm khuyết trong công tác giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông tại đơn vị từ đó tăng cường hoạt động giám sát, kịp thời nhắc nhở xử lý những trường hợp học sinh vi phạm, có tác dụng răn đe, uốn nắn bản thân học sinh vi phạm cũng như đối với một bộ phận học sinh chưa ngoan, thiếu ý thức trong việc chấp hành nội quy của nhà trường, những quy định của ngành cũng như những quy định của pháp luật. - Giải pháp được áp dụng trong nhà trường phổ thông góp phần quan trong trong việc giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng học sinh vi phạm việc không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm bằng xe đạp điện khi tham gia giao thông. 6 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: - Số lượng học sinh vi phạm việc không đội mũ bảo hiểm khi đến trường giảm rõ rệt được hiện bằng số liệu khảo sát tình hình học sinh vi phạm và qua sổ theo dõi tình hình vi phạm trong năm học 2016- 2017 và học kỳ I của năm học 2017-2018. - Không có tình trạng học sinh vi phạm tái phạm tái phạm. TÌNH HÌNH HỌC SINH KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM Năm học: 2015-2016 (trước khi áp dụng giải pháp) Số liệu khảo sát từ phiếu khảo sát Số liệu ghi nhận từ sổ theo dõi nề nếp (Số trường hợp vi phạm) 108 31 (Nhiều lý do khác nhau) (Nhiều lý do khác nhau) TÌNH HÌNH HỌC SINH KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM Năm học: 2016-2017 (Sau khi áp dụng giải pháp 1 năm) Số liệu khảo sát từ phiếu khảo sát Số liệu ghi nhận từ sổ theo dõi nề nếp (Số trường hợp vi phạm) 25 15 (Nhiều lý do khác nhau - Không tái (Nhiều lý do khác nhau - Không tái phạm) phạm) TÌNH HÌNH HỌC SINH KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM Học kỳ I - Năm học: 2017-2018 (Sau khi áp dụng giải pháp 1 năm rưỡi) Số liệu khảo sát từ phiếu khảo sát Số liệu ghi nhận từ sổ theo dõi nề nếp (Số trường hợp vi phạm) 7 5 (Nhiều lý do khác nhau - Không tái phạm) (Nhiều lý do khác nhau - Không tái phạm) 3.5. Tài liệu kèm theo: không. Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2018 7 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan