Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt độn...

Tài liệu Skkn biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5 6 tuổi

.PDF
49
149
144

Mô tả:

MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Sự cần thiết của đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2. Các giải pháp thực hiện 7 3. Đánh giá đề tài 19 4. Tổ chức thu thập minh chứng 22 III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 22 1. Kết luận 22 2. Khuyến nghị 23 * Tài liệu tham khảo 25 PHỤ LỤC 26 Phụ lục 1: Bảng theo dõi đánh giá trẻ 26 Phụ lục 2: Một số trò chơi theo nhóm 30 Phụ lục 3: Một số kế hoạch tổ chức hoạt động 35 Phụ lục 4: Một số hình ảnh minh chứng 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người có ích cho xã hội. Như câu nói của Bác: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập”. Nhưng để trẻ có được một nhân cách toàn diện và sau này trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học và hợp lý. Trẻ mầm non học bằng chơi, chơi mà học. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Chơi là cách để trẻ hình thàng kỹ năng. Do đó, tổ chức trò chơi chính là góp phần tổ chức kỹ năng sống của trẻ. Chơi theo nhóm sẽ hình thành kỹ năng làm việc nhóm. Thông qua chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn. Có thể kể tới những kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng thuyết trình,…Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo nói chung và đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Làm việc theo nhóm không chỉ giúp trẻ hoàn thành công việc thuận lợi hơn mà còn giúp trẻ có thể tăng khả năng gắn kết cũng như hòa đồng với bạn bè trong lớp nhiều hơn. Trẻ cùng nhau hoạt động thì mọi hoạt động học cũng như chơi không còn cảm thấy nhàm chán, trẻ sẽ hứng thú tích cực hơn nhiều, khi trẻ hứng thú thì sẽ kích thích sự sáng tạo trong trẻ và việc lĩnh hội các kiến thức sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mặt khác, làm việc nhóm sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân mình trong môi trường tập thể. Đồng thời giúp trẻ có thể phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với những người bạn khác để hoàn thành những công việc chung. Trong năm học 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi C với số trẻ là 30 cháu. Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại nhóm lớp mà tôi phụ trách, tôi thấy trẻ trong lớp bước đầu đã có sự tạo nhóm trong các hoạt động chơi. Tuy nhiên kỹ năng làm việc nhóm còn bị rời rạc, không thường xuyên, thường chơi đơn lẻ, chưa hợp tác, chưa biết các phân chia công việc, hầu như chỉ mạng tính tự phát chứ chưa chủ động, tự giác từ trẻ. 2 Giáo viên còn ít quan tâm, chưa tạo điều kiện cho trẻ được chơi nhóm nhiều, chưa chuyên sâu về việc định hướng kỹ năng làm việc nhóm, có thực hiện nhưng còn theo cảm tính, mơ hồ, thiếu sự đầu tư, chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm,…do đó hiệu quả chưa cao. Tâm lý chung hiện nay của những bậc làm cha làm mẹ của người Việt Nam còn rất bao bọc con trẻ, lúc nào cũng nghĩ con mình còn non nớt nên ko dám thả lỏng con để con tự khám phá, thương con không muốn con mình phải tự lập, tự làm,…điều đó làm hạn chế và ảnh hưởng đến sự mạnh dạn tự tin, hòa nhập cùng bạn bè cũng như thế giới bên ngoài của trẻ. Chính vì lẽ đó mà tình trạng trẻ thụ động còn nhiều, nhiều trẻ chưa mấy chủ động trong giao tiếp và hợp tác cùng bạn để hoàn thành công việc chung, hay chơi một mình. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập cũng như các hoạt động tập thể và cuộc sống sau này của trẻ. Đối với bản thân dạy cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm là điều tôi luôn băn khoăn, trăn trở từ lâu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Kỹ năng làm việc theo nhóm là một khái niệm tuy không còn mới mẻ nhưng lại chưa được phát triển mạnh ở cấp học mầm non nói chung và trường tôi nói riêng. Tôi thấy hứng thú với đề tài này vì nó thiết thực, nếu biết cách khai thác thì kết quả đạt được là chính bản thân đứa trẻ được tiếp thu những kỹ năng làm việc theo nhóm cần thiết cho mình để từ đó có thể thích ứng tốt với các cấp học tiếp theo và cuộc sống tạo lập sau này, đây chính là mục tiêu tôi hướng tới đối với thế hệ mầm non tương lai. Vậy làm thế nào để hình thành cho trẻ những kỹ năng làm việc theo nhóm được hiệu quả. Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua hoạt động chơi tại lớp 5- 6 tuổi C trường Mầm non 8/3 Nha Trang”. Với mong muốn là thông qua hoạt động chơi làm thế nào để các cháu ở lớp tôi hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm một cách tốt nhất, định hướng phát triển sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trẻ được chơi theo nhóm, khi chơi trẻ được hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm: Kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm. 3 Thông qua các hoạt động chơi giúp trẻ hình thành và phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Hoạt động chơi phong phú sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn. Trẻ tạo được nhóm chơi, chủ động chơi và phân chia công việc theo nhóm, không còn phụ thuộc vào người lớn. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết 1.1. Thuận lợi Trường Mầm non 8/3 là đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục – Đào tạo Thành phố Nha Trang nên được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Giáo dục. Trường là một trong những đơn vị gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trên địa bàn thành phố. Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt năm nay trường được chọn là một trong năm đơn vị dự thi cấp Tỉnh trong Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Do đó về môi trường giáo dục nhà trường được trang bị đầy đủ, phù hợp và đa dạng các đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ được chơi và tự do hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau. Được sự quan tâm động viên và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã lên những kế hoạch thực hiện cụ thể, trong đó đề cao vai trò của việc rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ trong toàn trường. Khi đi vào thực hiện Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm sát sao tới các hoạt động của trường, lớp, có những ý kiến đóng góp, chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trẻ trong cùng một độ tuổi, thích được chơi và chơi chung với bạn, chơi nhóm cùng với nhau. Mặt khác đa phần trẻ mạnh dạn, tự tin, thông minh, nhanh nhẹn trong các hoạt động. 1.2. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi còn có những khó khăn sau: Trẻ lớp tôi do nhiều cháu còn non tháng, đa phần các cháu sinh vào cuối năm nên kỹ năng làm việc theo nhóm còn rất hạn chế. Trẻ còn thụ động nhiều, chưa biết giải quyết vấn đề khi được tham gia vào nhóm. Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhiều trẻ không tin tưởng vào khả năng của bản thân, nhút nhát, thụ động, thiếu tự tin, một số trẻ ích kỷ luôn đặt lợi ích cá nhân mình lên trên, không quan tâm lợi ích tập thể, chưa hào hứng tham gia vào các hoạt động của nhóm của tập thể. 4 Gia đình trẻ đa số được cưng chiều quá mức, do kinh tế gia đình khá giả; Nhận thức phụ huynh chưa đồng đều, chưa thật sự phối hợp với cô, một số em thiếu sự quan tâm sâu sát của gia đình do bố mẹ lo làm ăn buôn bán, bận rộn không có nhiều thời gian cho trẻ đi giao lưu bên ngoài, tạo môi trường cho trẻ chơi cùng bạn; Trẻ thiếu bạn chơi, nhóm chơi khi ở nhà và khi đi ra ngoài. Giáo viên chưa tạo dựng được môi trường để trẻ có nhiều cơ hội tham gia hoạt động nhóm, các hoạt động chưa được xây dựng một cách khoa học, còn mang tính chất tình huống, nhất thời, chưa có có hệ thống, chưa theo hướng tích hợp với các hoạt động chơi trong ngày; chưa thật sự đầu tư đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ; chưa chủ động tuyên truyền, phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Khi phối hợp nghiên cứu khảo sát thực tế 30 trẻ 5-6 tuổi tại lớp, tôi khảo sát đầu vào về thực trạng thực hiện kỹ năng làm việc theo nhóm và có kết quả như sau: Bảng 1 BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM CỦA TRẺ THÁNG 10/2017 (chưa áp dụng) Số trẻ khảo sát: 30 trẻ THÁNG 10/2017 ST T Đạt TIÊU CHÍ Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động nhóm 8/30 26,7% 22/30 73,3% 02 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến. 6/30 20% 24/30 80% 03 Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn. 12/30 40% 18/30 60% 04 Trẻcó kỹ năng phân chia công việc. 5/30 16,7% 25/30 83,3% 05 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 6/30 20% 24/30 80% 06 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. 4/30 13,3% 27/30 86,7% 5 Nhận xét: Thời gian đầu, khi mới nhận lớp quan sát cháu trên thực tế tôi nhận thấy kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ đa số còn rất yếu. Đa số trẻ còn rất thụ động, chờ đợi vào sự chỉ bảo của cô. Qua bảng khảo sát thực trạng (Bảng 1) thì đa số trẻ chưa có các kỹ năng khi làm việc theo nhóm, đa số các tiêu chí đều chưa đạt 50%. Cao nhất là kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn chỉ đạt 40%. Thấp nhất là kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm đạt chỉ 13,3% . Kỹ năng phân chia công việc đạt chỉ 16,7%, kỹ năng hợp tác với bạn đạt 20%,…Điều đó cho thấy kỹ năng làm việc theo nhóm của trẻ còn rất thấp, cần có giải pháp can thiệp giúp trẻ hình thành và phát triển cho trẻ. Từ việc khảo sát thực trạng này và qua thời gian ứng dụng đề tài vào việc giảng dạy, tôi đã tìm ra một số giải pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm sau: 2. Các giải pháp thực hiện. Giải pháp 1: Hình thành và phát triển cho trẻ một số kỹ năng cần có khi làm việc theo nhóm. Muốn nhóm làm việc được hiệu quả thì bản thân mỗi đứa trẻ tham gia trong nhóm phải có những kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, việc giúp trẻ hình thành một số kỹ năng khi làm việc theo nhóm sẽ giúp trẻ giải quyết công việc chung của nhóm. Có thể kể đến một số kỹ năng cần hình thành cho trẻ khi làm việc nhóm như: Kỹ năng phát biểu ý kiến, kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn, kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng hợp tác với bạn, kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. Những kỹ năng này đòi hỏi giáo viên phải chú ý rèn cho trẻ một cách nhẹ nhàng từng bước, thường xuyên nhưng không vội vàng. Tôi nhận thấy nên rèn luyện cho trẻ khi trẻ sẵn sàng cùng bạn tham gia mọi hoạt động. Mục đích của hoạt động nhóm ở lứa tuổi mầm non là bước đầu, là tiền đề cho việc học của trẻ ở trường phổ thông. Cho nên bằng những lời nói nhẹ nhàng, những nhắc nhở của cô giáo đối với từng trẻ trong và sau mỗi hoạt động chơi, dần dần sẽ hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết. 1.1 Hình thành kỹ năng phát biểu ý kiến Kỹ năng phát biểu ý kiến là một kỹ năng quan trọng cần có trong một nhóm hay một tập thể. Trẻ hiểu và biết vấn đề đó là một chuyện, nhưng trẻ có mạnh dạn tự tin nói lên suy nghĩ của mình hay không mới là điều quan trọng. Trên thực tế nhiều trẻ do bản tính nhút nhát, biết nhưng không phát biểu ý kiến. 6 Do đó tôi nhận thấy việc cần làm là làm sao để trẻ có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến, suy nghĩ riêng của cá nhân khi tham gia hoạt động trong nhóm. Tôi đặc biệt quan tâm đến những trẻ còn nhút nhát, thiếu tự tin. Tôi đã động viên trẻ nói, nêu cảm xúc của mình ở mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên khen ngợi trẻ dù trẻ vẫn còn nói nhỏ hoặc thiếu tự tin, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trong các nhóm chơi. Khi chơi nếu trẻ không nói thì cô gợi ý cho trẻ nói để bàn luận cùng nhóm, dần dần trẻ sẽ quen và mạnh dạn nêu ý kiến. Tôi cũng cho trẻ hiểu lợi ích khi đưa ra ý kiến, nhận xét trong nhóm. Mỗi người cần đóng góp ý kiến thì mới có thể đạt được kết quả tốt cho nhóm. Ở lớp tôi bé Mẫn Nghi lúc chơi với bạn Gia Băng thì nói nhiều nhưng khi vào hoạt động chơi nhóm “Bé nào giỏi hơn” bé cứ ngồi im lặng, không tham gia đóng góp ý kiến. Tôi đến khuyến khích khơi ngợi cho bé trả lời và nhắc các bạn tuyên dương bé. Qua 3 tuần bé đã tự chủ động có tiếng nói tham gia khi hoạt động nhóm. Hay như bé Anh Quân bình thường rất hiếu động nhưng khi tham gia hoạt động thì lại ít chú ý và thụ động không có ý kiến tham gia cùng nhóm. Tôi thường gây chú ý cho bé bằng cách tạo ra tình huống bốc thăm nêu ý kiến và buộc trẻ phải trả lời. Dù bé trả lời đúng hay sai tôi đều có cách giúp trẻ tự tin. Qua vài tuần với hoạt động chơi nhóm bé đã chủ động tham gia ý kiến một cách hứng thú và tự hào vì những lời phát biểu của mình được cô và bạn công nhận. 1.2 Hình thành kỹ năng tôn trọng ý kiến của bạn Trong khi hoạt động nhóm tôi nhận thấy cần phải tập cho trẻ biết tôn trọng ý kiến của bạn, hướng dẫn cho trẻ những cách thức giải quyết các vấn đề chứ không phải là bác bỏ ý kiến của các bạn trong khi giải quyết vấn đề. Ý kiến cần được chọn lọc ý kiến đúng nhất để có kết quả cuối cùng, không tùy tiện làm theo ý cá nhân và bắt cả nhóm phải tuân theo ý mình. Với hoạt động theo nhóm quan trọng nhất là phải xây dựng được cho trẻ tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, thống nhất nhiều ý kiến để có thể giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Ý kiến cần phải được thống nhất cả nhóm hay đa phần thống nhất. Do vậy tôi dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của đồng đội, không được bỏ qua bất cứ ý kiến nào. Điều này đôi khi người lớn cũng khó có thể làm được, nên với trẻ cần phải có thời gian và phương pháp khéo léo để rèn kỹ năng này cho trẻ. Để hình thành được kỹ năng này tôi tạo ra nhiều tình huống và câu hỏi cho trẻ, thường xuyên nhắc nhở trẻ phải để tất cả các bạn trong nhóm trình bày ý kiến riêng của mình cho cả nhóm nghe, yêu cầu các bạn lắng nghe sau đó hỏi ý kiến cả nhóm. Nếu ý kiến đó không phù hợp thì chỉ có cả nhóm mới có quyền 7 không chấp nhận thực hiện theo, chứ không cá nhân ai có quyền tự ý bác bỏ ý kiến của bạn mình khi chưa được nhóm thống nhất. Bé Lê Phương trong lớp là bé rất thông minh và nhạy bén. Khi bé tham gia trong nhóm nào thì nhóm đó rất sôi nổi, nhưng có một điều cần hướng dẫn cho bé là bé rất hay bác bỏ ngay ý kiến của bạn khác khi bạn vừa nói xong, thậm chí bé còn hay la bạn khi bạn nói sai. Nắm bắt được điều này nên tôi đã đưa ra một số biện pháp. Thứ nhất tôi nhẹ nhàng nhắc nhở trực tiếp với bé cần tôn trọng ý kiến của bạn. Tôi giải thích cho trẻ hiểu ai cũng có cảm nhận và ý kiến của riêng mình, con làm như vậy là không nên, chưa tôn trọng bạn, dù đúng hay sai bé cần hỏi ý kiến chung của cả nhóm trước khi gạt bỏ. Thứ hai, tôi gặp riêng bé sau giờ hoạt động, khen trẻ thông minh nhưng đồng thời hỏi trẻ nêu lên cảm giác của mình nếu con bị bạn bác bỏ ý kiến, không thừa nhận ý kiến của mình con sẽ như thế nào. Từ đó tôi giáo dục trẻ không nên hành động như vậy khi tham gia hoạt động. Thứ ba, khi đưa ra một yêu cầu cho nhóm trẻ giải quyết tôi ra điều kiện lần lượt bạn nào cũng phải nêu cách giải quyết yêu cầu cả nhóm lắng nghe và cá nhân không được bác bỏ ý kiến của bạn khi cả nhóm chưa thống nhất. Kết quả là chỉ sau vài lần bé Lê Phương đã không còn tình trạng phủ nhận ngay ý kiến của bạn nữa, tình trạng la bạn cũng hầu như không còn. Có lần bé quên cũng lớn tiếng nhưng ngay sau đó đã nhớ và nói nhỏ lại. Tôi còn nghe bé xin lỗi bạn. Đó là điều tôi thấy rất hài lòng. 1.3 Hình thành kỹ năng phân chia công việc cho trẻ Hướng dẫn trẻ phân công công việc khi làm việc nhóm là dạy trẻ cách phân chia việc cụ thể cho từng bạn trong nhóm. Để làm được điều này nhóm phải theo khả năng của mỗi bạn để tự chọn hay cắt cử bạn làm một việc nào đó. Đôi khi nhóm cần cử ra một người đứng đầu, tập hợp ý kiến chung của cả nhóm. Đó là nhóm trưởng. Lúc này vai trò của nhóm trưởng là người nhạy bén, nắm bắt khả năng của mỗi bạn trong nhóm mà phân công công việc cho cụ thể. Tránh tình trạng ôm hết việc khi trẻ nhận thấy việc đó quá dễ, không cần ai giúp đỡ hay nghĩ rằng các bạn không có khả năng làm được mà không phân công. Như vậy thì hiệu quả sẽ không cao và mất thời gian. Là người hướng dẫn, giáo viên cần giải thích cho tất cả trẻ hiểu rằng khi đã cùng chung một nhóm thì cá nhân nào cũng phải được giao một công việc cụ thể để giúp nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung, vì mục tiêu chung của nhóm. Trong hoạt động chơi góc, tôi quan sát thấy có một nhóm bạn rất thích chơi ở góc xây dựng đó là bé Gia Hoàng, Minh Quân, Nguyên Khang, Phước Thịnh, Đình Danh, Duy Anh...Tuy nhiên các bé về nhóm không phân chia công việc mà lao vào chơi ngay, có bé chỉ biết nhìn mà chưa biết cần phải làm gì tiếp 8 theo. Hiểu được xu thế chung này, do các bé chưa biết phân công công việc, nên những lần chơi sau tôi thường nhắc trẻ hãy thảo luận và phân công công việc trước khi chơi. Hoặc tôi về tại nhóm chơi gợi ý cho các bé: “Trước khi cùng làm một công việc chung nhóm các con cần phải làm gì? (thống nhất ý tưởng), sau khi thống nhất được ý tưởng rồi cần làm gì tiếp theo? Gợi ý trẻ cử ra một bạn đội trưởng biết cách làm việc, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho mỗi bạn trong nhóm”. Sau một thời gian hướng dẫn, nhóm này đã có một kỹ năng tương đối tốt. Không cần tôi gợi ý, các bé cũng tự phân công nhiệm vụ cho nhau và hoạt động rất hiệu quả, đoàn kết. Bé hay được các bạn cử làm nhóm trưởng là bé Nguyên Khang và bé Đình Danh. Khi trẻ tham gia chơi trong nhóm tôi thường giáo dục trẻ không tranh giành tráo đổi công việc với bạn, trừ khi làm không được và được nhóm đồng ý giao nhiêm vụ khác cho mình. Tôi nhận thấy bé Minh Hy khi chơi hay xen ngang tranh vai chơi với các bạn khác trong nhóm. Bé đang chơi nếu nhưng thấy không thích nữa là bé bỏ. Một lần khi cùng nhóm “Trang trí cây thông noel”. Bé được phân công nhiệm vụ quấn dây kim tuyến lên cây thông nhưng khi mới bắt tay vào thực hiện thấy các vật liệu khác đẹp hơn nên bé bỏ sang làm nhiệm vụ của bạn khác. Thấy vậy tôi hỏi trẻ: “Hôm nay con được giao công việc gì? (Quấn dây kim tuyến), con làm xong chưa? (Dạ chưa), nhiệm vụ con đang làm là gì? Có đúng với nhiệm vụ được phân công chưa? con đã xin ý kiến trao đổi với các bạn trong nhóm chưa? (Dạ chưa), nếu công việc đó không có con hay bạn khác nào làm thì nhóm có hoàn thành kết quả không?”Tôi giáo dục trẻ cần phải có tinh thần kỷ luật và nguyên tắc làm việc trong nhóm sau đó hỏi trẻ: “Hướng giải quyết của con bây giờ là gì?” Sau đó trẻ chọn cách xin ý kiến cả nhóm cho đổi nhiệm vụ với bạn khác và được bạn Quý Trân đồng ý đổi vai nên được cả nhóm đồng ý. Tôi nhắc nhở, dặn dò cả lớp sau buổi hoạt động. Từ đó về sau không chỉ riêng bé Minh Hy mà các trẻ khác cũng hạn chế tình trạng trên. 1.4 Hình thành kỹ năng hợp tác với bạn Hợp tác cùng bạn trong khi chơi là kỹ năng quan trọng và rất cần thiết trong hoạt động nhóm, nếu không hợp tác với nhau thì không gọi là làm việc nhóm được. Trong một nhóm, mặc dù công việc đã được phân công nhưng những phần công việc của mỗi cá nhân đều có liên quan với công việc của các bạn trong nhóm, có tác dụng tương tác với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 9 Tôi định hướng cho trẻ biết làm việc theo nhóm tuy là kết quả của cả nhóm nhưng là kết quả của mỗi cá nhân lập thành. Muốn nhóm đạt kết quả tốt thì mỗi thành viên trong nhóm phải biết hợp tác với nhau. Cuối chủ điểm “Động vật” tôi cho trẻ chơi đóng kịch câu chuyện Bác sĩ chim. Sáng khi trẻ tới lớp đông đủ, tôi yêu cầu trẻ tìm nhóm chơi, để chuẩn bị diễn kịch vào giờ hoạt động chung. Khi vào hoạt động, trẻ chơi trò chơi “Kết nhóm” sau đó tự phân chia vai cho nhau và cử bạn lần lượt lên bốc thăm xem nhóm nào diễn trước. Hôm đó tôi quan sát thấy nhóm của bạn Duy Anh, Hải Băng, Gia Băng, An, Hoàng, Chi không có sự thống nhất ai cũng muốn đóng vai bác sĩ nên không tập được lời thoại như các nhóm kia. Kết quả nhóm đó không phối hợp diễn kịch được. Qua tình huống thực tế đó tôi cho trẻ biết nếu không chịu cùng hợp tác với nhau thì sẽ không thành công. Nếu không chịu nhường nhau thì mọi người trong nhóm đều chịu sự thất bại, do không đoàn kết. Tôi cũng đã hướng dẫn nhóm đó cách giải quyết bằng cách sẽ thay nhau thử đọc lời nói của nhân vật bác sĩ trong chuyện xem ai đọc hay nhất thì sẽ chọn bạn đó đóng vai bác sĩ. Cuối cùng cả nhóm đồng ý chọn bạn Hải Băng làm vai bác sĩ. Tôi cho cả nhóm tập lại để buổi chiều diễn cho cả lớp xem. Mục đích của tất cả các hoạt động chơi mà tôi đưa ra đều là để trẻ có thể thích nghi hòa hợp, cùng hợp tác với tất cả các bạn trong lớp, nhóm, không đơn thuần là làm việc cá nhân hay một hai bạn quen thuộc từ trước. Dần dần, với các hoạt động chơi khác nhau tôi cho các bé làm quen với cách hợp tác với bạn. Kỹ năng này đã được hình thành ở nhiều trẻ lớp tôi. Các bé đã biết cách hợp tác và hăng hái nêu ý kiến trong mỗi lần chơi. 1.5 Hình thành kỹ năng diễn đạt ý tưởng của nhóm Đây là kỹ năng cuối cùng khi nhóm đã hoàn thành công việc và đưa ra kết quả. Để thực hiện được điều này tôi có hai hình thức. Hình thức thứ nhất, cả nhóm cùng phát biểu ý tưởng sau khi đã thống nhất, khuyến khích nhiều trẻ được thể hiện. Hình thức thứ hai, nhóm cử ra một người đại diện ý tưởng của cả nhóm, thống nhất ý kiến của tất cả các bạn trong nhóm. Trong một nhóm không khó để thấy được sẽ có một trẻ luôn trội hơn, mạnh dạn hơn các bạn để điều tiết công việc của các bạn trong nhóm, đó chính là nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ quyết định đưa ra cách làm tốt nhất và kết quả cuối cùng cho nhóm mình. Nhóm trưởng này được tôi chú ý hướng dẫn cách tổng hợp ý kiến lấy kết quả cuối cùng. Quan trọng nhất là khuyến khích trẻ mạnh dạn lên thay mặt nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Tuy nhiên vai trò diễn đạt ý tưởng thì tôi chú ý phát huy ở nhiều trẻ trong nhóm chứ không chỉ có một trẻ duy nhất. 10 Trên đây là một số kỹ năng chính cần có để trẻ tham gia làm việc nhóm một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó tôi cũng chú ý giúp đỡ cho trẻ một số thói quen như: Giao tiếp với bạn, không ỷ lại vào bạn, tập giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc…để việc hoạt động theo nhóm của trẻ tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Giải pháp 2: Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động chơi trong lớp học. Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chơi là hoạt động chủ đạo luôn hiển hiện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Thông qua hoạt động chơi, hầu hết các kỹ năng của trẻ được hình thành. Trong đó kỹ năng làm việc theo nhóm cũng được thiết lập. Để hình thành và phát triển kỹ năng này, tôi tổ chức, hướng dẫn trẻ thông qua các hoạt động chơi như: Chơi trong hoạt động góc, chơi trong hoạt động học, chơi trong hoạt động chiều, chơi trong hoạt động lao động. 2.1 Chơi trong hoạt động góc Chơi trong góc chơi là một môi trường rất tốt để giáo dục kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Vì trong trò chơi sẽ có những tình huống mà nếu người chơi không phối hợp được với nhau thì sẽ không thể nào chơi được. Điều mà tôi quan tâm là phải làm sao để tạo những cơ hội giao tiếp, thảo luận và làm việc cùng nhau nhiều nhất. Bên cạnh đó tôi chú ý đến cách trẻ xử sự với nhau, phân chia vai chơi, cách trẻ giao nhiệm vụ khi chơi và giáo dục kịp thời cách trẻ ứng xử với bạn chơi cho tốt. Với chủ đề “Mừng sinh nhật bạn” (Bạn Phan Huy và Yến Thủy). Để tạo ý nghĩa cho các bé và cũng là cơ hội để trẻ được tham gia hoạt động nhóm, tạo sự gắn kết, yêu thương bạn bè, tôi để trẻ phân làm 4 nhóm chơi. Tôi gợi ý cho trẻ thống nhất các nội dung chơi: Vẽ và trang trí bạn, trang trí phông, bày bàn tiệc, múa hát. Sau đó trẻ chơi theo nhóm. Để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi các trẻ phải thống nhất giao nhiệm vụ cho từng thành viên, phối hợp và làm việc cùng nhau. Nếu không, trong một thời gian nhất định chủ đề sẽ không được hoàn thành. Kết quả là các bé đã phối hợp và tạo ra một bàn tiệc chúc mừng sinh nhật bạn và một tranh vẽ in hình bé Yến Thủy với những trang trí trên áo quần thật sinh động. Trong quá chơi tôi hướng dẫn để trẻ giao nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. Tôi luôn gợi mở, động viên, khuyến khích, khen gợi để trẻ phát huy hết khả năng của bản thân và tinh thần đoàn kết của nhóm trẻ với nhau, xử lý 11 những tình huống xảy ra trong quá trình trẻ chơi. Tất cả sẽ tạo ra sức mạnh để trẻ góp sức cùng nhau lĩnh hội tri thức. 2.2 Chơi trong hoạt động học Học bằng chơi, chơi mà học. Chơi trong hoạt đông học cũng là một môi trường tốt giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Do đó trong tất cả các hoạt động học, tôi tận dụng tối đa cách học bằng các trò chơi. Thay vì tổ chức hoạt động cho từng cá nhân, tôi thường tổ chức cho trẻ tìm hiểu kiến thức, luyện tập kỹ năng theo nhóm. Vừa để giờ học sinh động, vừa khai thác tiềm năng mỗi cá nhân, vừa tận dụng các trò chơi này để giúp trẻ hình kỹ năng làm việc theo nhóm. * Chơi trong hoạt động nhận thức khám phá Tôi tận dụng mọi trò chơi có thể để chuyển giờ học thành giờ chơi cho trẻ. Đặc biệt là các trò chơi theo nhóm. Với hoạt động “Tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam 20/11” tôi định hướng trẻ chia làm ba nhóm chơi. Sau khi gợi ý chủ đề, mỗi nhóm được tôi phân công làm một nhiệm vụ khác nhau. Nhóm làm tranh chung, nhóm cắm hoa, nhóm trang trí phông màn. Trước khi nhóm thực hiện tôi hỏi cả nhóm: “Điều đầu tiên khi về nhóm chơi các con sẽ làm gì?” Nếu trẻ chưa biết thì tôi định hướng cho trẻ thống nhất ý kiến sẽ làm gì. Sau đó cho mỗi trẻ tự chọn phần công việc của mình trong nhóm. Tôi định hướng tiếp “Để công việc được thuận tiện và hoàn thành nhanh chóng các con sẽ phối hợp với nhau như thế nào?” Tôi hướng trẻ phối hợp với nhau cùng nhau làm chung một nhiệm vụ cô giao. Cụ thể: Bạn Nghi vẽ, bạn Thịnh cắt hình bạn Nghi vẽ và dán; bạn Hà Linh và bạn Thắng làm dây trang trí còn bạn Vũ thì đứng dưới đưa dây và keo cho bạn Huy leo lên thang và dán vào phông màn; bạn Danh, bạn Khang bơm bong bong cho bạn Khôi cột và treo vào khung… Sau khi các nhóm đã phân chia công việc thì trẻ tỏ thái độ hợp tác rất tốt. Kết quả là các bé rất hứng khởi, phối hợp nhịp nhàng tạo ra những bó hoa, phông màn, bức tranh chung thật ý nghĩa. Cuối cùng các nhóm cùng nói lên cách làm và nói lời chúc gửi tới cô. Nhóm một cả nhóm cùng diễn đạt ý tưởng, nhóm hai cử được bạn Khang, nhóm ba cử bạn Phương làm người đại diện cho nhóm. Và với các hoạt động chơi tương tự, mỗi hoạt tìm hiểu trẻ đều phải trải qua những quá trình phát biểu ý kiến, phân chia công việc, hợp tác cùng bạn hay diễn đạt ý tưởng sẽ giúp trẻ dần hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. * Chơi trong hoạt động thể chất 12 Vận động là hoạt động cần sự phối hợp đồng đội cao mới có thể mang lại hiệu quả. Vì vậy tôi cố gắng tích hợp trò chơi mang tính vận động vào để trẻ hứng thú cũng như biết đoàn kết phối hợp vơi nhau hơn. Trong trò chơi “Chuyền bóng qua đầu qua chân”, nếu tôi yêu cầu trẻ tự cá nhân nào cũng phải chuyền được cho bạn thì quá đơn giản, trẻ sẽ không hứng thú và trẻ nào chậm yếu cứ từ từ và không cố gắng thực hiện một cách nhanh nhẹn như các trẻ khác. Nhưng khi tôi yêu cầu “Bây giờ mình sẽ cùng chơi trò chơi chung sức xem đội nào là đội nhanh nhẹn sẽ được một phần quà”. Thời gian là một đoạn nhạc thì mỗi cá nhân trong đội sẽ cùng nhau cố gắng phối hợp thực hiện thật tốt để nhóm mình đạt được phần quà đó. * Chơi trong hoạt động phát triển ngôn ngữ Cũng như các hoạt động khác, tôi tận dụng các trò chơi trong các hoạt động thơ, truyện, chữ cái,… khai thác các trò chơi làm sao hướng trẻ vào việc hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm nhiều nhất, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. Trong hoạt động phát triển ngôn ngữ tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đặt câu với hình ảnh cho trước”. Lớp chia làm 4 nhóm, sau khi đổ xúc xắc, xúc xắc dừng lại ở hình ảnh nào thì các thành viên trong nhóm phải nhanh chóng nghỉ ra câu có đầy đủ thành phần và có nghĩa. Đội sau không đặt câu trùng với câu đội trước đã đặt. Để có câu trả lời đúng và đầy đủ mỗi thành viên trong nhóm phải tập đặt câu. Nhóm sẽ thống nhất và chọn câu hay và đúng nhất và trả lời cho đội mình. Mỗi câu trả lời đúng được một điểm. Sau thời gian cho phép đội nào có nhiều điểm hơn đội đó thắng. * Chơi trong hoạt động tạo hình Một đặc thù của hoạt động tạo hình là để thực hiện được hiệu quả thì trẻ phải cần nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động. Vì thế khi vào hoạt động này, tôi đưa ra hình thức chơi, hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ hoạt động theo nhóm và để trẻ tự phân công nhiệm vụ trong nhóm mình . Trong hoạt động “Vẽ tranh chủ đề giao thông” tôi để trẻ chia làm 5 nhóm và giao nhiệm vụ xếp bàn, chia giấy, chia màu tô, chia nguyên vật liệu. Sau đó mỗi nhóm cùng thảo luận, thống nhất và cùng thực hiện bức tranh về an toàn giao thông trên khổ giấy A3. Bạn vẽ đường đi, bạn vẽ xe, bạn vẽ cây xanh, bạn tô màu… như vậy, trẻ thấy được vai trò của mình trong nhóm, cũng như cảm nhận được niềm vui chung. Sự liên kết và tác dụng của việc hợp tác của trẻ với các bạn sẽ nhanh hơn. 13 * Chơi trong hoạt động âm nhạc Trong hoạt động âm nhạc các trò chơi mà tôi hướng tới là những trò chơi mang tính tập thể. Trẻ chơi “Mở hình đoán tên bài hát”. Trẻ chia làm 4 đội, đưa ra câu đố nhóm đoán đó là hình ảnh gì. Khi xuất hiện bức tranh gia đình, bà, bé. Trẻ đoán và biểu diễn những bài trẻ đoán đúng, mỗi nhóm tự biểu diễn theo cách riêng của đội mình. Để thực hiện tốt các bạn trong nhóm phải thống nhất động tác và phối hợp nhịp nhàng với nhau mới có thể biểu diễn thành công. Bên cạnh đó tôi luôn quan sát và gợi ý cách phối hợp cho trẻ khi cần thiết. 2.3 Chơi trong chơi hoạt động theo ý thích. Đây là hoạt động mà trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động mà trẻ ưa thích, trẻ được tự do giao tiếp, tự do kết bạn, tự do chọn đồ chơi, được trải nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin vào bản thân mình. Đây cũng là những trẻ hay chơi với nhau tự nguyện, tập hợp theo nhóm. Trẻ thể hiện rõ sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm chơi. Nắm bắt được điều này tôi để trẻ được tự do chọn trò chơi, tự do chọn bạn chơi. Tôi khơi gợi, hướng trẻ đến với trò chơi mà trẻ thích, rủ thêm bạn chơi. Còn lại tôi để trẻ được tự do tranh luận, tự do sáng tạo,… Một hôm Phước Thịnh khởi xướng trò chơi “Rồng rắn lên mây”. Khi đi vào chơi các bạn tranh nhau làm thấy thuốc, chưa ai chịu nhường ai. Thấy một hồi vẫn không giải quyết được tôi nói: “Cô rất thích chơi trò chơi này, cô cũng thích làm thầy thuốc, nhưng nếu cô giành phần làm thầy thuốc thì không được hay cho lắm. Bây giờ cô có cách này, chúng mình chơi oản tù tì và loại dần, sau mỗi lần bạn nào thắng bạn đó được làm thầy thuốc”. Sau đó các bạn đồng ý chơi và lần sau phân công rất vui vẻ. 2.4 Chơi trong hoạt động lao động. Thông qua chơi trong hoạt động lao động tự phục vụ, tôi giúp trẻ nhận thức rằng không ai có thể làm việc hiệu quả nếu không có sự đoàn kết, hợp tác với các bạn. Bằng những việc làm hàng ngày như bày bàn ăn, bàn học, lau dọn bàn ăn, thu dọn đồ dùng sau khi chơi, xếp nệm gối…tôi giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và san sẻ với các bạn. Tôi cũng cho trẻ tự nhận xét hiệu quả làm việc giữa cá nhân và tập thể. Một bạn tự thu dọn đồ dùng sau khi chơi sẽ như thế nào so với một tổ cùng thu dọn đồ dùng, từ đó rút trẻ ra kết quả và làm vốn kinh nghiệm cho mình. Khi trẻ phối 14 hợp cùng nhau làm việc, tôi gợi ý cho trẻ hát, đọc thơ để tạo không khí vui tươi. làm việc mà như chơi, làm động lực giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao. Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua việc hình thành ý thức các hoạt động lao động mọi lúc mọi nơi. Trước hết tôi giáo dục cho trẻ thấy vai trò của hoạt động lao động, hình thành cho trẻ ý thức lao động trong nhóm hay tập thể. Sau đó tôi phân công nhiệm vụ cho từng nhóm trẻ trước, trong và sau quá trình hoạt động với hình thức vừa làm vừa chơi, trên tinh thần đồng đội chứ không áp đặt hay gò bó từng trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã phân công nhiệm vụ cho từng tổ trực nhật theo ngày. Mỗi ngày một tổ giúp cô hoàn thành các cộng việc như cùng xếp bàn ăn, cùng trải nệm, cùng lau dọn xắp xếp đồ dùng,…Sau mỗi ngày tôi đều cho các nhóm đánh giá nhóm trực nhật và có đánh giá ghi điểm vào sổ. Tôi thấy mỗi lần được điểm tốt các thành viên trong tổ đều rất vui mừng và lần sau, tổ sau đều cố gắng hơn. Lúc đầu tôi còn phải nhắc nhở, nhưng bây giờ những công việc đó như là việc hiển nhiên, không cần tôi phải nhắc mà bản thân các bạn trong tổ đều tự biết phân công công việc cho nhau. Nếu trẻ nào quên các bạn trong tổ hay bạn tổ khác tự biết và nhắc nhở cho bạn, không cần tôi phải nhắc lại nữa. Giải pháp 3: Hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ thông qua các hoạt động chơi ngoài lớp học. * Chơi trong hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời luôn mang lại những niềm vui và hứng thú cho trẻ, không chỉ bởi ở không gian thay đổi mà môi trường ngoài trời luôn là cơ hội tốt để trẻ được tham gia các trò chơi tập thể, trò chơi nhóm. Tận dụng cơ hội này trò chơi mà tôi đưa ra không ngoài mục tiêu tập cho trẻ tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. Giờ hoạt động có chủ đích tôi đưa ra chủ đề “Vệ sinh sân trường”. Tôi giao nhiệm vụ của các nhóm là: Nhặt lá sân trường, lau đồ dùng đồ chơi các khu vực. Tôi cho trẻ tự phân nhóm, các thành viên phân công, lựa chọn khu vực việc làm của nhóm mình sau đó tôi thống nhất lại nhiệm vụ trên sự thống nhất của trẻ để trẻ rõ hơn và về nhóm cùng thực hiện. Sau đó trẻ tập hợp nêu kết quả của nhóm cho cả lớp cùng nghe. Tôi giải thích cho trẻ biết đó là tác dụng của cách làm việc theo nhóm. Chơi trong hoạt động ngoài trời không thể thiếu các trò chơi vận động và trò chơi dân gian. Để chơi được các trò chơi trẻ không thể chơi một mình. Vì thế để chơi được thì hợp tác nhóm, tinh thần đồng đội là yêu cầu cần thiết của các 15 trò chơi này. Nhiệm vụ của tôi là tìm thật nhiều trò chơi và tăng cường cho trẻ được chơi mỗi ngày. Tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Đua vịt” như sau: Cách chơi: Lớp chia thành hai hay nhiều nhóm. Có một vạch một vạch xuất phát, các nhóm ngồi chồm hổm xếp hàng, mỗi nhóm thành một hàng dọc trước vạch xuất phát. Người ngồi sau đặt hai tay lên eo của người ngồi trước. Trước mặt mỗi nhóm cách 5 -10m đặt một vật làm đích. Khi có hiệu lệnh xuất phát, cả nhóm phải nhịp nhàng vẫn ở tư thế ngồi chồm hổm, đi lên đích nhưng không được để bị rời ra. Nếu nhóm nào để bị rời sẽ bị loại, không được tiếp tục cuộc đua. Chọn phân nửa nhóm trong tổng số nhóm chơi về trước làm nhóm thắng, các nhóm thua phải cõng nhóm thắng một vòng quanh sân. Có thể thay động tác đi chồm hổm như vịt bằng động tác dùng sức bật hai chân nhảy như ếch, nhưng nếu nhảy không đều dễ bị đứt hang. Vì vậy người dẫn đầu phải phát hiệu lệnh là khi nào người dẫn đầu hô “nhảy” thì tất cả phải nhảy theo. Trò chơi này luyện dẻo dai đôi chân và phối hợp tinh thần đồng đội cao. Ngoài ra tôi ưu tiên tổ chức những trò chơi cần sự phối hợp giữa các trẻ với nhau như: Trò chơi “Rồng rắn”, “Nhảy bao bố”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Cặp kè”… Tận dụng mọi hình thức nhóm chơi có thể khi ra ngoài trời, trong nội dung chơi tự do tôi cũng hướng trẻ tham gia chơi chung với nhau. Tôi chuẩn bị những bảng to có dán giấy A0 mặt trước và sau. Khi chơi tôi gợi ý cho một nhóm trẻ cùng phối hợp vơi nhau tham gia vẽ hay phun màu chung một bức tranh trên tấm bảng đó. Kết quả là sản phẩm hoàn thành nhanh chóng hơn, các trẻ cùng làm vui vì được tham gia, cùng làm ra một sản phẩm chung. * Chơi trong hoạt động lễ hội, tham quan dã ngoại Trong năm học nhà trường luôn xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội, tham quan, dã ngoại… Tôi đã dựa vào đó để xây dựng kế hoạch của lớp tổ chức, hướng dẫn kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Để hình thành và phát triển kỹ năng cho trẻ thì điều quan trọng nhất là phải luôn tạo cơ hội để trẻ được tham gia luyện tập thường xuyên, mọi cơ hội có thể. Có như vậy trẻ mới hình thành nên các kỹ năng một cách bền vững. Với hoạt động lễ hội nhóm trẻ sẽ được tham gia trong các buổi tổ chức tiệc buffet, liên hoan văn nghệ, vệ sinh sân trường… Cách tổ chức tôi đưa ra mang hình thức chơi là chủ yếu. 16 Vào ngày 24/12 Tết Âm lịch trường tổ chức trang trí tiệc buffet tại lớp. Nhân cơ hội này tôi cho từng nhóm trẻ giúp tôi trong việc trang trí bàn tiệc. Lúc đầu lớp chia làm 2 nhóm, nhóm 1 trang trí phông, nhóm 2 vệ sinh lớp học. Tiếp đến lớp phân làm ba nhóm: Nhóm bóc trứng cút và cắt xúc xích; nhóm bày trí đồ ăn; nhóm cắt, xếp trái cây. Sau đó tất cả cùng cô trưng bày bàn tiệc đẹp mắt. Việc tôi yêu cầu là các nhóm phải tự chọn hoặc phân công công việc từng nhóm cho nhau sao cho phù hợp. Hoạt động được trẻ tham gia rất hào hứng và mang lại kết quả tốt, tinh thần đoàn kết, đồng đội được phát huy cao. Với hoạt động tham quan dã ngoại tôi định hướng cho trẻ biết nội dung tham quan ngay từ những ngày trước và đưa ra nội dung yêu cầu trẻ thực hiện. Nhóm trẻ chọn nội dung tìm hiểu mà trẻ thích, sau đó về trình bày những gì mình quan sát được cho cô và các nhóm còn lại được biết. Nhân dip 22-12 trường tổ chức cho trẻ đi gặp gỡ các chú bộ đội Hải quân. Trước khi đi tôi giao nhiệm vụ một nhóm sẽ biểu diễn văn nghệ; một nhóm tìm hiểu môi trường bên ngoài của học viện; một nhóm sẽ tìm hiểu trong khu bảo tàng của học viện. Buổi chiều nhóm trẻ đã được phân công trình bày nội dung mình đã được giao. Để có nội dung trình bày đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải quan sát về thống nhất nội dung với nhóm, thống nhất bạn đội trưởng trình bày…tức là trẻ cũng phải trãi qua một quá trình làm việc nhóm. Ngoài ra tôi tổ chức các buổi giao lưu giữa các lớp để trẻ có cơ hội trao đổi những gì trẻ lĩnh hội được với các bạn nhằm hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Giải pháp 4: Tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Bên cạnh việc tổ chức hướng dẫn trực tiếp trên trẻ, tôi cũng chú trọng đến việc trao đổi với phụ huynh để cùng phối hợp cho trẻ được giao lưu với bạn bè, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. Trao đổi cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ trẻ quá nhiều, cần dạy trẻ tính tự lập từ bé, khuyến khích trẻ giao lưu với các bạn trong xóm và khi đi ra môi trường bên ngoài. Trẻ càng được giao tiếp, tiếp xúc nhiều càng tạo tiền đề và kỹ năng tốt cho trẻ sau này. Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng việc dạy trẻ những kỹ năng là một quá trình. Giáo dục kỹ năng sống là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, thực hành và áp dụng. Chính vì vậy, dạy trẻ 17 biết cách tự tham gia vào nhóm và giải quyết công việc cùng với nhóm bạn là việc cần thiết để trẻ học tốt ở trường phổ thông sau này. Để phụ huynh hiểu hơn về kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ tôi thường tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức sau: * Tuyên truyền thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của lớp Trong các cuộc họp phụ huynh học sinh của lớp, tôi thường dành nhiều thời gian để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dạy trẻ theo khoa học và hỗ trợ cho phụ huynh những kiến thức đúng đắn về biện pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm tiền đề trẻ tiếp bước vững vàng lên các cấp học tiếp theo. Cụ thể. + Sưu tầm tài liệu nói về kỹ năng làm việc theo nhóm cho trẻ. + Tuyên truyền cho phụ huynh các phương pháp giúp trẻ hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm. Ngoài những biện pháp mà cô hướng dẫn trên lớp, phụ huynh cần tăng cường cho trẻ được ra ngoài, được tham gia trò chơi với những người bạn, được trao đổi, bàn luận, được tự quyết định trong một số việc cụ thể. + Giáo viên trao đổi với phụ huynh về các hoạt động dã ngoại, tham quan, các lễ hội để họ phối hợp với cô giáo chuẩn bị cho trẻ các kiến thức cũng như các yêu cầu cần thiết trong những chuyến đi cho trẻ. + Trò chuyện trao đổi với phụ huynh về những biểu hiện của trẻ, những khó khăn khi thực hiện và kết quả đạt được. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: - Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ. - Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình. - Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi gợi mở để trẻ tự tìm tòi. - Không vội vàng phê phán đúng hay sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có thể đưa ra kết luận của mình. * Tuyên truyền qua góc cha mẹ cần biết “Trăm nghe không bằng một thấy”. Vì vậy, góc cha mẹ cần biết của lớp tôi luôn kịp thời cập nhật đầy đủ các thông tin tới toàn thể phụ huynh. + Hàng tuần dán kế hoạch hoạt động cho phụ huynh xem. 18 + Dán hình ảnh đẹp các nhóm trẻ được tham gia hoạt động chơi nhóm. + Thay đổi nội dung tuyên truyền sát với thực tiễn. Kế hoạch đầy đủ, hình ảnh đẹp mắt, nội dung phong phú thực sự đã thu hút sự chú ý của rất nhiều phụ huynh. Giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng làm việc theo nhóm nói riêng là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự tham gia của không chỉ ở nhà trường mà còn ở cả gia đình và xã hội. Bởi như Dorothy Holte đã nói “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”. 3. Đánh giá đề tài * Qua thời gian nghiên cứu tôi có bảng khảo sát sau khi áp dụng Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP KHẢO SÁT CUỐI NĂM THÁNG 3/2018 (Đã áp dụng) STT THÁNG 3/2018 TIÊU CHÍ Đạt Chưa đạt Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 01 Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động nhóm 28/30 93,3% 2/30 0,67% 02 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến 25/30 83,3% 5/30 16,7% 03 Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn. 27/30 90% 3/30 30% 04 Trẻ có kỹ năng phân chia công việc. 20/30 66,7% 10/30 33,3% 05 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 26/30 87% 4/30 13% 06 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm. 22/30 73,3% 8/30 26,7% 19 BẢNG SO SÁNH SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ ĐẠT TRƯỚC TÁC ĐỘNG VÀ SAU TÁC ĐỘNG Đầu năm STT TIÊU CHÍ Tháng 10/2017 Sĩ số % Cuối năm Tháng 3/2018 Sĩ số % 1 Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động nhóm 8/30 26,7% 28/30 93,3% 2 Trẻ có kỹ năng phát biểu ý kiến trong nhóm 6/30 20% 25/30 83,3% 3 Trẻ có kỹ năng tôn trọng ý kiến bạn. 12/30 40% 27/30 4 Trẻ có kỹ năng phân chia công việc. 5/30 16,7% 5 Trẻ có kỹ năng hợp tác với bạn 6/30 20% 6 Trẻ có kỹ năng diễn đạt ý tưởng của cả nhóm 4/30 13,3% 90% 20/30 66,7% 26/30 87% 22/30 73,3% Qua khảo sát đầu năm và cuối năm cho thấy, việc sử dụng các giải pháp trên đã mang lại hiệu quả cao. Đối với tiêu chí 01 đã tăng tỉ lệ từ 26,7% lên 93,3 %, tiêu chí 02 từ 20% tăng lên đến 83,3%. tiêu chí 03 đã tăng từ 40% lên 90%... Như vậy, trẻ đã tiến bộ rất nhiều về kỹ năng làm việc theo nhóm thông qua các giải pháp dưới sự hướng dẫn của cô. * Đối với trẻ Với các phần trăm thu được trước thử nghiệm và sau thử nghiệm cho thấy trẻ đã hình thành kỹ năng làm việc theo nhóm cũng như nắm được tri thức, những cách ứng xử, hợp tác khi tham gia nhóm tăng lên đáng kể. Trẻ đã chủ động tham gia chơi nhóm, biết phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, hợp tác với bạn trong nhóm, diễn đạt ý tưởng của mình và của nhóm. Hoạt động vì lợi ích của nhóm. Trẻ ngày càng mạnh dạn hơn tích cực hơn, tự tin, nhạy bén hơn. Trẻ chủ động, tự mình lấy những đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tạo ra để sử dụng cho các 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan