Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng tạo hình 3d (tập nặn tạo dáng)...

Tài liệu Skkn biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng tạo hình 3d (tập nặn tạo dáng)

.DOC
13
1537
100

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: (do Thường trực HĐ ghi): …………………………….. Tên sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng). 1.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học 2.Mô tả bản chất của sáng kiến 2.1.Tình trạng giải pháp đã biết - Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới + Môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học nhằm hình thành những yếu tố cơ bản ban đầu của giáo dục thẩm mĩ, tạo cơ sở tiền đề cho học sinh học tiếp ở các cấp học sau và ước mơ cao hơn trong chuyên ngành mĩ thuật. + Trong quá trình công tác giảng dạy môn Mĩ thuật tôi nhận thấy các em học sinh tuy rất yêu thích học Mĩ thuật nhưng các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, đặc biệt là khả năng tạo hình 3D (phân môn tập nặn tạo dáng) của mình bởi những thực trạng sau: Giáo viên chưa được trang bị về kiến thức và kĩ năng cơ bản để giảng dạy nghệ thuật tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) cùng nhiều vấn đề về quy định vệ sinh, điều kiện phòng học… nên trong chương trình có phần mở rộng để giáo viên có thể cho học sinh vẽ hoặc xé dán thay cho nặn Giáo viên ngại dạy phân môn Tập nặn tạo dáng vì không biết xử lí bài tập thế nào nếu học sinh thiếu đất nặn hoặc đất nặn ít, chất lượng kém. Do chưa có phòng chức năng dành riêng cho thực hành Mĩ thuật. Điều này ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp cũng như tổ chức lớp học. Học sinh tạo ra những sản phẩm 3D (Tập nặn tạo dáng) không có chỗ trưng bày gây sự mất hứng thú cũng như sự phát huy khả năng sáng tạo nghệ thuật tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng). 1 Phương pháp dạy học chưa phát huy hết khả năng tích cực của học sinh. - Ưu điểm của giải pháp cũ + Dựa vào các phương pháp dạy học đã hướng dẫn trong chương trình. Học sinh hoàn thành bài nặn, học sinh nặn được nhiều bài nặn theo yêu cầu. Một số học sinh cũng yêu thích, hứng thú với nghệ thuật tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) + Trong thực tế phân môn Tập nặn tạo dáng rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng tư duy tạo hình của trẻ. Đây là phần học mà trẻ không hề bị gò bó, trẻ coi đây là một trò chơi mang tính sáng tạo. - Nhược điểm của giải pháp cũ + Trong những năm trước đây, tôi nhận thấy các em học sinh có yêu thích học mĩ thuật, đặc biệt là phân môn tập nặn tạo dáng. Tuy nhiên, các em chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. + Trong tất cả các môn học ở nhà trường, không có môn học nào kích thích óc sáng tạo bằng môn Mĩ thuật mà chúng ta chưa phát huy hết khả năng của các em. Trước diễn cảnh đó tôi rất băn khoăn, suy nghĩ, làm thế nào để các em học sinh phát huy khả năng sáng tạo của mình về nghệ thuật tạo hình 3D. Tôi đã áp dụng một số biện pháp và bước đầu có kết quả khả quan. Tôi xin trình bày “Biện pháp giúp học sinh phát huy khả năng tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng)” để nghiên cứu nhằm giúp công tác dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn. 2.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp Môn Mĩ thuật là môn năng khiếu, các nhà chuyên nghiệp cho biết rằng muốn học tốt môn Mĩ thuật thì người học phải yêu thích và đam mê. Từ đó mới phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Hoạt động mĩ thuật ở trường Tiểu học tuy không giúp các em nhiều về tri thức nhưng đó là môn học kích thích óc sáng tạo của các em rất cao. Chúng ta không phải có ý định đào tạo tất cả thiếu nhi Việt Nam thành họa sĩ, nhà điêu khắc. Nhưng chúng ta cũng không muốn thế hệ tương lai của 2 chúng ta là thế hệ thông minh nhưng kém thẩm mĩ, nghèo cảm xúc và thiếu năng lực sáng tạo. - Nội dung giải pháp Để hướng tất cả học sinh yêu thích môn Mĩ thuật nói chung cũng như sự đam mê yêu thích của học sinh về nghệ thuật tạo hình 3D. Giáo viên cần phải đưa ra những giải pháp phù hợp, có hiệu quả nhằm giúp học sinh phát huy hết khả năng sáng tạo mĩ thuật của các em. Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải giúp học sinh biết quan sát có mục đích, biết liên hệ thực tế, có khả năng hợp tác, chia sẻ trong học tập, hướng các em tới cái đẹp để các em có vốn sống, tự tin, độc lập, tự chủ hơn trong học tập. Ngoài ra, giáo viên cần phải lựa chọn những hình thức, phương pháp dạy học tối ưu nhất đặc biệt là các quy trình dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch, cũng như đổi mới cách nhận xét đánh giá bài của học sinh,… nhằm phát huy hết khả năng sáng tạo của các em. + Tính mới của giải pháp Giúp học sinh thích thú tạo hình 3D, các em được sáng tạo một cách linh hoạt với chất liệu và không gian khác nhau. Qua đó, đưa ra những phương pháp đổi mới cách dạy học phù hợp để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Giúp học sinh phát huy khả năng sáng tạo khi tìm ý tưởng cũng như khi thực hành tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) trên nhiều chất liệu sẵn có…thông qua quan sát, liên hệ thực tế, hướng đến cái đẹp, các trò chơi, cách nhận xét bài. + Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Tạo mọi điều kiện để học sinh có đầy đủ dụng cụ học tập và lựa chọn chất liệu sẵn có, phù hợp với điều kiện của từng học sinh. Khi nhận xét bài của học sinh giáo viên nhẹ nhàng động viên, khích lệ, khen ngợi; không chê bai nhằm giúp các em tự tin hơn khi thực hành bài tập. Lựa chọn các quy trình, phương pháp dạy học tối ưu nhất, đặc biệt tổ chức các trò chơi trong các tiết dạy và học. Đổi mới cách làm bài của học sinh, cách soạn giảng của giáo viên cũng 3 như tạo môi trường học thân thiện cho các em. + Cách thức thực hiện và các bước thực hiện cụ thể của giải pháp mới Giải pháp thứ nhất: Phát huy khả năng sáng tạo bằng cách giúp các em có điều kiện về vật chất để học tốt hơn. Đầu năm giáo viên cần tìm hiểu gia cảnh các em thông qua giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh để nắm bắt kịp thời nhằm giúp đỡ các em có điều kiện học tốt hơn. Vận động hội cha mẹ học sinh và mạnh thường quân giúp đỡ những học sinh chưa có dụng cụ học, họa phẩm chất lượng để phục vụ cho môn Mĩ thuật. Từ đó giúp tinh thần các em phấn khởi và sáng tạo hơn. Từ chương trình đến thực tế giáo viên hướng dẫn học sinh không chỉ thực hiện bài tập bằng một cách duy nhất là nặn bằng đất nặn. Giáo viên cần gợi ý các phương thức tạo hình với nhiều vật liệu sẵn có như phế liệu khác nhau theo một chủ đề. Các em có thể tạo hình 3D các con vật, con người, cây cối, nhà cửa…từ viên đá, sỏi, bìa các tông, hộp giấy, vỏ chai, tạo hình bằng các cành cây khô, bằng chiếc lá khô, bằng dây thép, len, sợi, băng dính, đồ nhựa, đất nặn, đất sét và rất nhiều vật tái chế khác có thể trở thành đồ chơi hay những câu chuyện mang tính biểu đạt cao. Nếu học sinh trong cách tạo hình thành thạo từ các vật liệu khác nhau, bài tập sẽ sinh động và mang nhiều yếu tố liên tưởng hơn là chỉ dùng một cách nặn duy nhất bằng đất. Qua đây học sinh được trang bị những kinh nghiệm và hiểu biết cơ bản về hình khối, trọng lượng, mùi vị và nhiệt độ. Ngoài ra, do chưa có phòng chức năng riêng dành cho thực hành môn Mĩ thuật, cho nên giáo viên tận dụng những khoảng không gian trong và ngoài lớp học để hướng dẫn học sinh các bài tập thực hành. Không gian thực hành phải đảm bảo các yếu tố về vệ sinh, đủ ánh sáng, khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo của từng học sinh, có điều kiện cho học sinh hợp tác nhóm và có khu vực trưng bày sản phẩm. Như vậy để phát huy hết khả năng sáng tạo nghệ thuật tạo hình không gian, tạo hình 3D. Đòi hỏi giáo viên, học sinh và cả phụ huynh cần phải sưu tầm nhiều vật liệu, phế liệu sẵn có. Những vật liệu tìm được có thể mở đầu cho một quy trình sáng tạo. Học sinh nghiên cứu vật liệu tìm được, có cái 4 nhìn mới về chúng. Thu thập vật liệu và lắp ráp những thứ đó vào một quy trình giúp học sinh năng động hơn và có ý thức bảo vệ môi trường và tái tạo vật liệu. Giải pháp thứ hai: Phát huy khả năng sáng tạo bằng cách giúp học sinh quan sát, liên hệ thực tế qua các bài học. Trong học tập mỗi học sinh sẽ có phản ứng tích cực với những gì diễn ra xung quanh các em. Học sinh sẽ thấy thân quen với ngôi nhà, đường phố, cảnh đẹp mà các em sống. Giáo viên có thể thực hiện giúp các em học tập, khám phá và phản ánh lại cuộc sống bằng nghệ thuật. Ví dụ: Khi dạy chủ đề về Ngôi nhà, đây là một trong rất nhiều nội dung phổ biến. Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh của các ngôi nhà khác nhau. Học sinh sẽ rất ngạc nhiên, tò mò và có động lực để khám phá những đặc điểm của ngôi nhà như kích thước, màu sắc, hình dáng, chất liệu, vị trí của các bộ phận, không gian xung quanh, chức năng của từng ngôi nhà. Qua đây học sinh sẽ tự tìm thấy sự tương đồng, sự khác biệt và nhận thức của các em về ngôi nhà. Sự liên hệ thực tế để kích thích khả năng sáng tạo rất quan trọng. Điều đó kích thích khả năng sáng tạo của các em. Các em sẽ tạo ra được nhiều ngôi nhà khác nhau về hình dáng, màu sắc, chất liệu…Qua đây, giáo viên giúp cho các em có nhiều tư liệu và vốn sống bằng cách liên hệ thực tế. Nhưng phải áp dụng một cách hợp lí thì mới đạt hiệu quả. Giải pháp thứ ba: Phát huy khả năng sáng tạo bằng cách giúp các em hướng tới cái đẹp. Giáo viên cho các em thấy rõ tầm quan trọng của môn Mĩ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình 3D nói riêng, đối với đời sống tinh thần con người, với việc hình thành nhân cách, thẩm mĩ đúng đắn, với cuộc sống, với các môn học khác. Ai cũng khao khát được tiếp xúc với cái đẹp, được hiểu, làm quen và thưởng thức cái đẹp và muốn thể hiện cái đẹp đó trong mọi mặt của cuộc sống. Muốn đạt được điều đó, phải học quy luật của cái đẹp thông qua bộ môn Mĩ thuật. Quy luật của cái đẹp nằm ở bố cục, ở màu sắc, đường nét, hình khối, đậm nhạt, sự cân đối, hài hòa hoàn thiện. Khi đã phân biệt được cái xấu, cái đẹp trong thiên nhiên trong con người, trong cuộc sống, trong lao động, trong nghệ 5 thuật,..Từ đó gây được cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh, hướng cho các em yêu thích tạo hình 3D và nghệ thuật tạo hình không gian. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Em và cộng đồng ở lớp 5, giáo viên cần cho học sinh thấy được các hình nặn, chạm khắc, ghép nối… với nhiều chất liệu khác nhau để học sinh thấy được vẻ đẹp đường nét, hình khối, màu sắc. Ngoài ra giáo viên cần có một mô hình sắp đặt sẵn cho chủ đề để học sinh nhận thấy được bố cục của tác phẩm đặt trong không gian. Từ đó, giúp học sinh có cảm xúc và hiểu đúng về cái đẹp. Giải pháp thứ tư: Phát huy khả năng sáng tạo bằng cách giúp các em tự tin hơn trong học tập, kích thích khả năng độc lập, tự chủ của các em. Khi nhận xét sản phẩm giáo viên hướng dẫn các em học sinh không được chê bai sản phẩm của bạn mà dùng từ ngữ nhẹ nhàng, chia sẻ, khuyến khích các em học tốt hơn. Ví dụ : Dạy chủ đề Con vật quen thuộc lớp 3. Khi học sinh thực hành tạo hình 3D các con vật bằng đất nặn, ghép hình bằng chai mũ, giấy các tông,… giáo viên cần bao quát lớp để hướng dẫn các em sửa chữa kịp thời, giúp các em có bài nặn đẹp, các em sẽ thấy tự tin hơn. Khi nhận xét những sản phẩm chưa đẹp giáo viên không nói: “Con nặn hình con thỏ xấu quá” mà thay bằng: “Con cần nặn lỗ tai thỏ dài hơn, mình thỏ to hơn để cân xứng với phần đầu, thì con sẽ được chú thỏ đáng yêu hơn”. Hoặc đối với những em khá giỏi để các em tự nhận xét tìm cách sửa bài nặn đẹp hơn. Tuyệt đối giáo viên không sửa trực tiếp trên bài nặn của các em làm khả năng tự độc lập, sáng tạo của các em không được phát huy . Giải pháp thứ năm: Phát huy khả năng sáng tạo thông qua hoạt động chơi mà học. Thông qua trò chơi giúp các em giảm căn thẳng do học quá tải, đồng thời rèn luyện tư duy logic và phát triển khả năng sáng tạo. Chẳng hạn: Chuẩn bị : Vỏ hộp bánh kẹo, đất nặn, dây thép, hộp đồ nhựa,… Cách tiến hành Hướng dẫn chơi 6 Nêu tên trò chơi , cách chơi và cho các em thực hiện chơi. Ví dụ: Dạy chủ đề Em và cộng đồng lớp 5. Sau khi hướng dẫn cho các nhóm tìm đề tài cụ thể. Yêu cầu các nhóm thi đua tạo hình 3D từ nặn, lắp ghép các nhân vật trong đề tài từ những vật liệu tìm được. Sau đó giáo viên tổng kết tuyên dương nhà những nhóm phát minh giỏi nhất, tạo hình đẹp nhất, ngộ nghĩnh nhất... Qua đó, vừa giáo dục các em biết quý trọng và tận dụng những đồ vật cũ và vừa giúp học sinh hứng thú, yêu thích tiết học hơn. Giải pháp thứ sáu: Một số giải pháp khác nhằm phát huy khả năng sáng tạo mĩ thuật của các em ở trường Tiểu học Hướng dẫn học sinh “đổi mới” cách làm bài tập theo các quy trình của phương pháp Đan Mạch. Thông thường thì học sinh làm bài tập tạo hình cá nhân, làm thường xuyên dễ dẫn các em đến nhàm chán. Giáo viên sẽ đổi mới cách làm bài tập để kích thích sự hứng thú học tập bằng cách cho các em thực hành theo cặp, theo nhóm để giúp nhau phát triển các ý tưởng theo một chủ đề. Các em chia sẻ, bàn luận, sắp xếp, thể hiện ý tưởng và có hướng giải quyết mới. Ví dụ: Cho các em tạo hình 3D làm một số mô hình các con vật ở chủ đề Chúng em và thế giới động vật thân quen lớp 4. Sau khi hoàn thành sản phẩm giáo viên khuyến khích các em tạo thêm những cảnh phụ khác như trang trại, con đường từ trại chăn nuôi này sang trại chăn nuôi khác, cây cối, cổng trang trại…Khi các em đã tạo được khung cảnh trong một phạm vi nào đó, các em có thể không dừng lại. Ý tưởng này làm nảy sinh ý tưởng tiếp theo. Đó là cách học mà chơi. Tạo ra môi trường học tập thân thiện, hứng thú. Lời nói, thái độ, cử chỉ, tác phong...của người giáo viên có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả giảng dạy. Nếu giọng giảng đều đều, ấp úng sẽ gây ức chế cho học sinh. Khi học sinh làm bài, giáo viên tránh giúp ép học sinh theo ý mình, không gay gắt với thiếu sót các em, không sĩ vả hay nhạo báng học sinh; mà hãy cố gắng gần gũi, chân tình, động viên, khích lệ các em tìm tòi những chỗ chưa hợp lí, tạo không khí vui vẻ thoải mái trong trật tự, tuyên dương kịp thời khi các em có tinh thần học tập tốt. 7 Điều đó tạo hứng thú cho học sinh giúp các em tự tin hơn trong học tập. Cách đánh giá nhận xét của giáo viên và của bạn bè cũng ảnh hưởng lớn tới sự say mê háo hức sáng tạo của học sinh. Ví dụ: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh khi nhận xét sản phẩm của bạn, yêu cầu học sinh trao đổi,chia sẻ nhẹ nhàng. Nếu bài bạn nặn con vật chưa cân đối, chưa rõ đặc điểm, các em không được chê bai bạn mà phải khen bài bạn nặn ngộ nghĩnh mặc dù chưa rõ đặc điểm con vật lắm, theo tôi tôi sẽ nặn cái đầu con trâu dài hơn và nặn hai cái sừng to hơn thì hình nặn con trâu sẽ cân đối và giống với đặc điểm của nó hơn. Còn giáo viên khi trao đổi nhận xét bài của các em cũng nên nhẹ nhàng, khuyến khích các em để các em tự nhận xét bài mình và sửa cho hình đẹp hơn. Ví dụ khi học sinh tạo dáng người đang chạy mà hai chân của nhân vật đứng thẳng. Giáo viên nên nhờ một học sinh khác lên làm mẫu để em nhận ra được hình dáng của người đang chạy thì hai chân di chuyển như thế nào để em tự sửa hình cho sinh động hơn. Đổi mới phương pháp trong soạn giảng theo đối tượng học sinh. Soạn giáo án là điều hết sức cần thiết để dạy cho phù hợp theo từng đối tượng học sinh. Đặt những câu hỏi phù hợp, chia nhóm đúng đối tượng, sẽ giúp cho học sinh phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Em và cộng đồng lớp 5. Khi chia nhóm học sinh để thực hành tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng), giáo viên cần chú ý trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh khác nhau. Như vậy, các nhóm dễ dàng hợp tác, hỗ trợ nhau hoàn thành sản phẩm mô hình. Soạn giảng bằng power point: Soạn giảng bằng power point làm thay đổi hình thức học giúp các em hứng thú hơn, đồng thời soạn giảng bằng giáo án power point giáo viên có thể cung cấp được nhiều hình ảnh tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) sinh động trong một tiết học, tạo cho các em hưng phấn hơn và phát huy được khả năng sáng tạo của mình. Ví dụ: Khi dạy chủ đề Con vật thân quen ở lớp 1. Giáo viên cần phải trình chiếu nhiều hình ảnh các con vật quen thuộc với nhiều góc độ khác nhau, các em hiểu biết những đặc điểm, hình dáng đơn giản các con vật thân quen, gần gũi để 8 học sinh có thể dễ dàng tạo hình 3D các con vật mà mình yêu thích. Sự chuẩn bị giáo cụ trực quan của giáo viên tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) nói riêng và môn Mĩ thuật nói chung là môn học của nghệ thuật thị giác nên việc cụ thể hoá nội dung bài dạy bằng những vật mẫu, tranh ảnh, hình tượng,…là điều hết sức cần thiết. Do vậy, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học, đồng thời phải có trọng tâm và có tính thẩm mĩ. Với các tiết tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) giáo viên lựa chọn những hình tượng có độ đơn giản hay phức tạp phù hợp với trình độ của các em. Đồ dùng dạy học phải có tính thẩm mĩ cao không cũ kĩ, sức mẻ, có màu sắc, hình khối hài hòa với nhau. Cách trình bày sản phẩm mẫu phải khoa học, để vật mẫu nơi thuận tiện nhất để học sinh quan sát dễ dàng. Sắp xếp phòng học khoa học hợp lí để các nhóm có không gian thực hành và đặc biệt hơn là cần phải tạo mọi điều kiện để các nhóm có chỗ trưng bày sản phẩm mô hình, có không gian phù hợp để các nhóm tham quan trao đổi, chia sẻ sản phẩm của nhau. 2.3.Khả năng áp dụng của giải pháp Đối với đề tài này, không chỉ ứng dụng ở trường Tiểu học chúng tôi mà có thể áp dụng cho các trường tiểu học khác trong huyện. Hướng tới tôi sẽ đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường cho phép tôi được dạy minh họa để cùng đồng nghiệp chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm. 2.4. Hiệu quả của giải pháp Qua áp dụng các giải pháp này tôi nhận thấy học sinh ngày càng phát huy khả năng sáng tạo của mình trong các tiết tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng), các em chăm chút hơn cho bài thực hành, tự tin, hăng say, cảm thấy thú vị khi sử dụng vật dụng bỏ đi, đồ vật tìm được hoặc vật liệu rẻ tiền khác để tạo ra sản phẩm. Học sinh thích thú trải nghiệm việc hợp tác và có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm. Học sinh tích cực hơn trong việc tham gia vào quá trình đánh giá sản phẩm. Qua hướng dẫn một số chủ đề vừa mới áp dụng trong năm học này, kết quả cụ thể là học sinh tạo được những mô hình rất đẹp với nhiều hình tượng chất liệu khác nhau. Tôi đã chụp hình lại một số bài tạo hình của các em học sinh khối năm trường tôi với nhiều sản phẩm như sau: 9 10 11 12 Trong tất cả các bộ môn nghệ thuật nói chung cũng như môn Mĩ thuật nói riêng với tinh thần sảng khoải yêu thích, đam mê cùng với sự nổ lực, cố gắng thường xuyên rèn luyện thì nhất định sẽ vươn lên đạt được mục tiêu mà mình hướng đến. Đa số học sinh trường tôi say mê yêu thích các tiết học tạo hình 3D (Tập nặn tạo dáng) nói riêng cũng như môn Mĩ thuật nói chung. Tôi mong muốn được sự quan tâm của các đồng nghiệp về hoạt động giáo dục mĩ thuật để cùng nhau tìm giải pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm nhằm giúp phương pháp dạy học của chúng ta ngày một hoàn thiện hơn./. Ngày……tháng…… năm…… (Người viết) 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất