Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn biện pháp giúp học sinh nâng cao kiến thức qua trò chơi học tập tiểu học...

Tài liệu Skkn biện pháp giúp học sinh nâng cao kiến thức qua trò chơi học tập tiểu học

.PDF
11
243
118

Mô tả:

Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy KINH NGHIỆM GI ẢNG DẠY ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH NÂNG CAO KIẾN THỨC QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP I. LÝ DO CHỌN VÀ MÔ TẢ ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết đối với học sinh tiểu học, học tập là hoạt động chủ đạo, tuy nhiên vui chơi vẫn chiếm vị trí lớn trong đời sống của các em. Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, trò chơi được xem là hình thức tổ chức dạy học được khuyến khích sử dụng nhằm gây hứng thú học tập, giảm sự căng thẳng cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả tiết học. Trò chơi học tập có tác dụng phát huy tính tích cực, phát triển sự nhanh trí, tinh thần tập thể, tính tự lực và sáng tạo của học sinh. Vì thế chúng ta cần tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm cung cấp những trò chơi hoc tập vui và nhẹ nhàng trong giờ học cũng vừa giúp các em ôn tập kiến thức của mình một cách hiệu quả. Tạo cho các em tinh thần “Học mà vui, vui mà học” một cách hứng thú và bổ ích. - Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tin học, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học nhưng đối với học sinh Tiểu học làm như thế các em sẽ mau nhàm chán, không tập chung lâu, với kinh nghiệm bản thân tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi vào các tiết học Tin học. Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh. Vì thế tôi đã chọn và đúc kết được kinh nghiệm cho mình : “ Biện pháp giúp học sinh nâng cao kiến thức qua trò chơi học tập” 2. Mô tả đề tài Giáo viên: Võ Quốc Cường 1 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học. Trò chơi học tập trong môn Tin học nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh khắc sâu kiến thức và áp dụng vào kỹ năng thực hành, thông qua giúp học sinh tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sáng tạo. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học Theo hướng đổi mới đó là lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức- người giáo viên chỉ là giúp đỡ các em thông qua các hoạt động học. Theo thực tế giảng dạy bản thân gặp không ít những thuận lợi và khó khăn sau: *Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Phòng giáo dục trong việc chỉ đạo chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất. - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo sâu sắc qua các buổi thăm lớp dự giờ, xây dựng các bước dạy cũng như bài dạy , môn học , cách tổ chức lớp học theo đúng với mô hình học mới. - Giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy. * Khó khăn: - Một số cha mẹ học sinh cho đây là môn phụ nên thường không quan tâm đến việc học bộ môn này. - Học sinh còn quen phong cách chờ đợi giáo viên hướng dẫn từng thao tác, từng nhiệm vụ học tập, rất khó quen với tài liệu tự học. - Một số em chưa đủ mạnh dạn để hỏi thầy cô những nội dung, yêu cầu chưa hiểu trong tài liệu, các em sẽ không làm việc dẫn đến hiệu quả thảo luận trong các nhóm chưa cao. - Một số học sinh ( nhóm trưởng) không đủ mạnh dạn để đặt các câu hỏi gợi mở cho các bạn trong nhóm, chưa đủ tự tin để bảo nhau điều hành hoạt động nhóm. Thực tế kết quả cho thấy Giáo viên: Võ Quốc Cường 2 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ Số học sinh Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 20/68 29,4% Thao tác đúng 28/68 41% Thao tác chậm 15/68 22% Chưa biết thao tác 5/68 7,4% Từ kết quả cho thấy nếu giáo viên không tìm những phương pháp, hình thức mới để thu hút học sinh thì việc học sẽ không mang hiệu quả cao. Chính vì lẽ đó tôi đã đúc kết được cho bản thân mình một số kinh nghiệm mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Thiết kế trò chơi phục vụ: Việc tổ chức trò chơi học tập ở môn Tin học là một trong những yêu cầu cần thiết, nhằm khắc sâu kiến thức cho các em, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Học sinh tiểu học, các em có tính hiếu động, ít chịu ngồi yên. Nếu các em được tham gia vào các trò chơi bổ ích và lý thú thì đó là điều kỳ diệu đối với các em, giúp các em học tập một cách “Nhẹ nhàng - tự nhiên - hiệu quả”. Trò chơi được sử dụng tùy thuộc vào cách tổ chức của người đứng lớp. Có thể sử dụng vào lúc kiểm tra đầu giờ để xem học sinh có nắm vững kiến thức hay không, có thể sử dụng trò chơi để hình thành bài học, có thể sử dụng để củng cố bài học. Tổ chức trò chơi học tập mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp, Giáo viên: Võ Quốc Cường 3 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy muốn đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo . - Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh. Từ thực tế giảng dạy tôi đã lồng ghép thành công một số trò chơi trong giờ học như sau: 2. Tổ chức trò chơi 1. Trò chơi:” XẾP ĐÚNG HÌNH” *Mục đích: - HS xếp được đúng các hình theo thứ tự đúng với trình tự câu hỏi. * Chuẩn bị : - Các bộ hình rời ứng với mỗi câu hỏi. * Cách tổ chức: - Số đội chơi: Chơi theo vị trí nhóm. - Thời gian chơi: 3-5 phút. - Cách chơi: + Nhóm trưởng chọn bộ hình trên máy tính. + Cho các bạn trong nhóm quan sát nhanh và nêu được hình đó ứng với nội dung nội dung câu hỏi đã học. + Trả lời nội dung câu hỏi và ghép hình. + Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô. + Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào trả lời nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu hỏi nhóm đó sẽ nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi. 2. Trò chơi “ HÁI HOA” Giáo viên: Võ Quốc Cường 4 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy * Mục đích: - Giúp HS ôn lại kiến thức đã học trong chương trình - Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc . * Chuẩn bị: - Thiết kế sẵn các Silde có các bông hoa và sau mỗi bông hoa là một câu hỏi trong chương trình học. *Cách tổ chức: - Số lượng học sinh : từng các nhân tham gia chơi ( khoảng từ 10- 12 em chơi). - Thời gian chơi : 3-7 phút. - Cách chơi: + Giáo viên chiếu trò chơi lên. + Từng em lên nháy chuột vào bông hoa em muốn hái nêu và trả lời câu hỏi. + Học sinh khác nghe và nhận xét câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá. + Bình chọn bạn chơi giỏi- Tuyên dương trước lớp. 3. Trò chơi “ KÉO THẢ CHỮ” * Mục đích: - Di chuyển từ hoặc cụm từ vào vị trí thích hợp nhằm giói thiệu kiến thức mới hay nắm lại kiến thúc. - Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt. * Chuẩn bị: Thiết kế bài kéo thả chữ bằng phần mềm Violet. *Cách tổ chức: - Trò chơi xuống máy học sinh, nhóm đôi mở lên thảo luận và chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nhóm nào xong vỗ tay trước, nhóm nào làm nhanh và chính xác sẽ chiến thắng 4.Trò chơi :“TRẮC NGHIỆM” * Mục đích: Giáo viên: Võ Quốc Cường 5 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy - Ôn tập lại kiến thức đã học; luyện phản ứng nhanh, khả năng quan sát, nhận xét, đánh giá chính xác, tiết kiệm thời gian. - Rèn tính tự giác, nêu cao tinh thần đồng đội. *Chuẩn bị: - Giáo viên: chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án. - Học sinh: thẻ đúng, sai. *Cách tổ chức: Chia lớp làm 2 đội chơi, cử 2 trọng tài. - Cách 1: Giáo viên lần lượt giới thiệu từng câu hỏi, sinh học sử dụng bảng nhận xét để trả lời, trọng tài theo dõi tổng kết. Đội nào có số bạn trả lời sai ít hơn đội đó thắng cuộc. - Cách 2: Giáo viên cho học sinh tự làm bài, lần lượt đưa từng đáp án, học sinh kiểm tra bài làm của mình; tự giác trả lời bằng thẻ. Trọng tài theo dõi tổng kết. Chọn A, hoặc B, hoặc C. Câu 1 Muốn tìm số bị chia ta lấy: A. Số chia nhân với thương. B. Thương nhân với số chia. C. Số bị chia nhân với thương. 5. Trò chơi: “GIẢI Ô CHỮ” * Mục đích: - Luyện óc quan sát, nhận xét nhanh nhạy. - Luyện kĩ năng nhận biết và đoán từ thông qua nội dung câu hỏi gợi mở bằng các ô chữ cụ thể. * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn ô chữ với các ô chữ theo tùng chủ đề và nội dung kiến thức mỗi bài học. * Cách tổ chức: Giáo viên: Võ Quốc Cường 6 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy - Giáo viên có thể lựa chọn nhiều hình thức thi đoán ô chữ như chia lớp thành các đội chơi hoặc cho học sinh chơi cá nhân. - Giáo viên gọi học sinh lựa chọn ô chữ bất kì. - Người chơi nghe câu hỏi của mình và suy nghĩ trả lời . - Sau khi người chơi trả lời được thi ô chữ đó sẽ xuât hiện và cứ lần lượt như vậy giải đúng được tất cả các ô chữ thì ô chữ từ khóa sẽ xuất hiện. - Giáo viên tuyên dương cho người chơi sau mỗi lần giải đúng ô chữ. III. KẾT QUẢ: - Qua các trò chơi trong học tập tôi nhận thấy củng cố lại được kiến thức đã học ở môn Tin học cho các em. - Giúp HS nắm vững kiến thức đã học một cách chính xác, nhanh nhẹn hoặc làm những bài tập đạt hiệu quả hơn. - Qua trò chơi HS thể hiện được khả năng tư duy của mình, hứng thú trong khi chơi, thể hiện được óc sáng tạo của mình, mạnh dạn trước tập thể từ đó các em mới có tinh thần học tập tốt. - Thu hút học sinh vào trò chơi một cách tích cực, hòa cùng với bạn bè trong lớp theo tinh thần “Học mà chơi, chơi mà học”. Kết quả cụ thể: Trước khi thực hiện chuyên đề Mức độ thao tác Số học sinh Tỉ lệ Thao tác nhanh, đúng 38/68 55,8% Thao tác đúng 20/68 29,4% Thao tác chậm 10/68 14,8% Chưa biết thao tác 0/68 0% Giáo viên: Võ Quốc Cường 7 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy - Những tiết dạy tôi áp dụng trò chơi Tin học vào giảng dạy HS rất hứng thú và tiếp thu bài một cách chủ động, dưới sự điều hành của các nhóm trưởng. - Các em thường xuyên chơi các trò chơi học tập đó đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu kiến thứ và thực hành. - Chất lượng các bài tập thực hành được các em vận dụng kiến thức vào làm một cách chắc chắn hơn. - Các em đã biết lồng ghép các hình ảnh so sánh, những câu văn mà trong đó sự vật được nhân hóa để viết bài. Một số học sinh đọc chưa vững kiến thức nay đã tiếp thu kiên thức tốt thông qua các hoạt động thực hành. IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG Kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy phân môn này tại trường. Bên cạnh tôi còn giới thiệu cho các đồng nghiệp dạy môn Tin học ở các trường bạn bước đầu cũng mang lại hiệu quả tốt và đã góp phần giúp các đồng nghiệp có thêm những kinh nghiệm vào việc giảng dạy bộ môn Tin học trong trường tiểu học hiện nay đặc biệt là những trường đang bắt đầu áp dụng dạy môn Tin học trong trường Tiểu học. Tôi nghĩ với kinh nghiệm này có thể áp dụng cho các trường bạn cùng thực hiện tôi tin sẽ mang lại hiệu quả tốt. V. KẾT LUÂN- ĐỀ XUẤT: 1. Kết luận: Qua một năm vận dụng các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới và việc tổ chức trò chơi trong dạy Tin học tôi nhận thấy mô hình đã mang lại những kết quả tốt đẹp. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp và kỹ thuật dạy học nên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, chia sẻ để cùng nhau tìm tòi, khám phá kiến thức trong học sinh. Học sinh luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức tốt hơn nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học Tin học. Giáo viên: Võ Quốc Cường 8 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy Trong quá trình tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy , bản thân tôi rút ra được những bài học sau: - Phải tổ chức trò chơi phù hợp với yêu cầu kiến thức và kỹ năng của bài. - Trong học tập cần tạo hứng cho các em bằng những trò vui chơi bổ ích tạo được không khí vui tươi “Học mà vui, vui để học”. - Là giáo viên dạy lớp nên chịu khó và gần gũi, thân thiện với các em để biết được tâm lý, tính tình của từng em. - Phải trang bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc vui chơi trong học tập của các em. - Trò chơi tổ chức phải được nhiều đối tượng học sinh tham gia có vậy mới giúp cho các em củng cố được kiến thức, tạo hứng thú trong học tập. Từ đó, các em mới có điều kiện học tập tốt. - Qua trò chơi học tập, cũng là hình thức đổi mới PPDH, nhằm dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới một cách chủ động, sáng tạo và phù hợp với trình độ, khả năng tư duy và tâm lý lứa tuổi. 2. Đề xuất: Phòng Giáo dục cũng như nhà trường cần tạo điều kiện hơn nửa để giúp giáo viên và học sinh có điều kiện giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp bộ môn giảng dạy ngày càng phát triển hơn. Trên đây là kinh nghiệm về sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập mà bản thân tôi thấy mang lại không ít hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm và tiếp tục áp dụng vào thực tế ngày một hoàn chỉnh hơn. Nhận xét của Tổ chuyên môn …………………………………………. An Phước, ngày 16 tháng 4 năm 2017 Người thực hiện ………………………………………….. ………………………………………….. Giáo viên: Võ Quốc Cường 9 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy …………………………………………… ………………………………………… Võ Quốc Cường NHẬN XÉT CỦA BGH NHÀ TRƯỜNG ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………….. HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Mười NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Giáo viên: Võ Quốc Cường 10 Trường tiểu học An Phước A Kinh nghiệm giảng dạy ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………….. Giáo viên: Võ Quốc Cường 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan