Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội thi...

Tài liệu Skkn biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh ở trường tiểu học

.PDF
22
268
95

Mô tả:

A- ĐẶT VẤN ĐỀ I- LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết : '' Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời trú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục , gắn học với hành , tài với đức " . Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông . Quá trình giáo dục Tiểu học là một bộ phận hữu cơ của quá trình sư phạm trọn vẹn nhằm tạo cơ sở ban đầu của nhân cách phát triển hài hoà và toàn diện. Với nhiệm vụ " Hình thành cho học sinh những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động ". Quá trình giáo dục đạo đức là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể , giúp học sinh hình thành những ý thức đạo đức , bồi dưỡng tình cảm đạo đức , rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức. Cùng với yêu cầu đổi mới của đất nước , của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo , yêu cầu giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải đổi mới và nâng cao. Trách nhiệm này thuộc về mọi thành viên trong nhà trường, mọi tổ chức đoàn thể, đặc biệt Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học . Thực tiễn công tác giáo dục Tiểu học cho thấy: Trường nào tổ chức tốt hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì trường đó công tác giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả rất tốt .Tuy nhiên hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh còn bộc lộ tính hình thức, chưa thích ứng kịp với sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế - xã hội do đó tác dụng của tổ chức Đội còn hạn chế. Là một Hiệu trưởng công tác nhiều năm , trước đây tôi đã có một số năm làm Tổng phụ trách Đội, nên tôi rất quan tâm tới việc chỉ đạo hoạt động Đội, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí. Bằng thực tiễn chỉ đạo hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tôi muốn nêu lên những suy nghĩ , tổng hợp những kinh nghiệm hy vọng góp phần làm tốt hơn nữa vai 1 trò và tác dụng của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo . Chính sự đòi hỏi cấp bách trong công cuộc đổi mới của đất nước cùng với nhận thức của bản thân về ý nghĩa và tầm quan trọng của của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh; đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có trọng trách lớn lao hơn trong việc đề ra kế hoạch chỉ đạo tốt công tác này thông qua hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học. Từ những lý do trên đã thôi thúc tôi mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm về " Biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học " để tìm ra những biện pháp , những kinh nghiệm tiên tiến trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao giáo dục toàn diện trong nhà trường . II- THỰC TRẠNG VIỆC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU CHÍNH - THIỆU HOÁ - THANH HOÁ . 1- Đặc điểm tình hình nhà trường Trường Tiểu học Thiệu Chính là một trường nằm ở phía tây của huyện Thiệu Hoá, trường cách xa trung tâm huyện 10 km. Năm 1995 trường được tách ra từ trường phổ thông cơ sở Thiệu Chính và cũng từ đó trường mang tên “Trường Tiểu học Thiệu Chính ”. Kế thừa và phát huy truyền thống của nhà trường tiên tiến trong nhiều năm qua nhà trường đã tạo được nhiều chuyển biến vững chắc nhất là chất lượng dạy và học. Trường được công nhận trường Tiểu học chuẩn Quốc gia từ năm 2000 . Từ đó đến nay trường luôn giữ vững các tiêu chuẩn và đang từng bước phấn đấu nâng cao các tiêu chuẩn , năm 2008 trường đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh kiểm tra và công nhận lại Trường Tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ I . Mặc dù đã đạt nhiều thành tích nhưng so với yêu cầu phát triển chung của xã hội vẫn còn nhiều hạn chế . Trường được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền , các đoàn thể và nhân dân địa phương , sự nổ lực của đội ngũ Cán bộ - Giáo viên , sự tạo điều kiện của các bậc phụ huynh và sự cố gắng học tập - rèn luyện của các em học sinh trường đã vượt qua khó khăn để xây dựng nhà trường . Từ năm 2000 được công nhận chuẩn Quốc gia trường đã có nhiều năm đạt trường Tiên tiến xuất sắc : Năm học 2002-2003 trường được Uỷ 2 ban nhân dân Tỉnh tặng bằng khen, năm học 2003-2004 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. Là trường chuẩn Quốc gia mức độ I nhưng những năm gần đây trường không đạt danh hiệu trường Tiên tiến do cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện nay nên nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục. Mặt khác nền nếp dạy và học mới đi vào ổn định , trong đó có việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa tốt . 2- Thực trạng công tác chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở Trường Tiểu học Thiệu Chính Trường Tiểu học Thiệu Chính là trường có truyền thống trong phong trào thi đua "Hai tốt", có đội ngũ giáo viên có tay nghề vững vàng, đầy nhiệt huyết và đầy lòng yêu thương học sinh . Với tinh thần trách nhiệm cao của Cán bộ-Giáo viên và Hội đồng giáo dục, cùng sự nổ lực tận tâm của các cấp, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tạo nên truyền thống đạo đức , học tập , lao động ....Đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường nhiều năm gần đây được đánh giá tốt. Về phía học sinh : Đa số các em ngoan ngoãn , lễ phép. Nhưng trong thời kỳ "Mở cửa” đã có những biểu hiện tiêu cực về đạo đức ở một số khía cạnh : Hiện tượng học sinh lười học , thiếu nhiệt tình và tự giác trong hoạt động tập thể , một số cá biệt có cử chỉ và lời nói thiếu văn hoá , vui chơi thiếu lành mạnh , xuất hiện lối sống ích kỷ ..Trước thực trạng đó nhà trường càng thấy rõ hơn trọng trách cần giáo dục để các em có nhận thức, có thói quen về chuẩn mực hành vi đạo đức và cách ứng xử phù hợp. Ban giám hiệu nhà trường cũng đã xác định cần phải tìm biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo công tác này. Mặc dù Thiệu Chính là một xã nằm cách xa trung tâm huyện , đời sống nhân dân so với mặt bằng chung thì còn gặp nhiều khó khăn , các em ít bị chi phối bởi đồng tiền. Song không vì thế mà hiện tượng tiêu cực không xảy ra . Nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế , các em phải kiếm tiền để phụ giúp bố mẹ . Lại có những gia đình cả bố và mẹ đi làm ăn xa gửi con cho ông bà . Do thiếu sự chăm sóc của Bố Mẹ , thiếu thốn về tình cảm hoặc điều kiện kinh tế khó khăn nên sinh ra trộm cắp vặt , vô lễ với người lớn , bắt nạt bạn bè , nói năng tục tằn thô lỗ ...Nhà trường đã quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng không được sự phối hợp của gia đình nên kết quả chưa cao. Cụ thể : Năm học 2008-2009 vào đầu tháng 11 khi tôi mới về 3 trường, toàn trường có 239 em, qua khảo sát có 11 em xếp loại hạnh kiểm ở mức chưa thực hiện đầy đủ . Đây là vấn đề nổi cộm buộc các nhà giáo dục, các nhà tổ chức, các cấp, các ngành quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Thiệu Chính phải boăn khoăn trăn trở để tìm ra nguyên nhân , giải quyết đúng đắn để đưa giáo dục Thiệu Chính từng bước đi lên , đứng vững và xứng đáng là trường Tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ 1 và cũng là để hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại . Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do ảnh hưởng của cách giáo dục, của mỗi nhà trường, của mỗi gia đình và của xã hội. Là do sự quan tâm của các cấp chính quyền, của gia đình chưa đúng mức hoặc chưa đúng phương pháp , hoặc thiếu phương pháp giáo dục. Trước tình hình thực tế như vậy, là một người làm nhiệm vụ quản lý giáo dục tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều: “ Phải chăng biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa phù hợp ?”,“ Hay là nhà trường , các tổ chức trong trường chưa có hoạt động để giúp các em phát triển nhân cách? ”....Tất cả những vấn đề trên đã làm ảnh hưởng tới việc hình thành các chuẩn mực đạo đức, cũng như việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Chính nói riêng. Đây là vấn đề cấp bách, là tiếng chuông báo động đòi hỏi các cấp, các ngành, gia đình xã hội cùng với nhà trường phải suy nghĩ. Đặc biệt nhà trường là nơi giáo dục đạo đức cho các em đạt hiệu quả cao nhất. Mặt khác do ảnh hưởng của xã hội nói chung và cuộc sống ở địa phương nói riêng, sự quan tâm của bố mẹ học sinh của các cấp chính quyền địa phương chưa nhiều dẫn đến kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được như mong muốn. Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hai con đường : Là qua dạy học các môn văn hoá và quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hai con đường này thống nhất trong quá trình sư phạm và để hướng tới sự phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên trong những năm trước năm 2008 xuất phát từ nhận thức và quan niệm rằng: tổ chức chỉ đạo tốt việc dạy các môn học văn hoá giúp cho học sinh hiểu biết giá trị của những tri thức khoa học mở rộng tầm hiểu biết về tự nhiên - xã hội và con người là con đường giáo dục đạo đức tốt nhất, nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (hay qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) ở trường Tiểu học Thiệu Chính chưa được quan tâm đúng mức và có phần coi nhẹ . 4 Trong việc chỉ đạo công tác này, Hiệu trưởng chỉ vạch ra hướng đi chung mà chưa có kế hoạch chỉ đạo cụ thể. Việc giáo dục đạo đức và giá trị nhân văn cho học sinh gần như được " khoán " cho giáo viên chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách . Giáo dục đạo đức cho học sinh được chỉ đạo tiến hành tất cả các buổi sinh hoạt trong lớp cũng như trong các buổi chào cờ đầu tuần. Các hoạt động và các phong trào thi đua theo chủ điểm với các ngày lễ lớn gắn với từng tháng trong năm học được lãnh đạo nhà trường phổ biến đến mọi giáo viên và học sinh, giáo viên chủ nhiệm từng lớp và Tổng phụ trách đảm nhận tổ chức hoạt động. Do đó việc tổ chức và đôn đốc học sinh tiến hành hoạt động với các nội dung tuỳ thuộc vào chủ điểm trong điều kiện cho phép rất hạn hẹp. Các hoạt động đó gần như được "dàn đều" trong các lớp của toàn trường nên hiệu quả tác động đến việc giáo dục đến từng học sinh chưa cao, chưa có chỉ đạo điểm , hoạt động trọng điểm với từng giáo viên và từng khối lớp. Việc phối hợp chỉ đạo Đội TNTP Hồ Chí Minh thực tế có làm nhưng trong chỉ đạo có phần lúng túng về phương pháp, về nội dung hoạt động. Do vậy kết quả giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng chưa cao .Trong năm học cũng có học sinh vi phạm đạo đức bị xử lí kỉ luật . 3- Tìm hiểu kết quả những năm học trước : - Chất lượng giáo dục hàng năm đạt chưa cao: Tổng Năm học HS giỏi số học HS Tiªn tiÕn Trung b×nh YÕu sinh SL % SL % SL % SL % 2006-2007 270 29 10,7 64 23,2 158 58,5 19 7,0 2007-2008 254 28 11,1 76 29,9 137 53,9 13 5,1 - Sè l-îng häc sinh ®¹t danh hiÖu " Ch¸u ngoan B¸c Hå "cßn thÊp: N¨m häc Tæng sè häc sinh 2006-2007 2007-2008 Häc ®¹t ch¸u ngoan B¸c Hå SL % 270 146 54,1 254 157 61,8 Trước thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Thiệu Chính trong những năm trước chưa đem lại hiệu quả, chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chưa có sự 5 chuyển biến . Là một người Hiệu trưởng mới được về quản lý trường tôi đã trăn trở rất nhiều. Bản thân tôi có suy nghĩ:“ Phải chăng việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh chưa sát đúng nên chưa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục”. Từ những trăn trở và tôi thực sự lo lắng tìm các giải pháp, biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh Thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thật đúng theo quy định để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục xứng với một trường chuẩn Quốc gia mức độ I . B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH. Để thực hiện tốt việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường thì người quản lý và bản thân mỗi giáo viên trong trường phải hiểu rõ cơ sở lý luận về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Từ việc hiểu rõ cơ sở lý luận của vấn đề này mọi người cùng nhau thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ . 1- Cán bộ - Giáo viên cần hiểu rõ đạo đức và việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, đạo đức biểu hiện những tư tưởng, quan điểm nhận thức của con người. Đồng thời đạo đức còn là những nguyên tắc, chuẩn mực hướng con người tuân theo để điều chỉnh hành vi của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội, con người (con người trong địa phương, đất nước, quốc tế) và với chính bản thân mình. Giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức là một quá trình khó khăn, phức tạp vào đầy tính nghệ thuật. “Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng cho học sinh những nét tính cách nhất định và bồi dưỡng cho các em những tiêu chuẩn và quy tắc hành vi quy định thái độ của chúng đối với nhau, đối với gia đình, đối vớimọi ngưòi và đối với Tổ quốc” 6 2- Cán bộ - Giáo viên biết rõ vai trò của nhà trường với việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học . Để thực hiện mục tiêu cấp học, một trong những yêu cầu chủ yếu khi học xong Tiểu học, học sinh phải có lòng nhân ái mang bản sắc con người Việt Nam: yêu quê hương đất nước, hoà bình, lòng nhân ái, kính trên nhường dưới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi người, có ý thức về bổn phận của mình với người thân, với bạn, đối với cộng đồng và môi trường sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định ở trường, khu dân cư, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, trung thực. Để đạt được mục tiêu cao cả trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người có nhân cách phát triển toàn diện trong đó có“ sự thống nhất của Trí với Đức” thì nhà trường Tiểu học với đội ngũ giáo viên phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có phương pháp, phương tiện và hình thức giáo dục thích hợp linh hoạt và có tầm nhìn xa rộng trong lĩnh vực chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và giáo dục học sinh trong tập thể thông qua tập thể, bằng tập thể sẽ mang lại hiệu quả. a) Tập thể trong việc phát triển nhân cách, hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh: Giáo dục trong tập thể, bằng tập thể, vì tập thể kết hợp với giáo dục gia đình là biện pháp giáo dục đạo đức phù hợp với lứa tuổi thiếu niên. Trong nhà trường có: tập thể lớp, tập thể đội, các tập thể trên đều gắn bó với nhau, những nguyên tắc thống nhất đảm bảo cho học sinh tích cực tham gia mọi hoạt động . Tập thể lớp học là đơn vị cơ sở của học sinh, trong tập thể lớp có những quan hệ học sinh - giáo viên, học sinh - học sinh được hình thành lâu dài bền vững. Tập thể Đội có tác dụng định hướng về chính trị cho các hoạt động của tập thể học sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể đó thông qua các cơ quan tự quản đó là Ban chỉ huy liên đội, Ban chỉ huy Chi đội. b) Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức: Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Nhiệm vụ 7 của đội viên là thực hiện điều lệ chương trình hoạt động của Đội, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và để sau này trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy Đội Thiếu niên Tiền phong là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường có cùng nội dung là giáo dục các em theo“ 5 điều Bác Hồ dạy”. Đội giáo dục đội viên theo những nguyên tắc và phương pháp riêng với những hình thức đa dạng, nội dung hấp dẫn phong phú, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm cá nhân đội viên. Chính vì vậy công tác tổ chức hoạt động đội có ưu điểm đặc biệt trong giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. 3- Cán bộ - Giáo viên cần nắm được phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. a) Nội dung và các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học : Nội dung chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học bao gồm các chuẩn mực, hành vi đạo đức đơn giản, phổ biến, cần thiết nhất trong mối quan hệ của học sinh được trình bày dưới dạng các mẫu hành vi cụ thể. Tư tưởng cơ bản xuyên suốt nội dung giáo dục là lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng phẩm giá con người, đồng thời biết tự trọng tự khẳng định phẩm giá bản thân cùng với những giá trị nhân văn và giá trị quốc tế cao đẹp theo sự hoà nhập của đất nước với cộng đồng quốc tế. Trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hai con đường cơ bản là: Qua dạy học các môn văn hoá và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Ngoài ra giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học còn được tiến hành qua việc tổ chức thực hiện nội qui - qui chế , điều lệ của Đội Thiếu niên và Sao nhi đồng, thông qua tấm gương mẫu mực của giáo viên và mối quan hệ học sinh trong gia đình và ngoài xã hội . b) Tổ chức hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu học . Ở trường Tiểu học, hoạt động ngoài giờ lên lớp (hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) thường được tổ chức dưới các hình thức tiết sinh hoạt tập thể, tiết chào cờ và các hoạt động theo chủ điểm. Học sinh được hoạt động và qua đó rèn luyện hành vi, hình thành thói quen đạo đức. Trong các hình thức trên thì hoạt động theo chủ điểm là cơ bản và chủ yếu, còn sinh hoạt tập thể và tiết chào cờ về cơ bản là 8 thực hiện các nội dung theo chủ điểm. Chương trình, nội dung hoạt động theo chủ điểm được sắp xếp sao cho phù hợp với các ngày lễ lớn của từng tháng trong năm học. Nội dung giáo dục phải được quán triệt và xuyên suốt quá trình học tập của học sinh trong cả năm học. Từng tháng đều có nội dung cần đi sâu, cần nhấn mạnh Chỉ đạo hoạt động Đội gắn liền với đời sống xã hội theo địa bàn dân cư, thắt chặt mối quan hệ hữu cơ giữa ba môi trường giáo dục : “ Gia đình - Nhà trường - Xã hội ” tạo nên sức mạnh tổng hợp để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học có hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo trong nhà trường. Kết quả một số năm gần đây ở trường Tiểu học Thiệu Chính, Thiệu Hoá, Thanh Hoá trong việc thực hiện chỉ đạo nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh đã phần nào khẳng định rõ nét hơn . II- BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU CHÍNH Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đáp ứng với yêu cầu hiện nay việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần có những giải pháp phù hợp với nhà trường , phù hợp với học sinh trong trường . Chính vì vậy tôi đã trăn trở tìm ra các giải pháp , biện pháp để việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả tốt hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường . Sau một thời gian suy nghĩ- tìm tòi, tôi đã chọn các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh . Khi áp dụng các biện pháp này để chỉ đạo trong năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 đạt hiệu quả rất cao nên năm học này tôi vẫn tiếp tục áp dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường. Qua thực tiễn tôi đã chỉ đạo tập trung vào những biện pháp lớn sau đây: Biện pháp1 : Nâng cao nhận thức về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt được kết quả tốt thì không những tổ chức, chỉ đạo tốt việc học và dạy các môn văn hoá mà còn phải tổ chức tốt hoạt động Đội trong nhà trường . Muốn hoạt động Đội có hiệu quả, cần tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên , kế tiếp nhau với nội dung và hình thức nhẹ nhàng , hấp dẫn phù hợp với khả năng tổ chức của giáo viên cũng như phù hợp với từng lứa tuổi học sinh . Nội dung 9 giáo dục đã được quán triệt trong toàn hội đồng và trong suốt quá trình hoạt động của học sinh trong cả năm học. Ngay từ đầu năm học , song song với việc vạch định các nội dung thông qua Hội đồng sư phạm khi học tập nghị quyết năm học , lãnh đạo nhà trường đã cho từng giáo viên hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh . Việc lập kế hoạch xây dựng nội dung và hình thức hoạt động đều có sự bàn bạc đóng góp ý kiến của tập thể giáo viên , các đoàn thể . Kế hoạch luôn đảm thống nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng, có quy định rõ ràng về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, các hình thức, biện pháp và người tổ chức thực hiện, các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động . Để hoạt động đạt hiệu quả mong muốn, bên cạnh việc bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên trong cách nhìn nhận và tổ chức họat động cho học sinh cũng cần tập trung chăm lo giáo dục nhận thức cho học sinh để biến quá trình giáo dục thành nhu cầu hành động của học sinh. Kế hoạch hoạt động phải dựa trên những quy định nội dung chung. Qua việc triển khai học chỉ thị năm học một cách nghiêm túc và việc tổ chức cho toàn thể giáo viên nghiêm cứu lại mục tiêu của cấp học nên đã thu được kết quả: từ Ban giám hiệu đến giáo viên và học sinh đêù nhận thức rất rõ tác dụng của hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Biện pháp 2 : Làm tốt công tác tổ chức và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã đưa ra một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả: a) Đối với Ban giám hiệu: Phân công Hiệu phó phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp trong đó đặc biệt chú ý đến công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. Yêu cầu lên kế hoạch chỉ đạo dài hơi, có biện pháp cụ thể khắc phục những tồn tại của năm trước. b) Đối với Tổng phụ trách: Trước đây Ban giám hiệu quan niệm là cứ có giáo viên trẻ nào về trường là giao cho làm Tổng phụ trách, không cần biết rằng người đó có làm được hay không, chính vì vậy nên phong trào Đội của trường có một thời gian bị lắng xuống, mọi nề nếp sinh hoạt của học sinh không được quy cũ, dẫn đến ảnh hưởng tới đạo đức học sinh. 10 Từ năm học 2008-2009 Ban giám hiệu xác định được vai trò trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội: Vừa là người cán bộ chính trị, vừa là nhà giáo dục vừa là thầy cô, là anh chị, vừa là bạn của các em. Tổng phụ trách đội có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động của Liên đội Thiếu niên Tiền phong. Người Tổng phụ trách còn chịu trách nhiệm tổ chức, bồi dưỡng và kiểm tra chi đội, chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành chi đoàn và tham mưu, tổ chức, động viên đoàn viên tham gia giáo dục thiếu niên. Người Tổng phụ trách có trách nhiệm phối hợp và tham mưu với Hiệu trưởng, Tổng phụ trách kết hợp với đội ngũ giáo viên trong trường và các lực lượng giáo dục khác làm tốt công tác đội. Vì vậy Ban giám hiệu đã làm tờ trình lên Phòng giáo dục, Phòng giáo dục đã quyết định cho đồng chí Trần Văn Lừng là giáo viên dạy môn Âm nhạc làm Tổng phụ trách Đội. Đồng chí Trần Văn Lừng là một người có năng lực, nhiệt tình, nói được, làm được. Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện cho Tổng phụ trách đi tập huấn, thăm quan học hỏi những vấn đề mới mẻ trong công tác đội. c) Đối với giáo viên chủ nhiệm : Ban giám hiệu thống nhất với chi đoàn giao trách nhiệm cho mỗi đồng chí chủ nhiệm là một phụ trách đội. Phụ trách đội có nhiệm vụ hướng dẫn các em trong ban chỉ huy chi đội tổ chức sinh hoạt đội, tổ chức đại hội chi đội hay lễ kết nạp đội viên, các buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi do Liên đội nhà trườngtổ chức. Đội ngũ giáo viên luôn được tập huấn nghiệp vụ công tác đội (một tháng một lần theo chuyên đề). Cách làm đó vừa lôi kéo được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vào công việc mà họ lại nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ để Tổng phụ trách hoàn thiện nhiệm vụ. d) Đối với Ban chỉ huy liên đội : Hàng năm nhân dịp 26/3, nhà trường và chi đoàn, Tổng phụ trách tổ chức thi“Phụ tráh sao giỏi ” để chọn cán bộ Đội giỏi; qua đó tạo điều kiện để cho Liên đội có được đội ngũ cán bộ trong năm học tới. Sau khi tuyển chọn, Tổng phụ trách có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ đội cho các em, đồng thời lôi kéo các em vào công việc của đội, các em được rèn luyện nhiều trong thực tế. Do đó đến cuối lớp 4, đầu lớp 5 đội ngũ này có đủ năng lực lãnh đạo và tổ chức cho cho đội hoạt động có nền nếp, đạt hiệu quả. 11 đ) Huy động cộng đồng tham gia công tác đội: Sẽ là thiếu sót nếu như chỉ biết huy động các lực lượng giáo dục trong nhà trường, muốn có được sức mạnh tổng hợp thì Ban giám hiệu và Tổng phụ trách phải biết tổ chức lực lượng ngoài nhà trường hỗ trợ và tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh dưới nhiều hình thức. Nhà trường bằng các hoạt động của mình đã thu hút được : Hội phụ huynh của trường. Ngay từ đầu năm học Hội đã tổ chức đại hội đề ra hoạt động cụ thể của Hội, đồng bầu ban chấp hành Hội gồm những phụ huynh có trách nhiệm, có năng lực nhiệt tình với hoạt động của nhà trường. Hàng năm Hội đóng góp xây dựng quỹ để khen trưởng học sinh và giáo viên hoặc ủng hộ cho các hoạt động của nhà trường cũng như của Đội. Để có được cộng đồng quan tâm cùng tham gia vào các hoạt động của nhà trường như vậy về phía nhà trường trước hết phải có chất lượng giáo dục toàn diện, có hiệu quả (kết quả lên lớp cũng như tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học) hàng năm luôn được nâng lên . Biện pháp 3: Chỉ đạo hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh Đổi mới về nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh đổi mới của đất nước. Tuy nhiên phải thống nhất giữa tính truyền thống và tính hiện đại. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tình thương yêu, thái độ tôn trọng con người lao động cần cù, giúp đỡ nhau, tôn trọng đạo đức vẫn còn mang ý nghĩa thời đại cần khai thác, giữ gìn và tiếp tục hiện đại hoá, những giá trị đạo đức truyền thống bị lãng quên cần được phục hồi. Cần giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc. Từ nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh qua tổ chức hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tôi đã tập trung vào các nội dung: a)Giáo dục truyền thống : Giáo dục truyền thống trong hoạt động Đội để giúp các em hiểu biết truyền thống dân tộc, truyền thống của Đảng, của quê hương, của địa phương, thêm kính yêu, biết ơn các lãnh tụ, các anh hùng liệt sĩ; từ đó củng cố và nâng cao lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống tốt đẹp của Đảng, của dân tộc, của địa phương mình. Hơn lúc nào hết khi đất nước đang vượt qua muôn ngàn khó khăn, đổi mới toàn diện để đi lên hoà nhập vào cộng đồng thế giới thì lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, 12 truyền thống bản sắc dân tộc tốt đẹp, tự hào và tin vào tương lai của đất nước càng cần được giáo dục sâu sắc trong lứa tuổi thiếu niên . Với những suy nghĩ trên, trong chỉ đạo hoạt động Đội những năm qua và hiện nay nhà trường đặc biệt lưu ý đến giáo dục truyền thống : - Truyền thống đấu tranh của dân tộc, của Đảng (qua các gương anh hùng dân tộc ở từng giai đoạn lịch sử, qua tấm gương sáng ngời của Bác Hồ, của các anh hùng liệt sĩ.) - Tìm hiểu truyền thống vinh quang của Đoàn (26/3), của Đội (15/5); của quân đội (22/12), truyền thống của liên đội , của nhà trường. Những nội dung giáo dục truyền thống được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động như: Phút sinh hoạt truyền thống, đêm lửa trại truyền thống, lễ viếng tượng đài liệt sĩ, thăm các khu di tích lịch sử văn hoá , báo công kính dâng lên Bác Hồ kính yêu trong buổi Đại hội cháu ngoan Bác Hồ cuối mỗi năm học . Về hình thức: Trang trí khánh tiết phải đẹp, đúng quy định, chăng cờ hoa lộng lẫy để các em thấy được không khí tưng bừng của các ngày hội. Nhà trường và Liên đội luôn đổi mới hình thức đại hội để tránh khô khan tẻ nhạt, cứng nhắc; các chương trình được lồng ghép, đan xen các bài hát, điệu múa ...những hình ảnh, những hoạt động phù hợp, sinh động, cuốn hút các em góp phần tạo nên thành công rực rỡ của đại hội. Về nội dung: Sau nghi lễ chào cờ là: “ Lễ dâng hoa tưởng niệm nhớ ơn Bác Hồ kính yêu”; một em giọng trầm ấm đọc đoạn thơ “ Bác Hồ - Bác Hồ ơi! Bảy mươi chín mùa xuân cuộc đời Bác…” tiếp theo : 4 em tay cầm nến có thắp sáng múa theo bài hát “ Bác còn sống mãi” và 10 em xếp thành 2 hàng đi từ dưới lên sân khấu dâng những bông hoa tươi thắm nhất lên tượng đài Bác. Tiếp theo là:“ Phút sinh hoạt truyền thống” các gương anh hùng như anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu; anh Nguyễn Văn Thuộc ; hình ảnh của các anh chị lần lượt hiện ra sân khấu, với những lời nói làm sống lại những trang lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Ngoài ra liên đội còn tổ chức thi báo tường, Hội thi văn nghệ, nghe nói chuyện theo chủ đề. Song song với các công tác trên liên đội còn làm tốt công tác Trần Quốc Toản: chăm sóc, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công cách mạng, thăm hỏi tặng quà cho mẹ liệt sĩ cô đơn . 13 Tăng cường giáo dục truyền thống chính trị thực hiện nguyên tắc đầu tiên của hoạt động đội. Những nội dung và hình thức giáo dục truyền thống phong phú đa dạng đã góp phần làm cho đội viên thực hiện tốt mục tiêu phấn đấu của mình là: Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, bạn tốt , công dân tốt. b) Giáo dục lòng nhân ái, nếp sống văn minh, phong cách thanh lịch và hành vi ứng xử có văn hoá qua hoạt động đội: Trước đây khi đánh giá xếp loại học sinh nhà trường căn cứ vào những biểu hiện tình cảm trong đối xử với cha mẹ, anh chị em ở trong nhà, với thầy cô, với bạn bè ở nhà trường, với người lớn tuổi và các em nhỏ ở ngoài đường. Trong nội dung giáo dục đạo đức hiện nay, bên cạnh việc giáo dục cho học sinh nếp sống văn minh, thanh lịch, ứng xử có văn hoá càng phải đặc biệt lưu ý giáo dục lòng yêu thương con người, biết yêu quý, kính trọng những người xung quanh, biết thông cảm giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, người tàn tật, trẻ em biết đấu tranh với những hành vi coi thường nhân phẩm, ích kỷ, thờ ơ , lạnh lùng (hoặc thiếu tôn trọng người khác) biết sống và làm việc theo pháp luật. Mặt khác giáo dục học sinh vừa biết tự hào dân tộc mình, vừa biết tôn trọng các dân tộc khác; càng trú trọng nền văn hoá của dân tộc mình lại càng quý trọng những di sản văn hoá của nhân loại; biết quan tâm đến những vấn để toàn cầu của thời đại (dân số; môi trường, hợp tác và phát triển) Bằng những hoạt động phong phú, hình thức hấp dẫn để giáo dục nếp sống văn minh, giáo dục lòng nhân ái trong cử chỉ đạo đức thể hiện trong “10 điều văn minh trong giao tiếp” (xem phụ lục ), lấy đó làm nội dung giáo dục thường xuyên cho đội viên, tăng cường hoạt động của Đội “ Cờ đỏ”, kiểm tra nề nếp, nếp sống đội viên, phát động các đợt thi đua trong những nội dung là:“Nói lời hay làm việc tốt”, tổ chức những buổi thảo luận“ Thế nào là nếp sống đẹp”........ Một trong những cuộc thi có hình thức hấp dẫn, mang tính giáo dục cao thu hút được lứa tuổi thiếu niên tham gia, đó là việc tổ chức cuộc thi“ Nét đẹp đội viên”,“ Nếp sống tuổi hoa”. Các em đội viên được tuyển chọn từ các chi đội lên dự thi đều phải thi trang phục đội viên, trang phục tự chọn, thi tài năng(hát, múa, vẽ, kịch câm, cắm hoa, đàn) và đặc biệt thi ứng xử, các câu hỏi mà các em phải trả lời mang những nội dung về nếp sống văn minh, về những hiểu biết của mình đòi hỏi các em phải linh hoạt, tháo vát, thông minh trong trả lời. Trong cuộc thi “Nét đẹp đội viên” được tổ 14 chức ngày 26/3 có câu hỏi “Em hãy kể tên gương những thiếu niên dũng cảm mà em biết ? Ở tỉnh ta có tấm gương thiếu niên nào ? ” Với những câu hỏi trên các em biết được nhiều gương thiếu niên dũng cảm như : Kim Đồng, Vừ A Dính , Lê văn Tám, Nguyễn Bá Ngọc. Các em sẽ biết được ở Thanh Hoá quê hương chúng ta có tấm gương thiếu niên dũng cảm đó là gương anh Nguyễn Bá Ngọc đã được ghi vào sử sách. Những cuộc thi như thế có hiệu quả rất cao không chỉ với các em dự thi phải thể hiện được nét đẹp văn hoá, thanh lịch, hiểu biết của người đội viên , người học sinh mà còn tác động đến toàn thể các đội viên (các em phải tập trung xây dựng chương trình, cách trả lời cho bạn mình để thi đua với các bạn đại diện cho chi đội khác). Các cuộc thi này đều được các em đội viên rất hào hứng tham gia, theo dõi và cổ vũ nhiệt tình . Ngoài ra các em thiếu niên nhi đồng còn tích cực tham gia các phong trào quyên góp ủng hộ các bạn bị bão lụt, các phong trào “ Lá lành đùm lá rách”;“ Bầu bí thương nhau”;“Giúp bạn nghèo vượt khó học giỏi”. Liên đội đã gây quỹ vì bạn nghèo: Năm học 2008-2009 được 550.000 đồng, năm học 2009-2010 được 650.000 đồng (bằng nhiều hình thức : thu nhặt phế liệu như lon bia, lọ chai, vỏ chai). Số tiền này Liên đội đã mua sách vở bút mực giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện theo học . Đặc biệt phong trào“ Tết vì người nghèo ” đã được các em tham gia nhiệt tình. Với số tiền quyên góp được Liên đội đã mua qùa là những chiếc áo mới tặng cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết cổ truyền . Bằng những hoạt động phù hợp nhẹ nhàng ấy, lòng nhân ái: “Thương người như thể thương thân” là cái vốn có ở mỗi con người được khơi dậy, được nâng lên làm cho con người sống đẹp hơn, ngăn chặn những lối sống vị kỷ thấp hèn, lối sống phi nhân do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại. Tinh thần tương thân tương ái, lẽ sống cao đẹp nếp sống văn minh đã bằng những hoạt động thực tiễn bổ ích thấm dần, thấm sâu vào mỗi người đội viên và nhi đồng . c) Tập trung chỉ đạo điểm : Kế hoạch hoạt động đội không “dàn đều” với tất cả các khối lớp như những năm trước, nhà trường đã xác định trọng tâm, trong điểm cho việc chỉ đạo có hiệu quả hoạt động này. Cùng với việc đi sâu chỉ đạo từng khối, nhà trường đã chú trọng chỉ đạo điểm hoạt động đội với khối lớp 4. Từ việc đi sâu chuyên môn để bồi dưỡng nhận 15 thức cho giáo viên đến việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch. Xác định khối lớp 4 là khối trọng tâm cần chỉ đạo tốt hoạt động giáo dục đạo đức bởi vì tổ chức tốt các hoạt động cho khối 4 sẽ kích thích ý thức vươn lên đối với các em ở khối dưới và tạo tiền đề tốt xây dựng tập thể lành mạnh ở khối 5 để các em có ý thức và chú tâm cho việc chuẩn bị cho thi hết cấp và học lên nữa. Từ suy nghĩ trên tôi đã có những biện pháp hữu hiệu trong chỉ đạo tổ chức hoạt động đội cho khối 4. Các kế hoạch hoạt động này tôi trực tiếp hướng dẫn giáo viên xây dựng cho chi đội mình phụ trách ,với mục tiêu nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh và thu hút mọi học sinh tham gia với ý thức tự giác, hào hứng. Kế hoạch hoạt động được xây dựng chi tiết, bắt buộc bao hàm các nội dung sau: - Đặc đỉêm tình hình của lớp: Nêu rõ mặt mạnh, mặt yếu của tổ chức và lưu ý đến học sinh chưa ngoan, những em có hoàn cảnh đặc biệt. - Biện pháp thực hiện: Đặc biệt chú ý đến nhóm phương pháp thi đua, khen thưởng và nêu gương. - Nội dung và hình thức hoạt động : được triển khai cụ thể rõ ràng , phù hợp tâm sinh lý của lớp. Có chỉ tiêu cụ thể cho từng hoạt động. Qua Đại hội Đội hoặc các cuộc thi do Đội tổ chức: Tôi chỉ đạo lấy khối 4 làm điểm, làm mẫu, đã thu được kết quả tốt. Từ thành công trong tổng chỉ đạo điểm với sự tham gia cổ vũ của đông đảo giáo viên và học sinh các lớp, nhà trường đều đã tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm và triển khai mở rộng phạm vi để tất cả các khối lớp đều thực hiện nên đã thu được kết quả rất cao. Ban giám hiệu nhà trường luôn tăng cường kiểm tra đánh giá không chỉ với giáo viên trong công tác tổ chức mà với học sinh trong các hoạt động với việc giáo dục và chuẩn mực tiếp theo. d) Làm tốt công tác thi đua : Công tác thi đua được tiến hành triệt để, lấy biện pháp nêu gương làm trọng, khen thưởng kịp thời và khách quan với cả giáo viên và học sinh có ý thức tốt, các cá nhân có sai phạm được nhắc nhở giáo dục kịp thời với uốn nắn ngăn ngừa trong giáo dục là chính, đó chính là nguyên nhân mà trong những năm qua không có trường hợp học sinh bị xử lý kỷ luật, tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ được nâng lên rõ rệt, nhất là với học sinh khối 4- khối được chỉ đạo điểm trong tổ chức hoạt động. Số học sinh đạt 16 danh hiệu “ cháu ngoan Bác Hồ” tăng nhiều so với các năm trước . Chất lượng toàn diện của học sinh cũng được nâng lên. Tóm lại : Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một việc làm rất quan trọng trong công tác quản lý của người Hiệu trưởng. Để tiến hành tốt người Hiệu trưởng ngoài trình độ chuyên môn cao, năng động , sáng tạo , nhiệt tình còn phải biết lập kế hoạch tổ chức, chỉ đạo , kiểm tra, đánh giá tổng hợp kết quả việc chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh . Ngoài ra còn phải có nghệ thuật quản lý tài ba , khả năng xây dựng kế hoạch sát thực với điều kiện thực tế của trường, thực hiện chức năng chỉ đạo dưới năng lực chinh phục và cảm hoá sư phạm của mình. C- KẾT LUẬN I- KẾT QUẢ KHI THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU CHÍNH Trong quá trình chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Thiệu Chính - Huyện Thiệu Hoá - Tỉnh Thanh Hoá một cách đúng đắn có chọn lọc tôi thấy chất lượng đạo đức của học sinh được nâng lên rõ rệt . Các em ngoan ngoãn , lễ phép, nghe lời thầy cô giáo , trong lớp học chăm chú nghe thầy cô giảng bài , hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài. Từ đó chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh cũng được nâng lên đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay và đảm bảo được các tiêu chuẩn của trường Tiểu học chuẩn Quốc gia mức độ I. KẾT QUẢ CỤ THỂ 1- Chất lượng giáo dục Năm học Tổng số học sinh Tiên tiến Học giỏi Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 2008-2009 239 31 12,9 75 31,4 122 51,1 11 4,6 2009-2010 243 43 17,7 95 39,1 98 40,3 7 2,9 17 KỳI: 2010-2011 240 44 18,3 39,7 95 87 36,2 14 5,8 2- Danh hiÖu ch¸u ngoan B¸c Hå N¨m häc Tæng sè häc sinh 2008-2009 2009-2010 Häc ®¹t ch¸u ngoan B¸c Hå SL % 239 169 70,7 243 178 73,2 Do quá trình chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đạt kết quả tốt : Chất lượng đạo đức được nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tòan diện trong trường nên trường Tiểu học Thiệu Minh cũng như Liên đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của trường đã đạt được danh hiệu thi đua như sau : Danh hiệu thi đua đạt Năm học 2008-2009 Liên đội Vững mạnh Xuất sắc - Được huyện đoàn tặng khen 2009-2010 Liên đội Vững mạnh Xuất sắc - Được huyện đoàn tặng khen Năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 tôi đã áp dụng các biện pháp đã nêu ở trên vào chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động ĐộiThiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao . Điều đáng mừng là trong Hội thi “ Phụ trách sao giỏi ” cấp huyện năm học 2009-2010 Liên đội trường Tiểu học Thiệu Chính đã có đội viên đạt giải nhì . Chính vì vậy năm học 2010-2011 này tôi tiếp tục áp dụng các biện pháp đó vào chỉ đạo hoạt động của Đội Thiêú niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện . II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Qua quá trình nghiên cứu và triển khai áp dụng các biện pháp chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học Thiệu Chính kết quả rất khả quan . Đó là chất lượng đạo đức của học sinh được nâng lên , chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rõ rệt . Bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau : 1. Phải có nhận thức đúng đắn về công tác giáo dục học sinh trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo cũng như trong điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. 18 Sự chuyển biến về chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Tiểu học Thiệu Chính năm học 2008-2009, năm học 2009-2010 và năm học 2010-2011 này so với những năm học trước đây trước hết là sự chuyển biến nhận thức về mục tiêu đào tạo , về giáo dục đạo đức, về vị trí, vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục ở nhà trường. Người Hiệu trưởng cần nhận thức đúng và từ đó cho hội đồng sư phạm có sự chuyên biến trong nhận thức, quyết tâm trong chỉ đạo hoạt động cụ thể . 2. Phải có sự thống nhất, phối hợp giữa Hiệu trưởng và Tổng phụ trách (Hiệu trưởng phải là người cố vấn cho Tổng phụ trách , ngược lại thì Tổng phụ trách là người tham mưu đắc lực với Hiệu trưởng trong công việc). Tuy rằng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức dưới sự chỉ đạo của đoàn (theo hệ thống từ Trung ương đến cơ sở)hoạt động theo mục đích, điều lệ nhưng xét đến cùng thì mục đích, nội dung của đội trong nhà trường là thống nhất phục vụ mục tiêu giáo dục . Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, Hiệu trưởng và Tổng phụ trách đội trong nhà trường đã thống nhất, phối hợp tốt trong công tác. Do vậy đã mang lại hiệu quả cao trong giáo dục, thực hiện mục tiêu đào tạo. 3. Hiệu trưởng (người cán bộ quản lý) phải năng động, nhạy bén trong việc lựa chọn nội dung hình thức hoạt động, có khả năng tổ chức trong việc lựa chọn cán bộ, tức là phải biết “ chọn mặt gửi vàng”, chọn đúng người, giao đúng việc. 4. Nội dung hoạt động phải phong phú đa dạng, hấp dẫn phù hợp với điều kiện cụ thể và phải phù hợp với đặc tâm sinh lý của học sinh. Trường Tiểu học Thiệu Chính đã thu hút được học sinh, đội viên thiếu niên vào những hoạt động đa dạng, đã kích thích tính tham hiểu biết, thích hoạt động của thiếu niên bằng các cuộc thi, các cuộc tham quan, du lịch làm cho học sinh thực sự gắn bó yêu mến nhà trường . 5. Biết phối hợp thường xuyên chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để phát huy được các nguồn lực (nhân lực, vật chất, trí lực) tạo thành sức mạng tổng hợp. Giáo dục nhà trường không thể đạt được kết quả tối ưu nếu như không biết phối hợp với giáo dục ngoài xã hội, giáo dục gia đình. Trường Tiểu học Thiệu Chính đã khai thác khả năng to lớn của các tổ chức , đoàn thể ,của lực lượng đông đảo cha mẹ 19 học sinh vào công tác giáo dục, vừa làm cho họ có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục học sinh vừa huy động được sự đóng góp lớn vào nội dung hoạt động, vừa phát huy được nguồn kinh phí mà xưa nay nhà trường còn rất hạn chế ở mức độ nào đó trường Tiểu học Thiệu Chính đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. III- KẾT LUẬN Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, giáo dục là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, MacarenCô - nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô (cũ) đã nói : “Con người trong chế độ Xã hội chủ nghĩa không thể chịu sự giáo dục trực tiếp của một người nào, dù người ấy có tài ba lỗi lạc đến đâu, giáo dục là cả một quá trình xã hội”. Giáo dục đạo đức là một quá trình khó khăn , phức tạp và đầy tính nghệ thuật, vì vậy nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường, của đoàn, Đội mà là trách nhiệm của mỗi gia đình, của toàn xã hội và thái độ đúng đắn nhất thể hiện trách nhiệm của mỗi người hiện nay là thực hiện tốt: “ Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh góp phần đáng kể trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện , góp phần giáo dục các em thành những con người:“Giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội , sống lành mạnh”. Đó là sự thành công của tập thể Hội đồng giáo dục trường Tiểu học Thiệu Chính -huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá. Đề tài này mang tính chất tổng kết một số kinh nghiệm bước đầu dưới góc độ chỉ đạo ở một đơn vị trong hoạt động thực tế. Chắc chắn còn nhiều hạn chế, rất mong được sự chỉ dẫn và góp ý của đồng nghiệp , của hội đồng khoa học các cấp . Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thiệu Chính, ngày 28 tháng 3 năm 2011 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Thị Chinh 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng