Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên tiểu học...

Tài liệu Skkn biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên tiểu học tiếp cận chương trình phổ thông mới

.DOCX
5
220
146

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT đã được Quốc hội thông qua, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng bắt đầu từ lớp 1 năm học 2019-2020, theo đó bậc tiểu học được học một số môn mới và hoạt động trải nghiệm mới nhưng được giảm thời lượng, đổi mới phương thức đánh giá. Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết từ nay đến khi áp dụng không còn nhiều thời gian nên Bộ yêu cầu các địa phương nguồn lực cần được tập trung mạnh cho đội ngũ giáo viên. Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo… Nếu không đào tạo lại toàn bộ đội ngũ giáo viên giảng dạy thì việc đổi mới giáo dục sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi. Phương pháp dạy học cũng phải được đổi mới theo hướng lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, tạo cơ hội để học sinh phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo; khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện… để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. Do có các nội dung kiến thức và phương pháp mới nên cần đào tạo lại (bồi dưỡng) các giáo viên trên diện rộng trực tiếp từ các trường đại học chuyên ngành có uy tín. Chủ trương của ngành thực hiện đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tăng cường các môn đào tạo nghề và năng lực dạy học liên môn, hội nhập quốc tế; tăng cường thời lượng thực tế chuyên môn. Chương trình đào tạo giáo viên cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa học lí thuyết với thực hành, thực tập; tri thức lí luận với tri thức thực tiễn; tri thức khoa học với tri thức kinh nghiệm và tri thức hành động theo định hướng phát triển năng lực nghề. Đổi mới công tác thực tập sư phạm và thực tế chuyên môn, để sinh viên tiếp cận với trường phổ thông ngay từ năm đầu tiên khi các em bước vào trường ĐHSP để quá trình gắn bó với trường phổ thông được dài hơn, hiểu biết về phổ thông sâu sắc hơn chứ không phải đợi đến những năm cuối mới xuống trường phổ thông. 1.2. Chuẩn bị chương trình mới là một nhiệm vụ được nhấn mạnh trong Chỉ thị triển khai thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019 ở các địa phương trên cả nước. Việc hoàn thiện rà soát đội ngũ giáo viên trong toàn ngành, xác định nhu cầu giáo viên theo lộ trình đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới đã được các địa phương triển khai khá sớm. Công tác bồi dưỡng giáo viên được các nhà trường đặc biệt chú trọng. Cụ thể: Tiếp tục rà soát, sắp xếp, điều chuyển, tuyển dụng giáo viên theo quy định và phù hợp với tình hình của địa phương; đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; tổ chức tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là các lớp tập huấn thay sách giáo khoa phổ thông. 1.3. Giáo viên chính là người đi đầu quyết định tới chất lượng giáo dục. Không làm tốt được khâu giáo viên, mọi chương trình đổi mới giáo dục đều thất 1 bại. Chính vì thế, công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên phổ thông nhằm đáp ứng yêu cầu mới của đất nước đã trở nên hết sức quan trọng và cấp bách. Việc chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép, dạy học phân hóa, trải nghiệm sáng tạo… thì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Trong những hạn chế của đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay thì đáng lưu ý nhất là những hạn chế về kiến thức chuyên môn và khả năng tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Những kiến thức được trang bị khi còn là sinh viên trong trường ĐH chỉ là những kiến thức cơ bản so với biển kiến thức mênh mông. Hiện nay, đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông chủ yếu là những giáo viên ra trường nhiều năm nên không cập nhật kịp thời kiến thức mới và phương pháp mới để đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa. Phương pháp giảng dạy phần lớn của giáo viên vẫn là trình bày miệng, thầy giảng trò ghi. Khả năng sử dụng tin học để soạn và giảng bài bằng giáo án điện tử còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu vùng xa…thì việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ là một thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên. Trong khi đó, một số trường phổ thông chưa chú ý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Công tác bồi dưỡng thường xuyên hiện nay còn hình thức và kém hiệu quả. Hầu hết các cơ sở đào tạo giáo viên tập trung chủ yếu vào việc đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ, chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Công tác đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho đội ngũ giáo viên đang làm việc hầu như còn bỏ trống. Theo đó, chất lượng học tập đầu vào của các trường sư phạm thời gian qua cũng không cao khiến cho việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp, việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn. 1.4. Cùng với sự phát triển của giáo dục cả nước, giáo dục của quận Thanh Xuân những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc, luôn đứng trong “tốp đầu” thành phố Hà Nội về thành tích giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng được ngành Giáo dục quận ưu tiên triển khai trong năm học 2018 - 2019 là chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó việc bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho giáo viên tiểu học cũng đã được quan tâm triển khai. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, được sự ủng hộ giúp đỡ của BGH và tập thể giáo viên, tôi chọn đề tài: "Biện pháp bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên tiểu học tiếp cận chương trình phổ thông mới” để nghiên cứu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng dạy học của trường Tiểu học Phương Liệt nói riêng và các trường tiểu học quận Thanh Xuân nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu 2 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn làm công tác quản lí bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho giáo viên, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học khả thi, phù hợp với thực tế ở trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lí và chất lượng giáo dục của trường, quận. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học. 3.2. Khảo sát đánh giá thực trạng về vấn đề bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo của giáo viên Tiểu học và thực trạng hoạt động quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tại trường tiểu học đang công tác. 5.3. Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tiếp cận đổi mới chương trình SGK phổ thông. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 5. Giả thuyết khoa học Công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường Tiểu học đã được thực hiện thường xuyên nhưng chưa thật hiệu quả theo yêu cầu đổi mới giáo dục chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình SGK mới. Nếu áp dụng hợp lí những biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho giáo viên trường Tiểu học do tác giả đề xuất để thực hiện các hoạt động hiệu quả, phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho giáo viên Tiểu học. 6.2. Về không gian Đề tài nghiên cứu bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho giáo viên trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 6.3. Về thời gian Các giải pháp được đề xuất có ý nghĩa từ nay đến những năm trước mắt. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nghiên cứu các tư liệu, các tài liệu; phân tích và tổng hợp tài liệu; phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa,...các tài liệu lí luận, các công trình nghiên cứu, các văn bản liên quan cho việc xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. 3 - Các văn bản pháp quy như: chỉ thị, thông tư, quy chế, hướng dẫn,... của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. - Kinh nghiệm thực tế của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lí giáo dục đề cập đến công tác quản lí bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Nghiên cứu thực trạng về trình độ chuyên môn, chất lượng và kết quả đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. - Phương pháp điều tra: Xây dựng các mẫu phiếu hỏi, phỏng vấn,... nhằm thu thập thông tin có liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Tiểu học, từ đó xác định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm xác định rõ hiện trạng (điểm mạnh và những hạn chế) về năng lực nghề nghiệp giáo viên Tiểu học từ đó đề xuất các biện pháp bồi dưỡng năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. 4 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TƯ DUY SÁNG TẠO CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên phổ thông Công tác quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định hiệu quả và chất lượng bồi dưỡng. Hàng năm, Bộ GD&ĐT thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên phổ thông, trong đó nhấn mạnh việc quản lí bồi dưỡng thường xuyên, cụ thể: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên theo năm học, bao gồm: kế hoạch của giáo viên, nhà trường, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT; Tổ chức biên soạn và cung ứng tài liệu bồi dưỡng thường xuyên với nội dung bồi dưỡng ở địa phương; Thực hiện việc thanh, kiểm tra; Bố trí kinh phí và tổng kết báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm. Quy chế quy định việc phân cấp quản lí hoạt động bồi dưỡng, trong đó hiệu trưởng nhà trường đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lí bồi dưỡng giáo viên tiểu học Phát triển đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng và cả chất lượng là vấn đề cốt lõi của việc phát triển giáo dục. Chính vì lẽ đó, vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí giáo dục đề cập trong các công trình nghiên cứu khoa học. Giáo trình giảng dạy của trường Đại học sư phạm Hà Nội, Học viện quản lí giáo dục, Viện khoa học giáo dục, …cũng đã có những công trình nghiên cứu giảng dạy về chuyên đề phát triển nhân sự trong ngành giáo dục. Bên cạnh những tác giả nghiên cứu sâu sắc về các hoạt động bồi dưỡng giáo viên phổ thông kể trên, có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ, bồi dưỡng giáo viên ở các trường Tiểu học. Các biện pháp quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên được các tác giả đề cập đến gồm:1) Lập kế hoạch thực hiện bồi dưỡng; thiết lập cơ chế bồi dưỡng thống nhất từ trung ương đến địa phương; có chính sách, cơ chế bồi dưỡng hợp lí, kịp thời động viên khuyến khích, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng. 2) Quản lí bồi dưỡng của hiệu trưởng là hoạt động quản lí quan trọng vì hiệu trưởng trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng đến từng giáo viên. Vì vậy, người hiệu trưởng cần phải đề ra được các biện pháp quản lí bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả để nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên của đơn vị mình. 3) Hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên là rất cần thiết. 4) Đổi mới công tác quản lí bồi dưỡng, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan