Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn áp dụng trắc nghiệm tính cách mbti vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp và đ...

Tài liệu Skkn áp dụng trắc nghiệm tính cách mbti vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề cho học sinh lớp 12

.DOC
24
129
91

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc ******* MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ………………………………………………………………………(do thường trực HĐ tỉnh ghi) 1. Tên sáng kiến Áp dụng Trắc nghiệm tính cách MBTI vào Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và định hướng nghề cho học sinh lớp 12. (Trần Hữu Hòa, Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Hữu Thái, Lê Thị Ngọc Hà, Lương Văn Mãnh, @THPT Ngô Văn Cấn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 12. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1Tình trạng giải pháp đã biết: Hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực, trong đó bao gồm có sự tác động của gia đình học sinh, nhà trường và xã hội nhưng nhà trường luôn có vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ con em chúng ta cả về tâm thế và kĩ năng để các em sẵn sàng đi vào lao động hoặc tự tạo công ăn việc làm ở các ngành nghề mà xã hội đang cần, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân cũng như hoàn cảnh gia đình. Trước đây, việc lựa chọn nghề nghiệp hay lựa chọn trường đại học, cao đẳng của học sinh lớp 12 phần đông có sự tác động hay quyết định từ phía gia đình học sinh; học sinh hầu như luôn trong tâm thế thụ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của chính mình. Đến khi Internet được sử dụng rộng rãi thì hầu như các học sinh có thêm cơ hội để tìm hiểu thông tin về trường đại học, cao đẳng, các ngành nghề mà các em quan tâm dự định thi vào. Nhà trường cũng lập ra trang Web và chuyên mục tư vấn để tư vấn, định hướng nghề nghiệp 2 cho các em. Nhà trường cũng thường xuyên có những buổi sinh hoạt chuyên đề liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp, đặt biệt là phối hợp với các Đoàn thanh niên và các trường đại học, cao đẳng, trường nghề đến để tư vấn cho học sinh trước khi các em làm hồ sơ tuyển sinh. Bên cạnh đó, do sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục&Đào tạo đã soạn thảo, tổ chức tập huấn và đưa chương trình Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp vào giảng dạy tại các trường trung học phổ thông với thời lượng 3 tiết trên một tháng (sau này còn 1 tiết trên một tháng). Với chủ trương và những giải pháp trên đã giúp học sinh phần nào tự tin, sáng suốt hơn trong việc lựa chọn nghề cho tương lai của mình.Tuy nhiên, chúng ta đã biết việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trong đó các yếu tố chính bao gồm: + Hứng thú nghề nghiệp. + Năng lực bản thân. + Đặc điểm tâm-sinh lí. + Nhu cầu của thị trường lao động. Trong các yếu tố chính trên thì “Năng lực bản thân” là yếu tố được cho là khá quan trọng trong việc lựa chọn nghề. Các học sinh thường có tâm lí chọn theo “Sở thích” và Nhu cầu của thị trường lao động”, hầu như ít quan tâm đến “Năng lực bản thân”. Điều này đã dẫn đến hậu quả có nhiều học sinh trược đại học, cao đẳng hoặc muốn thi lại ngành khác hoặc trường khác khi đã vào học năm thứ nhất. Chính vì điều này mà tôi đã trăn trở và đặt ra câu hỏi: “Liệu có cách nào để giúp các em khám phá được năng lực bản thân hay không?” 3.2.Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: Qua nhiều năm được phân công giảng dạy Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp cho tất cả các khối lớp, đặt biệt là các học sinh khối 12, tôi nhận thấy các em khá phân vân trong việc lựa chọn nghề cho mình. Các em thường chịu sự tác động từ rất nhiều hướng như gia đình, thầy cô, bạn bè và dư luận xã hội. Qua nghiên cứu tài liệu liên quan đến chuyên môn và tham gia các buổi tập huấn về hướng nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn một phương pháp để giúp các học sinh có cơ hội khám phá được bản thân mình. Phương pháp đó chính là sử dụng trắc 3 nghiệm tính cách MBTI vào hoạt động giảng dạy Giáo dục hướng nghiệp và tạo diều kiện để các em khám phá bản thân. 3.2.1. Khái niệm “Trắc nghiệm MBTI”: “Myers-Briggs Type Indication là viết tắc của bài trắc nghiệm MBTI, dịch ra nghĩa tiếng Việt chính là trắc nghiệm tính cách. Đây là một phương pháp sử dụng những câu hỏi nhằm kiểm tra tâm lí, tính cách của một người trên cơ sở đáp án mà người đó chọn đối với vấn đề được đặt ra.” “…Trắc nghiệm tính cách MBTI đặc biệt nhấn mạnh vào sự khác biệt về mặt tự nhiên của từng người dựa trên tứng câu trả lời của họ cho các câu hỏi để suy ra những cá tính, tính cách riêng biệt của từng người. Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên sự phát triển nền tảng của ngành tâm lí học, nó có độ chính xác rất cao và đang trở nên phổ biến với mọi người…” (http://mbti.vn/) 3.2.2. Mục đích của giải pháp: Việc áp dụng trắc nghiệm tính cách MBTI vào trong trong môi trường giáo dục, đặt biệt là trong Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề cho học sinh là hết sức cần thiết bởi những lí do sau đây: + Giúp học sinh có cơ hội tiếp cận với loại trắc nghiệm tính cách được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay. + Giúp học sinh xác định được tính cách đặt trưng của mình, từ đó giúp bản thân hiểu về mình hơn, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn, từ đó vạch ra hướng phát triển bản thân tối ưu nhất. + Giúp cho học sinh biết với tính cách của mình, thường thì điều gì sẽ mang lại cho mình hạnh phúc: giúp đỡ người khác, đi du lịch, ..., từ đó sẽ tìm ra hạnh phúc trong cuộc sống. + Thông qua kết quả của MBTI, học sinh sẽ hiểu rõ tính cách của mình, biết hạn chế khuyết điểm, và phát huy những ưu điểm trong cuộc sống. 3.2.3. Điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: Lâu nay chúng ta vẫn tưởng rằng hướng nghiệp chỉ là sự lựa chọn một nghề nghiệp mà mình yêu thích, chọn một trường đại học phù hợp với mình, tuy 4 nhiên đây chỉ là phần ngọn của một quá trình, một hoạt động trong số rất nhiều các hoạt động của hướng nghiệp. Công tác hướng nghiệp mang tính xã hội rất cao. Ngoài ra, hướng nghiệp còn có hiệu quả tạo ra một lực lượng lao động có định hướng rõ ràng, do vậy họ có năng lực nghề nghiệp tốt, làm tăng năng suất lao động, góp phần cho sự phát triển về kinh tế xã hội. Do vậy, để tiến hành công tác hướng nghiệp cho thế hệ trẻ đòi hỏi ngoài nhà trường cần có sự tham gia hỗ trợ của gia đình, các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoặc trên cả nước. Những năm gần đây, nhà trường cũng thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, chọn trường, chọn nghề cho học sinh, đặt biệt là học sinh lớp 12. Nhưng hầu như các hoạt động này chỉ mang tính thời vụ, nhất thời, chỉ giúp các em chọn ngay cho mình một ngành, một trường nào đó để thi và mà các em không bao giờ biết được khả năng mình có phù hợp và thành công với viêc lựa chọn của mình hay không. Các em hầu như rất ít cơ hội để khám phá bản thân mình. Cho nên việc lựa chọn MBTI để áp dụng vào Hoạt động giáo dục là cần thiết và phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực mới, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Áp dụng MBTI để các em có cơ hội tự khám phá bản thân mình, biết mình có ưu điểm gì, nhược điểm gì và mình cần lập kế hoạch và phấn đấu như thế nào để đạt được ước mơ. 3.2.4. Chi tiết bản chất của giải pháp: Để việc áp dụng trắc nghiệm tính cách MBTI đạt hiệu quả cao nhất và chính xác nhất thì đòi hỏi người tham gia phải tuân thủ nghiêm túc và có trách nhiệm các bước sau đây: a. Bước 1: Học sinh phải được chuẩn bị về mặt tâm lí thật thoải mái, tỉnh táo, làm việc nghiêm túc, hiệu quả và đầy trách nhiệm. b. Bước 2: Học sinh sẽ phải lựa chọn Phương án A hoặc B cho lần lượt 70 gợi ý của bài trắc nghiệm trong khoảng thời gian hợp lý. Học sinh phải đọc thật kĩ lưỡng và lựa chọn đúng với tính cách, bản chất thật của bản thân mình. 5 TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH NGHỀ NGHIỆP (MBTI) Cách 2 – Trắc nghiệm theo câu hỏi I. HƯỚNG DẤN Đánh dấu X vào đáp án đúng theo bảng sau: II. CÂU HỎI Câu hỏi 1. Trong một buổi liên hoan, buổi tiệc, bạn thích: A. Nói chuyện với nhiều người, kể cả người lạ B. Nói chuyện với ít người, thường chỉ là người quen Câu hỏi 2. Hai xu hướng dưới đây, xu hướng nào trong bạn mạnh hơn? A. Hướng tới những điều thực tế và cụ thể B. Hướng tới các dự đoán trong tương lai Câu hỏi 3. Tình huống nào dưới đây khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn: A. Mông lung, mọi thứ không rõ ràng B. Nhàm chán, đơn điệu Câu hỏi 4. Bạn thích những điều: A. Logic, nguyên tắc B. Cảm xúc, tình cảm Câu hỏi 5. Bạn có xu hướng nghiêng về: A. Những gì có tính thuyết phục B. Những gì cảm động Câu hỏi 6. Bạn thích làm việc: A. Theo thời hạn (deadline) B. Hay làm việc tùy hứng 6 Câu hỏi 7. Khi lựa chọn, bạn thường: A. Khá cẩn thận, xem xét kĩ lưỡng B. Tin vào trực giác Câu hỏi 8. Tại các buổi liên hoan, bữa tiệc, bạn sẽ: A. Ở lại đến cuối buổi, đôi khi càng lúc càng phấn khích B. Ra về sớm và cảm thấy mệt dần Câu hỏi 9. Tuýp người nào sẽ thu hút bạn hơn: A. Người có đầu óc lý trí B. Người có khả năng tưởng tượng phong phú Câu hỏi 10. Bạn hứng thú hơn với: A. Những việc thực tế đang xảy ra B. Những việc có khả năng xảy ra Câu hỏi 11. Khi đánh giá, nhận xét người khác, bạn thường: A. Dựa trên các quy định, luật lệ hơn là dựa trên hoàn cảnh cụ thể B. Dựa trên hoàn cảnh cụ thể hơn là dựa trên các quy định, luật lệ Câu hỏi 12. Khi tiếp xúc người khác, bạn nghiêng về hướng nào hơn? A. Nhìn nhận họ đúng với thực tế B. Chủ quan, cảm tính Câu hỏi 13. Phong cách của bạn nghiêng về hướng nào hơn A. Đúng giờ B. Nhàn nhã, thoải mái Câu hỏi 14. Bạn cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi có những việc: A. Chưa hoàn thiện B. Đã hoàn thiện và không còn gì để làm Câu hỏi 15. Trong các nhóm giao tiếp xã hội, bạn bè thì bạn: A. Luôn nắm bắt kịp thời thông tin về các vấn đề của mọi người B. Thường biết thông tin sau Câu hỏi 16. Với các công việc thông thường, bạn nghiêng về cách: A. Làm theo cách thông thường B. Làm theo cách của riêng mình Câu hỏi 17. Theo bạn, các nhà văn nên: A. Viết những gì họ nghĩ một cách rõ ràng B. Diễn đạt sự việc bằng cách so sánh, liên tưởng Câu hỏi 18. Điều gì lôi cuốn bạn hơn: A. Sự logic chặt chẽ trong tư duy, suy nghĩ B. Sự hòa hợp trong các mối quan hệ con người Câu hỏi 19. Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi đưa ra: A. Những đánh giá, nhận xét một cách logic B. Những đánh giá, nhận xét một cách có ý nghĩa, có giá trị Câu hỏi 20. Bạn thích những điều: A. Được quyết định, được định trước B. Chưa xác định, chưa được quyết định Câu hỏi 21. Nói về bản thân mình, bạn là người thiên về tính cách nào hơn: A. Nghiêm túc và quyết đoán B. Dễ tính, thoải mái 7 Câu hỏi 22. Khi nói chuyện điện thoại, bạn: A. Không nói hết được những ý mình định nói B. Chuẩn bị trước những nội dung sẽ nói Câu hỏi 23. Theo bạn, “các sự việc, sự kiện”: A. “Bản thân nó giải thích cho chính nó” B. Nó là bằng chứng giải thích cho các quy tắc, quy luật Câu hỏi 24. Những người có tầm nhìn xa: A. Ở mức độ nào đó, họ thường gây khó chịu cho người khác B. Khá thú vị Câu hỏi 25. Bạn nghiêng về hướng nào: A. Là người có cái đầu lạnh B. Là người có trái tim ấm Câu hỏi 26. Trong hai điều dưới đây, điều nào tồi tệ hơn: A. Không công bằng B. Tàn nhẫn Câu hỏi 27. Mọi người nên để các sự kiện xảy ra: A. Theo sự lựa chọn và cân nhắc kĩ lưỡng B. Diễn ra ngẫu nhiên, tự nhiên Câu hỏi 28. Bạn thấy thoải mái hơn trong trường hợp nào: A. Đã mua một thứ gì đó B. Có khả năng và có sự lựa chọn để mua Câu hỏi 29. Trong công ty, bạn là người: A. Khởi xướng các câu chuyện B. Đợi người khác khởi xướng để nói chuyện Câu hỏi 30. Những logic thông thường được mọi người chấp nhận: A. Bạn tin tưởng vào những điều đó và không nghi ngờ B. Bạn thường xem xét lại tính đúng đắn của những điều đó Câu hỏi 31. Trẻ em thường không: A. Tự mình phát huy hết năng lực, tự giúp mình B. Thỏa mãn hết trí tưởng tượng của mình Câu hỏi 32. Khi đưa ra các quyết định, bạn sẽ thấy thoải mái hơn với: A. Các tiêu chuẩn, quy định B. Cảm xúc, cảm nhận Câu hỏi 33. Bạn nghiêng về tính cách nào hơn: A. Chắc chắn hơn là nhẹ nhàng B. Nhẹ nhàng hơn là chắc chắn Câu hỏi 34. Theo bạn, khả năng nào đáng khâm phục hơn: A. Khả năng tổ chức và làm việc có phương pháp B. Khả năng thích ứng và xoay xở trước mọi tình huống Câu hỏi 35. Bạn đề cao tính chất nào hơn: A. Sự chắc chắn B. Sự cởi mở Câu hỏi 36. Khi phải tương tác với người khác ở các tình huống mới và vấn đề mới, bạn thường: A. Thấy kích thích và hào hứng 8 B. Cảm thấy mệt mỏi Câu hỏi 37. Thường thì bạn là: A. Người thực tế B. Người có khả năng tưởng tượng phong phú Câu hỏi 38. Bạn thường có xu hướng: A. Xem người khác có thể làm được việc gì hữu ích B. Xem người khác sẽ nghĩ và cảm nhận như thế nào Câu hỏi 39. Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi nào: A. Thảo luận một vân đề kĩ lưỡng, triệt để B. Đạt được thỏa thuận, sự nhất trí về vấn đề Câu hỏi 40. Cái đầu hay trái tim chi phối bạn nhiều hơn: A. Cái đầu B. Trái tim Câu hỏi 41. Bạn cảm thấy thoải mái hơn với công việc dạng: A. Được giao trọn gói, làm xong hết rồi bàn giao B. Công việc làm hàng ngày, theo lịch Câu hỏi 42. Bạn có xu hướng tìm kiếm những điều: A. Theo trật tự, thứ tự B. Ngẫu nhiên Câu hỏi 43. Bạn thích kiểu nào hơn: A. Nhiều bạn bè với mức độ tiếp xúc ngắn gọn B. Một vài bạn thân với mức độ tiếp xúc sâu Câu hỏi 44. Bạn thường dựa vào: A. Sự kiện, thông tin B. Nguyên lí, nguyên tắc Câu hỏi 45. Bạn hứng thú với việc gì hơn: A. Sản xuất và phân phối B. Thiết kế, nghiên cứu Câu hỏi 46. Lời khen nào giá trị hơn: A. “Đó là một người có logic rất tốt” B. “Đó là một người rất tình cảm, tinh tế” Câu hỏi 47. Bạn thấy điều nào ở mình giá trị hơn: A. Kiên định, vững vàng B. Tòan tâm, cống hiến Câu hỏi 48. Bạn thường thích điều nào hơn: A. Một tuyên bố cuối cùng, không thay đổi B. Một tuyên bố dự kiến, ban đầu Câu hỏi 49. Bạn thấy thoải mái hơn: A. Trước khi đưa ra quyết định B. Sau khi đưa ra quyết định Câu hỏi 50. Bạn có thấy mình: A. Dễ dàng bắt chuyện và nói chuyện lâu với người lạ B. Có ít điều để nói với người lạ Câu hỏi 51. Bạn có xu hướng tin tưởng vào: A. Kinh nghiệm của mình 9 B. Linh cảm của mình Câu hỏi 52. Bạn cho mình là người như thế nào? A. Là người thực tế hơn là khéo léo, mưu trí B. Là người khéo léo, mưu trí hơn là thực tế Câu hỏi 53. Theo bạn ai sẽ là người đáng được khen ngợi hơn: A. Một người giàu lý trí B. Một người giàu cảm xúc Câu hỏi 54. Bạn có xu hướng nhiều hơn về A. Công bằng, vô tư B. Thông cảm, đồng cảm Câu hỏi 55. Theo bạn mọi việc sẽ hợp lý hơn nếu A. Đảm bảo rằng mọi việc được chuẩn bị, thu xếp B. Cứ để mọi việc diễn ra tự nhiên Câu hỏi 56. Trong các mối quan hệ thì mọi việc: A. Có thể nói chuyện để giải quyết được B. Nên để mọi việc diễn ra ngẫu nhiên theo điều kiện hoàn cảnh Câu hỏi 57. Khi chuông điện thoại reo, bạn sẽ: A. Là người đầu tiên nhấc máy để nghe B. Hi vọng có người khác sẽ nhấc máy Câu hỏi 58. Bạn đánh giá cao điều gì trong mình hơn: A. Cảm nhận tốt các yếu tố thực tế B. Trí tưởng tượng phong phú, rực rỡ Câu hỏi 59. Bạn sẽ chú tâm hơn đến: A. Các nguyên tắc, nguyên lý cơ bản B. Các ngụ ý, hàm ý, ẩn ý Câu hỏi 60. Điều gì có vẻ sẽ là một lỗi lớn hơn: A. Quá nồng nhiệt, thiết tha B. Quá khách quan Câu hỏi 61. Về cơ bản, bạn sẽ đánh giá mình là người thế nào? A. Thiết thực, ít bị chi phối bởi tình cảm B. Từ tâm, đa cảm Câu hỏi 62. Tình huống như nào sẽ lôi cuốn bạn hơn: A. Tình huống rõ ràng, có kế hoạch B. Tình huống không xác định, không có kế hoạch Câu hỏi 63. Bạn là người có có xu hướng nào hơn: A. Theo thói quen B. Hay thay đổi Câu hỏi 64. Bạn có xu hướng nào hơn: A. Là người dễ tiếp cận B. Ở mức độ nào đó là người kín đáo Câu hỏi 65. Khi viết, bạn thích A. Viết theo hướng văn chương hơn B. Viết theo số liệu, dữ liệu hơn Câu hỏi 66. Đối với bạn, điều gì khó thực hiện hơn: A. Hiểu và chia sẻ với người khác 10 B. Sử dụng người khác Câu hỏi 67. Bạn mong ước mình sẽ có thêm nhiều điều gì hơn: A. Lí trí suy xét rõ ràng B. Tình thương, lòng trắc ẩn sâu sắc Câu hỏi 68 Điều gì sẽ là lỗi lớn hơn A. Hành động bừa bãi, không cân nhắc B. Hành động chỉ trích, phê phán Câu hỏi 69. Bạn sẽ thích sự kiện nào hơn? A. Sự kiện có kế hoạch trước B. Sự kiện không có kế hoạch trước Câu hỏi 70. Bạn thiên về xu hướng hành động: A. Cân nhắc thận trọng B. Tự nhiên, tự phát c. Bước 3: Điền đáp án mà học sinh đã lựa chọn vào bảng kết quả và tìm ra nhóm phù hợp với đáp án đã lựa chọn. d. Bước 4: Xem bảng kết quả tương ứng với nhóm mà MBTI đã phân loại. Phân loại MBTI Có 4 nhóm MBTI, bao gồm:   Xu hướng tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) và Hướng nội (Introversion) Tìm hiểu và Nhận thức thế giới: Giác quan (Sensing) và Trực giác (Intution) 11   Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) và Tình cảm (Feeling) Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) và Linh hoạt (Perception) Mỗi một yếu tố trong 4 nhóm trên kết hợp với nhau sẽ tạo thành 16 nhóm tính cách MBTI sau đây: ISTJ: NGƯỜI TẬN TÂM VỚI CÔNG VIỆC ISFJ: NGƯỜI CHĂM NOM INFJ: NGƯỜI CHE CHỞ INTJ: NHÀ KHOA HỌC ISTP: THỢ CƠ KHÍ ISFP: NGHỆ SĨ INFP: NHÀ LÍ TƯỞNG HÓA INTP: NHÀ TƯ UY ESTP: NGƯỜI NĂNG ĐỘNG ESFP: NGƯỜI TRÌNH DIỄN ENFP: NGƯỜI TRUYỀN CẢM HỨNG ENTP: NGƯỜI NHÌN XA TRÔNG RỘNG ESTJ: NGƯỜI GIÁM HỘ ESFJ: NGƯỜI CHĂM SÓC ENFJ: NGƯỜI CHO ĐI ENTJ: NHÀ ĐIỀU HÀNH Tương ứng với từng nhóm sẽ có kết quả riêng để tham khảo. Sau khi có được kết quả thì học sinh sẽ đọc kĩ và nhìn lại bản thân xem có được những ưu điểm, khuyết điểm nào để có thể tiếp tục rèn luyện hoặc khắc phục trong thời gian sắp tới. 3.3.Khả năng áp dụng của giải pháp: Trắc nghiệm tính cách MBTI đã được sử dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặt biệt là trong lĩnh vực quản lý nhân sự và giáo dục hướng nghiệp. Sau khi nhận được kết quả thì học sinh sẽ có ý 12 thức điều chỉnh những khuyết điểm , phát huy ưu điểm và tự tin hơn trong việc lập kế hoạch hay lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình. Trắc nghiệm MBTI không chỉ có thể áp dụng cho việc giảng dạy hướng nghiệp ở khối lớp 12 mà còn có thể sử dụng cho cả khối lớp 9, 10 và 11. Trắc nghiệm MBTI còn có thể được sử dụng lồng ghép với các hình thức trắc nghiệm khác để học sinh có cái nhìn tổng quan về tính cách cũng như năng lực của bản thân mình. Hiện nay, hình thức trắc nghiệm MBTI đã được số hóa và đưa hẳn vào các trang WEB để đáp ứng nhu cầu khám phá bản thân của các bạn trẻ, sinh viên, học sinh cũng như người trong độ tuổi lao động. Do đó việc tìm hiểu tính cách bản thân ngày càng trỡ trên dễ dàng, thuận tiện hơn. 3.4.Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Qua 2 năm áp dụng trắc nghiệm MBTI vào giảng dạy Hoạt động giáo dục hướng nghiệp, những kết quả đã được ghi nhận như sau: + Học sinh cảm thấy hứng thú, tò mò khi được trãi nghiệm khám phá năng lục bản thân thông. + Học sinh nhận thức rõ hơn, quan tâm nhiều hơn, có trách nhiệm, nghiêm túc hơn trong các giờ hoạt động Giáo dục hướng nghiệp. + Các em có định hướng rõ ràng hơn, đày đủ hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. + Các em bớt đi sự bỡ ngỡ, lo lắng, phân vân trong quyết định lựa chọn con đường đi phía trước. + Phần đông các em lựa chọn ngành thi và trường thi không còn phụ thuộc nhiều vào xu hướng bạn bè hay tác động của những yếu tố khác. + Tỉ lệ học sinh đậu và các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm chiếm tỉ lệ khá cao. + Có một số học sinh mạnh dạng, tự tin, không hề hối hận khi quyết định dừng việc học lên nữa mà trở về phụ giúp gia đình, làm kinh tế trên chính mãnh đất của gia đình. 13 + Giáo viên, lãnh đạo nhà trường cũng nhẹ nhàn, dễ dàng hơn trong việc tư vấn chọn nghề cho học sinh. 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: - Nguồn tài liệu tham khảo: + Sách Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11, 12. + http://mbti.vn/ - 70 câu trắc nghiệm MBTI và đáp án cho 16 nhóm tính cách. - Nguồn tài liệu có thể tải về đối chiếu: https://drive.google.com/drive/folders/1iaQvQGl0ujF9e4n9exS5z7_e0MeuGZBY - Hình ảnh 16 nhóm tính cách tham khảo. Chúng tôi cam đoan những điều khai trong đơn là đúng sự thật./. Tân Thanh Tây, ngày 16 tháng 3 năm 2018 Người nộp đơn Trần Hữu Hòa 14 * TÀI LIỆU THAM KHẢO: 15 16 17 * HÌNH ẢNH 16 NHÓM TÍNH CÁCH THAM KHẢO: 18 19 20 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan