Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Thể dục Skkn áp dụng dạy bơi cho học sinh khối 10 trường thpt thống nhất ...

Tài liệu Skkn áp dụng dạy bơi cho học sinh khối 10 trường thpt thống nhất

.DOC
26
1445
148

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT Mã số: ....................... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG DẠY BƠI CHO HỌC SINH KHỐI 10 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT” Người thực hiện: Phan Văn Quân Bộ môn: Thể dục Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác:     Có đính kèm :  Mô hình Phần mềm Phim ảnh Năm học: 2016-2017  Hiện vật khác SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phan Văn Quân 2. Ngày tháng năm sinh: 22/01/1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất 5. Điện thoại: 0613867623 (CQ) / ĐTDĐ: 0988.777.045 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: UV BCH Công đoàn 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Thể dục III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục thể thao Số năm có kinh nghiệm: 8 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + SKKN năm học 2011 – 2012: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào môn học thể dục” + SKKN năm học 2012-2013: “Nghiên cứu vấn đề chuyển sang học thể dục tự chọn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh trường THTP Thống Nhất B nói riêng và học sinh THPT nói chung” 1 MỤC LỤC Tran g I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.....................................................................3 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...............................................5 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP.........................7 1. Thực trạng về môn bơi tại trường THPT Thống Nhất........................7 2. Hướng dẫn cách dạy bơi hiệu quả.......................................................10 3. Hướng dẫn cách tổ chức dạy bơi ở trường..........................................13 IV. HIỆU QUẢ QUẢ ĐỀ TÀI..............................................................17 V. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................17 VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................18 VII. PHỤ LỤC.......................................................................................19 2 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mỗi người chúng ta ai cũng cần có sức khỏe tốt để làm việc và sinh sống. Để đáp ứng được điều này, ngoài nhu cầu dinh dưỡng, sinh hoạt… thì việc tập luyện thể dục khoa học, đều đặn hàng ngày là rất cần thiết. Mọi lứa tuổi đều cần tập luyện thể dục. Học sinh là lứa tuổi được xã hội quan tâm nhiều về sức khỏe, ngành TDTT trường học đang cố gắng tìm tòi, thay đổi để ngày càng cải thiện thể chất cho các em học sinh. Thể dục thể thao khối THPT có nhiều môn học bắt buộc và nhiều môn tự chọn, trong đó môn Bơi là môn Thể thao tự chọn được hướng dẫn áp dụng cho cả 3 năm học. Bơi là môn thể thao rất tốt cho người tập luyện. Khi bơi cơ thể vận động trong nước, được môi trường nước nâng đỡ, áp lực nước như là hình thức massa cho cơ thể. Người thường xuyên tập luyện bơi lội sẽ có sức khỏe tốt, cơ thể cân đối, kích thích phát triển chiều cao…. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy môn bơi và môn Bóng rổ là hai môn giúp phát triểu chiều cao tốt nhất cho con người. Bơi còn là môn ít để lại di chứng nhất do chấn thương trong quá trình tập luyện gây nên. Ngoài những tác dụng trên, biết bơi còn là kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Việt Nam là nước có nhiều sông suối, đầm, hồ… nên việc bị chết đuối thường xuyên xảy ra. Hàng năm có rất nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra làm chết rất nhiều người trong đó đa số là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Theo thống kê của Bộ Lao động và Thương binh xã hội thì tai nạn đuối nước chiếm 50% trong tổng số tai nạn thương tích xảy ra ở trẻ em. Việt Nam là nước có tỉ lệ đuối nước cao nhất Đông Nam Á. Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng bơi, hàng năm đặc biệt là dịp hè các trung tập day bơi lại nhộn nhịp tổ chức dạy bơi cho các em học sinh. Tuy vậy việc dạy bơi ở trung tâm cũng chỉ ít ỏi so với số lượng học sinh trên toàn Đất nước. Đa số là những gia đình có điều kiện kinh tế mới dám cho con đi học. - Nhà nước ta trong những năm gần đây cũng rất quan tâm đến việc phổ cập bơi cho lứa tuổi học sinh. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đưa môn bơi là môn học tự chọn vào chương trình giáo dục thể chất trong các trường phổ thông từ những năm 1980, tuy nhiên việc triển khai còn gặp vô cùng khó khăn. Môn bơi rất ít được áp dụng để dạy trong nhà trường vì điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đảm bảo, nên chưa thể phổ cập bắt buộc học môn bơi trong chương trình. Trường chưa có hồ bơi nếu day bơi thì phải liên kết để giảng dạy, tuy vậy việc học bơi liên kết cũng khó khăn phức tạp. Cách liên kết như thế nào? Mặt khác đội ngũ giáo viên của các trường cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Không phải giáo viên nào dạy Thể dục là cũng có thể dạy bơi. Giáo viên cũng không thể giỏi tất cả các môn thể dục. 3 Hiện nay Sách giao khoa Thể dục 10, 11, 12 có nội dung hướng dẫn cách dạy và kỹ thuật Bơi, tuy vậy nếu chỉ dựa vào nội dung trong sách thì giáo viên gặp khó khăn trong việc áp dụng để dạy bơi. Từ những yêu cầu trên, nhằm trang bị cho giáo viên trường THPT Thống Nhất nói riêng và giáo viên day bơi nói chung phương pháp day bơi và cách để áp dụng dạy bơi trong nhà trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tại: “Áp dụng dạy bơi cho học sinh khối 10 trường THPT Thống Nhất” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN Mỗi ngày trôi qua chúng ta phải chứng kiến không ít vụ tai nạn đuối nước xảy ra. Trong số những vụ đuối nước xảy ra phần lớn là học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng về sự cần thiết phải trang bị cho trẻ em kỹ năng bơi lội. Hàng năm các Bộ, các Sở ban ngành đã ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước xảy ra. Đầu năm 2010, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 664/BGDĐT-CTHSSV hướng dẫn các sở GD&ĐT triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010-2015. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học, bộ đều nhắc nhở các địa phương chú trọng thực hiện việc này. Hàng năm, Bộ GD&ĐT cũng thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành và các tổ chức xã hội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao về kỹ năng dạy bơi và cứu đuối nước cho các giáo viên dạy bơi cốt cán của các tỉnh. Công văn số: 1761/BGDĐT-CTHSSV ngày 21-04-2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo về tăng cường giáo dục, tuyên truyền phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh, thời gian qua có các nội dung: “Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước đến tận giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh; phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước trên các phương tiện thông tin; phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh. Tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường; tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh. Tham mưu với địa phương đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp; đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy 4 và học bơi cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng trẻ em, học sinh bị đuối nước. Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước; khuyến cáo học sinh, không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm. Xây dựng cơ chế phối hợp với ngành Thể dục, thể thao trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi, có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học bơi. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh.” Ngày 19/7/2016, Sở Lao động - thương binh và xã hội Đồng Nai (LĐTB-XH) chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2011-2015 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020. Trong đó có nội dung “……Theo đó, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng những hình thức thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, nhiều đại biểu cho rằng, cần tiến hành xây dựng hồ bơi; dạy bơi; trang bị kỹ năng sống, kỹ năng cứu đuối; tạo môi trường sống an toàn cho trẻ; tổ chức nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em…” Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mô hình xã hội hóa việc dạy bơi bằng cách nhà trường, gia đình kết hợp với các trung tâm thể thao, các tổ chức, tư nhân có bể bơi, sắp xếp và bố trí dạy bơi cho học sinh trong các giờ học giáo dục thể chất (gia đình đóng góp kinh phí, đưa đón con em đến địa điểm học bơi; nhà trường bố trí giáo viên quản lý và trung tâm bố trí giáo viên dạy bơi cho học sinh). Ngoài ra, một số tỉnh khác cũng dạy bơi dưới nhiều hình thức như: dạy bơi trên cạn, mô hình lồng bơi trên sông, kênh, rạch... Tuy nhiên, cách làm này được đánh giá là chưa hiệu quả, chưa kể gặp nhiều khó khăn như: môi trường nước ô nhiễm, học sinh dễ nhiễm các loại bệnh tật; phụ huynh cũng rất ngại cho con em tham gia các lớp học bơi theo mô hình lồng bơi này. Tại Mỹ hay ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc dạy học bơi là bắt buộc. Bởi vậy, rất khó để có thể thấy một học sinh hay một thanh niên Mỹ đến tuổi trưởng thành mà không hề biết bơi lội, trong khi đó ở Việt Nam chúng ta lại thấy điều ngược lại. Ông Nguyễn Trọng Toàn – Phó chủ tịch Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam cũng cho rằng việc dạy bơi cho học sinh là vô cùng cần thiết, ngành giáo tục phải đưa môn bơi là môn bắt buộc. Về dự án chống đuối nước cho học sinh có sự kết hợp giữa Bộ GDĐT, Trung ương đoàn Thanh niên và Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam (Tổng cục TDTT), mới chỉ dự kiến tổ chức chứ chưa tổ chức được. 5 Về nguyên nhân, theo ông Toàn: “3 bộ vẫn chưa có sự thống nhất. Mà việc này cần có sự thống nhất cao thì mới làm được... Tổ chức việc này phải là bên giáo dục, còn bên ngành thể thao chúng tôi phối hợp về chuyên môn. Chúng tôi sẽ đào tạo về hướng dẫn viên, hỗ trợ giáo trình, giáo án”. Bơi là quá trình thực hiện các động tác nhằm đưa cơ thể di chuyển được một quãng đường nhất định trong nước mà không bị chìm. Có 4 kiểu bơi chính thường được sử dụng để giảng dạy và thi đấu: Bơi sải, bơi ếch, bơi ngửa, bơi bướm. Theo SGK Thể dục 10 cho điểm theo kết quả thực hiện bơi ếch của học sinh: Điểm 9 – 10: Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật bơi ếch. Biết phối hợp chân, tay vơi thở tương đối nhịp nhàng, không giật cục, bơi được 25m, kỹ thuật sai sót nhỏ. Điểm 7 – 8: Phối hợp các động tác chưa nhịp nhàng, thở chưa ổn định, còn nhấp nhổm, bơi được 20m. Điểm 5 – 6: Phối hợp động tác chưa nhịp nhàng, thở chưa phù hợp với nhịp quạt tay, bơi được dưới 20m và lớn hơn 15m Như vậy để đạt được 5 điểm trở lên học sinh cũng phải bơi được trên 15m. Với quãng đường này nếu một người không biết tập đúng cách thì cũng phải tốn nhiều thời gian mới thực hiện được. Trẻ em ngày nay không như ngày xưa, hàng ngày các em còn phải học bài, ít có thời gian đi chơi. Sông suối ngày xưa trẻ em tha hồ tắm và tự tập bơi rồi lâu ngày cũng biết bơi. Ngày nay sông, hồ suối đa số bị ô nhiễm, không ai dám xuống để tắm và tập bơi. Vì vậy mà trẻ em ngay nay ngày càng ít em biết bơi. Tại trường THPT Thống Nhất đóng trên địa bàn Huyện Thống nhất, để trẻ em tự tập biết bơi là điều rất ít thấy. Mấy năm gần đây các hồ bơi tư nhân xuất hiện và số trẻ em có biết bơi cũng có tăng lên nhưng số lượng tương đối ít và biết bơi ở đây cũng biết qua loa chữ không có kỹ thuật. Công tác dạy bơi ở các hồ bơi quanh trường cũng chưa phổ biến nhiều. Chính vì vậy việc dạy bơi và chương trình học chính khóa là rất cần thiết để tăng số lượng học sinh biết bơi, dần dần tiến tới phổ cập bơi. Như đã nêu ở phần lí do chọn đề tài, đội ngũ giáo viên hiện nay chưa tự tin và mạnh dạn để hướng dẫn dạy bơi cho học sinh cộng với trường không có hồ bơi. Muốn học bơi thì phải liên kết với hồ bơi tư nhân. Môn bơi chưa từng được áp dụng giảng dạy ở trường THPT Thống Nhất, nhưng bước vào năm học 2017 – 2018 với nghiên cứu được thực trạng nhu cầu học bơi của học sinh, những hướng dẫn giảng dạy và hướng dẫn áp dụng môn bơi, hi vọng sẽ được cấp trên đồng ý và thực hiện tại trường. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 6 1. Thực trạng về môn bơi tại trường THPT Thống Nhất Hiện nay trên các địa bàn lân cận trường trong 3 năm gần đây đã xuất hiện các hồ bơi tư nhân nhưng nhìn chung các hồ bơi chỉ phục vụ giải trí, học bơi vẫn chưa được chú trọng, vì vậy mà số người đi bơi nhiều nhưng số người biết bơi thì ít, đặc biệt là các em học sinh. Thường thì các em đến hồ bơi chỉ để vui chơi giải trí, nếu bơi thì cũng chỉ sơ sơ, không biết đến nơi đến chốn. Như chúng ta đã biết, học bơi cần phải có kinh phí. Ở trường học không có hồ bơi, nếu đã có thầy dạy thì ít nhất học sinh cũng phải đóng kinh phí mỗi buổi vào học tại hồ bơi. Vì vậy khi thực hiện nội dung dạy bơi ở những trường không có hồ bơi thì cần có sự hợp tác từ phía gia đình học sinh. Để hiểu rõ hơn về thực trạng vấn đề học bơi của trường chúng ta phải tìm hiểu tình hinh, nắm bắt được học sinh đã biết bơi chưa, có học bơi hay không? Để làm công việc này giáo viên cần khảo sát và thăm dò ý kiến của các em học sinh và gia đình. Phiếu khảo sát và phiếu thăm dò ý kiến được trình bày ở phần phụ lục cuối đề tài. Trước khi thực hiện thăm dò và khảo sát ý kiến, giáo viên phải phổ biến rõ nội quy hồ bơi quy định, phân tích cho học sinh những việc phải làm đặc biệt là vấn đề trang phục và vệ sinh trong khu vực hồ bơi, để các em hiểu rõ và thực hiện. Thông qua khảo sát bằng “phiếu khảo sát” khả năng bơi lội của học sinh khối 10 thu được kết quả ở BẢNG 1 7 BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ % MÔN BƠI CỦA HỌC SINH KHỐI 10 % HS bơi % HS bơi % HS bơi % HS bơi Lớp được được dưới được 20m được 15m 25m trở lên 15m 1/41 2/41 2/41 5/41 10A1 chiếm 2.4% chiếm 5 % chiếm 5 % chiếm 12% 0/40 0/40 5/40 3/40 10A2 chiếm 0% chiếm 0% chiếm 12.5% chiếm 7.5% 5/40 0/40 5/40 6/40 10A3 chiếm chiếm 0% chiếm 12.5% chiếm 15% 12.5% 2/37 5/37 1/37 3/37 10A4 chiếm chiếm chiếm 2.7% chiếm 8.1% 5.4% 13.5% 2/38 6/38 2/38 8/38 10A5 chiếm chiếm chiếm 5.2% chiếm 21% 5.2% 15.8% 5/38 0/38 0/38 0/38 10A6 chiếm chiếm 0% chiếm 0% chiếm 0% 13.2% 0/40 0/40 3/40 6/40 10A7 chiếm 0% chiếm 0% chiếm 7.5% chiếm 15% 3/41 0/41 3/41 3/41 10A8 chiếm chiếm 0% chiếm 7.3% chiếm 7.3% 7.3% 2/41 5/41 2/41 5/41 10A9 chiếm chiếm chiếm 4.9% chiếm 12.2% 4.9% 12.2% 3/38 5/38 1/38 4/38 10A10 chiếm chiếm chiếm 2.6% chiếm 10.5% 7.9% 13.2% 6/38 0/38 0/38 6/38 10A11 chiếm chiếm 0% chiếm 0% chiếm 15.8% 15.8% 2/37 0/37 2/37 3/37 10A12 chiếm chiếm 0% chiếm 5.4% chiếm 8.1% 5.4% 1/34 4/34 1/34 3/34 10A13 chiếm chiếm chiếm 2.9% chiếm 8.8% 2.9% 11.8% 0/38 0/38 3/38 3/38 10A14 chiếm 0% chiếm 0% chiếm 7.9% chiếm 7.9% 8 % HS không biết bơi 31/41 chiếm 75.6% 32/40 chiếm 80% 24/40 chiếm 60% 26/37 chiếm 83.8% 20/38 chiếm 52.8% 33/38 chiếm 86.8% 31/40 chiếm 77.5% 33/41 chiếm 78.1% 27/41 chiếm 65.8% 25/38 chiếm 65.8% 26/38 chiếm 68.4% 30/37 chiếm 81.1% 25/34 chiếm 73.5% 32/38 chiếm 84.2% Từ bảng thống kê trên cho ta thấy tỉ lệ % trung bình cả khối về thành tích môn bơi như sau: Học sinh bơi được trên 25m chiếm 1.2 % Học sinh bơi được trên 20m chiếm 4 % Học sinh bơi được trên 15m chiếm 9.6 % Học sinh bơi được dưới 15m chiếm 11.6 % Học sinh chưa biết bơi chiếm 73.6 % Từ kết quả này cho thấy tỉ lệ học sinh chưa biết bơi và tỉ lệ học sinh dưới điểm trung bình theo sách Thể dục 10 chiếm tỉ lệ cao: 85.2 % Thông qua “phiếu thăm dò ý kiến” đăng ký học bơi thu được kết quả ở BẢNG 2 BẢNG 2: BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ ĐĂNG KÝ HỌC BƠI CỦA KHỐI 10 Lớp Đồng ý Không đồng ý 10A1 35/41 chiếm 85.4% 6/41 chiếm 14.6% 10A2 34/40 chiếm 85% 6/40 chiếm 15% 10A3 36/40 chiếm 90% 4/40 chiếm 10% 10A4 30/37 chiếm 81% 7/37 chiếm 19% 10A5 32/38 chiếm 86.8% 6/38 chiếm 13.2% 10A6 32/38 chiếm 84.2% 6/38 chiếm 15.8% 10A7 35/40 chiếm 87.5% 5/40 chiếm 12.5% 10A8 35/41 chiếm 85.4% 6/41 chiếm 14.5% 10A9 34/41 chiếm 82.9% 7/41 chiếm 27.1% 10A10 31/38 chiếm 81.6% 7/38 chiếm 18.4% 10A11 33/38 chiếm 86.8% 5/38 chiếm 13.2% 10A12 30/37 chiếm 81% 7/37 chiếm 19% 10A13 28/34 chiếm 82.4% 3/34 chiếm 17.6% 10A14 35/38 chiếm 92.1% 3/38 chiếm 7.9% 9 Từ kết quả thu được ở Bảng 2 ta có thể thấy phần lớn học sinh đều mong muốn được học bơi nếu được học thời gian học chính khóa. Theo quan sát và trao đổi ý kiến với các giáo viên thể dục trong trường, có 4 giáo viên có đủ trình độ và kinh nghiệm dạy môn bơi. Vì vậy nếu áp dụng dạy bơi thì trường có số lượng giáo viên đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt. 2. Hướng dẫn cách dạy bơi hiệu quả Trước khi xuống hồ bơi giáo viên phải quán triệt học sinh tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn để đảm bảo an toàn trong quá trình học. Thực hiện nghiêm túc nội quy hồ bơi. Trong sách giáo khoa thể dục lớp 10,11,12 có giới thiệu kỹ thuật và phương pháp giảng dạy bơi ếch và bơi trườn sấp. Tuy nhiên nếu giáo viên thể dục không chuyên bơi lội thì việc áp dụng theo sách giáo khoa vào giảng dạy là rất khó khăn. Để dạy bơi tốt hơn cần áp dụng các bài tập và trình tự, sau đây là phần hướng dẫn: 1/. Khởi động: Một hoạt động thể thao nào cũng bắt đầu bằng việc khởi động toàn bộ cơ thể. Môn bơi thì việc khởi động là hết sức cần thiết, khi xuống nước nếu không khởi động có thể gặp rủi ro rất lớn. Phần khởi động chung giống tất cá các môm thể thao khác: Khởi động toàn bộ các khớp, ép dây chằng, vận động cơ Phần khởi động chuyên môn thông qua các buổi tập có thể cho tập hay ôn lại các động tác chân, tay, thở. Khi thực hiện nhiều lần đông tác ở trên cạn thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho hoạt động dưới nước. Như vậy khi tập bơi thì tất cả các kỹ thuật đều tập từ trên cạn trước và tập theo trình tự: Tập chân, tay, thở. Có thể tập phối hợp tay với thở ở trên cạn trước. Phần xuống nước, khi xuống nước cũng phải theo trình tự. 2/. Làm quen với nước, bao gồm: - Tập nín thở dưới nước: Hít vào đầy hơi sau đó cúi đầu chìm trong nước nín thở. Bắt đầu có thể cầm tay người hướng dẫn hoặc cầm tay vào thành bể. Khi đã quen thì hai tay buôn lỏng trong nước tự tập. 10 - Tập hít thở với nước: Hít vào bằng miệng, thở ra bằng mũi hoặc cả mũi và miệng. Khi đầu nhô khỏi mặt nước thì há miệng hít vào nhanh. Khi cúi đầu chìm trong nước thì thở để ra bằng mùi khoảng 3 giây. Lức mới tập có thể hai tay cầm vào thành bể, tập quen thì có thể tự tập. Ảnh sưu tầm Nếu tập bơi trườn sấp thì kết hợp nổi lên và nghiêng đầu sang một bên để lấy hơi hít vào. - Tập nổi dưới nước: Tập với mực nước ngang bụng, hít vào thật sâu rồi nín thở. Sau đó ngồi xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng. Lúc đầu, cơ thể chìm xuống, song sau đó sẽ từ từ nổi lên. 11 Ảnh sưu tầm Khi người nổi hẳn lên, bạn hãy duỗi tay và chân thẳng ra như tấm ván và tập giữ thăng bằng.. Khi nào hết hơi, bạn co chân lại, đứng lên. Ảnh sưu tầm - Tập đứng lên khi nằm sấp thẳng người, dăng tay chân. Khi đang nằm sấp muốn đứng dậy ta thu hai gối cùng lúc về trước bụng đồng thời kéo hai tay về sau khi phần chân sẽ hướng xuống, phần đầu sẽ nổi trên, ta chỉ cần thả hai chân thẳng rồi đứng lên. Ảnh sưu tầm - Tập lướt nước và giữ thăng bằng. Hai chân đạp vào thành bể lao người nằm sập gần song song với mặt nước về trước. Trong khi lướt nước giữ cho cơ thể thăng bằng, không bị nghiêng sang hai bên. 12 Ảnh sưu tầm Ảnh sưu tầm 3/. Tập nội dung cơ bản Tuân theo trình tự: Tập chân, đến tay, thở Tập phối hợp: Tay với chân. Tay với thở. Kết hợp toàn bộ Chân – Tay – Thở Tham khảo phần kỹ thuật được giới thiệu trong sách giáo khoa Thể dục 10,11,12. Giảng dạy cần chú ý phải đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp. Tập trên cạn trước rồi mới tập dưới nước. Tập tại chỗ rồi mới tập di chuyển. Tập vơi dụng cụ hỗ trợ (nếu có) rồi đến tự tập không có dụng cụ hỗ trợ. 3. Hướng dẫn cách tổ chức dạy bơi ở trường 3.1. Thời gian: Bơi là nội dung thể thao tự chọn và nằm cuối của 2 học kỳ. Phần áp dụng dạy bơi thực hiện cần được tiến hành vào nửa cuối của học kỳ 1 trở đi. Khi đó khối 10 đã đi vào ổn định và mọi công tác chuẩn bị về mặt chuyên môn, cơ sở vật chất, danh sách đăng ký cũng được hoàn thành. Theo 13 Phân phối chương trình Thể dục khối 10 học kỳ 1 từ tuần 9 đến tuần 19 có hai nội dung Cầu lông và TTTC. Trừ đi 2 tuần kiểm tra chung của trường (học sinh nghỉ học Thể dục) còn lại TTTC chiếm 8 tuần và 1 tuần dự trữ kiểm tra bổ sung. (Xem Phân phối chương trình phần phụ lục) Với thời gian này đảm bảo đủ để học sinh biết bơi và đạt chuẩn 5 điểm trở lên theo yêu cầu cho điểm SGK thể dục 10. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, kỹ càng cho học sinh luyện tập ở nhà. Ngoài thời gian học ở lớp học sinh nên tự tập luyện 1 đến 2 buổi. Nếu được như vậy thì hiệu quả càng cao. Lưu ý vấn đề đảm bảo an toàn khi tập ở dưới nước. Tuyệt đối không xuống hồ sâu nguy hiểm tập luyện khi không có người bảo hộ trong coi. Đối với môn Cầu lông không được học ở kỳ một do phải dành thời gian cho học bơi, chúng ta có thể chuyển nội dung này thay cho TTTC ở học kỳ 2. Thời gian TTTC của hai học kỳ cũng tương đương nhau. (Xem Phân phối chương trình phần phụ lục) Theo thời khóa biểu môn thể dục lớp 10 học buổi sáng từ tiết 1 đến tiết 4 cho tất cả các lớp. Môn Thể dục học trái buổi nên mỗi giáo viên có thể bố trí 2 lớp (4 tiết) trong 1 buổi học. Một lớp học tiết 1,2, sau đó nghỉ giải lao 20 phút giữa giờ rồi giáo viên dạy tiếp tiết 3,4. Để dạy bơi 2 lớp thì khoảng thời gian nghỉ giải lao giữa tiết 2 và tiết 3 là 20 phút giáo viên và học sinh có thể di chuyển từ trường sang hồ bơi hoặc hồ bơi về trường. Thời gian di chuyển mất 5 phút. Như vậy trong 1 buổi học sinh học 2 môn Thể dục và Quốc phòng, thời gian nghỉ giải lao để chuyển đổi giữa 2 môn là 20 phút. Thời gian này tương đối thoải mái cho công việc di chuyển và chuẩn bị cho môn học tiếp theo. Trích Thời khóa biểu môn Thể dục 10. 14 TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT THỜI KHÓA BIỂU THỂ DỤC QUỐC PHÒNG LỚP 10 (học sáng) Thứ Tiết 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 10A6 10A7 10A8 10A9 10A10 10A11 10A12 10A13 10A14 2 2 4 1 TD- Quân 2 TD- Quân 1 3 2 3 3 TD- Quân 3 4 QP-Hùng 4 1 4 2 4 3 QP-Hùng TD- Quân 1 TD- Quân 2 TD- Quân QP-Dũng 3 QP-Dũng TD- Quân 4 TD- Quân 4 5 5 1 TD- Quân 1 6 2 6 2 QP-Nga TD- Quân 3 TD- Quân QP-Nga 4 TD- Quân 3 4 Thống Nhất, ngày 15 tháng 8 năm 2016 P.HIỆU TRƯỞNG 15 3.2. Địa điểm: Trường THPT Thống Nhất có thuận lợi trong việc liên kết dạy bơi. Cạnh trường có 1 hồ bơi tư nhân với diện tích 10x20m đảm bảo chất lượng. Quãng đường từ trường tới hồ bơi khoảng gần 100m nên việc di chuyển qua lại giữa trường và hồ bơi tương đối thuận tiện và tốn ít thời gian. Đối tượng: Học sinh khối 10, ban đầu nên thực hiện với ít lớp rồi sau đó tăng số lớp lên. Lấy thí dụ dạy 3 lớp: Theo thời khóa biểu ở trên của Thầy Quân gồm: lớp 10A4 tiết 1,2 và lớp 10A5 tiết 3,4 của ngày thứ 3; lớp 10A1 tiết 1,2 của ngày thứ 4. Qua bảng 2 phần nghiên cứu thực trạng về việc đăng ký học bơi ta thấy lớp 10A1 có 35/41 học sinh đăng ký học bơi, còn lại 6/41 học sinh không đồng ý; lớp 10A4 có 30/37 học sinh đăng ký học bơi, còn lại 7/37 học sinh không đăng ký; lớp 10A5 có 33/38 học sinh đăng ký học bơi, còn lại 5/38 học sinh không đăng ký. Số học sinh không đăng ký học bơi ở 3 lớp 10A1, 10A4, 10A5 ta có thể ghép học chung với 3 lớp thầy Quân đang dạy theo thời khóa biểu trên là: Lớp 10A2 ghép 5 học sinh của lớp 10A5, sĩ số là: 40 + 5 = 45 học sinh. Lớp 10A10 ghép 6 học sinh của lớp 10A1, sĩ số là: 38 + 6 = 44 học sinh. Lớp 10A12 ghép 7 học sinh của lớp 10A4, sĩ số là: 37 + 7 =44 học sinh. Sĩ số các lớp sau khi được ghép là 44 và 45 học sinh, không quá lớn so với 1 lớp học. Theo số liệu thống kê sĩ số học sinh khối 10 dao động từ 34  41 học sinh. Kết quả khảo sát ở bảng 2 cho thấy số lượng học sinh đăng ký học bơi dao động từ 28  36 học sinh. Số lượng học sinh không đăng ký dao động từ 3  7 học sinh. Từ đây ta co thể thấy nếu ghép lớp hợp lý thì sĩ số lớp nằm ở mức cho phép với bé hơn hoặc bằng 45 học sinh. Qua khảo sát các giáo viên dạy thể dục của trường đều nhất trí 100% cho ghép bất cứ lớp nào nếu áp dụng dạy bơi cho các em học sinh. Trong tổ hiện nay có 2 giáo viên đang dạy bơi ở hồ bơi tư nhân nếu đề án thực hiện dạy bơi ở trường thì về phần giảng dạy đã được đảm bảo. Từ đầu năm học tác giả thông qua tổ, trường để tiến hành khảo sát làm SKKN và các giáo viên trong tổ đều ủng hộ nhiệt tình. Qua năm học mới nếu dạy bơi được áp dụng thì giáo viên cũng sẵn sàng nhận lớp và giảng dạy, đó là lời cam kết của giáo viên trong tổ Thể dục. Một buổi dạy hai lớp học bơi thì trong 1 tuần sắp xếp được 10 lớp. Như vậy qua 1 năm học ta có thể áp dụng được hết 1 khối (14 lớp) học bơi. Số lớp này phải phân công thời khóa biểu đều cho 2 giáo viên giảng dạy. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Về thực trạng môn bơi tại trường THPT Thống Nhất. 16 SKKN – Phan Văn Quân – Trường THPT Thống Nhất – Bộ môn Thể dục Tìm hiểu được thực trạng việc học bơi ở trường. Thấy được số học sinh không biết bơi chiếm tỉ lệ cao. Nhu cầu và sự cần thiết học bơi theo hướng nghiên cứu của đề tài này là rất thực tế. Đội ngũ giáo viên đảm bảo chuyên môn cho việc giảng dạy. - Về hướng dẫn cách dạy bơi hiệu quả. Tạo ra nguồn tài liệu hướng dẫn giảng dạy từ đó giáo viên có cơ sở tin cậy để thực hiện dạy bơi. - Về hướng dẫn cách tổ chức dạy bơi ở trường. Hướng dẫn áp dụng dạy bơi hợp lý và có thể áp dụng. Từ trước tới nay chưa từng có hướng dẫn áp dụng dạy bơi cho trường Thống Nhất. Nay đã tác giả tìm ra cách áp dụng dạy bơi vào trường. Ban đầu chỉ với 3 lớp nhưng cũng là sự khởi đầu cho việc phổ cập bơi tại trường khi đã có tiền đề. - Với năng lực và kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm dạy bơi và những vấn đề được thực hiện ở đề tài, nếu được cấp trên và cơ quan đồng ý cho phép triển khai thì việc dạy bơi cho học sinh nhất định sẽ đạt hiệu quả cao. V. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Các trường học cần được đầu tư xây dựng hồ bơi, có thể dùng hồ bơi di động với giá từ 100 triệu đến 150 triệu đồng. - Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức tập huấn dạy bơi và công tác cứu hộ cơ bản cho giáo viên trường học theo từng năm học. - Qua những lý luận và phân tích của để tài, tôi có thể khẳng định chắc chắn việc áp dụng dạy bơi vào trường sẽ giúp cho nhiều học sinh biết bơi. Môn bơi cần được áp dụng giảng dạy cho trường THPT Thống Nhất vào năm học mới. Tác giả đề tài sẽ là người thực hiện, sau đó sẽ khuyến khích các giáo viên khác cùng thực hiện. Sở Giáo dục cần có công văn chỉ đạo về trường và coi SKKN này như một phần kế hoạch của trường cho việc áp dụng dạy bơi. 17 SKKN – Phan Văn Quân – Trường THPT Thống Nhất – Bộ môn Thể dục VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đức Thu (Tổng chủ biên). Sách thể dục giáo viên lớp 10, Nhà xuất bản giáo dục. 2. Vũ Đức Thu (Tổng chủ biên). Sách thể dục giáo viên lớp 11, Nhà xuất bản giáo dục. 3. Vũ Đức Thu (Tổng chủ biên). Sách thể dục giáo viên lớp 12, Nhà xuất bản giáo dục. 4. PGS. Nguyễn Văn Trạch. Giáo trình Bơi lội, Trường Đại học SP Tp Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Xuân Sinh. Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB TDTT Hà Nội. 6. Ban bí thư trung ương Đảng. Các văn bản của ban bí thư trung ương về tăng cường công tác TDTT và công tác giáo dục – đào tạo giai đoạn mới. 7. Lê Biểu, Dương Nghiếp Chí. Lý luận và phương pháp huấn luyện thể thao, Sở TDTT TP Hồ Chí Minh. 8. Ts: Nguyễn Bá Minh (2007). Tâm lý học TDTT. 9. Biên soạn Ts: Hoàng Thị Ái Khê (2007). Sinh lý học TDTT 10. http://news.zing.vn/day-boi-trong-nha-truong-giao-duc-lamkhong-xue-post643966.html 11. http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20160422/day-boi-trong-nha-truonggiao-duc-lam-khong-xue/1088479.html 12. Websitte. Phòng chống tai nạn thương tích 13. Websitte. http://pbc.moet.gov.vn/?page=9.6. Bộ Giáo dục và đào tạo http://phocapboi.vn/240/thuc-trang-tai-nan-duoi-nuoc-tai-viet-nam.html 18 SKKN – Phan Văn Quân – Trường THPT Thống Nhất – Bộ môn Thể dục VII. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT MÔN BƠI Để giúp chung tôi tìm hiểu thực trạng môn bơi tại trường THPT Thống Nhất, làm cơ sở để tổ chức việc dạy bơi cho các em học sinh. Mong các em học sinh hợp tác và điền các thông tin chính xác ghi ở bên dưới|: Họ và tên học sinh: …………………………….. Lớp: ………………………………….. Học sinh hãy đánh dấu X vào ô bên cạnh Em có biết bơi không: Có ; Không Nếu học sinh biết bơi thì đánh dấu X vào ô ở bên dưới: Bơi được 25m trở lên Bơi được 20m Bơi được 15m Xin chân thành cảm ơn! 19 Bơi được dưới 15m
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan