Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn an toàn giao thông tiểu học một số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp ...

Tài liệu Skkn an toàn giao thông tiểu học một số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp an toàn

.DOC
17
353
123

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, nhu cầu đi lại của mọi người cung tăng theo. Tuy nhiên y thức tham gia giao thông của người dân Việt Nam lại chưa tốt. Chính vì vậy, tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông ngày càng tăng, gây sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển phương tiện vi phạm luật giao thông. Chính phủ cung đã làm nhiều biện pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông, trong đó có đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với ngành giáo dục là phải đào tạo một thế hệ tương lai có kiến thức và y thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an toàn giao thông cung không nằm ngoài những mục tiêu chung. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học 1998 - 1999. Trường Tiểu học Nghi Hương cũng đã thực hiện dạy An toàn giao thông từ năm học 2004-2005. Cùng với những thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia giao thông. Thực hiện một cuộc điều tra học sinh các lớp 4 - 5 tại trường mình, tôi thấy 73% học sinh tự đi xe đạp đến trường. Hằng ngày các em học sinh của chúng tachủ nhân tương lai của đất nước đang tham gia giao thông trên mọi nẻo đường của địa phương. Trên các con đường đó, đặc biệt là trên Đại lộ Nguyễn Sinh Cung, người và các phương tiện xe cộ đi lại rất đông, nhiều phương tiện đi với tốc độ cao. Điều đó có nghĩa là nguy hiểm đang rình rập các em hàng ngày nếu các phương tiện giao thông đó không chấp hành Luật an toàn giao thông hoặc các em học sinh 1 của chúng ta thiếu hiểu biết về Luật giao thông khi tham gia giao thông đường bộ. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Môṭ số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp an toàn”. 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng tham gia giao thông của học sinh tiểu học và việc giáo dục an toàn giao thông ở các trường Tiểu học Vì điều kiện gia đình và vì sở thích của cá nhân các em nên hiện nay nhiều học sinh tiểu học đã tự đi xe đạp đến trường. Con đường các em đến trường tuy không xa nhưng phải qua nhiều ngã ba, ngã tư và hầu hết các em phải đi trên đường Đại lộ Nguyễn Sinh Cung - trục đường trung tâm dẫn khách du lịch đến với bãi biển Cửa Lò - con đường mà xe cộ lúc nào cung đi lại tấp nập. Nguy hiểm là vậy nhưng nhiều em khi đi xe đạp vẫn chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp. Cung có thể có em đã biết đến những quy định nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ, không thực hiện đúng quy định. Mặt khác, các bậc phụ huynh của chúng ta cho con đi xe đạp nhưng chưa đảm bảo được cho các cháu một chiếc xe đạp đúng tiêu chuẩn, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Và thực tế đã có các vụ tai nạn xảy ra đối với học sinh, gây ra thương tích đáng tiếc như gãy tay, gãy chân, sứt đầu, chảy máu, chầy xước,... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và việc học tập của các em. Như vậy, yêu cầu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học thực sự cấp thiết nhưng thực tế tài liệu về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học còn hạn chế, quỹ thời gian dành cho chương trình hạn hẹp (chỉ dạy vào chiều thứ sáu của sáu tuần học), đồ dùng dạy học đặc trưng của bộ môn chưa đầy đủ, chưa có chương trình tập huấn cho giáo viên khi dạy An toàn giao thông. Nhiều giáo viên còn dạy “chiếu lệ”, không ít giáo viên lúng túng khi tổ chức các hình thức hoạt động dạy An toàn giao thông nên dường như việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường vẫn chưa thực hiện quyết liệt. Nhiều em học sinh và phụ huynh của các em cho rằng đây là môn phụ, được dạy lồng ghép nên ít quan tâm, nhắc nhở con em học tập và thực hành các thói quen an toàn giao thông. Để học sinh có nhận thức và hành vi văn hoá, văn minh khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức tối thiểu tai nạn giao thông thì giáo viên chúng ta đóng 3 một vai trò quan trọng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới việc giáo dục An toàn giao thông nói chung và giáo dục an toàn khi đi xe đạp cho HS của lớp mình. 2. Những biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học khi đi xe đạp. 2.1- Dạy nghiêm túc, có chất lượng tiết An toàn giao thông - Để thực hiện một bài dạy An toàn giao thông, tôi đã chủ động tìm hiểu luật giao thông liên quan đến bài dạy với mọi hình thức: đọc sách giáo khoa, sách giáo viên, tìm hiểu báo mạng Internet, tìm hiểu tình hình tham gia giao thông của học sinh trong nước và địa phương. Khi truyền thụ cho học sinh cần lựa chọn những nội dung luật có tính phổ biến, cần thiết về luật giao thông đường bộ, quy định đối với người đi xe đạp một cách dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. - Xác định mục tiêu tiết dạy là lấy việc hình thành kĩ năng, hành vi đúng làm cơ bản. Giáo dục phải giúp học sinh có hành vi đúng và biết cách xử lí các tình huống giao thông theo quy định của Luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông. Học sinh chưa cần thuộc từng câu chữ trong Luật nhưng có hành vi đúng theo quy định của Luật. - Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó theo sự nhận thức của học sinh, tăng cường rèn luyện kĩ năng. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng, tích cực. Những định hướng về nội dung, những nguyên tắc dạy học trên chưa đủ để đảm bảo học sinh có hiểu biết và hành vi, kĩ năng đúng khi tham gia giao thông nếu không coi trọng phương pháp giáo dục, giảng dạy. Những bài học về an toàn giao thông thường có nội dung khô khan, đơn điệu, dễ nhàm chán. Vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú y của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Cần tránh cách dạy thụ động, áp đặt cho học sinh, bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, thực hiện cho đúng. Cung như những môn học khác, khi dạy An toàn giao thông, chúng ta cung sử dụng phương pháp dạy học tích cực. Với các phương 4 pháp đó cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên, cụ thể: a) Phương pháp thảo luận nhóm: Khi dạy các em lựa chọn chiếc xe đạp an toàn trước khi đi ra đường. Học sinh các nhóm cùng trao đổi, nhận xét, phát hiện, bày tỏ y kiến của mình về chiếc xe đạp an toàn, phù hợp với mình. Sau đó, giáo viên mới chốt lại những y đúng.Có như vâ ̣y, các em mới nhớ rất lâu những điều đã học. b) Phương pháp hồi tưởng: Khi dạy phần: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp ngoài đường. Cho học sinh kể lại những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn (tức là vi phạm những điều cấm). Sau đó học sinh trình bày những điều mà mình nhìn thấy. Giáo viên có nhiệm vụ liệt kê trên bảng, giáo viên nhắc lại những điều cấm để học sinh khắc sâu và thực hiện cho đúng, nhất là những em nào còn vi phạm thì sửa ngay. c) Phương pháp thực hành: Cho các em thực hành đi xe đạp trên sân trường được tôi dạy lồng ghép trong các buổi sinh hoạt tập thể. Đường đi là từ sân trường ra tới cổng, hướng dẫn các em cần phải đi cho đúng theo lề phải, khi rẽ phải, rẽ trái phải giơ tay xin đường, cho xe chuyển hướng từ từ theo hướng mình muốn sang. Sau đó cho học sinh tự nhận xét và giáo viên kết luâ ̣n. Từ đó các em được nhắc lại những quy định đối với những người đi xe đạp. d) Phương pháp trò chơi: Phương pháp này được tôi áp dụng lồng ghép trong những buổi sinh hoạt trong lớp. Chăng hạn trò chơi đi xe đạp trên sa bàn, mỗi nhóm một bộ, cho các em giải thích các vạch kẻ đường, chỉ về những cách đi xe đạp khác nhau trong những tình huống khác nhau trên mô hình như: 5 . Khi phải vượt xe đỗ bên đường. . Khi phải đi qua vòng xuyến. . Khi đi từ trong ngõ ra. . Khi đi đến ngã tư và cần đi thăng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào trên sơ đồ là đúng. g) Phương pháp trắc nghiệm: Khi dạy An toàn giao thông xong phần lí thuyết để kiểm tra trí nhớ, khả năng phán đoán của học sinh, đặc biệt ở phần 2: Những điều cấm người đi xe đạp của bài “Đi xe đạp an toàn”, giáo viên đưa ra những hình ảnh đi xe đạp đúng và sai, yêu cầu học sinh đánh dấu x vào hình ảnh đi xe đạp đúng. Cung như những môn học khác trong một giờ học phải tạo cho các em hứng thú học tập, nên các hoạt động dạy an toàn giao thông cung phải phong phú đa dạng, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp, các em có kỹ năng an toàn phải hình thành từ thụ động đến chủ động, hướng dẫn các em từ từ không nên ép buộc các em phải nhớ ngay mà các em sẽ có kỹ năng dần theo những giờ thực hành, trò chơi hay từ những tình huống thật mà các em đã gặp phải. Tuy nhiên với bất kỳ hình thức dạy học nào tôi đều phải chú y: Từ ngữ sử dụng phải ngắn gọn, trò chơi phải phù hợp, có quy tắc chơi rõ ràng, hình ảnh đưa ra phải sát với thực tế. Ngoài ra, tôi còn vận dụng tối đa khả năng sử dụng máy tính để soạn bài trên Power Point, đao tải nhiều hình ảnh những chiếc xe đạp đảm bảo an toàn, những hành vi đi xe đạp an toàn và không an toàn, một số vụ tai nạn khi đi xe đạp để học sinh khám phá, tìm hiểu, từ đó rút ra bài học. Hình thức này đã thu hút được sự chú y của học sinh, tiết dạy được đồng nghiệp đánh giá cao. 2.2- Phối hợp với phụ huynh học sinh để đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi xe đạp: Đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn, chưa đúng quy định và chưa phù hợp với lứa tuổi của các em. Như vậy rất dễ 6 xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao. Tôi đã thống kê các trường hợp này ngay từ đầu năm học ở lớp mình chủ nhiê ̣m (Lớp 4B), cụ thể như sau: - Tổng số học sinh trong lớp: 34 em - Tổng số các em đi xe đạp: 23em - Tổng số các em đi xe đạp đúng quy định (vành cỡ nhỏ hơn 650 mm), phù hợp với lứa tuổi: 12 em chiếm 35,3%. - Tổng số các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp (còn chưa đầy đủ) là 7 em trong tổng số 23 em đi xe đạp, chiếm 30,4 %. - Số còn lại các em đi xe đạp chưa đúng quy định dành cho trẻ em và chưa nắm được những quy định dành cho người đi xe đạp. Với tình hình này, ngay từ đầu năm, tôi đã lâ ̣p một bảng thông số tiêu chuẩn về một chiếc xe đạp an toàn và phù hợp với lứa tuổi của các em học sinh lớp 4 để triển khai cho tất cả phụ huynh học sinh trong lớp ở cuô ̣c họp phụ huynh lần thứ nhất vào giữa tháng 9 năm 2013, để phụ huynh hiểu được thế nào là mô ̣t chiếc xe đạp an toàn đối với học sinh tiểu học. Những thông số này là do Uỷ ban An toàn Giao thông quy định, cụ thể như sau: - Là xe của trẻ em: có vành nhỏ (dưới 250 mm). - Xe phải tốt: các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay. - Có đủ các bộ phận: phanh (thắng), đèn chiếu sáng, đèn phản quang. - Có đủ chắn bùn, chắn xích (trừ loại xe địa hình). - Lốp (vỏ) xe không mòn tránh trơn trượt. - Khi ngồi lên xe phải chống chân được xuống đất. Qua trao đổi, nhiều y kiến phụ huynh cho rằng: vì hoàn cảnh gia đình nên mô ̣t số em vẫn phải đi xe đạp của người lớn đến trường. Vấn đề mới lại nảy sinh 7 nhưng tôi đã bàn với phụ huynh để̉ có hướng tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi xe đạp của người lớn nhưng phụ huynh nên: - Sử dụng xe đạp nữ. - Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể chống chân xuống đất được. - Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em không phải nhoài người mới với được tay lái. Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành, nhất là những gia đình phụ huynh còn khó khăn. Vấn đề này tôi còn trực tiếp nhờ Ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp tuyên truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho các em đi xe đạp chưa đúng quy định đến trường. 2.3- Xác định nội dung cần giáo dục để giúp các em đi xe đạp an toàn a) Lựa chọn xe đạp an toàn: Qua bài học “Đi xe đạp an toàn”, các em xác định được thế nào là một chiếc xe đạp bảo đảm an toàn. Từ đó các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định. Cụ thể khi dạy bài này ở phần thứ nhất (trước khi ra đường) tôi cho các em ra ngoài sân trường ở phần thực hành về chiếc xe đạp an toàn. Tôi chọn hai chiếc xe, một chiếc có đủ điều kiện an toàn như đã nêu ở trên, một chiếc đã hỏng thắng (phanh), các ốc lỏng lẻo, xe cao của người lớn, cho các em lần lượt đi từng chiếc một ở sân trường rồi yêu cầu các em nhận xét. Tất cả các em đều nhất trí rằng chiếc xe đã hỏng thắng (phanh), ốc lỏng lẻo cao thì không thể dừng ngay được, không thể chống chân xuống khi cần thiết. Như vậy, các em không thể làm chủ được khi có tình huống xảy ra trên đường đi. b) Những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp trên đường. Từ đó các em có y thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao 8 thông đường bộ. Nội dung này các em đã được học qua bài: Đi xe đạp an toàn ở phần 2 (khi đi ở ngoài đường cần thực hiện các quy định sau). Ngoài ra, các em được thường xuyên nhắc lại trong những buổi sinh hoạt tập thể vào chiều thứ sáu hàng tuần. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau: - Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy). - Đi đúng hướng đường, làn đường dành cho xe thô sơ. - Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường. - Đi đêm phải có đèn phát sáng hay phản quang. - Nên đội mu bảo hiểm để bảo đảm an toàn. - Khi đi từ đường ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ. c) Những điều cấm đối với người đi xe đạp: - Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường. - Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang( từ 3 xe trở lên). - Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật. - Dừng xe giữa đường nói chuyện. - Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều. - Rẽ đột ngột qua đầu xe. (Theo điều 28 – Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ) 2.4- Một số hình thức để chuyển tải các nội dung an toàn khi đi xe đạp cho học sinh. - Tổ chức dạy bài “An toàn khi đi xe đạp” một cách hiệu quả. 9 - Xây dựng bản nội quy đi xe đạp an toàn. Sau đó phát động phong trào thi đua thực hiện tốt nội quy. - Thành lập Ban an toàn giao thông của lớp. Ban an toàn giao thông có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Luật an toàn giao thông, trong đó có các nội quy đi xe đạp an toàn. Cuối tuần vào tiết sinh hoạt lớp, Ban an toàn giao thông sẽ báo cáo việc thực hiện an toàn giao thông của các bạn. Sau đó sẽ tổng kết thi đua trong tuần. - Phối hợp với Liên đội tổ chức các chương trình: Chúng em tìm hiểu Luật giao thông; Vẽ tranh về An toàn giao thông, Thi tuyên truyền viên nhí về An toàn giao thông... - Ngoài ra, chúng ta có thể treo các tranh ảnh giao thông đường bộ liên quan đến xe đạp trong phòng học để học sinh quan sát, tham khảo... 3. Kết quả đạt đươc Những kinh nghiệm trên đã được tôi thực hiện ở lớp 4B từ đầu năm học đến nay. Kết quả đạt được rất khả quan: Hầu hết tất cả HS trong lớp đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đến nay chưa có vụ tai nạn nào xảy ra. Các em có kỹ năng thói quen tốt, đi sát lề đường bên phải và luôn quan sát trước, sau khi muốn sang đường, có y thức kiểm tra các bộ phận của xe trước khi sử dụng xe đạp tham gia giao thông. Các em còn có y thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, khi đi xe đạp thật vững mới đi ra đường. Đặc biệt có y thức tốt thực hiện các quy định của giao thông đường bộ đối với người đi xe đạp, hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông. Rèn luyện và nâng cao y thức tự giác khi tham gia giao thông, không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn đảm bảo an toàn khi đi học. Các em biết cách lên, xuống và dừng, đỗ xe an toàn trên đường, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi đi xe đạp. Kết quả thống kê như sau: - Tổng số học sinh trong lớp: 34 em 10 - Tổng số các em đi xe đạp: 25em, chiếm 73,5% (tăng 2 em so với đầu năm) - Tổng số các em đi xe đạp đúng quy định (vành cỡ nhỏ hơn 650 mm), phù hợp với lứa tuổi: 21 em chiếm 61,7%. (tăng 9 em so với đầu năm) - Tổng số các em nắm được những quy định đối với người đi xe đạp là 21 em trong tổng số 25 em đi xe đạp, chiếm 84 %. (tăng 14 em so với đầu năm) Những kết quả đó chưa phải tuyê ̣t đối nhưng cung là dấu hiê ̣u cho thấy sự thay đổi của các em khi được giáo dục đúng hướng. Những kết quả đó sẽ làm tiền đề cho việc phát triển y thức chấp hành luật giao thông về sau của các em, làm nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em lớn lên. 11 III. KẾT UẬN 1. Bài học kinh nghiêm ̣ Qua các hoạt đô ̣ng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh ở trường, tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: + Lieân heä chaët cheõ vôùi phuï huynh hoïc sinh, leân keá hoaïch ñeå baøn baïc, trao ñoåi vôùi phuï huynh trong caùc buoåi hoïp phuï huynh. + Thöôøng xuyeân lieân laïc vôùi ban chaáp haønh cha meï hoïc sinh cuûa lôùp ñeå hoï cuøng vaän ñoäng tuyeân truyeàn veà an toaøn giao thoâng cho phuï huynh cuûa caû lôùp, nhaát laø taïo ñieàu kieän cho caùc em coù moät chieác xe an toaøn ñeå ñi hoïc hay coù bieän phaùp khaéc phuïc veà chieác xe an toaøn hôïp lí nhaát. + Kieán thöùc veà ñi xe ñaïp an toaøn khoâng nhieàu, khoâng khoù nhöng laïi gaàn vôùi cuoäc soáng thöïc neân phaûi daïy caùc em laëp ñi laëp laïi nhieàu laàn loàng gheùp trong caùc buoåi sinh hoaït taäp theå ñeå hoïc sinh naém vöõng. + Tieát daïy an toaøn giao thoâng phaûi nheï nhaøng, töï nhieân, khoâng naëng neà, aùp ñaët, taïo khoâng khí lôùp hoïc vui, laøm sao thu huùt taát caû caùc em cuøng tham gia. + Giaùo vieân phaûi söû duïng nhieàu hình thöùc toå chöùc daïy hoïc: Troø chôi, hoaït ñoäng nhoùm, thöïc haønh, traéc nghieäm. . . 12 + Giaùo vieân phaûi caên cöù vaøo ñieàu kieän cuï theå ôû ñòa phöông ñeå löïa choïn kieán thöùc vaø kyõ naêng cô baûn ñeå hình thaønh cho hoïc sinh lôùp mình khoâng nhaát thieát phaûi tuaân thuû maùy moùc, nhöng tuyeät ñoái phaûi daïy ñuùng yeâu caàu veà an toaøn giao thoâng, ñuùng luaät giao thoâng. + Hình thöùc toå chöùc lôùp hoïc, ñòa ñieåm hoïc an toaøn giao thoâng khoâng nhaát thieát phaûi toå chöùc nhö caùc giôø hoïc khaùc mà chuû yeáu ñeå hoïc sinh thaáy thoaûi maùi trong giôø hoïc. 2. Ý kiến đề xuất: Công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng là một quá trình thường xuyên và lâu dài. Đây là việc làm cần phải liên tục và có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương; từ các cán bộ đảng viên đến người dân...Nếu mọi người dân ai cung biết tuân thủ giữ gìn trật tự an toàn giao thông thì đó chính là “niềm vui và hạnh phúc” cho mọi nhà. Vâ ̣y để công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường tiểu học đạt hiê ̣u quả, tôi xin có một số đề xuất như sau: - Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hỗ trợ công tác giáo dục an toàn giao thông ở địa phương. Mở rộng thông tin báo, đài, mạng … để giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, trong đông đảo phụ huynh và học sinh. - Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ, giáo viên. - Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hỗ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để đủ phục vụ lớp học vì học sinh tăng nhanh. - Tổ chức các phong trào thi đua và triển lãm tranh về ATGT; Hô ̣i thi Chúng em với an toàn giao thông... - Tổ chức giao lưu cụm huyện để tuyên truyền Luâ ̣t giao thông . 13 - Tổ chức hô ̣i thi làm đồ dùng để phục vụ dạy An toàn giao thông. Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện trên thực tế, tôi hoàn thành đề tài :“Một số biện pháp giáo dục học sinh đi xe đạp an toàn”. Với tinh thần cố gắng nhưng kiến thức có hạn, có thể còn sai sót hoặc nhiều phần chưa đầy đủ, tôi mong các đồng chí trong Hô ̣i đồng chấm sáng kiến kinh nghiê ̣m các cấp góp y xây dựng thêm để giúp tôi thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông ngày đạt hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ./. Nghi Hương, ngày 25 tháng 3 năm 2014 NGƯỜI VIẾT Võ Thị Thuỳ Dương 14 15 Giáo viên: Võ Thị Thùy Dương Tổ: 4+5 Số điện thoại: 0968 352 673 Năm học: PHÒNG GD&ĐT CỬA LÒ TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHI HƯƠNG 16 Giáo viên: Võ Thị Thùy Dương Tổ: 2 + 3 + 4 Số điện thoại: 01636 980 584 Năm học: 2013 - 2014 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan