Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn 2015 ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy ở tiểu học...

Tài liệu Skkn 2015 ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy ở tiểu học

.DOC
16
134
68

Mô tả:

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ GIẢNG DẠY Ở TIỂU HỌC A. ĐẶT VẤN ĐỀ Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg; Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phàn mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp 1 truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. B. NỘI DUNG Công nghệ thông tin ( IT – Information Technology) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, là ngành sử dụng máy tính và các phần mềm của nó để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thông tin. Theo Nghị quyết 49/CP của Chính phủ ngày 4 tháng 8 năm 1993 thì “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại- chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông- nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” Như vậy, công nghệ thông tin là tập hợp các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu Projector, mạng Internet… để cung cấp nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng cho mọi lĩnh vực trong đời sống con người và xã hội. Đặc biệt, ngày nay Internet với các kết nối băng tầng rộng đã đi tới tất cả các trường học, giúp cho việc ứng dụng các kiến thức, kĩ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin vào dạy học. I. Thực trạng chung Ngày nay, việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường học đang rất được ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Với mục tiêu dạy học tích cực – lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy và học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Người giáo viên cần phải bồi dưỡng cho học sinh kĩ năng nhận biết bản chất vấn đề, có năng lực tư duy độc lập và vận dụng sáng tạo kiến thức đã học vào thực tiễn. Để đạt mục tiêu trên, giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. Một trong 2 những công cụ hữu ích hỗ trợ cho giáo viên, đó chính là ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình dạy học bởi những lí do sau: - Trong thời đại ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học là phù hợp với quy luật và là một việc làm cần thiết, đem lại hiệu quả thiết thực. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa các phương tiện dạy học, các phần mềm dạy học đã giúp giáo viên tạo bài giảng phù hợp nhu cầu của học sinh, giúp học sinh có nhiều phương pháp tiếp thu kiến thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho giáo viên tạo ra một lớp học mang tính tương tác hai chiều: giáo viên – học sinh. Do đó, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp học sinh tiếp nhận thông tin bài học hiệu quả hơn và sẽ biến những thông tin đó thành kiến thức của mình. Đồng thời, nó cũng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, khai thác nhiều giác quan của người học để lĩnh hội tri thức. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng giúp giáo viên bố trí thời gian giảng dạy hợp lý, có thời gian đầu tư cho quá trình dẫn dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích thích tư duy sáng tạo và kiểm tra đánh giá học sinh. Học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về các hình ảnh, sự vật, hiện tượng khi tiếp xúc với chúng bằng những hình ảnh trực quan (hình ảnh, đoạn phim…) II. Thực trạng của vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) Theo công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT gửi các sở GD-ĐT về việc sử dụng công nghệ thông tin năm học 2013-2014, các hoạt động ứng dụng công nghệ trong dạy và học gồm: soạn giáo án, bài trình chiếu, bài giảng điện tử và áp dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, thí nghiệm ảo. Học sinh có thể học tập qua nhiều nguồn học liệu. Ngoài việc tập trung vào các bài giảng điện tử trên lớp, giáo viên còn phải hướng dẫn cho học sinh biết tự khai thác và ứng dụng công nghệ vào quá trình học tập của bản thân. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy học tích cực chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Một trong những nguyên nhân khách quan đó là: - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học chức năng dẫn đến khó khăn trong việc đăng kí phòng dạy. - Bên cạnh đó việc ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Nhiều giáo viên vẫn còn quá lạm dụng máy chiếu để thay cho tấm bảng đen, biến “đọc- chép” thành “chiếu-chép”. Thời gian qua, nhiều giáo viên vẫn còn quan niệm đồng nhất giữa “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” với giáo án điện tử. Do đó, khi soạn một bài 3 giảng bằng Powerpoint, giáo viên đưa tất cả những công việc của mình (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, câu hỏi kiểm tra bài cũ, dặn dò…) và toàn bộ nội dung bài giảng lên các Slides để “chiếu cho học sinh chép”. Theo tôi, đây là một quan niệm chưa thật sự chuẩn xác vì công nghệ thông tin không phải là một giáo án, nó chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và giúp giáo viên cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một sự vật, hiện tượng như: kênh chữ, kênh hình, phim tư liệu…để cho học sinh tự tìm ra tri thức cho mình. Từ đó, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. - Chính vì tính ưu việt khi soạn thảo giáo án ứng dụng công nghệ thông tin dễ trao đổi, sao chép, nên làm cho một số giáo viên không tích cực soạn giáo án mà trở thành người “đao giáo án” bằng cách copy của đồng nghiệp rồi chỉnh sửa thêm thắt một cách hời hợt. - Một số giáo viên đôi khi chủ quan vì tin tưởng vào giáo án mà cá nhân đã chuẩn bị nên khi xảy ra hiện tượng cúp điện lại không xử lý được tình huống, thậm chí bị động. - Hiện nay trình độ tin học của đa số giáo viên còn hạn chế, thậm chí nhờ người quen thân soạn giúp và mình chỉ trình chiếu, khi gặp sự cố tự mình không thể gỡ rối được, điều này làm giảm niềm tin nơi người học. Vì thế tôi mạnh dạn nêu ra một vài ý kiến nhỏ cũng như cách thiết kế Trò chơi ô chữ theo ý của mình nhằm “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ giảng dạy ở Tiểu học” một cách tốt hơn, III. Quá trình nghiên cứu Xuất phát từ thực trạng trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng muốn ứng dụng CNTT một cách hiệu quả vào dạy học tích cực, trước tiên người thầy phải chịu khó tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học, đồng thời phải biết sáng tạo trong phương pháp giảng dạy nhằm tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Tôi xin phép mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau: 1. Về phía nhà trường: -Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. -Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT - đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học. Để mỗi giáo viên qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, -Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm Tin học với giảng viên là giáo viên CNTT và những giáo viên có kỹ năng tốt về Tin học của trường, theo hình thức trao đổi giúp đỡ lẫn nhau, tập trung chủ yếu vào những kỹ năng mà giáo viên cần sử dụng trong quá trình 4 soạn giảng hàng ngày như lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,... -Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy. -Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e- Learning,… -Bố trí phòng Hội đồng, phòng thư viện đều có kết nối Internet để cán bộ, giáo viên được truy cập Internet thường xuyên; -Lắp đặt thêm phòng học chức năng để giáo viên dễ dàng trong việc đăng kí và sử dụng. 2. Đối với giáo viên: - Cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. -Tự xây dựng ngân hàng tư liệu (phim, ảnh…) phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng CNTT. -Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. -Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì thông qua đó giáo viên sẽ rèn luyện được các kỹ năng, có thêm nhiều kinh nghiệm từ học hỏi đồng nghiệp. Ngày nay, Công nghệ thông tin đã len lỏi vào từng góc cạnh của đời sống xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy là cần thiết và đem lại hiệu quả cao. Song sử dụng nó và làm chủ, kiểm soát được giờ giảng đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng nhiều trong việc trang bị tri thức, kỹ năng, cùng đó là một tấm lòng yêu nghề mang những suy nghĩ, trăn trở để mang đến cho học sinh những giờ học hứng thú, hiệu quả nhất, mà ở đó là việc sử dụng CNTT một cách hiệu quả, hài hòa trong hoạt động giảng dạy. Tuy nhiên để đạt được những điều đó, không chỉ sự cố gắng của giáo viên mà cần phải có sự đồng thuận của các cấp lạnh đạo, sẵn sàng đầu tư kinh phí để ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Không thể phủ nhận vai trò, tính ưu việt của công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy nhưng cần phải kết hợp hài hòa phấn trắng, bảng đen. Giáo viên cần phải biết lúc nào, nội dung nào, đối tượng nào cần sử dụng giáo án ứng dụng công nghệ thông tin. 5 IV. Cách soạn một trò chơi trong bài giảng điện tử 1. Khởi động PowerPoint > vào Insert > Table để chèn vào một Table 5 dòng x 5 cột. 2. Điều chỉnh kích thước sao cho Table trở thành một hình vuông. 3. Phủ khối chọn các ô không chứa từ khoá để tiến hành thao tác bỏ viền khung cho các ô đó. - Nhấp phải chuột vào các ô cần bỏ viền khung, chọn Borders and Fill (xem hình A.1). Hình A.1: Thao tác bỏ viền khung - Trên thẻ Borders lần lượt bỏ đi các viền khung tuỳ biến bằng cách nhấp chọn vào các nút đường viền tương ứng (xem hình A.2). Hình A.2: Thao tác trên thẻ Borders * Chú ý: Thao tác này phụ thuộc vào vị trí của từ khoá nằm trên bảng. 6 - Tiến hành loại bỏ các viền khung với phương pháp tương tự đến khi Table ban đầu chỉ còn lại các ô ứng với ô chữ do các từ khoá tạo thành (xem hình A.3). Hình A.3: Table sau khi đã xử lý 4. Tiến hành tạo nội dung cho các từ khoá bằng cách tận dụng chức năng WordArt trong PowerPoint. - Nên tạo riêng từng âm của từ khoá để có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước cho phù hợp với ô đã thiết kế. - Đặt từng âm vào đúng từng vị trí trong ô chữ. - Sử dụng kỹ thuật Group các âm lại thành một từ khối thống nhất để tiện việc di chuyển * Chú ý: Tại các chổ giao nhau của hai từ khoá ta phải thiết kế chữ đó lại hai lần, ví dụ ở đây đối với chữ “I” tôi phải thiết kế lại hai lần, sau đó đặt chúng chồng khớp lên nhau. 5. Tiếp theo tiến hành thiết kế nội dung các gợi ý và các nút lệnh tương ứng (ví dụ ở đây tôi thiết kế 2 nút lệnh cho một câu hỏi: nút gợi ý và nút đáp án) với thứ tự của từ khoá bằng cách dùng các Textbox và AutoShapes. 6. Hoàn chỉnh xong vị trí phù hợp cho các đối tượng trên Slide trình diễn ta bắt đầu thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh. * Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý: 1. Nhấp phải chuột vào nút gợi ý “?” của câu một chọn Custom Animation. 2. Chọn một hiệu ứng tuỳ biến cho nút (ở đây tôi chọn Exit > Blinds), xem hình A.4 7 Hình A.4: Tạo hiệu ứng cho nút gợi ý * Chú ý: Thao tác chọn hiệu ứng là tuỳ biến, tuy nhiên khuyến khích chọn ở mục Exit để các nút lệnh được chọn sẽ biến mất sau đó tránh cho ta nhầm lẫn khi thao tác. 3. Rê chuột vào hiệu ứng vừa mới tạo (ở phía của sổ bên phải) để làm xuất hiện tên cụ thể tương ứng, ví dụ ở đây là Rectangle 14: ? (xem hình A.5) Hình A.5: Quan sát kỹ và nhớ tên hiệu ứng đã thiết lập 4. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này chọn Effect Options. 5. Ở thẻ Effect có thể thiết lập âm thanh cho hiệu ứng. 6. Nhấp thẻ Timing > Triggers > Start Effect on click of > chọn tính năng có tên trùng với hiệu ứng thiết lập ban đầu cho nút lệnh (Rectangle 14: ?), xem hình A.6. 8 Hình A.6: Thao tác trên thẻ Timing 7. Nhấp chọn TextBox chứa nội dung gợi ý của câu hỏi thứ nhất và cũng tạo cho đối tượng này một hiệu ứng tuỳ biến, ví dụ Entrance > Checker Board (có tên là Shape 71). 8. Nhấp phải chuột vào tên hiệu ứng này và chọn Start With Previous (xem hình A.7). Hình A.7: Thiết lập hiệu ứng cho TextBox gợi ý 9. Tiếp theo ấn giữ trái chuột vào tên hiệu ứng Shape 71 và kéo thả xuống dưới sao cho hiệu ứng này phải có vị trí nằm phía dưới hiệu ứng của nút “?” đã thiết lập ban đầu (xem hình A.8) 9 Hình A.8: Thao tác kéo thả thay đổi vị trí * Chú ý: Cả hai hiệu ứng lúc này đều phải nằm dưới mụcTrigger: Rectangle 14: ? * Tạo hiệu ứng cho nút đáp án: 1. Việc tạo hiệu ứng cho nút đáp án của câu hỏi một cũng tiến hành các bước tương tự như khi thiết lập với nút gợi ý “?”: tạo hiệu ứng tuỳ biến cho nút nhấp đáp án, tạo hiệu ứng cho từ khoá đáp án xuất hiện (chữ WordArt). 2. Điểm khác nhau ở đây là phải tạo thêm một hiệu ứng thứ ba có vị trí nằm sau hiệu ứng xuất hiện của dòng từ khoá WordArt đáp án, hiệu ứng này có tác dụng khi từ khoá đáp án xuất hiện trên Slide trình diễn cũng là lúc TextBox chứa gợi ý sẽ biến mất (nếu không thiết lập khi chạy tiếp gợi ý của câu hỏi thứ hai sẽ xảy ra hiện tượng chồng chéo: nhiều TextBox gợi ý sẽ xuất hiện đan xen vào nhau trên cùng Slide trình diễn). 3. Nhấp chọn TextBox gợi ý của câu hỏi thứ nhất và thiết lập một hiệu ứng biến mất (Exit) tuỳ biến, nhấp phải vào hiệu ứng vừa tạo chọn Start with Previous. 4. Tiến hành thao tác dùng chuột nắm và kéo thả hiệu ứng này xuống vị trí dưới cùng (vị trí thứ ba) chung nhóm với hai hiệu ứng đã thiết lập cho nút đáp án. --> Mô tả hoạt động: Khi nhấp chuột vào nút giải đáp thì từ khoá đáp án của câu hỏi một là VISTA sẽ xuất hiện; đồng thời lúc này TextBox chứa nội dung gợi ý của câu cũng sẽ biến mất: để lại giao diện nền trắng cho nội dung gợi ý câu số 2 xuất hiện sau đó. 10 * Chú ý: Tất cả các thao tác thiết lập hiệu ứng sẽ nằm theo một thứ tự nhất định (tạo trước nằm phía trên, tạo sau nằm phía dưới); có thể điều chỉnh bằng cách kéo thả. - Tiếp tục tương tự như vậy ta lần lượt thiết kế hiệu ứng cho các nút lệnh của từ khoá thứ hai, ba, tư.... n của ô chữ. 8. Tiến hành thiết kế lại giao diện Slide trình diễn sau khi hoàn tất các thiết kế cần thiết cho ô chữ chính. --> Chú ý: Như ví dụ gợi ý trên thì trung bình với một từ khoá ta phải thiết kế một cặp nút lệnh và 5 hiệu ứng đi kèm (hai cho nút gợi ý và 3 cho nút đáp án). Dựa vào nền tảng của mẫu thiết kế này ta có thể dễ dàng làm được những mẫu ô chữ độc đáo khác trong PowerPoint. B. Ví dụ 2: Kỹ năng tạo menu động trên PowerPoint 2003 Ví dụ cụ thể này giúp người giáo viên có thể tạo được một hệ thống menu động tương tác theo kiểu trang web trên bài giảng điện tử PP của mình bằng cách biến hóa linh động chức năng Trigger như phân tích ở ví dụ 1. * Mô tả ví dụ: cụ thể ở đây tôi sẽ xây dựng một hệ thống menu như hình B.1 sao cho khi nhấp chuột vào nút nội dung bài sẽ có menu tương ứng xổ xuống gồm 3 ý riêng biệt (mỗi ý sẽ là một hyperlink tới slide có nội dung tương ứng); đồng thời khi nhấp chuột lần thứ hai vào nút nội dung bài thì menu tương ứng này sẽ biến mất, thiết kế tương tự cho nút ví dụ. 1. Sử dụng các kỹ năng cơ bản trên PP để vẽ các nút lệnh, textbox, phối màu và bố trí như hình B.1. 2. Thiết kế menu xổ xuống cho nút Nội dung bài: - Nhấp phải chuột vào Textbox 1 - Đặt vấn đề > Custom Animation.. > Add Effect > Entrance > Appear để thiết lập hiệu ứng xuất hiện cho đối tượng này. - Tương tự như vậy lần lượt tạo hiệu ứng xuất hiện Appear cho đối tượng Texbox 2 (FOR - DO) và 3 (WHILE - DO), xem hình B.2. - Kế tiếp ta dùng kỹ thuật Trigger để tạo mối liên quan cho 3 Textbox này vào đối tượng nút Nội dung bài: nhấp trái chuột vào hiệu ứng 1 ứng với textbox 1 ở cửa sổ bên phải giao diện thiết kế của PP, chọn dòng Timing. 11 - Trên cửa sổ Appear > thẻ Timing > nhấp nút Triggers > trong dòng Start Effect on click of tìm và chọn nút tên Nội dung bài > OK để chấp nhận xác lập, xem hình B.1. Hình B.1: Ràng buộc trigger cho textbox1 vào nút nội dung bài - Tiến hành ràng buộc trigger tương tự cho textbox2 và 3. - Quan sát khung cửa sổ hiệu ứng bên phải ta thấy có 3 Effect của trigger nút nội dung bài lần lượt được đánh số là 1,2 và 3. Nếu trình diễn lúc này thì khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài thì 3 textbox sẽ lần lượt xuất hiện; như vậy yêu cầu đặt ra vẫn chưa đạt vì mục đích ta muốn là cả 3 textbox sẽ xuất hiện cùng lúc khi ra lệnh tương tác vào nút nội dung bài. - Nhấp trái vào hiệu ứng của Textbox2 và 3 > Timing > trên thẻ Timing chọn chức năng With Previous trong khung thoại Start, xem hình B.2. 12 Hình B.2: Thiết lập With Previous cho Textbox 2 và 3 - Lúc này quan sát thứ tự các hiệu ứng ở cửa sổ bên phải ta thấy 3 hiệu ứng ban đầu đã được gộp chung thành 1 nhóm (điều này đồng nghĩa với việc khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài thì cả 3 textbox sẽ xổ xuống cùng một lúc), xem hình B.3. Hình 3.: So sánh 2 lúc trước và sau khi chọn With Previous - Tiếp theo ta thiết lập hiệu ứng biến mất cho 3 textbox khi nhấp chuột vào nút Nội dung bài: chọn lần lượt từng textbox > Custom Animation… > Add Effect > Exit > Disappear. * Lưu ý: Chọn hiệu ứng Appear trong nhóm xuất hiện (Entrace) thì phải chọn tương ứng Disappear trong nhóm biến mất (Exit). - Tiến hành ràng buộc Trigger hiệu ứng biến mất của 3 Textbox cho nút Nội dung bài (tương tự như trên). - Tiến hành gộp nhóm hiệu ứng With Previous cho 3 textbox (tương tự như trên). Lúc này khi trình diễn: thao tác nhấp chuột vào nút Nội dung bài đã bung ra và thu lại menu chứa 3 textbox một cách nhịp nhàng, xem hình B.7. - Quá trình cũng tương tự cho việc tạo hiệu ứng cho menu có 2 textbox của nút Ví dụ. - Sau khi kết thúc qui trình tạo hiệu ứng cho các menu bạn sử dụng kỹ năng tạo Hyperlink tới Sildes bất kỳ để xây dựng liên kết nội dung cho các mục Textbox: nhấp phải chọn Texbox 1 > Edit Hyperlink > chọn thẻ Place in this Document > trong phần Silde Title ta chọn Slide nội dung cần liên kết cho Textbox 1 > OK (xem hình B.4) 13 3. Tổng kết: Để xây dựng hiệu ứng cho một menu ứng với một nút lệnh bất kỳ ta sử dụng kỹ thuật ràng buộc Trigger làm chủ đạo; trong mỗi một nhóm Trigger (ứng với một nút lệnh cụ thể) lại phải xây dựng hai nhóm hiệu ứng là xuất hiện và biến mất tương ứng. V. Kết quả nghiên cứu Tôi đã áp dụng một số kĩ thuật cũng như cách thức trên ứng dụng hỗ trợ vào để giảng dạy.Cái được đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo viên đã có sự chuyển đổi về nhận thức, từ qui định (mang tính áp đặt) lúc ban đầu sang tâm thế thích thú với bài giảng ứng dụng CNTT. Từ yêu thích đến chủ động học hỏi cho nên kỹ năng soạn giảng các tiết có ứng dụng CNTT của giáo viên không ngừng được nâng lên, chất lượng bài dạy cũng tốt hơn, hấp dẫn với học sinh hơn. - Hiện nay, 100% giáo viên nhà trường có trình độ A trở lên và đều soạn bài bằng máy vi tính; 100% giáo viên biết sử dụng kỹ thuật trình chiếu hỗ trợ giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học bộ môn, các tư liệu điện tử,... - Tổng số tiết ứng dụng CNTT trong năm học qua tăng lên đáng kể gần 90% giáo viên có tiết dạy CNTT - Năm học này nhà trường tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT trong giảng dạy và làm đồ dùng dạy học cho tất cả giáo viên trong trường để chọn cử các GV có thành tích tốt . C. KẾT LUẬN I. Kiến nghị đề xuất - Giáo viên cần mạnh dạng, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối 14 hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế Bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ, ….), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Nếu sử dụng MS PowerPiont làm công cụ chính cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh(đen)- trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàn tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần xác chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ), những nội dung học sinh ghi bài cần có qui ước (có thể dùng khung hay màu nền) sẽ khắc phục được việc ghi bài của học sinh; Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết nhất là liên kết đến hệ thống câu hỏi để khắc phục những tình huống sư phạm phát sinh (như nhắc lại kiến thức, dàn bài, hết giờ, … các liên kết nầy có thể đặt trong slide chủ), cần khai thác thế mạnh của CNTT trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. (Cũng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm); - Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng, Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả; - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web và thành viên của diễn đàn: bachkim.vn, dayhocintel.org, giaovien.net, moet.edu.vn, … mỗi trường cần có câu lạc bộ “Giáo án điện tử” để trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những các làm hay. - Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét) , dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, có phụ cấp cho cán bộ phụ trách phòng này để khắc phục sự cố và bảo quản sử dụng lâu dài; - Sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học (triển khai từ đâu và triển khai như thế nào?), Mỗi năm cần tổ chức hội thi “Giáo viên sử dụng công nghệ Giỏi” hay giải “ Bàn phím vàng”, … để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. - Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, Chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có chất lượng. - Sở Giáo dục cần có Máy chủ Web (WebServer) để triển khai các văn bản, tạo kho tư liệu giáo dục, www, elearning, … hơn thế nữa là cấp tên miền cho các đơn vị trực thuộc (host Domian name) để giảm chi phí và quản lý dữ liệu tập trung. 15 II. Kết luận Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập. Xin chân thành cảm ơn! 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan