Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sinh kế người khmer tại xã vĩnh hải, huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng...

Tài liệu Sinh kế người khmer tại xã vĩnh hải, huyện vĩnh châu, tỉnh sóc trăng

.DOC
91
531
59

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC MINH SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI, Năm 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC MINH SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG Ngành: Xã hội học Mã số: 8 31 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VÕ CÔNG NGUYỆN HÀ NỘI, Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu nêu trong luận văn được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, các số liệu này là thực tế. Số liệu tôi sử dụng được sự đồng ý của TS. Võ Công Nguyện chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu tổng thể vấn đề dân tộc trong phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ” Thuộc Chương trình Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ. Học viên thực hiện Nguyễn Ngọc Minh LỜI CẢM ƠN Đề tài “Sinh kế người Khmer tại xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân. Trước tiên cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám đốc Học Viện Khoa Học Xã Hội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi theo học tại đây. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn khoa học, Tiến sĩ Võ Công Nguyện, dành nhiều thời gian góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Xã Hội Học đã trang bị những kiến thức hữu ích, phương pháp nghiên cứu khoa học để tôi áp dụng vào luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ chia sẻ công việc với tôi, để tôi có thời gian đi học và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Nguyễn Ngọc Minh MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................19 1.1. Các khái niệm....................................................................................... 19 1.2. Lý thuyết khung sinh kế bền vững DFID.............................................21 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu............................................................ 24 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN LỰC TÁC ĐỘNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TẠI XÃ VĨNH HẢI, HUYỆN VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG. 2.1. Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của hộ gia đình dân tộc Khmer.........29 2.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................29 2.2. Hoạt động kinh tế.................................................................................31 2.2.1. Hoạt động kinh tế của hộ gia đình dân tộc người Khmer.................31 2.2.2. Việc làm cụ thể của từng thành viên trong hộ dân tộc Khmer..........32 2.3. Các nguồn lực tác động đến sinh kế của hộ dân tộc Khmer................33 2.3.1. Nguồn vốn con người.........................................................................33 2.3.2. Nguồn vốn tự nhiên............................................................................ 38 2.3.3. Nguồn vốn vật chất............................................................................ 41 2.3.4. Nguồn vốn tài chính...........................................................................46 2.3.5. Nguồn vốn xã hội............................................................................... 49 2.4. Hoạt động hỗ trợ của chính quyền và quan điểm về những điều kiện đang có tại địa phương hiện nay........................................................................... 51 2.4.1. Hoạt động hỗ trợ của chính quyền.................................................... 51 2.4.2. Vấn đề quan tâm của hộ dân tộc Khmer........................................... 53 Chương 3: KẾT LUẬN............................................................................. 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế MTTQ : Mặt trận tổ quốc THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1. Bản đồ Huyện Vĩnh Châu..............................................................28 Bảng 2.1. Đặc điểm chung của hộ dân tộc Khmer......................................29 Bảng 2.2. Các hoạt động kinh tế của hộ dân tộc Khmer.............................31 Bảng 2.3. Việc làm của thành viên trong hộ dân tộc Khmer......................32 Bảng 2.4. Độ tuổi lao động......................................................................... 33 Bảng 2.5. Trình độ học vấn......................................................................... 34 Bảng 2.6. Tình trạng sức khỏe và Bảo hiểm y tế........................................36 Bảng 2.7. Nguồn gốc đất ở và đất canh tác.................................................38 Bảng 2.8. Nguồn nước và chất lượng nước tưới tiêu..................................39 Bảng 2.9. Diện tích đất và tình trạng nhà ở................................................ 41 Bảng 2.10. Tài sản sinh hoạt trong gia đình................................................43 Bảng 2.11. Nguồn năng lượng sử dụng và cách xử lý chất thải.................45 Bảng 2.12. Chi phí sinh hoạt hàng tháng.................................................... 46 Bảng 2.13. Chi tiêu của gia đình so với thu nhập.......................................47 Bảng 2.14. Các nguồn vay vốn của hộ........................................................48 Bảng 2.15. Sự tham gia vào họp tổ chức đoàn thể tại địa phương.............49 Bảng 2.16. Mối quan hệ với các dân tộc khác............................................ 51 Bảng 2.17. Hoạt động hỗ trợ của chính quyền............................................51 Bảng 2.18. Vấn đề quan tâm của hộ gia đình............................................. 53 Bàng 2.19. Mức đánh giá của hộ gia đình về điệu kiện địa phương...............55 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế ổn định đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển và nâng cao đời sống của con người .Hiện nay với 1,3 triệu đồng bào Khmer đang sinh sống chủ yếu ở Tây Nam Bộ [1]. Trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Trà Vinh trên 318.000 người, chiếm 31,58% dân số tỉnh, Sóc Trăng trên 397.000 người, chiếm 30,71%, Kiên Giang trên 213.000 người, chiếm 12,5%, Bạc Liêu trên 66.000 người, chiếm 7,66%, An Giang trên 91.000 người, chiếm 4,24% [3]...Từ lâu Đảng và chính phủ ta đã thông qua và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ quan tâm chăm lo đến đời sống của các đồng bào dân tộc người Khmer hướng tới mục đích đại đoàn kết dân tộc thể hiện rõ thông qua nhiều chính sách như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; Chương trình 134, Chương trình 135; Quyết định 54/QĐ-TTg; Quyết định 74/QĐ-TTg; 29/ QĐ-TTg.... [5] Ngoài ra còn có các chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Khmer dành riêng cho người Khmer ở Tây Nam bộ, các nội dung thực hiện chính sách về bảo tồn, phát triển văn hóa đối với đồng bào Khmer, được bổ sung và cụ thể hóa thêm trong Chỉ thị 14/2003/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2001 – 2010.[2] Cùng với đó là các chính sách về trợ giá, trợ cước, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn từ hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội để giúp hộ nghèo làm ăn, mua bán phát triển kinh tế gia đình, miễn giảm học phí, hỗ trợ học bổng, dành cho gia đình dân tộc Khmer. 1 Dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ tuy nhiên đời sống đồng bào dân tộc Khmer nhìn chung vẫn còn khó khăn. Trong giai đoạn 2006 2010 đã giảm được 42.352 hộ Khmer nghèo từ 103.170 hộ của đầu giai đoạn xuống còn 60.818 hộ vào cuối giai đoạn. Xét về tỷ lệ so với tổng số hộ Khmer, trong 5 năm các địa phương trong vùng giảm được 17,11%, trung bình mỗi năm giảm được 3,42%, tỷ lệ hộ nghèo còn lại cuối giai đoạn so với tổng số hộ Khmer là 24,57%. Giai đoạn 2011 – 2015 số lượng hộ Khmer giảm nghèo 9.352 hộ nhưng cũng có số hộ nghèo mới tăng là do các thành viên sinh sống trong hộ nghèo tiếp tục tách, lập thành hộ mới. Trong giai đoạn này, trung bình mỗi năm, các địa phương vùng Tây Nam Bộ giảm trung bình 3% hộ nghèo dân tộc Khmer, năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào giảm xuống còn khoảng 25% [3]. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc theo chuẩn cũ giai đoạn 2011-2015 của toàn khu vực chiếm trên 13% .[14] Có thể thấy rằng những chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với đồng bào dân tộc khmer khá toàn diện về mọi mặt và đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho đời sống của họ. Trong đó đối với hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc Khmer ở các địa phương là một lĩnh vực được nhận nhiều sự hỗ trợ từ chính sách nhà nước và thực tế đã cho thấy rằng việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người đồng bào dân tộc Khmer chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, con người, đất đai, vật chất, cơ sở hạ tầng. Trong thời đổi mới như hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng sinh sống đang đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển vì vậy cần có những cuộc điều tra nghiên cứu xã hội học về hoạt động sinh kế của đồng bào Khmer hiện nay là rất cần thiết để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sinh kế người Khmer ở xã Vĩnh Hải, 2 huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn Cao học. Từ kết quả của cuộc nghiên cứu này sẽ cơ sở giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp hỗ trợ chính sách hiệu quả cho hoạt động sinh kế của đồng bào Khmer góp phần từng bước cải thiện đời sống của họ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Nghiên cứu nước ngoài liên quan đến sinh kế nói chung Bài viết khoa học “Documenting livelihood trajectories in the context of development interventions in northern Burkina Faso” của tác giả Colin Thor West đã nghiên cứu sinh kế của người dân tại phía bắc của Burkina Faso, tác giả đưa ra kết luận là : "... Bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, các quỹ đạo sinh kế tập trung, tuy nhiên, một bức tranh khác xuất hiện. Cải thiện SWC không liên quan đến những thay đổi tích cực trong các loại sinh kế khác. So sánh dữ liệu cấp hộ gia đình từ 1984–1985 với số liệu thực địa gần đây năm 2004 cho thấy lợi nhuận tài chính khá khiêm tốn. Các hộ nghèo vẫn nghèo. An ninh lương thực, một khía cạnh của vốn tự nhiên, đã được cải thiện phần nào chứ không phải cho các hộ nghèo. Sự gắn kết xã hội, một chỉ số về vốn nhân lực, mặt khác, đã được củng cố và tăng cường.... Nhìn chung, các dự án SWC đã tạo ra một quỹ đạo tích cực cho các hệ thống sinh kế Mossi trên cao nguyên phía bắc Trung tâm Burkina Faso trong hai hoặc ba thập kỷ qua. Những can thiệp này có thể được coi là một câu chuyện thành công phát triển đủ điều kiện cho vai trò của họ trong việc cải thiện vốn tự nhiên của các hộ gia đình, cộng đồng và toàn vùng. Sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng những cải tiến trong các hình thức vốn khác được pha trộn nhiều hơn. Các hộ giàu đã tích lũy tài sản tài chính và duy trì mức độ sản xuất đủ cao trong ngũ cốc. Tuy nhiên, các hộ nghèo đã trở nên kém bền vững hơn hai mươi năm qua. Tài sản tài chính và an ninh lương thực của họ đã giảm theo thời gian và 3 quỹ đạo của họ vẫn tiêu cực...” [28] Bài nghiên cứu “Resilience and Livelihood Dynamics of Shrimp Farmers and Fishers in the Mekong Delta, Vietnam” của tác giả Tran Thi Phung Ha cùng các cộng sự, qua nghiên cứu sinh kế tại đồng bằng sông Cửu Long, các tác giả đã đưa ra nhận định “...Sự can thiệp của các chính sách, trước hết cần chú ý đến việc cân bằng giữa hai mục tiêu: cải thiện kinh tế ở hộ gia đình và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế hộ gia đình được cải thiện thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp bởi vì chỉ những hộ có thu nhập trung bình mới có khả năng bảo tồn tài nguyên, trong khi các nghèo thì không thể. Mặc dù các chính sách quản lý rừng-tôm và đánh bắt nhằm tăng khả năng phục hồi sinh thái-xã hội của hệ thống, chính sách này lại không quan tâm đến kích thích tăng trưởng kinh tế của hộ gia đình, đó là lí do các chính sách không thành công trong việc phục hồi sinh thái của hệ thống. Vì vậy, chỉ nhấn mạnh vào tăng cường năng lực của chính quyền trong kiểm soát, quản xuất hợp tác và tăng cường kỹ thuật nuôi tôm. Ngoài ra, quan trọng nhất vẫn là phải phân cấp trách lí và ép buộc nông dân và ngư dân thực hiện các quy định để bảo tồn các nguồn tài nguyên là không đủ, mà đồng thời cần phải thúc đẩy việc cải thiện kinh tế - xã hội ở cấp hộ gia đình. Một trong những giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ có thể là đa dạng hóa sinh kế phi nông nghiệp, thúc đẩy sản nhiệm và quyền quản lý rừng ngập mặn và tài nguyên ven biển cho người dân địa phương, cá nhân và cộng đồng”. [23] Bài viết khoa học “Livelihood adaptation to climate variability and change in drought - prone areas of Bangladesh” của nhóm tác giả R. Selvaraju A.R. Subbiah S. Baas,I. Juergens tiến hành nghiên cứu tai Bangladesh đã đưa ra khuyến nghị “...Hạn hán tấn công thường xuyên, nhưng khả năng thích ứng của địa phương còn hạn chế và việc thiếu sử dụng 4 các loại nguồn lực khác nhau làm cho sinh kế của người dân ngày càng dễ bị tổn thương. Để thích nghi thành công với biến đổi khí hậu nhiều biện pháp ngắn hạn và dài hạn có liên quan, bao gồm: • Áp dụng các biện pháp thích nghi vật lý - chẳng hạn như đào, đào lại kênh đào, cầu cạn, thủy lợi, các phương tiện lưu trữ để giữ nước mưa • Điều chỉnh các thực hành nông nghiệp hiện có - chẳng hạn như điều chỉnh các mô hình canh tác, lựa chọn giống cây trồng chịu hạn; lưu trữ tốt hơn các hạt giống và thức ăn gia súc; giường hạt khô; hoặc áp dụng các loại cây trồng khác như xoài và táo tàu (Ziziphus jujuba); • Điều chỉnh các hoạt động kinh tế - xã hội - như đa dạng hóa sinh kế, tạo thuận lợi cho thị trường, các ngành tiểu thủ công nghiệp nhỏ, tích hợp kiến thức truyền thống...” [26] Tạp chí nghiên cứu “Compensation and Livelihood Restoration at Nam Theun 2 Hydropower Project” của nhà xuất bản GIZ (Đức) thực hiện nghiên cứu tác động của đâp thủy điện đến sinh kế người dân tại Lào đã đưa ra kết luận “...Trên thực tế, do quy mô lớn NT2 có một số tác động tiêu cực và tích cực đến các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn của đập. Hơn 6.300 người dân bản địa sống trên cao nguyên Nakai bị ảnh hưởng cũng như 100.000 người sống ở hạ lưu của dự án dọc theo Xe Bang Fai và Nam Theun Những nhóm người này dựa vào những con sông này cho cá, nước uống và nông nghiệp. Hầu hết những người bị ảnh hưởng là những người nông dân sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế của họ. Dự án đã thực hiện một số chương trình để giảm nhẹ và bù đắp các tác động tiêu cực do dự án gây ra. Các chương trình này bao gồm việc tái định cư những người đang sống ở cao nguyên Nakai, việc đền bù cho các tài sản mà họ bị mất và phát triển sinh kế dựa trên chính sách của dự án, quốc gia và quốc tế. Ngoài 5 ra, điều này bao gồm chương trình hạ nguồn, đặc biệt tập trung vào các làng nằm dọc theo Xe Bang Fai. Việc thực hiện các chương trình này tiếp theo từ thỏa thuận nhượng quyền đã được ký kết giữa dự án và Dự án...” [27] Bài nghiên cứu “Livelihoods and Welfare Impacts of Forest Comanagement” của Linda Chinangwa, Andrew S. Pullin, Neal Hockley. Trong kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra như sau : “Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các chương trình quản lý rừng có thể cải thiện sinh kế hộ gia đình bằng cách giới thiệu các hoạt động tạo thu nhập có lợi nhuận; tạo điều kiện cho vay và tiết kiệm địa phương; tăng vốn xã hội; và phát triển vốn nhân lực thông qua đào tạo. Hiệu quả tích cực đối với khả năng tiếp cận nguồn thu nhập mới của hộ gia đình khi hộ gia đình là thành viên ủy ban, kết hợp với tác động tích cực đến WTP của hộ gia đình theo quy mô hộ gia đình và tình trạng giàu có, cho thấy việc tiếp cận và phân phối lợi ích của chương trình có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình. Đa dạng sinh kế từ nông nghiệp truyền thống thông qua tiếp cận các nguồn thu nhập từ rừng và phi lâm nghiệp mới có thể làm giảm tính dễ bị tổn thương của hộ gia đình và cuối cùng dẫn đến bảo vệ tài nguyên rừng thông qua áp lực giảm và tăng cường hoạt động quản lý và bảo tồn. ....” [9] Đề tài nghiên cứu “Household Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in Rural Areas of Central Nepal” của nhóm tác giả Shanta Paudel Khatiwada , Wei Deng, Bikash Paudel , Janak Raj Khatiwada , Jifei Zhan and Yi Su .Thực hiên nghiên cứu tại Nepal đã đưa ra kết luận “ ...Kết quả tiếp tục cho rằng giáo dục, đào tạo, giữ đất, tiếp cận tín dụng, gần đường và thị trường, và vị trí nông nghiệp là những yếu tố ảnh hưởng lớn trong việc áp dụng các chiến lược trả về cao hơn. Do đó, các chương trình mục tiêu hỗ trợ các hộ nghèo cần nhấn mạnh xây dựng nguồn nhân lực thông qua giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng cùng với việc tăng cường 6 nguồn vốn tài chính bằng cách tăng cường tiếp cận tín dụng. Các dự án phát triển nên đưa ra các chính sách tín dụng nông thôn nhằm vào các hộ gia đình nghèo có thể thúc đẩy đa dạng hóa các hoạt động sinh kế truyền thống cho các chiến lược định hướng kinh doanh có lợi hơn. Tuy nhiên, những nỗ lực này nên đi cùng với đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là các con đường nông nghiệp và các trung tâm thị trường nhằm tăng khả năng kết nối của người nghèo nông thôn với thị trường toàn cầu.” [24] Nghiên cứu “Livelihoods and Rural Poverty Reduction in Tanzania” của Frank Ellis and Ntengua Mdoe đã đưa ra nhận định sau: “...các nhóm nghèo ở nông thôn Tanzania phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp trồng cây lương thực và thu nhập tiền lương theo mùa cho sinh kế của họ; trong khi nông nghiệp trồng cây lương thực kết hợp tốt hơn với sự gia tăng chăn nuôi gia súc và sự tham gia rộng rãi trong các hoạt động phi nông nghiệp. PRSP và các tài liệu chiến lược gần đây ở Tanzania nhấn mạnh vào việc nâng cao năng suất trong nông nghiệp như một mục tiêu phát triển nông thôn chính. Các bằng chứng tóm tắt trong bài báo này cho thấy giảm nghèo nông thôn đòi hỏi một điểm khởi đầu rộng hơn so với điều này, và là nhiều hơn để làm với tạo điều kiện đa dạng hơn so với thúc đẩy một ngành nói riêng. Vì người nghèo ít có quyền tiếp cận đất, nỗ lực chủ yếu là cải thiện năng suất cây trồng sẽ mang lại lợi ích cho họ tốt hơn họ nghèo, và thậm chí có thể có kết quả sai, ví dụ bằng cách giảm thị trường cho thuê đất người nghèo dường như phụ thuộc vào việc tăng nhu cầu lương thực sinh hoạt của họ. Hơn nữa, không có nghi ngờ từ các bằng chứng cho thấy rằng sẽ trở nên tốt hơn ở nông thôn Tanzania liên quan đến việc trở nên ít phụ thuộc vào nông nghiệp và sự đa dạng các ngành nghề... việc tạo ra một môi trường tạo điều kiện khuyến khích sự phát triển của các hoạt động nông thôn phi nông nghiệp đa dạng ở Tanzania phải là trung tâm của tư duy giảm nghèo ở nông thôn...” [22] 7 2.2. Nghiên cứu trong nước liên quan đến sinh kế người Khmer Bài báo cáo “ Sinh kế trồng cây của người Khmer ở xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh” của tác giả Phan Anh Tú đã đưa ra kết luận “Sinh kế trồng cây được hình thành từ tư duy sáng tạo của cộng đồng người Khmer trong quá trình lao động sản xuất và cải thiện đời sống kinh tế. Bằng kinh nghiệm dân gian và tri thức bản địa, người Khmer đã tận dụng điều kiện sinh thái tự nhiên của xã Ngọc Biên để xây dựng nên một mô hình trồng cây trên những giồng đất khô cằn, không thể canh tác lúa hay hoa màu được. Trong đó, việc trồng cây dầu đã góp phần tạo nên nguồn lợi kinh tế cho các hộ gia đình, đồng thời góp phần bảo tồn những hình thái tín ngưỡng cổ truyền của người Khmer theo đúng quy chuẩn. Tuy nhiên, nguồn gỗ ngày càng trở nên khan hiếm đã tác động chi phối đến sinh kế trồng cây theo truyền thống của người Khmer tại xã Ngọc Biên. Nguồn lợi kinh tế cấp bách đã làm thay đổi nhận thức về sinh kế trồng cây. Từ đó, xuất hiện những giống cây mới du nhập từ nơi khác về Ngọc Biên, hệ giá trị văn hóa tinh thần liên quan đến cây cối, phương thức mua bán, trao đổi và quan hệ tình cảm giữa những người láng giềng với nhau cũng dần thay đổi theo dòng chảy của nền kinh tế thị trường hiện nay. Sinh kế trồng cây của người Khmer hiện tồn tại song hành hai mặt tích cực và tiêu cực; nó góp tạo ra nguồn thu nhập cho các hộ gia đình nhưng cũng hủy diệt dần những giá trị văn hóa của một vùng làng quê. Nghiên cứu “Bất ổn sinh kế và di cư lao động của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long” của Ngô Phương Lan thực hiện và đưa ra nhận định: “ Bất ổn sinh kế, lực đẩy quan trọng của di cư lao động là một thách thức quan trọng cho sự phát triển của vùng nông thôn, nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người khmer. Các nguyên nhân của sự bất ổn kinh tế hiện nay là do diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, rủi ro trong nông nghiệp cao và không có sẵn việc làm trong nông nghiệp và phi nông nghiệp tại địa phương. Chính các yếu 8 tố này đã làm tăng cường độ cho các lực hút lao động ở các địa phương khác. Tuy nhiên với đặc thù của lực lượng lao động người Khmer vốn không có tay nghề và trình độ học vấn thấp, di cư lao động của cộng đồng người Khmer có tính chất tạm thời, chủ yếu để giải quyết nhu cầu cấp bách sinh tồn hiện tại. Giáo dục thường được xem như những phương cách quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của địa phương nhưng vòng luẩn quẩn bất ổn sinh kế - nghèo – thất học đã khiến cho vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực người Khmer dựa trên giáo dục còn nhiều bất cập. Hiện nay, ngôn ngữ vẫn là một rào cản quan trọng đối với trẻ em Khmer trong hệ thống giáo dục phổ thông. Do ngôn ngữ sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và quá trình xã hội hóa trong cộng đồng đều bằng tiếng Khmer nên khi đến tuổi đi học, nhiều trẻ em người Khmer không theo kịp chương trình ở các lớp học căn bản và aanhr hưởng đến các cấp học sau đó. Hiện tượng bỏ học thường xuyên diễn ra ở các cấp tiểu học và trung học phổ thông. Bên cạnh đó, tuy các chương trình phát triển kinh tế cho người Khmer ở vùng nông thôn vùng ĐBSCL như các chương trình khuyến nông và đặc biệt là các chương trình hỗ trợ hay cho vay vốn được triển khai đa dạng và rộng khắp nhưng hiệu quả còn thấp, thể hiện qua việc người Khmer chưa tiếp cần được nguồn vốn vay hay sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả. Thậm chí có hiện tượng di cư lao động của người Khmer hiện nay là giải pháp để giải quyết “hậu quả” của các chương trình phát triển này. [17] Qua phân tích vấn đề di cư lao động từ góc nhìn bất ổn sinh kế, chúng tôi thấy rằng việc phát triển vùng nông thôn người Khmer ở ĐBSCL còn nhiều thách thức, trong đó giáo dục và thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp nổi lên như những việc làm quan trọng Bài báo khoa học “Thích ứng sinh kế của người nhập cư Khmer tại quận ven đô: Điển cứu tài phường Bình Trị Đông B và phường An Lạc, quân 9 Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh” của Ngô Thị Thu Trang cùng cộng sự đã đưa ra kết luận chung : “Di dân là một hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, những dòng di dân từ nông thôn lên đô thị của đối tượng dân Khmer chủ yếu nhằm giải quyết những khó khăn cho cuộc sống ở quê nhà. Thiếu đất, không có việc làm và thu nhập thấp tại nông thôn là những nguyên nhân chính thúc đẩy họ rời làng quê đến thành phố. Với nguyện vọng trở về quê nên mục đích chính của họ là làm việc và tích góp tiền đề xây nhà và trở về quê.Từ các hoạt động chính ở quê nhà là nông nghiệp thì dân nhập cư Khmer thích ứng với môi trường sống mới ở đô thị với những hoạt động sinh kế rất đa dạng bằng cách tự phát là chủ yếu. Dân nhập cư Khmer chịu thương, chịu khó đảm đương các công việc khác nhau. Họ thay đổi để thích ứng với điều kiện sống mới. Mạng lưới xã hội từ những người nhập cư này giúp cho họ thích ứng tốt với điều kiện sống và làm việc tại TP.HCM. Các thích ứng có kế hoạch lâu dài ít được thể hiện, hiện tại chính quyền địa phương chưa có những chính sách hỗ trợ giành cho nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, về tầm nhìn ngắn hạn, dân nhập cư Khmer thích nghi khá tốt các hoạt động sinh kế tại khu vực ven Bình Tân. Đối với họ mức thu nhập cao tại đây giúp họ giải quyết được nợ nần và cải thiện cuộc sống tại quê nhà. Các phum sóc của đồng bào dân tộc Khmer vẫn luôn trong trái tim họ với các mối quan hệ họ hàng, hàng xóm và hai từ “quê nhà” luôn thôi thúc họ trở về, họ mong mỏi được trở về mặc dù họ đã hài lòng với điều kiện thu nhập tại đây và họ cũng có thời gian cư trú lâu năm. Nhìn chung các đối tượng dân nhập cư Khmer đóng góp rất lớn trong việc cung ứng nguồn nhân lực cho các khu ven đô, nơi có tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và đòi hỏi lớn về nguồn lao động 3D. Họ còn là những đối tượng di dân góp phần làm cải thiện đời sống ở quê nhà. Với tình hình biến đổi khí 10 hậu, sự cạn kiệt tài nguyên đất và thất mùa do thiên tai, các dòng di dân, trong đó có dân nhập cư Khmer ngày càng tăng là điều không thể tránh khỏi. Do đó cần thiết để có những chính sách hổ trợ cho họ thích nghi dễ dàng hơn với các hoạt động sinh kế, tránh bấp bênh trong thời gian đầu và nhất là giúp họ có thể phần nào thỏa mãn được đời sống tinh thần tại nơi đến thông qua ngôi chùa và các hoạt động cộng đồng.” [16] Bài viết khoa học “Khả năng tiếp cận tài sản sinh kế của hộ nông dân Khmer vùng ven đô trong chiến lược sinh kế bền vững: trường hợp tại quận Ô Môn – TP.Cần Thơ”của Hồ Kim Thi đã đưa ra kết luận “Bức tranh về sinh kế của các hộ nông dân Khmer tại một vùng ven đô như quận Ô Môn cũng đã cho thấy nhiều yếu tố đặc trưng cho người nghèo vẫn thể hiện rõ nét nhưng mấu chốt vẫn là vốn con người thấp: hạn chế về trình độ học vấn và kỹ năng việc làm. Việc chuyển đổi việc làm ở vùng ven đô tại quận Ô Môn, TP.Cần Thơ là không thể tránh khỏi nhưng cần đa dạng sinh kế với những nghề nghiệp ổn định hơn để các hộ nông dân vẫn có thể duy trì sản xuất nông nghiệp từ sự hỗ trợ của lao động phi nông...” [13] Bài viết khoa học “Dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer vùng Tây Nam Bộ trong thời gian tới”của tác giả Bạch Thanh Sang đã đưa ra nhận định "...vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer không tách rời và không nằm ngoài chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Song song với việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào người Khmer cần nỗ lực rất lớn trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, qua đó đã giúp đồng bào Khmer từng bước hòa nhập vào xu thế phát triển chung của đất nước, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Tây Nam Bộ là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng kết quả khảo sát của các nhà khoa học gần đây lại cho thấy vùng đất này lại nghèo nhất, lạc hậu, trình độ 11 và học vấn thấp, cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội cũng kém hơn nhiều so với các vùng khác, với đa số dân cư làm nông nghiệp nên tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn trong nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer phản ánh về tình trạng cơ cấu lao động. Lao động có trình độ thấp, nguồn nhân lực chưa được đào tạo còn cao, lao động thiếu kiến thức, kỹ năng làm kinh tế... Đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Khmer Tây Nam Bộ nói riêng với một lực lượng lao động trẻ, dồi dào có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâu đời. Đây là một tiềm năng lớn giúp đồng bào dân tộc có thể phát triển nền kinh tế hàng hóa nếu được khai thác một cách hợp lý. [11] Đề tài nghiên cứu “ Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang gai đoạn 2011 – 2015 và đến 2020” của tác giả Võ Công Nguyện với nội dung: “tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang hiện nay, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; lựa chọn các dự án ưu tiên phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020. Bài viết phân tích các yếu tố và điều kiện nội sinh về thiên nhiên, môi trường, dân cư, dân số và nguồn nhân lực, những vấn đề lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, Chăm có ảnh hưởng, tác động đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Khmer, Chăm tỉnh An Giang. Qua đó cũng nói lên thực trạng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm về lao động, việc làm, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, mức sống cư dân, tình trạng thiếu lương thực; về tổ chức quản lý xã hội truyền thống, vấn đề nghèo đói, phân hóa giàu nghèo và phân tầng xã hội trong đồng bào dân tộc Khmer, Chăm; về thực trạng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường vùng đồng bào dân tộc Khmer, Chăm tỉnh An Giang.” [9] 12 Bài viết: “Đa dạng hoá thu nhập của các hộ gia đình Khmer ở vùng nông thôn Đồng băng sông Cưu Long” của nhóm tác giả Diệp Thanh Tùng, Lâm Thị Mỹ Lan, Dương Thị Tuyết Anh, Phạm Vũ Bằng với nội dung “Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đặc điểm dễ tổn thương là vấn đề thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy mức thu nhập bình quân của các hộ gia đình Khmer ở ĐBSCL vẫn còn rất thấp so với bình quân cả nước; đồng thời, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn thu nhập từ việc làm công, làm thuê vốn. Ngoài ra, chỉ số đa dạng hóa về thu nhập của hộ tương đối thấp đã thể hiện mức độ dễ tổn thương cao, đồng nghĩa với việc khi xuất hiện các biến cố không mong đợi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của hộ. Khi đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ đa dạng hóa trong thu nhập của hộ, nhìn chung, những hộ có điều kiện kinh tế phát triển thường gắn liền với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập. Ngoài ra, việc tiếp cận các chính sách tín dụng, khuyến nông và tham gia các hoạt động tôn giáo mang lại tác động tích cực đến việc đa dạng hóa thu nhập của hộ - mặc dù tất cả các tác động này có thể có sự khác biệt giữa ba địa phương được lựa chọn trong vùng nghiên cứu.” [18] Qua phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài có thể thấy rằng việc nghiên cứu về sinh kế được thực hiện khá nhiều ở mọi ngành học. Nội dung chủ yếu tập trung về sinh kế hiện tại của người dân và những yếu tố tác động. Từ những kết quả có được các tác giả đều đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tốt hơn cho sinh kế người dân. Dù vậy nghiên cứu về sinh kế của người Khmer dưới góc độ xã hội học số lượng còn hạn chế. Vì vậy nhằm góp phần đưa ra những giải pháp để cải thiện sinh kế của người Khmer ở từng địa phương cụ thể thì rất cần có những cuộc nghiên cứu xã hội học về vấn đề này. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan