Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Sinh học Sinh hoc thuc vat tao hoc...

Tài liệu Sinh hoc thuc vat tao hoc

.DOC
29
757
104

Mô tả:

1 CHƯƠNG VI ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO CƠ THỂ SINH DƯỠNG & SINH SẢN CỦA TẢO Khái niệm về Tảo (Algae): Tảo là những thực vật chưa tiến hóa (thực vật bậc thấp) cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá; tế báo chứa diệp lục tố (chlorophyll) và đa số sống ở nước. Tảo bao gồm cả các cơ thể tiền nhân (prokaryota) và cơ thể có nhân thật (eukaryota). Tảo là nhóm sinh vật đầu tiên, từ đó nhóm thực vật không hoa và cuối cùng là nhóm thực vật có hoa xuất hiện. I. Cấu trúc tảo: 1. Cơ thể: Tảo có cấu tạo cơ thể đơn bào, tập đoàn hay đa bào nhưng chưa phân hóa thành rễ, thân, lá thật. Phần lớn chu trình sống ở giai đoạn 1 n. Ngoại trừ tảo Silic và tảo Sargassum phần lớn chu trình sống ở giai đoạn 2n Tảo sống tự dưỡng nhờ quang hợp, đời sống chủ yếu ở nước. Cơ quan sinh sản hầu hết là đơn bào. Tảo đơn bào Chlamydomonas Tảo tập đoàn Pandorina (16 tb) Tảo dạng sợi Ulothrix 2. Tế bào tảo: Tế bào tảo có cấu tạo tương tự tế bào thực vật bậc cao (ngoại trừ những loài có cấu tạo dạng monas). Tế bào đa số có vách tế bào nguyên vẹn, ở một số ngành như: tảo Silic, tảo Vàng và bộ Desmidiales vách được cấu tạo từ hai nưã mãnh vỏ. Tế bào thường có 1 hoặc nhiều nhân. TẾ BÀO TẢO LỤC 1 2 TẾ BÀO TẢO MẮT 2 3 TẾ BÀO TẢO SILIC Sắp xếp các cấu trúc ở vỏ tảo Silic Trung tâm và Lông chim Sinh sản dinh dưỡng ở tảo Silic Cấu tạo tế bào: Ở đa số tảo (trừ tảo Lam và tảo có cấu trúc monas) tế bào dinh dưỡng của tảo ở giai đoạn trưởng thành có có cấu tạo giống như các thực vật khác. Ngoại trừ tảo Lam và tảo Đỏ, tất cả các tảo nhân thật còn lại có tế bào mang roi, hoặc trong chu trình sống có xuất hiện tế bào chuyển động bằng roi ở giai đoạn sinh sản. Số lượng roi và vị trí gắn roi ở tế bào thay đổi tùy theo nhóm tảo. Vách tế bào: Vách tế bào của tảo gồm 2 thành phần: thành phần sợi và thành phần không định hình chứa phần sợi. * Thành phần sợi của vách tế bào tảo được cấu tạo bằng cellulose. Tảo Silic có vách tế bào bằng silic, tảo Vàng ánh (Chrysophyceae) vách tế bào nhiễm chất silic (SiO2, nH2O). Ở một số tảo dạng ống, tảo Đỏ và tảo giáp vách tế bào bằng mannan (thay cellulose). 3 4 Ngoài ra, ở một số tảo Lục dạng hình ống, tảo Đỏ vách tế bào bằng sợi xylan. * Thành phần không định hình: Ở tảo Nâu vách tế bào chứa chất nhầy không định hình gồm: acid alginic, fucoidin và tảo Đỏ có agar, carrageen, porphyran, furcelleren và furan. Ở tảo tảo Lam vách tế bào cấu tạo bởi peptidoglycan giống với vi khuẩn. Tảo Mắt không có vách tế bào, chỉ có màng tế bào bằng chất nguyên sinh mềm: màng lipoprotein Nhiều loài bên ngoài vách tế bào có màng nhầy (Lyngbya). Màng nhầy do biến dạng của lớp màng ngoài hoặc do chất nguyên sinh tiết ra. Một số tảo vách có phủ lớp muối oxyt sắt hoặc carbonat calci (CaCO3). Tế bào tảo có đầy đủ các bào quan như: Lạp thể (lục lạp), ty thể, peroxisomes, nhân tế bào, ribosome, không bào co bóp, các chất dự trử….. Chất nguyên sinh trong tế bào phủ kín toàn bộ tế bào, ở đa số tảo chất nguyên sinh phân bố sát màng tế bào. Thể màu: Trong chất nguyên sinh có các bản chứa diệp lục và các chất màu khác gọi là thể màu (chromatophone); Thể màu có hình dạng và màu sắc khác nhau tùy theo loài. Thể màu có nhiều hình dạng khác nhau: dạng bản, dạng đĩa, dạng hạt, hình sao, băng xoắn, hình mạng lưới,hình que, hình chữ H, hình nhiều thùy. Trong thể màu có hạch tạo bột (pyrenoid). Nhân tế bào: Tế bào thường có một hoặc nhiều nhân, nhân của tảo giống như nhân của các thực vật có nhân thật khác được bao bởi một màng kép và có ADN. Chất dự trử: Chất dự trử ở đa số tảo Lục là tinh bột dạng hạt sắp xếp xung quanh hạch tạo bột hoặc không nằm trực tiếp trên thể màu. Ở các tảo khác chất dự trử là polysaccharide (hydrat carbon) và mỡ. Không bào co bóp: Đa số tảo trần có 2 không bào co bóp nằm ở cực trước của tế bào, không bào giúp điều hòa sự thẩm thấu của tế bào. Ribosome: Ribosome ở tảo có 2 loại: Loại ribosome 70S: nhỏ, có ở tảo Lam, lục lạp và ty thể Loại ribosome 80S: có ở tảo có nhân thật. Một số hình dạng thể màu 4 5 3. Hình dạng cơ thể: Cấu trúc cơ thể của tảo rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp. Tảo có 7 kiểu hình dạng cơ thể như sau: Kiểu 1: Dạng Monas: Cơ thể đơn bào sống đơn độc hay tập đoàn, mỗi tế bào có 1 – 2 roi. Ví dụ: - Tảo đơn bào Chlamydomonas: có 2 roi - Tập đoàn Pandorina (16 tế bào) Kiểu 2: Dạng Pamella: Một số hoặc nhiều tế bào được bao trong bao nhầy chung, nhưng giữa các tế bào không có sự phụ thuộc vào nhau. Tế bào không có roi nên không có khả năng chuyển động. Ví dụ: Microcystis (tảo Lam) 5 6 Kiểu 3: Dạng Hạt (Coccoit): Cơ thể không có roi, đơn bào hoặc tập đoàn. Ví dụ: Chlorococcum Kiểu 4: Dạng Sợi: Kiểu sợi có ở các tảo đa bào, kiểu sợi hình thành do chúng chỉ phân chia theo chiều ngang, sợi có thể phân nhánh hoặc không phân nhánh. Ví dụ: Tảo kiểu sợi Spirogyra, Ulothrix 6 7 Kiểu 5: Dạng Bản hoặc dạng Phiến: Gồm nhiều tế bào phát triển và liên kết vơi nhau thành dạng phiến hay dạng lá; gồm có 1 lớp tế bào sắp xếp trên một mặt phẳng hay nhiều lớp tế bào, hình thành do tế bào sinh trưởng ở đỉnh phân chia theo cả chiều dọc và chiều ngang. Ví dụ: Tảo Ulva, Padina Kiểu 6: Dạng Ống: Toàn bộ cơ thể là 1 tế bào lớn có nhiều nhân, hình thành do nhân tế bào phân chia nhưng không hình thành vách ngăn. Ví dụ: Tảo Caulerpa 7 Caulerpa paspaloides var. laxa và C. sertularioides 8 Kiểu 7: Dạng cây: Dạng sợi hoặc dạng bản phân nhánh, phân hóa tạo thành rễ, thân lá giả và cơ quan sinh sản: túi noãn và túi tinh. Ví dụ: Rong Mơ Sargassum II. SINH SẢN Ở TẢO: Tảo có 3 phương thức sinh sản: Sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. 1. Sinh sản sinh dưỡng: Bằng một phần riêng lẻ của cơ thể. * Tảo đơn bào: Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân chia tế bào: chia đôi tế bào, nhân và nội chất chia đôi thành 2 tế bào. * Tảo dạng sợi: Tách sợi tảo ra các đoạn, hoặc hình thành chồi hay đứt đoạn ngẩu nhiên; mỗi đoạn sinh trưởng hình thành một cơ thể mới. * Tảo tập đoàn: Từ tập đoàn mẹ phân tách ra các tập đoàn con nhỏ, hình thành tập đoàn mới bên trong tập đoàn mẹ. 2. Sinh sản vô tính: Sinh sản vô tính ở tảo bằng các bất động bào tử(Aplanospores), các bất động bào tử được hình thành trong túi bào tử. Các bất động bào tử gồm có: - Đơn bào tử (Monospore) 1n 8 9 - Tứ phân bào tử (Tetraspore), 1n có ở tảo Đỏ - Bào tử nghỉ (bào tử tích trử chất dự trử, tồn tại lâu) - Bào tử sinh trưởng (auxospore) có ở tảo Silic. 3. Sinh sản hữu tính: Ở đa số tảo có cơ quan chuyên hóa và tế bào chuyên hóa về sinh sản: giao tử, có các hình thức sinh sản như sau: 1, Đẳng giao (Isogamy): Các giao tử đực và giao tử cái có hình dạng và kích thước giống nhau giao phối với nhau. 2, Dị giao (Heterogamy): Các giao tử đực và giao tử cái có hình dạng và kích thước khác nhau giao phối với nhau. 3, Noãn giao (Oogamy): Giao phối 1 trứng với 1 giao tử đực 4, Toàn giao (Hologamy): Kết hợp nội chất của 2 tế bào (là 2 cơ thể) đực và cái. 5, Tiếp hợp giao (Zygogamy): Hai cơ thể không hình thành giao tử mà hình thành hai mấu để tiếp xúc và đổ nội chất vào nhau ở 2 tế bào của 2 cơ thể khác nhau. Thực vật bậc thấp (tảo) khác thực vật bậc cao: hầu hết chu trình sống của tảo ở pha đơn bội (1n), [ngoại trù tảo Silic sống ở pha lưỡng bội (2n)], pha lưỡng bội (2n) chỉ tồn tại rất ngắn trong giai đoạn hợp tử, sau đó hợp tử lại phân chia giảm nhiễm ngay. Những tảo này chu trình sống không có sự xen kẻ thế hệ. Một số tảo hợp tử không phân chia giảm nhiễm ngay mà nẩy mầm thành cơ thể lưỡng bội (2n) sống một thời gian dài hoặc ngắn hơn cơ thể đơn bội. Những tảo này là các tảo chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ 1n và 2n. Cây 1n mang cơ quan sinh sản hữu tính gọi là Cây giao tử : Thể giao tử (1n) Cây 2n mang các bào tử gọi là Cây bào tử : Thể bào tử (2n) Nếu cây giao tử và cây bào tử hình dạng giống hệt nhau thì chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ đồng hình. Nếu cây giao tử và cây bào tử hình dạng khác nhau thì chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ dị hình. Đa số tảo là sinh vật tự dưỡng (quang dưỡng), tất cả tảo đều có diệp lục tố chlorophyll và sản phẩm cuối cùng là hydrat carbon và protein, tương tự với thực vật bậc cao. Một số ít tảo có đời sống như một số tảo Lam dị điều kiện thiếu ánh sáng như động, nhữngchỗ nước sâu: dụng chất hữu cơ có trong dưới dạng nguồn năng lượng dị dưỡng dưỡng do trong hang chúng sử môi trường bổ sung. 9 Các tế bào sinh sản mang roi ở tảo Nâu (Van den Hoek và cs., 1995) 10 III. HỆ THỐNG TẢO: Tảo gồm 10 ngành như sau: 1. Ngành tảo Lam – Cyanophyta (Vi khuẩn Lam – Cyanobacteria) 2. Ngành tảo Xanh – Glaucophyta 3. Ngành tảo Đỏ - Rhodophyta 4. Ngành tảo Dị roi - Heterokontophyta a. Lớp tảo Vàng ánh – Chrysophyceae b. Lớp tảo Vàng – Xanthophyceae c. Lớp tảo Silic - Bacillariophyceae d. Lớp tảo Nâu – Phaeophyceae 5. Ngành tảo Roi bám – Haptophyta 6. Ngành tảo có huyệt – Cryptophyta 7. Ngành tảo Giáp – Dinophyta 8. Ngành tảo Mắt – Euglenophyta 9. Ngành tảo Chân giả amip – Chlorarachniophyta 10. Ngành tảo Lục – Chlorophyta Phần hệ thống Tảo: Sinh viên tham khảo giáo trình Thực vật học của các tác giả: Tôn Thất Pháp, Ngô Anh, Mai Văn Phô & Nguyễn Việt Thắng, 2007. Giáo trình Thực vật học. Nhà xuất bản Đại học Huế. IV. CHU TRÌNH SỐNG CỦA TẢO Ở tảo chu trình sống gồm có 2 dạng chu trình như sau: - Chu trình sống không có sự xen kẻ thế hệ 10 11 - Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ 1. Chu trình sống không có sự xen kẻ thế hệ Chu trình sống không có sự xen kẻ thế hệ gồm có 2 kiểu chu trình: a. Chu trình sống có cây 1n: Cây giao tử (Thể giao tử) Ví dụ: Cây tảo Chara (Tảo Lục): Cây tảo Chara là cây 1n: Cây đơn bội Chi Chara: Chara có kích thước lớn, chiều cao có thể đạt tới 10 đến 30cm, giống một thực vật bật cao thủy sinh. Chara sống phổ biến ở các ruộng lúa và đầm phá nước ngọt, lợ. Tản gồm một trục chính phân thành lóng và mấu, mỗi mấu mang một vòng "lá". Tản bám vào đất bằng rễ giả không màu. Cấu trúc cơ quan sinh sản đực và cái rất phức tạp. Cả hai cơ quan này được phát sinh từ tế bào bên của mấu lá. Túi noãn chứa một trứng được hình thành trên một tế bào cuống ngắn trên cùng một cây. Từ gốc túi noãn hình thành 5 tế bào áo bất thụ, các tế bào này dài lên theo quá trình thành thục của tế bào trứng và xoắn quanh tế bào trứng tạo thành một túi bảo vệ. Ở đỉnh mỗi tế bào áo hình thành một hay hai tế bào nhỏ, các tế bào này dính nhau tạo thành một vòng tế bào quanh đỉnh. Đến thời kỳ thụ tinh, các tế bào đỉnh hở ra một lỗ nhỏ cho tinh trùng đi vào. Ngược lại, túi tinh (cơ quan sinh tinh) có cấu trúc phức tạp. Từ tế bào khởi sinh một nhóm 3 tế bào được hình thành, trong đó tế bào ngoài cùng to, phân cắt trở thành một khiên bảo vệ, tế bào giữa dài ra Vách tế bào chống (handle cell/manubrium), tế bào trong cùng là tế bào mẹ sinh tinh trùng hay còn gọi là tế bào đầu (capitulum) sơ cấp. Gốc của tế bào đầu sơ cấp phân cắt cho ra 6 tế bào đầu thứ cấp và mỗi tế bào này này phân cắt để tạo thành các sợi sinh tinh nẩy nhánh hay không nẩy nhánh. 11 12 Mỗi tế bào của sợi sinh tinh sẽ cho ra một tinh trùng dạng xoắn ốc mang hai roi uốn cong về phía sau. Hợp tử được hình thành sẽ phát triển thành một vách dày, sống chậm qua một thời gian rồi nhân lưỡng bội phân chia giảm nhiễm và nẩy mầm cho ra một cây mới (tản mới) 1n. Nhân lưỡng bội phân chia liên tiếp 2 lần (lần đầu giảm nhiễm) tạo thành 4 nhân đơn bội (1n); hợp tử lúc đó cũng chia thành 2 tế bào: Tế bào nhỏ có 1 nhân, tế bào lớn có 3 nhân về sau bị thoái hóa; sau đó tế bào nhỏ chui ra khỏi màng của hợp tử rồi chia đôi thành 2 tế bào: tiếp theo 1 tế bào phát triển thành rễ giả và 1 tế bào phát triển thành chồi gồm mấu và lóng. Như vậy: Chu trình sống của tảo Lục Chara chỉ có giai đoạn cây 1n: cây đơn bội. Tảo chara Túi noãn và Túi tinh của Chara Ví dụ: Cây tảo Nemalion (Tảo Đỏ): Cây tảo Nemalion là cây giao tử: cây 1n (cây đơn bội: thể giao tử). Tảo Nemalion có 2 loại cây đơn bội: cây đơn bội đực và cây đơn bội cái, cây đơn bội đực mang túi tinh chứa tinh tử, cây đơn bội cái mang túi noãn chứa trứng, tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), hợp tử sống trên cây đơn bội (1n) cái. Hợp 12 13 tử (2n) phát triển thành bào quả (cystocarp), hợp tử phân chia giảm nhiễm hình thành các quả bào tử (1n), khi quả bào tử phát tán sẻ nẩy mầm để hình thành cây giao tử 1n: Cây đơn bội (cây giao tử) Như vậy: Chu trình sống của tảo Đỏ Nemalion chỉ có giai đoạn cây 1n: cây đơn bội. Ví dụ: Tảo đơn bào Chlamydomonas Chu trình sống của tảo đơn bào Chlamydomonas chỉ có giai đoạn đơn bội 1n Chu trình sống Chlamydomonas b. Chu trình sống có cây 2n: Cây bào tử (Thể bào tử): Ví dụ: Cây tảo Fucus (Tảo Nâu): Chu trình sống có 1 giai đoạn 2n: Cây lưỡng bội (Thể bào tử), Cây đồng tản hoặc khác tản. 13 Chu trình sống của Fucus (Van den Hoek và cs., 1995) 14 Ở cây đồng tản hình thành túi tinh và túi noãn trên cùng một cây, cây khác tản thì túi tinh nằm trên cây đực (tản đực), túi noãn nằm trên cây cái (tản cái). Túi tinh chứa 64 tinh trùng, tinh trùng lúc đầu hình cầu sau chuyển thành hình thuôn dài có 2 roi. Túi noãn có 8 trứng, khi túi noãn chín thì trứng được phóng ra ngoài, trứng hấp dẫn tinh trùng bới một pheromone đặc trưng, tinh trùng đến bám vào trứng và thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử (2n) hình cầu nẩy mầm phát triển thành cây lưỡng bội: Cây bào tử (thể bào tử) 2n. Như vậy: Chu trình sống của tảo Fucus chỉ có 1 giai đoạn 2n (giai đoạn lưỡng bội): Cây bào tử (cây 2n). Ví dụ: Cây tảo Sargassum (Tảo Nâu): Cây tảo Sargassum là cây bào tử: cây 2n (cây lưỡng bội: thể bào tử). Trên cây bào tử (2n) hình thành các túi noãn chứa noãn cầu 1n và túi tinh chứa tinh trùng 1n; Sau khi tinh trùng và noãn cầu thụ tinh sẻ hình thành hợp tử 2n; hợp tử 2n nẩy mầm sẻ tạo thành cây bào tử 2n: Cây lưỡng bội (cây bào tử: thể bào tử). Cây tảo Sargassum thường dị tản: Cây đực và cây cái riêng. Cơ quan sinh sản xếp trên thỏi sinh sản được gọi là đế, cây đực mang đế đực chứa các túi tinh, mỗi túi tinh có 64 tinh trùng, tinh trùng hình xá lỵ có 2 roi; cây cái mang đế cái chứa túi noãn có 2 noãn cầu. Sinh sản hữu tính bằng noãn giao. Như vậy: Chu trình sống của tảo Nâu Sargassum chỉ có giai đoạn cây 2n: Cây lưỡng bội(cây bào tử: thể bào tử). 14 15 2. Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ gồm có 2 kiểu chu trình: a. Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ đồng hình: Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ đồng hình gồm 2 giai đoạn của cơ thể: giai đoạn cơ thể đơn bội (cây đơn bội) và giai đoạn cơ thể lưỡng bội (cây lưỡng bội) có hình dạng hoàn toàn giống nhau (đồng hình). Ví dụ: Tảo Nâu Dictyota chu trình sống gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cây lưỡng bội (cây 2n) và giai đoạn cây đơn bội (cây 1n) có hình dạng giống nhau: Chu trình có sự xen kẻ thế hệ đồng hình. Cây bào tử 2n (cây lưỡng bội, thể bào tử) mang các túi bào tử một ngăn gọi là túi tứ bào tử, tế bào túi tứ bào tử phân bào giảm nhiễm hình thành 4 tứ bào tử đơn bội (1n) bất động . Sau đó, hai bào tử nẩy mầm hình thành cây giao tử cái (1n) và hai bào tử nẩy mầm thành cây giao tử đực (1n). Cây giao tử đực (1n) (thể giao tử đực) mang các cụm túi giao tử đực (túi tinh) nhiều ngăn. Các giao tử đực nhỏ chuyển động bằng một roi phía trước tế bào. Cây giao tử cái (1n) (thể giao tử cái) mang cụm tế bào trứng (túi noãn) màu nâu chứa 25 – 50 trứng. Giao tử đực phối hợp với trứng tạo thành hợp tử (2n), hợp tử nẩy mầm hình thành cây bào tử 2n mới. Như vậy: Chu trình sống của tảo Nâu Dictyota có sự xen kẻ thế hệ đồng hình: giai đoạn đơn bội (cây đơn bội) và giai đoạn lưỡng bội (cây lưỡng bội) có hình dạng giống nhau. 15 16 Ví dụ: Chu trình sống của Ectocarpus (Tảo Nâu) Chu trình sống của Ectocarpus có 2 giai đoạn: Giai đoạn đơn bội (1n) là cây giao tử đực và cây giao tử cái; giai đoạn lưỡng bội (2n) là cây bào tử. Chu trình có sự xen kẻ thế hệ đồng hình: Cây giao tử và cây bào tử có hình dạng giống nhau. 16 17 Ví dụ: Chu trình sống của Polysiphonia (Tảo Đỏ) Trong chu trình sống của Polysiphonia cả thể giao tử lẫn thể tứ bào tử tương tự về hình dáng. Nhánh mang tinh tử không màu và cho ra một cụm tinh tử; thể giao tử cái hình thành nhánh mang thư quả gồm 4 tế bào trong đó tế bào tận cùng là thư quả. Nhân của hợp tử sẽ chuyển vào một trợ bào nằm cạnh thư quả và thể quả bào tử được bao quanh bởi một lớp vỏ tế bào tạo nên một tảo quả (cystocarp). Thể tứ bào tử đồng dạng hình thái với thể giao tử và mang tứ bào tử ở đỉnh nhánh. Chu trình sống của Polysiphonia có sự xen kẻ thế hệ đồng hình: Cây bào tử (thể bào tử) và cây giao tử (thể giao tử) có hình dạng giống nhau. 17 18 Chu trình sống của Polysiphonia (Van den Hoek và cs. 1995) b. Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ dị hình: Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ dị hình gồm 2 giai đoạn của cơ thể: giai đoạn cơ thể đơn bội (cây đơn bội) và giai đoạn cơ thể lưỡng bội (cây lưỡng bội) có hình dạng hoàn toàn khác nhau (dị hình). Ví dụ: Tảo Nâu Laminaria chu trình sống gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cây lưỡng bội (cây 2n) và giai đoạn cây đơn bội (cây 1n) có hình dạng khác nhau (dị hình). Trên cây lưỡng bội mang các túi động bào tử chứa các động bào tử 1n, tế bào mẹ của cây lưỡng bội phân chia giảm nhiễm trước khi hình thành động bào tử 1n; Trên cây đơn bội (+) hình thành túi tinh chứa tinh trùng 1n, trên cây đơn bội (-) hình thành túi noàn chứa noãn cầu 1n, sau khi tinh trùng và noãn cầu kết hợp và thụ tinh sẻ hình thành hợp tử 2n (lưỡng bội), hợp tử trực tiếp nẩy mầm thành cây lưỡng bội 2n (cây bào tử: thể bào tử). 18 19 Như vậy: Như vậy: Chu trình sống của tảo Nâu Laminaria có sự xen kẻ thế hệ: Chu trình sống có 2 giai đoạn): giai đoạn đơn bội (cây đơn bội) và giai đoạn lưỡng bội (cây lưỡng bội). Chu trình có sự xen kẻ thế hệ dị hình: Cây đơn bội và cây lưỡng bội có hình dạng khác nhau. Chu trình sống của Laminaria (Van den Hoek và cs., 1995) Cây giao tử đực (1n) Cây giao tử cái (1n) Cây bào tử (2n) Ví dụ: Tảo Lục Ulva chu trình sống gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cây lưỡng bội (cây 2n) và giai đoạn cây đơn bội (cây 1n) có hình dạng giống nhau (đồng hình) hoặc khác nhau (dị hình). Chu trình sống Ulva Chu trình sống có sự xen kẻ thế hệ đồng hình hoặc dị hình 19 20 CHƯƠNG VII VAI TRÒ CỦA TẢO TRONG ĐỜI SỐNG Tảo có vai trò rất quan trong trong thiên nhiên và đời sống Trong thiên nhiên, tảo là những sinh vật tiên phong từ đó tiến hóa và phát triển thành những thực vật không hoa và thực vật có hoa xuất hiện trên trái đất tạo nên giới thực vật rất đa dạng như ngày nay. Tảo giữ vai trò quan trọng quyết định sức sản xuất sơ cấp của các thủy vực. Tảo có nhiều tác dụng trong đời sống, nhiều loài tảo được dùng làm thực phẩm, dược phẩm; một số tảo được sử dụng trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và nhiều ứng dụng khác trong các ngành khoa học như công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu… Ngoài ra, tảo còn có vai trò làm sạch môi trường, góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường. I. LỢI ÍCH CỦA TẢO 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan