Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến xây dựng chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 8...

Tài liệu Sáng kiến xây dựng chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 8

.DOC
14
45
108

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………….…………………………..………… 1. Tên sáng kiến: “ Xây dựng chuyên đề dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử lớp 8 ”. 2. Lĩnh vực áp dụng: Chuyên môn giảng dạy. 3. Mô tả bản chất sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực…” Trong hoạt động giảng dạy nói chung và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng tại các trường trung học cơ sở hiện nay vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Đặc biệt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 giáo viên gặp rất nhiều khó khăn lúng túng như: - Nội dung chương trình lịch sử 8 khá khô khan do lượng kiến thức lịch sử thế giới khá nhiều ( chiếm 2/3 lượng kiến thức của khối lớp), trong khi tư liệu để tìm hiểu về phần lịch sử thế giới rất hạn chế; đồng thời đây lại là giai đoạn lịch sử thế giới cận đại thì tài liệu tham khảo cho giáo viên và cả học sinh càng khan hiếm hơn. - Nhiều học sinh còn thụ động trong học tập, máy móc trong tiếp thu kiến thức. Khả năng tổng hợp, trình bày kiến thức, vận dụng kiến thức giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn...của học sinh còn nhiều hạn chế. 1 - Giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập phát triển nhận thức, năng lực học sinh. Đa phần giáo viên chỉ dạy một cách ôm đồm theo sách giáo khoa, chưa phát huy khả năng tích cực, sáng tạo ở học sinh. - Hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa còn rời rạc nhiều mảng, học sinh rất lúng túng khi giải quyết những bài tập nhận thức mang tính khái quát hóa, tổng hợp cao. Kĩ năng xâu chuổi các kiến thức của học sinh còn rất hạn chế; đồng thời nếu giáo viên không có sự chủ động chuẩn bị ngay từ trong kế hoạch dạy bồi dưỡng cũng sẽ gặp lúng túng về phương pháp hướng dẫn học sinh rèn những dạng bài tập này. Vì thế, việc xây dựng chuyên đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử là rất cần thiết. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp - Góp phần nâng cao tay nghề cho bản thân và giáo viên của tổ trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Giúp giáo viên khắc phục những khó khăn, tạo sự thống nhất về nội dung, phương pháp giảng dạy, rèn kĩ năng học bộ môn cho học sinh khi tham gia dạy bồi dưỡng. - Giúp đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử của trường nắm vững kiến thức căn bản, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Từng bước xây dựng cho học sinh phương pháp học tập, làm bài, nhất là rèn kĩ năng tự phát triển năng lực nghiên cứu ở môn Lịch sử lớp 8 qua các chuyên đề nhằm đạt kết quả cao trong các kì thi tuyển học sinh giỏi các cấp. - Nhằm thu hút học sinh và tạo sự hứng thú say mê cho các em trong đội tuyển bộ môn lịch sử của trường. Từ đó duy trì một cách bền vững về số lượng học sinh tham gia học bồi dưỡng và chất lượng học sinh đạt giải trong các kì thi. - Tạo nguồn cho đội học sinh bồi dưỡng lớp 9 của trường đảm bảo vế số lượng và chất lượng. 3.2.2. Nội dung giải pháp 2 * Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp - Sắp xếp chương trình dạy bồi dưỡng theo từng chuyên đề. - Kiến thức tách rời nhau trong từng bài như sách giáo khoa, học sinh sẽ rất lúng túng khi vận dụng để làm các bài tập để rèn kĩ năng khái quát hóa, hệ thống hóa; hoặc so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử với nhau. Do đó giáo viên chịu khó sắp xếp lại kiến thức theo từng chủ đề, học sinh rất dễ dàng thực hiện tốt kĩ năng bộ môn, nhạy bén hơn trong quá trình phân tích yêu cầu của bài tập; hứng thú hơn trong quá trình học bồi dưỡng. - Trong mỗi chuyên đề kiến thức cũng được sắp xếp theo một hệ thống, bật trọng tâm, tránh kiểu dạy lan man, kiến thức ôm đồm. - Xâu chuỗi kiến thức lịch sử thế giới cận đại và hiện đại; tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử giữa hai thời kì này * Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp 1 Xây dựng hệ thống chuyên đề - Trong từng chuyên đề bồi dưỡng tôi xác định các mốc thời gian của những sự kiện trung tâm và định hướng cho học sinh những câu hỏi có thể gặp hoặc những vấn đề có liên quan để các em có cơ sở tự học thêm ở nhà; - Cách làm nầy tuy phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, nhưng thực tế qua bước nghiên cứu, sắp xếp mà bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để phát triển năng lực chuyên môn. Học sinh theo cách hướng dẫn nầy đã biết tự học và nắm vững hệ thống kiến thức bài học. - Căn cứ vào mục tiêu giáo dục môn lịch sử khối lớp 8 để xây dựng thành các chuyên đề phù hợp. Có thể chia thành các chuyên đề như sau: * Lịch sử thế giới: 1- Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới. 2- Các hình thức cách mạng tư sản trên thế giới. 3- Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới thời cận đại, hiện đại. 3 4- Hai cuộc chiến tranh thế giới. 5- Phong trào công nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa mac 6- Công xã Pari 7- Cách mạng Nga 8- Các nước Đế Quốc tiêu biểu. 9- Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hóa thế giới. * Lịch sử Việt Nam: 1- Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược 1858- 1884 2- Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược 1884- cuối thế kỉ XIX 3- Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp 4- Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược đầu thế kỉ XX 5 - Các phong trào Duy tân đất nước. Thứ hai: Xây dựng các dạng bài tập theo chuyên đề. - Trong mỗi chuyên đề, giáo viên định hướng cho học sinh những câu hỏi có thể gặp hoặc những vấn đề có liên quan, yêu cầu học sinh tự lập dàn ý cho từng câu (với những câu hỏi đơn giản có thể cho học sinh trình bày miệng để kiểm tra trình độ nhận thức của các em). Đây là biện pháp giúp tự nghiên cứu tìm cách giải quyết và tự phát triển năng lực tự học. - Căn cứ vào từng chuyên đề giáo viên hình thành nên những bài tập phát triển năng lực, hướng dẫn học sinh phân tích đề, lựa chọn đúng kiến thức, lập dàn ý cho từng dạng đề để tránh làm lệch yêu cầu của đề. Mặt khác công việc này sẽ góp phần phát huy tính tự học, khả năng sáng tạo và tận dụng được thời gian học tập ở nhà của học sinh. Sau đây là một số ví dụ câu hỏi phát triển năng lực trong các chuyên đề: Ví dụ 1 : Hãy đánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? * Định hướng trả lời: ( chuyên đề 1 STG) 4 Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ PK, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ PK, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi. + Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS đầu tiên: - Xác lập sự thắng lợi của CNTB đối với chế độ phong kiến: Đó là sự thắng lợi của giai cấp Tư sản, đại diện cho nền sản xuất mới, phương thức sản xuất TBCN đang đứng ở vị trí tiên phong, tiến bộ hơn hẳn giai cấp Địa chủ, Phong kiến, đại diện cho nền sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời lạc hậu (dẫn chứng...). - Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới TBCN phát triển (dẫn chứng). - Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân ( là lực lượng ủng hộ tham gia và quyết định thắng lợi của cách mạng...dẫn chứng ) + Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện CNTB có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế : - Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân (dẫn chứng). - Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác (dẫn chứng). - Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến (dẫn chứng). Ví dụ 2: Tại sao có thể nói: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”? * Định hướng trả lời: ( chuyên đề 1 STG) + Những cuộc CMTS tiếp tục nổ ra ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu trong tế kỉ XIX: - Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN, cộng với những tác động từ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân dân các nước thuộc địa ở khu vực Mĩ La-tinh đã nổi dậy đấu tranh lật đổ ách 5 thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành chính quyền về tay mình, thành lập hàng loạt quốc gia tư sản như Cô-lôm-bi-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-lê-a,... - Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại tiếp tục nổ ra ở Pháp, sau đó nhanh chóng lan ra các nước Bỉ, Đức, I-ta-li-a, Ba Lan,... làm rung chuyển chế độ PK châu Âu và đế quốc Áo - Hung. - Ở I-ta-li-a, từ năm 1859 đến năm 1870, dưới sự lãnh đạo của quý tộc tư sản hóa, đại diện là Ca-vua, sau đó là người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-đi, các vương quốc ở I-ta-li-a đã thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Áo và thống nhất vương quốc I-ta-li-a, mở đường cho CNTB phát triển. - Ở Đức, từ năm 1864 đến năm 1871, giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ - đại diện là Bi-xmác đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc thống nhất, đưa nước Đức phát triển theo con đường TBCN. - Ở Nga, năm 1861, Nga hoàng A-lếch-xan-đrơ II đã ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô”, nhờ đó tạo thêm nguồn nhân công cho nền sản xuất tư bản, giúp Nga sớm chuyển sang CNTB. + Sự bành trướng của các nước TB ở các nước Á. Phi: - Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản (nhất là Anh và Pháp) trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này đẩy mạnh việc xâm lược đối với phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. - Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ,... cũng ráo riết đẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ châu lục này thành thuộc địa của mình. - Kết quả, cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây. + Kết luận: Như vậy là, trong thế kỉ XIX, ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu đã tiếp tục nổ ra các cuộc cách mạng tư sản, khiến hầu hết các nước này đều giành được độc lập và phát triển đi lên theo con đường TBCN. Cùng đó, trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã diễn ra quá trình bành trướng xâm lược để giải quyết vấn đề nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản đối với 6 các nước Á, Phi. Từ hai nội dung trên, ta có thể kết luận: “Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới”. Ví dụ 3 : Nguyên nhân và hình thức đấu tranh buổi đầu của giai cấp công nhân Âu – Mĩ cuối thế kỉ XIX? Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động là trẻ em? * Định hướng trả lời: ( chuyên đề 5 STG) * Nguyên nhân - Cùng với sự phát triển của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra đời nhưng bị tư sản bốc lột nặng nề: làm việc từ 14-16 tiếng mỗi ngày, trong điều kiện lao động vất vả để nhận đồng lương chết đói. Đàn bà, trẻ em cũng phải làm việc nặng, lương thấp hơn đàn ông. Điều kiện ăn ờ rất tồi tàn - Phụ nữ và trẻ em cũng bị bốc lột nặng nề * Hình thức đấu tranh - Hình thức đấu tranh ban đầu là đập phá máy mó, đốt công xưởng. Cuộc đấu tranh nổ ra ở Anh sau đó lan ra ở Anh sau đó lan ra Pháp, Đức, Bỉ - Đầu TK XIX, phong trào bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm diễn ra sôi nổi ở Đức, Pháp, Bỉ. Công nhân đã thành lập các công đoàn để đấu tranh * Giới chủ thích sử dụng lao động là trẻ em vì: Trẻ em làm việc nặng bằng người lớn; Không có khả năng phản kháng, dễ bắt nạt, dụ dỗ; Trả lương thấp hơn người lớn Ví dụ 4: Nguyên nhân? Kết cục? tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất? Qua đó em có suy nghĩ gì về chiến tranh? * Định hướng trả lời: ( chuyên đề 4 STG) * Nguyên nhân chiến tranh -Cuoái theá kæ XIX ñaàu theá kæ XX caùc nöôùc ñeá quoác phaùt trieån khoâng ñoàøáng ñeàu neân maâu thuaån nhau. daãn ñeán caùc cuoäc chieán tranh ñaàu tieân: Chieán tranh Mó- TBN ( 1898); Chieán tranh Anh- Boâ-ô (1899-1902); Chieán tranh Nga-Nhaät ( 1904-1905) -Taïo neân hai khoái ñoái laäp: Khoái Lieân Minh: Ñöùc , Aùo, Hung.(1882); Khoái Hieäp Öôùc: Anh , Phaùp ,Nga.(1907) Chaïy ñua vuõ trang, phaùt ñoäng chieán tranh chia laïi theá giôùi. * Kết cục chiến tranh thế giới lần 1 7 -Haäu quaû: Gaây nhieàu tai hoïa cho nhaân loaïi: 10 trieäu ngöôøi cheát , 20 trieäu ngöôøi bò thöông. Cô sôû vaät chaát bò taøn phaù nghieâm troïng, gaây ñau thöông cho nhaân loaïi. – Ñem laïi lôïi ích cho caùc nöôùc thaéng traän, nhaát laø Mó, Baûn ñoà theá giôùi bò phaân chia laïi: Ñöùc maát heát thuoäc ñòa, Anh, Phaùp, Mó môû roäng thuoäc ñòa -Phong traøo c/m theá giôiù caøng phaùt trieån maïnh, ñaëc bieät laø söï buøng noå cuûa c/m thaùng 10/1917. * Tính chaát: Ñaây laø cuoäc chieán tranh ñeá quoác phi nghóa ñoái vôùi caû hai beân tham chieán * Suy nghĩ: ( HS tự bọc lộ: +Chiến tranh đem lại đau thương tang tóc cho các phe tham chiến, nhân dân lao động là người gánh chịu hậu quả đó + Chiến tranh tàn phá cơ sở vật chất, môi trường sống…. do đó chúng ta phải lên án chiến tranh, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình… +…..) Ví dụ 5: So sánh nguyên nhân, tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới lần thứ nhất ( 1914-1918)với chiến tranh thế giới lần thứ hai ( 1939-1945). Qua đó em có nhận xét gì? * Định hướng trả lời: ( chuyên đề 4 STG) * Giống nhau: - Đều xuất phát từ mục đích tranh giành thuộc địa, thị trường giữa các nước Đế Quốc - Tính chất lúc đầu khi phát đông đều mang tính Đế quốc pi nghĩa đối với cả hai phe tham chiến - Hậu quả đều tàn phá nghiêm trọng cơ sở vật chất, sinh mạng con người; nhân dân lao động phải gánh chịu hậu quả nặng nề đó. - Các nước phát động chiến tranh đều là nước thua trận -…. * Khác nhau: ( Lập bảng theo nội dung skg: nguyên nhân; tính chất; kết cục) 8 * Nhận xét: - Chiến tranh đều gây đau thương tang tóc cho nhân loại - Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai có thay đổi khi Liên Xô tham chiến - Hậu quả chiến tranh thế giới thứ hai thiệt hại gấp 10 lần so chiến tranh thế giới thứ nhất - Chiến tranh thế giới thứ hai lôi kéo nhiều nước tham chiến hơn, mức độ ác liệt hơn, tàn phá hủy diệt nẵng nề hơn chiến tranh thế giới thứ nhất -… 3. Xây dựng kế hoạch dạy học cho từng chuyên đề - Dựa trên hệ thống chuyên đề xây dựng, giáo viên tổ chuyên môn cùng thống nhất và đề xuất phương pháp để giáo viên tiến hành bồi dưỡng. Qua đó, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, rèn các năng lực phù hợp với đặc trưng bộ môn, với khả năng học tập của học sinh… - Từ đó định hướng năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần được hình thành cho học sinh như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, tái hiện kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử… - Trên cơ sở hệ thống chuyên đề xây dựng, giáo viên thiết lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng chuyên đề và trình độ học sinh. Trong quá trình thực hiện, cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ được phân công theo thời gian. Ví dụ: Chuyên đề “Cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược 18581884” A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp từ năm 1958. - Các phong trào chống Pháp tiêu biểu - Những nội dung cơ bản của các hiệp ước triều Nguyễn kí với thực dân Pháp. 2. Về kỹ năng: - Phân tích các sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh nhận định về sự kiện lịch sử. 9 - Rèn cho học sinh kĩ năng lập luận, giải thích, so sánh, nhận xét và tự lập bảng thống kê các phong trào khởi nghĩa tiêu biểu trong giai đoạn từ 1858 đến 1984. B/ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ: 4TIẾT C/ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN Biện pháp Nội dung thực hiện - HS làm GV : yêu cầu học sinh cùng điểm qua các sự kiện lớn của giai đoạn từ 1858 việc cá nhân đến 1884 -Rèn kĩ năng Câu 1: Nguyên nhân Thực dân Pháp xâm lược nước ta?Vì sao Pháp PT chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên vào nước ta?( Tích hợp Địa Lí: ĐKTN nước ta) * Định hướng trả lời: - Nguyên nhân: SGK - Đà Nẵng rộng, dân cư đông đúc, giàu có. - Cửa biển sâu kín gió  tàu chiến của Pháp sẽ dễ dàng hoạt động. - Gần kinh thành Huế  lấy Đà nẵng làm bàn đạp tấn công triều đình nhà Nguyễn. - HS làm Câu 2: Lập bảng thống kê các phong trào chống Pháp xâm lược từ 1858- việc cá nhân 1884 - Rèn KN lập * Định hướng trả lời: bảng thống kê Thời gian 1858 1859 1863-1864 Sự kiện Người lãnh đạo Chiến sự ở Đà Nẵng Nguyễn Tri Phương Chiến sự ở Gia Định Nguyễn Tri Phương Khởi nghĩa của Trương Trương Định 1861 Định ở Gò Công Đốt cháy tàu Et-pê-răng Nguyễn Trung Trực của Pháp trên Sông Nhật 1873 Tảo Trận Cầu giấy lần 1 Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc - HS làm ….. …… Câu 3. Thất bại chiến trường Đà Nẵng, tại sao Pháp đánh xuống Định? 10 việc nhóm * Định hướng trả lời: - Rèn kĩ năng - Vì: Gia Định là vựa lúa lớn nhất ở miền nam Việt Nam lúc bấy giờ do đó phân tích pháp sẽ có nguồn lương thực dồi dào trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam + Là một trung tâm buôn bán lớn và sầm uất…có kế hoạch xâm lược ở đây sẽ giúp làm giàu cho tư bản Pháp. + Lúc này biết được Anh đang có kế họach xâm lược Gia Định  Pháp muốn đi trước Anh 1 bước để giành Gia Định khỏi tay của Anh. + Gia Định nằm ở phía nam…gần với Campuchia…Pháp có kế hoạch chiếm xong Gia Định sẽ làm bàn đạp tấn công Campuchia - nhằm thực hiện âm mưu đánh chiếm 3 nước Đông dương…chia rẽ các dân tộc Đông dương trong sự thống nhất giả tạo….nhằm dễ dàng biến Đông dương thành 1 tỉnh của Pháp…xoá tên Việt Nam…Lào Campuchia ra khỏi bản đồ thế giới…tóm lại đều vì mục đích làm giàu cho tư bản Pháp….. - HS làm Câu 4: Trước và sau Hiệp ước Nhâm Tuất, phong trào đấu tranh của việc nhóm nhân dân có gì đặc biệt ? - Rèn kĩ năng * Định hướng trả lời: tư duy bộ + Từ 1858-1862: Nhân dân cùng sát cánh với triều đình đánh giặc. môn + Từ 1862-1884: Sau điều ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn từng bước nhượng bộ, đầu hàng Pháp thì nhân dân 2 miền Nam- Bắc tự động kháng chiến mạnh mẽ, quyết liệt hơn làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, làm cho chúng phải mất gần 30 năm mới bình định được Việt - HS làm Nam. 5. So sánh thái độ của nhân dân và thái độ của triều đình Nguyễn qua việc theo các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? nhónm * Định hướng trả lời: - Rèn kĩ năng * Về phía triều đình: so sánh, phân - Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam chế độ phong kiến Việt Nam tích. suy tàn, nên không còn khả năng chống đỡ trước sức tấn công của tư bản phương Tây. Do vậy nhà Nguyễn sớm có tư tưởng chủ hòa, sợ giặc, cuối cùng dẫn đến thiếu quyết đoán, chỉ đạo đường lối sai lầm. 11 - Xuất phát từ nhận thức khác nhau: + Một bộ phận vua quan triều đình nhận thức sai lệch về âm mưu của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nên có tư tưởng nghị hòa. + Một số quan lại có nhận thức rất rõ về ý đồ của Pháp nên đã kiên quyết chống giặc đến cùng.(Phái chủ chiến - Phái chủ hòa) *Về phía nhân dân: - khi Pháp nổ súng xâm lược đến khi Pháp mở rộng chiếm đóng đều luôn thống nhất, trước sau như một, cả nước sôi sục phong trào đánh Pháp. - Dân tộc ta sớm có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm nên cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự phản bội của triều đình đã vấp phải những phản ứng quyết liệt của nhân dân. Trong lúc triều đình Huế hoang mang dao động kí hàng ước thì phong trào - GV Tổ đấu tranh của quần chung vẫn diễn ra sôi nổi. Câu 5: Chứng minh từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình chức cho HS Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm thảo luận lược? nhóm * Định hướng trả lời: - Rèn kĩ năng Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp : PT, CM - Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán… - Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp… - Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì…; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. - Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp… Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề 12 hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn) Câu 6:...... 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Những giải pháp trên tôi bắt đầu thực nghiệm tại đơn vị trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử của trường từ năm học 2016 -2017 đến nay có hiệu quả tốt. Chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp đi vào bền vững, có chiều sâu hơn. - Nội dung đề tài cũng đã được thông qua tổ chuyên môn thống nhất và đã tiếp tục áp dụng vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8 trong năm học 2017-2018 - Thực tế trong năm học 2015-2016, 2016-2017 tôi đã áp dụng phương pháp dạy bồi dưỡng theo chuyên đề vừa nêu trên cho lớp 7.9 ở trường sở tại và mang lại hiệu quả tốt. Vì thế đề tài có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng môn lịch sử ở cấp Trung học cơ sở trong toàn tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích của sáng kiến - Sau khi áp dụng những giải pháp mới này vào công tác bồi dưỡng, đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 của trường tôi đã đạt những kết quả như sau: Số học Năm học sinh tham gia 2016-2017 2017-2017 7 6 HS đạt giải HS đạt giải cấp trường cấp huyện 7 6 6 ( 01 giải nhất; 02 giải nhì, 03 giải 3). Ghi chú Không có tổ chức thi học sinh giỏi lớp 8 cấp tỉnh. Chưa thi. - Một kết quả khả quan hơn nửa là: chính những học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 8 là đội học sinh giỏi lớp 9 trong năm học 2017-2018, kết quả như sau: 13 Số học Năm học sinh tham gia HS đạt giải HS đạt giải cấp trường cấp huyện HS đạt giải cấp tỉnh 6 ( 01 giải nhất; 01 giải Chưa thi 2017-2018 6 6 nhì, 01 giải 3; 03 giải KK). - Qua kết quả trên cũng cho thấy sau khi áp dụng đề tài thì số lượng học sinh tham gia bồi dưỡng môn lịch sử nhiều, chứng tỏ tinh thần và thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số lượng học sinh đạt giải, chất lượng giải cũng được duy trì mang tính bền vững. Từ đây sẽ tạo nguồn cho bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử lớp 9 của trường đảm bảo về chất lượng và số lượng. - Học sinh nắm kiến thức thật chắc, vững trọng tâm, lôgich theo chuyên đề nên kĩ năng làm bài tập, phân tích đề rất tốt. Các em rất hứng thú trong giờ học bồi dưỡng không còn ngán ngẫm như trước đây vì bài học quá dài...nhiều sự kiện ôm đồm khó nhớ. Khả năng tự học , tự nghiên cứu của học sinh cũng đi vào chất lượng tốt hơn trước. - Đối với giáo viên khi áp dụng đề tài thì không còn lúng túng trong công tác dạy bồi dưỡng học sinh giỏi; có sự thống nhất về nội dung và phương pháp dạy bồi dưỡng trong tổ chuyên môn của trường; góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo chủ đề mà ngành đang thực hiện. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không có 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan