Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử ở trường...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử ở trường thcs

.DOC
23
932
125

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. PHẦN I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI A. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước hiện nay,sự nghiệp giáo dục - đào tạo đóng một vai trò hết sức quan trọng.Nghị quyết đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu rõ : " Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá,hiện đại hoá,cần tạo sự chuyển biến cơ bản,toàn diện về giáo dục và đào tạo…Đổi mới phương pháp dạy và học,phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học,coi trọng thực hành,thực nghiệm,ngoại khoá làm chủ kiến thức,tránh nhồi nhét,học vẹt,học chay"( Văn kiện đại hội IX- trang 201,203,204) Để đổi mới phương pháp dạy học,trong những năm gần đây,nhiều phương pháp dạy học mới đã được nghiên cứu,thực hiện ở trường phổ thông như:dạy học nêu vấn đề,dạy học tích cực,dạy học lấy học sinh làm trung tâm,dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ…Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh,phát triển tư duy sáng tạo cho các em.Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các môn nói chung, môn lịch sử nói riêng ở trường phổ thông đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học - nó không những làm thay đổi các phương pháp dạy học truyền thống mà còn đổi mới cả nội dung dạy học,mở rộng khả năng lĩnh hội tri thức khoa học với chất lượng cao và tốc độ nhanh. Chính vì vậy,bước vào năm học 2008 - 2009, Bộ giáo dục và đào tạo đã xác định một trong những chủ đề của năm học là " Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin". B. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo,ở Nghệ an- trong những năm qua,một phong trào ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã được thực hiện rộng rãi trong các cấp học,các trường học.Tuy nhiên ở bậc THCS , tôi nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở các bộ môn nói chung,môn lịch sử nói riêng còn chậm,chỉ mới một vài trường đưa vào giảng dạy thực nghiệm trong thực tế và nhiều giờ dạy còn tồn tại những hạn chế như giáo viên còn quá tham lam trong sử dụng tư liệu,có những tư liệu chuyển tải rất ít nội dung;hiệu ứng,màu sắc,phông chữ…chưa hài hoà,thiếu tính sư phạm.Có nhiều giáo viên chú trọng nhiều đến hình thức trình bày chứ chưa chú trọng đến kiến thức cơ bản,trọng tâm,tính hệ thống của bài giảng… 1 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó: Thứ nhất giáo viên chưa nhận thức được tác dụng tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Thứ hai,trình độ vi tính của hầu hết giáo viên còn nhiều hạn chế,lại chưa được tập huấn nhiều về vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy… Thứ ba,để dạy được bài giảng điện tử,đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu,từ tìm kiếm tư liệu,đến thiết kế bài giảng… Thứ tư,rất nhiều trường Trung học cơ sở hiện nay vẫn chưa có các phương tiện kĩ thuật hiện đại như đèn chiếu…để giảng dạy. Vậy làm thế nào để Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở bậc THCS và ứng dụng như thế nào để giảng dạy có hiệu quả,đặc biệt đối với bộ môn lịch sử? Trước sự thôi thúc của yêu cầu thực tiễn và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học,tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của cá nhân và một số tiết dạy tôi đã thể nghiệm trong thời gian vừa qua thông qua bản SKKN "Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học lịch sử ở trường THCS",mong cùng các bạn đồng nghiệp tìm ra những giải pháp tốt nhất để ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lịch sử ở bậc THCS có hiệu quả. PHẦN II. NỘI DUNG I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC VẬN DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO GIẢNG DẠY LỊCH SỬ. Đặc trưng của bộ môn lịch sử là khôi phục lại cho học sinh những sự kiện lịch sử,bức tranh lịch sử gần như nó đã tồn tại trong quá khứ.Trên cơ sở đó hình thành các khái niệm lịch sử,từ đó giúp các em đi sâu vào bản chất của sự kiện lịch sử.Như vậy,đối tượng học tập của bộ môn lịch sử thuộc về quá khứ,cho nên thời gian càng lùi xa thì việc nhận thức bản chất sự kiện và hiểu sâu về sự kiện càng khó.Thêm vào đó học sinh không thể quan sát "trực quan sinh động" đối tượng nghiên cứu như các môn khoa học tự nhiên ,giáo viên không thể làm thí nghiệm để sống lại sự kiện,nhân vật lịch sử như đã từng tồn tại trong quá khứ.Với đặc trưng đó của bộ môn thì việc vận dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy lại là một phương pháp rất có hiệu quả,phát huy được tư duy sáng tạo ,tích cực chủ động ở học sinh. *Đối với giáo viên: Tuy phải đầu tư khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị một giáo án điện tử nhưng việc dạy học bằng giáo án điện tử sẽ giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng,có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối với học sinh.Giáo án điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho học sinh,và thông qua công cụ trình diễn giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một 2 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. khối lượng hình ảnh,phim tài liệu lịch sử liên quan đến nội dung bài học.Giờ học sẽ trở nên sôi nổi và sinh động hơn. *Đối với học sinh: Việc học tập lịch sử thông qua bài giảng điện tử tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập. Các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải cố gắng hình dung, mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật lịch sử mà thầy cô thuyết giảng, thì với việc học trên bài giảng điện tử học sinh sẽ được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử học sinh nắm được nhiều hơn và in sâu hơn vào trí nhớ của các em. Từ những mặt tích cực đó của Bài giảng điện tử, tôi nghĩ rằng việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy lịch sử là một điều cần thiết, cần phát huy. Vậy xây dựng và giảng dạy một bài giảng điện tử như thế nào để có hiệu quả? II. XÂY DỰNG 1 BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CÓ HIỆU QUẢ. 1. Xây dựng giáo án. Xác định mục đích yêu cầu của bài học. Xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học. Sưu tầm, chọn lọc các nguồn tư liệu (tư liệu viết, tranh ảnh, phim tư liệu, băng ghi âm...) có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. 2. Thiết kế bài giảng. Giáo viên cần xây dựng thiết kế (kịch bản) cụ thể. Ví dụ: Dự kiến cần đưa những tư liệu, tranh ảnh, văn bản, đồ hoạ nào? Mục đích để làm gì? Cách khai thác, sử dụng như thế nào? Bố trí, trình bày ra sao để thể hiện được tính sư phạm trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày… Thường giáo viên hay đưa tư liệu tranh ảnh để minh hoạ.Nhưng theo tôi có thể sử dụng tranh ảnh hai cách: Tư liệu nào để minh hoạ cho kiến thức; Tư liệu nào để khai thác kiến thức. Xác định như vậy giáo viên sẽ thiết kế nên đưa tư liệu, tranh ảnh nào trước để khai thác; tư liệu, tranh ảnh nào sau để minh hoạ. Khi thiết kế bài giảng, cần lưu ý: - Giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản là người cung cấp thông tin.Do vậy giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin,hình ảnh,đoạn phim để phục vụ bài dạy có tính thiết thực,làm rõ nội dung kiến thức.Tránh tham lam,nhồi nhét các loại thông tin,phim ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. - Khi sử dụng phông nền, hiệu ứng ,âm thanh, tiếng động… giáo viên không nên quá lạm dụng như tạo các hiệu ứng quá "bay nhảy", trang trí các slide 3 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. với màu sắc sặc sỡ, loè loẹt, các phông chữ quá nhiều màu sắc khác nhau, thiếu tính nhất quán, hài hoà 3. Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng. Sau khi soạn, thiết kế bài giảng, GV nên chạy thử các nội dung định trình chiếu; chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng sao cho hợp lí với mục tiêu đề ra, rồi mới đóng gói bài giảng (nếu giáo viên soạn ở phần mềm Violet) và đưa vào thực nghiệm giảng dạy. 4. Phương pháp tiến hành bài giảng trên lớp. Trong các giờ dạy học, bên cạnh ứng dụng công nghệ thông tin được coi là phương pháp hiện đại, tối ưu góp phần tích cực cho đổi mới phương pháp dạy học, thì giáo viên cần chú ý đa dạng hoá các hình thức dạy học. Giáo viên tránh lạm dụng công nghệ thông tin, xem công nghệ thông tin là độc tôn, là duy nhất, mà phải biết kết hợp các phương pháp dạy học khác như nêu vấn đề, phương pháp đàm thoại, thuyết trình, làm việc theo nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu... Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu , lĩnh hội kiến thức của từng đối tượng học sinh, khả năng ghi chép bài học của các em để có hướng điều chỉnh kịp thời. III. SỬ DỤNG MỘT SỐ PHẦN MỀM HIỆN CÓ Ở NHÀ TRƯỜNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ. Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng, giáo viên có thể lựa chọn nhiều phần mềm khác nhau như: PowerPoint,Violet…kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. 1. Phần mềm PowerPoint . PowerPoint là phần mềm đồ hoạ diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoit hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản. Phần mềm PowerPoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông: từ việc xây dựng bài mới cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết , kiểm tra đánh giá… Phần mềm này có thể giúp giáo viên: - Dễ dàng chèn nội dung văn bản(Text),hình ảnh,video,clip,âm thanh(Insert Picture/Movie and Sound) làm cho các kênh thông tin về sự kiện lịch sử trở nên đa dạng,phong phú,sinh động.Qua đó tạo biểu tượng lịch sử một cách rõ nét, giúp học sinh cảm nhận được quá khứ lịch sử một cách gần hơn, tránh nhận thức sai lầm, hiện đại hoá lịch sử và hiểu lịch sử đầy đủ, sâu sắc hơn.Đồng thời tạo hứng thú, hình thành trong các em tình cảm, thái độ đúng đắn đối với lịch sử cũng như đối với việc học tập bộ môn. 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. - Tạo ra các biểu đồ,đồ thị,sơ đồ(Insent Chart),niên biểu,bảng so sánh(Insent Table)…với nhiều màu sắc, trình độ chính xác cao, có hiệu ứng và được trình chiếu theo trình tự nội dung vấn đề, theo xu hướng phát triển…giúp học sinh hiểu được bản chất , sự phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử; hay hệ thống, khái quát những kiến thức đã học, hoặc làm rõ những điểm giống và khác nhau của các sự kiện lịch sử… - Tạo các liên kết(Hyperlink) linh hoạt, cho phép kết nối một nội dung bất kì trên một slide của giáo án điện tử đến một trang Web trên Internet(nếu máy tính có nối mạng hay đến bất kì một tập tin nào trong máy tính…để tìm kiếm thông tin,mở rộng nội dung đang trình bày… - Tạo và chèn các dạng kí hiệu,biểu tượng thích hợp có sẵn trong Auto Shaper với các định dạng theo điểm,theo đường,theo diện tích…và có thể tăng,giảm kích cỡ,thay đổi hướng các kí hiệu tuỳ ý.Ngoài ra còn có thể tự biên vẽ các lược đồ,tự thiết kế các biểu tượng,thể hiện được đặc trưng của sự kiện lịch sử.Các dạng kí hiệu,lược đồ trên khi được tạo hiệu ứng thích hợp sẽ giúp học sinh nhận thức rõ trình tự quá trình diễn biến,xác định rõ các địa điểm,khu vực,các đường di chuyển…qua đó góp phần tạo biểu tượng rõ nét về không gian,thời gian hay giúp học sinh nắm được các mối liên hệ giữa các yếu tố,sự kiện,hiện tượng lịch sử. - Tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động cho các đối tượng(văn bản,hình ảnh,biểu tượng,sơ đồ,bảng biểu…).Từ Menu Slide Show > Custom > Add Effect giáo viên có thể chọn nhiều hiệu ứng khác nhau cho đối tượng đã được chèn trên Slide.Tuy nhiên giáo viên nên chọn dạng hiệu ứng phù hợp với yêu cầu xây dựng bài giảng điện tử (biểu hiện tốt mục đích sư phạm). 2.Phần mềm Violet. Tương tự phần mềm PowerPoint,Violet là phần mềm công cụ có đầy đủ các chức năng giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng lịch sử trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Riêng đối với việc xử lí những dữ liệu Multimedia,Violet tỏ ra mạnh hơn PowerPoint,ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các Flash hặc cho phép thao tác quá trình chạy đoạn phim… Violet cũng có các Module công cụ dùng cho soạn thảo văn bản nhiều định dạng và vẽ hình cơ bản(song không đa dạng như PowerPoint).Nhưng Violet lại cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng: - Bài tập trắc nghiệm,gồm có các loại:một đáp án đúng,nhiều đáp án đúng ,ghép đôi,chọn đúng sai… - Bài tập ô chữ:học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy ra ô chữ dọc. - Bài tập kéo thả chữ,kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản.Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn,hiện. 5 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng,ngôn ngữ giao tiếp và phần trợ giúp đều hoàn toàn bằng tiếng Việt nên giáo viên rất dễ sử dụng. IV. 1 SỐ TIẾT DẠY THỰC NGHIỆM. 1). BÀI 27 (LỚP 9). CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC(tiết1) A. Môc tiªu. Sau tiÕt häc nµy,HS cÇn n¾m ®îc: - ¢m mu míi cña Ph¸p -MÜ ë §«ng D¬ng trong kÕ ho¹ch Nava-nh»m giµnh th¾ng lîi quyÕt ®Þnh,"KÕt thóc chiÕn tranh trong danh dù". - Chñ tr¬ng,kÕ ho¹ch t¸c chiÕn cña ta trong §«ng-xu©n 1953-1954 nh»m ph¸ tan kÕ ho¹ch Na-va. Cuéc tiÕn c«ng chiÕn lîc §«ng-xu©n 1953-1954 vµ chiÕn dÞch §iÖn Biªn Phñ giµnh th¾ng lîi qu©n sù quyÕt ®Þnh. - Båi dìng cho c¸c em lßng yªu níc, tinh thÇn ®oµn kÕt Quèc tÕ , niÒm tù hµo d©n téc vµ niÒm tin vµo sù l·nh ®¹o cña ®¶ng. - RÌn luyÖn cho c¸c em kÜ n¨ng ph©n tÝch, nhËn ®Þnh, ®¸nh gi¸ …sù kiÖn,kiÕn thøc lÞch sö. B. Ph¬ng tiÖn d¹y häc: - Gi¸o ¸n ®iÖn tö. - M¸y vi tÝnh,®Ìn chiÕu,b¶ng ®en (hoÆc b¶ng tr¾ng). C. Ho¹t ®éng d¹y vµ häc. *KiÓm tra bµi cò. GV tr×nh chiÕu lîc ®å sau vµ yªu cÇu c¸c em: 6 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. ? Hãy xác định trên lược đồ các chiến dịch quân sự của ta từ sau Chiến dịch biên giới 1950 dến giữa 1953? ý nghĩa của các chiến dịch đó? Sau khi cho HS x¸c ®Þnh trªn lîc ®å,Líp nhËn xÐt.GV sö dông hiÖu øng tr×nh chiÕu lÇn lît tªn c¸c chiÕn dÞch trªn mµn h×nh: 7 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Chiến dịch Tây Bắc Chiến dịch Trung du Chiến dịch Hoà bình Chiến dịch Thượng Lào Chiến dịch Đường số 18 Chiến dịch Hà Nam Ninh =>Quân ta giữ vững và tiếp tục phát triển thế chủ động chiến lược trên chiến *trường. Giíi thiÖu bµi míi. Sau h¬n 8 n¨m tiÕn hµnh chiÕn tranh ë §«ng d¬ng, thùc d©n Ph¸p thÊt b¹i hÕt søc nÆng nÒ, MÜ can thiÖp s©u vµo cuéc chiÕn tranh ë §«ng d¬ng.Víi kÕ ho¹ch Nava, ®Õ quèc Ph¸p - MÜ hi väng xoay chuyÓn côc diÖn chiÕn tranh, chuyÓn b¹i thµnh th¾ng.Víi cuéc tiÕn c«ng chiÕn lîc §«ng-xu©n 1953 - 1954 vµ chiÕn dÞch §iÖn Biªn Phñ, Ta ®· ®Ëp tan hoµn toµn KÕ ho¹ch Nava, kÕt thóc chiÕn tranh ë §«ng d¬ng. Chóng ta cïng t×m hiÓu qua tiÕt häc h«m nay. I. KÕ ho¹ch Nava cña Ph¸p - MÜ. Ho¹t ®éng 1: C¸ nh©n,nhãm. - Bíc1: GV cho HS th¶o luËn t×m hiÓu hoµn c¶nh ra ®êi kÕ ho¹ch Na-va qua kiÕn thøc ®· häc ë nh÷ng bµi tríc. Sau khi c¸c em tr×nh bµy sù thÊt b¹i liªn tiÕp cña Ph¸p trªn chiÕn trêng §«ng d¬ng, Ph¸p ngµy cµng lón s©u vµo thÕ bÞ ®éng phßng ngù, lùc lîng bi tiªu hao nhiÒu… GV bæ sung vµ tr×nh chiÕu 2 b¶ng thèng kª sau ®Ó c¸c em t×m hiÓu thªm vÒ t×nh h×nh khã kh¨n cña Ph¸p vÒ kinh tÕ vµ chÝnh trÞ: Năm TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ PHÁP Chính phủ Cao uỷ(ĐD) Tổng chỉ huy(ĐD) 8 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. 1945 -Đờ gôn -Goanh -Đác giăng -Lơ-Cléc 1946 -Bi-đô li-ơ -Va-luy -Blum -Bô la éc 1947 -Ra-mađiê -Bla-đô -Su-man -Pi-nhông 1948 -Ma-ri -Su-man -Cơi -Câc-păng 1949 -Môtsi Chiê -May-e -Bi-đô -ĐờTát xi 1950 -Plê-ven nhi -ĐờTát-xinhi -Cơi 1951 -Plêven -Xa lăng -Pho -Lơ-tuốcnơ 1952 -Phi-nay -May-e 1953 -Lanien -Đờ giăng - Nava ( Chỉ trong 8 năm: Chính phủ Pháp đã dựng lên đổ xuống 19 lần ,Cao uỷ Pháp ở đông dương thay 6 lần,Tổng chỉ huy quân sự Pháp thay7 lần) MĨ VIỆN TRỢ CHO PHÁP TRONG CHIẾN TRANH Ở ĐÔNG DƯƠNG N¨m Tû Franc Tû lÖ trong ng©n s¸ch §«ng d¬ng 1950 52 19% 1951 62 16% 1952 200 35% 1953 285 43% 1954 555 73% ( Kinh tÕ: Vay nî vµ lÖ thuéc ngµy cµng nhiÒu vµo MÜ…) GV kÕt luËn: Nh vËy sau 8 n¨m tiÕn hµnh chiÕn tranh ë §«ng d¬ng,Ph¸p chuèc lÊy nh÷ng tæn thÊt nÆng nÒ,ngµy cµng sa lÇy vµo chiÕn tranh. -> 7 -5 - 1953 Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông dương. => đưa ra kế hoạch Nava. GV trình chiếu lên màn hình chân dung 9 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Nava và giới thiệu khái quát vài nét về tên tướng này. Tướng NA-VA - Bíc 2: T×m hiÓu Néi dung KÕ ho¹ch Nava. + Yªu cÇu HS nªu néi dung kÕ ho¹ch Nava. + B»ng thñ thuËt vi tÝnh, GV gióp HS h×nh dung 2 bíc cña KÕ ho¹ch Nava trªn lîc ®å. TRUNG QUỐC Bước1: Thu đông 1953-xuân 1954:phòng ngự trên chiến trường miền Bắc;Tiến công chiến lược ở miền Trung và miền Nam Đông dương. TRUNG QUỐC Bước2:Thu đông 1954:chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc,thực hiện tiến công chiến lược,giành thắng lợi quyết định,"kết thúc chiến tranh". Sài mu cña Ph¸p vµ MÜ trong kÕ ho¹ch Nava? Sài + Cho HS rót ra: ¢m Gòn Gòn §iÓm chÝnh cña kÕ ho¹ch nµy lµ g×? - Bíc3: + Yªu cÇu HS t×m hiÓu biÖn ph¸p thùc hiÖn KÕ ho¹ch Nava cña Ph¸p vµ MÜ? + Rót ra nhËn xÐt vÒ KÕ ho¹ch Nava? Sau khi HS tr×nh bµy,GV bæ sung,ph©n tÝch: §©y lµ 1 kÕ ho¹ch chñ quan,phiªu lu,m¹o hiÓm,ngoan cè cña Ph¸p vµ MÜ. II. Cuéc tiÕn c«ng chiÕn lîc §«ng xu©n 1953 - 1954 vµ chiÕn dÞch lÞch sö §iÖn Biªn Phñ 1954. 1. Cuéc tiÕn c«ng chiÕn lîc §«ng xu©n 1953 -1954 Ho¹t ®éng 2: c¸ nh©n,c¶ líp. - GV yªu cÇu HS t×m hiÓu KÕ ho¹ch t¸c chiÕn cña ta trong §«ng -Xu©n 1953 -1954? Ph¬ng híng chiÕn lîc? Ph¬ng ch©m chiÕn lîc nh thÕ nµo? - Sau khi HS tr×nh bµy,GV ph©n tÝch vµ tr×nh chiÕu trªn mµn h×nh: 10 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. * Kế hoạch tác chiến: Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận: chính diện và sau lưng địch. * Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt 1bộ phận sinh lực địch,giải phóng đất đai,đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ…" Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp quyết định chủ trương tác chiến Đông-xuân 1953-1954 *Phương châm chiến lược: "Tích cực , chủ động,cơ động,linh hoạt","đánh ăn chắc,đánh chắc thắng". CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN - GV sö dông c¸c hiÖu øng chuyÓn ®éng ®Ó têng thuËt lÇn lît c¸c cuéc tiÕn c«ng 1953 –1954: cña ta trong §«ng - Xu©n 1953 - 1954 trªn lîc ®å. TRUNG QUỐC *12-1953 tấncông công Tây-Bắc - Sau khi GV têng thuËt,yªu cÇu HS rót ra Ý nghĩa của cuộcTa tiến Đông Xuân 1953 - 1954. -> địch tăng cường quân lên Điện Biên Sài Gòn 11 Phủ. *12-1953 Liên quân Việt –Lào tiến công Trung Lào ->Địch điều quân về Xê- nô. * 1-1954 Ta mở chiến dịch Thượng Lào -> địch tăng cường quân về Luông pha-bang. * 2-1954 Ta tấn công bắc Tây nguyên ->địch tăng cường lực lượng cho Plây cu. => Lực lượng cơ động tinh nhuệ của địch bị phân tán thành 5 nơi => Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ(1954). Hoạt động 3:cá nhân,nhóm. - GV dùng kí hiệu nhấp nháy giới thiệu Điện Biên Phủ trên bản đồ Đông dương và trình chiếu Sơ đồ tập đoàn Điện Biên phủ: 12 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. - Yêu cầu HS tìm hiểu và nhận xét về Tập đoàn cứ điểm này? Vì sao Pháp lại chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân ta? Chủ trương của ta như thế nào? Tại sao ta quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ? - GV bổ sung và trình chiếu Video về sự chuẩn bị của Ta cho chiến dịch Điện Biên Phủ. - Về diễn biến của Chiến dịch Điện Biên Phủ,GV sử dụng các thủ thuật vi tính,kết hợp với trình diễn các đoạn Fim để lần lượt tường thuật 3 đợt tiến công của Chiến dịch một cách sống động. DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH Đợt 1. (13/3/1954 - 7/5/1954): 13 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Ta tấn công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ Phân khu Bắc. Đợt 2. (30/3/1954 - 26/4/1954): Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm. . Đợt 3. (1/5/1954 - 7/5/1954): Đánh chiếm các căn cứ còn lại ở phân khu Trung tâm và Phân khu Nam. - Sau khi GV tường thuật,yêu cầu HS rút ra kết quả,ý nghĩa của Chiến dịch. Hoạt động 4: Củng cố bài. GV đưa lên màn hình 1số bài tập trắc nghiệm, yêu cầu HS hoàn thành. Ví dụ: - Bài tập 1: Cột 1 Cột 2 Khu vực quân ta tiến công Nơi địch tập trung quân Tây Bắc Trung Lµo Thîng Lµo Bắc Tây nguyên - Bài tập 2: ? Điền các mốc thời gian từng đợt tiến công của quân ta trong chiến dịch Điện Biên Biên Phủ? Các mốc thời gian đó đã nói lên điều gì về cách đánh của ta ? * Đợt 1: Từ ngày……….đến …………… * Đợt 2: Từ ngày ………đến……………. * Đợt 3: Từ ngày ………đến……………. 14 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Sau khi HS hoàn thành,GV nhận xét và trình chiếu kết quả lên màn hình.. 2) BÀI 24. LỚP 8. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ 1858 ĐÊN 1873. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM. Tiết 36. A. Mục tiêu. - Giúp HS nắm được nguyên nhân và tiến trình Thực dân Pháp xâm lược Việt nam củaThực dân Pháp ( Chiến sự ở Đà nẵng và Gia Định). - Giáo dục cho các em thấy rõ bản chất tham lam,tàn bạo,hiếu chiến của chủ nghĩa Thực dân.Tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của nhân dân ta trong những ngày đầu chống Thực dân Pháp xâm lược.Đánh giá đúng đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của Triều đình phong kiến trong việc tổ chức kháng chiến. - Rèn luyện kĩ năng phân tích,nhận xét… B. Phương tiện dạy học: - Giáo án điện tử. - Máy vi tính,đèn chiếu,bảng trắng. C. Hoạt động dạy và học. * Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết,vào thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đang trên đà đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa,và khu vực Đông nam á đã trở thành mục tiêu xâm lược của chúng…Vậy Việt nam có tránh khỏi cuộc xâm lược đó hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 1.Chiến sự ở đà nẵng những năm 1858 - 1859. Hoạt động1: Cá nhân,nhóm. Bước1: - GV khái quát tình hình Việt nam vào nửa đầu thế kỉ XIX. - Trình chiếu lược đồ Đông Nam á cuối TK XIX - Yêu cầu các em quan sát lược đồ và kết hợp với các kiến thức đã học,thảo luận: Nguyên nhân nào dẫn đến Thực dân Pháp xâm lược Việt nam? Đâu là nguyên cớ trực tiếp? 15 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XX - Sau khi HS trình bày,GV bổ sung,chuẩn kiến thức: * Nguyên nhân: - Từ giữa thế kỉ XIX,các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa… - Việt nam có vị trí chiến lược quan trọng,giàu tài nguyên,chế độ phong kiến suy yếu. * Nguyên cớ: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia tô… Bước 2: - GV dùng kí hiệu nhấp nháy giới thiệu vị trí Đà nẵng và trên bản đồ Việt nam và sự kiện 1/9/1858. 16 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. 1/9/1858 TD Pháp tấn công Đà nẵng - Yêu cầu HS thảo luận: Vì sao Thực dân Pháp lại chọn Đà nẵng làm nơi tấn công đầu tiên? ( T1: Đà nẵng gần Huế -> Chiếm Đà nẵng làm bàn đạp tấn công Kinh thành Huế -> buộc vua quan nhà Nguyễn đầu hàng. T2: Đà nẵng là vùng đất trù phú,dân đông -> cấp thêm lực cho Pháp tấn công Huế và nước ta. T3: đà nẵng có cửa biển sâu -> Tàu chiến Pháp dễ hoạt động.). - Qua tìm hiểu,yêu cầu HS rút ra:Kế hoạch của Thực dân Pháp khi đánh nước ta là gì?Dựa vào đâu chúng đề ra kế hoạch như vậy? ( Dựa vào lực lượng mạnh,vũ khí hiện đại,chế độ phong kiến Việt nam đang suy yếu…-> Pháp đề ra kế hoạch đánh nhanh,thắng nhanh) Bước 3: GV sử dụng các hiệu ứng chuyển động tường thuật chiến sự Đà nẵng trên lược đồ. 17 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Chiến sự Đà nẵng 1858 - Sau khi GV tường thuật,yêu cầu HS rút ra nhận xét về Chiến sự Đà nẵng? ( Có sự phối hợp chiến đấu giữa Quân và Dân,dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương…-> Sau 5 tháng địch chỉ chiếm được Bán đảo Sơn trà => 2/1959 Pháp phải kéo quân vào Gia định). 2. Chiến sự Gia định năm 1859. Hoạt động2: Cá nhân,nhóm. - GV sử dụng hiệu ứng chuyển động, kết hợp với 1 đoạn fim để tường thuật sự kiện 17/2/1859 - Thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia định. - Cho HS thảo luận: ? Tại sao Thực dân Pháp lại đánh Gia Định,chứ không đánh ra Bắc kì? ( T1: Xa Trung Quốc,xa kinh đô Huế. T2: Chiếm vựa lúa Nam bộ,cắt nguồn lương thực của triều đình Huế. T3: Ngược sông Cửu long,chiếm Cao miên). ? Sau khi chiếm thành Gia định,thực dân Pháp gặp phải khó khăn gì? ? Trước tình hình đó,thực dân Pháp đã đối phó như thế nào? 18 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. ? Em hãy đánh giá về sự đối phó của nhà Nguyễn? Hậu quả? - GV bổ sung và sử dụng lược đồ, tranh ảnh để tường thuật tiếp diễn biến chiến sự ở Gia định(1959 - 1961). Quân Pháp tấn công đại đồn Chí hoà Hoạt động3: - Yêu cầu HS nêu nội dung Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)? Phân tích tai hại của Hiệp ước này? - GV sử dụng hiệu ứng trình diễn trên lược đồ,cùng với HS phân tích,giảng giải nội dung và tai hại của Hiệp ước. 19 Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Lịch sử ở trường THCS. Hoạt động 4. Củng cố . GV sử dụng 1số bài tập trắc nghiệm,Ô chữ để cho HS củng cố bài học. V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. 1. Ưu điểm: Qua ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy những tiết học lịch sử, tôi nhận thấy: - Hiệu quả chất lượng trong từng giờ học tốt hơn. - Trong giờ học đã tăng cường thêm được nhiều kiến thức cơ bản.Giáo viên có nhiều thì giờ hơn để khai thác nội dung bài dạy. - Vai trò người thầy chuyển hẳn sang vai trò chủ đạo,hướng dẫn. - Học sinh tham gia giờ học khá tích cực.Phần lớn học sinh hứng thú,say mê học tập. - Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi, đáp án kiểm tra ngay trên máy với nhiều dạng, nhiều chiều có tính hệ thống, logic, vừa kích thích được sự tìm tòi khám phá của học sinh, học sinh lại vừa kiểm tra đánh giá được kết quả làm bài của mình. - Giáo viên phát huy được cao độ các phương pháp hiện đại khác như nêu vấn đề, thảo luận, bài tập trắc nghiệm….làm cho học sinh hứng thú học tập, giờ học sôi nổi, đồng thời củng cố kiến thức cho học sinh. Tóm lại, cùng một thời lượng như nhau, nhưng so với phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì giờ học bằng bài giảng điện tử giúp các em thu nhận được kiến thức và kĩ năng nhiều hơn, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Các em được rèn luyện bài tập thực hành nhiều hơn, thành thục hơn. Hầu như không có học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động. Bởi vậy kết quả sau mỗi tiết học hết sức khả quan: 90% học sinh trong lớp có thể trả lời ngay được những câu hỏi cơ bản của bài học. Nhìn chung, sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Lịch sử đã đổi mới được phương pháp dạy học ở trường phổ thông một cách tích cực, hiệu quả. 2. Hạn chế: Do đây là phương pháp dạy học mới, và chưa được ứng dụng nhiều trong trường học nên một số học sinh chưa biết kết hợp ghi bài, quan sát hình ảnh, và nghe giảng, bởi vậy chưa ghi chép được nhiều nội dung kiến thức trong từng tiết học. Nhưng tôi tin rằng, khi các trường học được đầu tư cơ sở vật chất nhiều hơn, giáo viên và học sinh Dạy- Học bằng bài giảng điện tử nhiều hơn thì hạn chế đó sẽ được khắc phục, hiệu quả giờ học sẽ không ngừng đựoc nâng cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan