Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học chương ...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học chương quang học của vật lí 9

.DOC
10
151
147

Mô tả:

SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chon đề tài. Ngày nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển rất nhanh và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các mặt đời sống xã hội. Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, nó cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân loại nói chung và đất nước ta nói riêng. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) vào lĩnh vực giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bộ GD – ĐT đã ban hành chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 “Năm học 2008-2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 2012-2013 tiếp tục thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và dạy học đạt hiệu quả cao. Yêu cầu về đổi mới phương pháp: Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được ghi rõ trong Nghị quyết Trung ương 4 Khóa VII (1.1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12.1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005). Đặc biệt, theo Luật Giáo dục điều 82.2 đã ghi: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Để nâng cao hiệu quả của các bài giảng đòi hỏi giáo viên phải lồng ghép giữa trình bày lí thuyết và thực nghiệm nhằm phát huy tác dụng của thí nghiệm trong bài dạy, đây là vấn đề rất cần thiết trong dạy học Vật lí. Bên cạnh việc thực hiện các thí nghiệm trực quan thì thí nghiệm ảo cũng mang lại hiệu quả thiết thực đặc biệt là trong bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin. Từ thực tiễn đó tôi đã chọn “Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học chương Quang học của Vật lí 9” làm sáng kiến kinh nghiệm này. Thông qua sáng kiến này này tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học, thông qua việc sử dụng các thí nghiệm ảo trong phần Quang học môn Vật lí 9 hỗ trợ cho giáo viên trong việc sử dụng thí nghiệm trực quan trong một số bài về ánh sáng ở chương quang học mà dụng cụ thí nghiệm thiếu độ tin cậy. Từ đó, truyền cho các em lòng tin vào khoa học, say mê tìm hiểu về Vật lí cùng các ứng dụng của nó trong đời sống. Đã có một số giáo viên UDCNTT vào giảng dạy. Tuy nhiên các bài giảng của giáo viên chỉ dừng lại ở việc chiếu các kênh hình để thay thế cho việc trình bày bảng, đơn thuần chỉ là sử dụng những hiệu ứng trong Power point để trình chiếu và sử dụng những hình ảnh để minh họa cho thí nghiệm trong sách giáo khoa. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế các “Bài giảng điện tử” đang rất được chú trọng trong các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn không ít giáo viên có những hiểu biết chưa đúng về việc sử dụng “Bài giảng điện tử” để hỗ trợ trong dạy học. Giáo viên đã biến một tiết dạy “Bài giảng điện tử” thành một buổi trình chiếu cho học sinh xem và ghi bài. Biến máy chiếu Projector thành một “bảng đen thứ hai” để thay thế cho việc phải viết bảng cho học sinh chép bài. Vì vậy, hiệu quả của dạy học chưa cao, Trang 1 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 đa số học sinh tỏ ra nhàm chán hoặc sao nhãng trong chú ý kiến thức trọng tâm. Một số giáo viên còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nên bài giảng đơn diệu, hình thức khô khan, kém thu hút nên học sinh không hứng thú. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa phần mềm thí nghiệm ảo cùng với ảnh flash để hỗ trợ nâng cao hiệu quả bài giảng. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 9 trường của tôi đang công tác. Lớp 9E là lớp thực nghiệm, lớp 9D là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy chương Quang học môn Vật lý 9. Khi tiến hành nghiên cứu kết quả cho thấy là việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học Vật lí có ảnh hưởng rõ rệt đến sự hứng thú của học sinh, lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn lớp đối chứng. Kết quả kiểm chứng cho thấy có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh được việc dạy học có sử dụng thí nghiệm ảo trong thực hành thí nghiệm môn Vật lí 9 nâng cao chất lượng cho học sinh khi học chương Quang học. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 1.Thuận lợi: - Bản thân tôi được đào tạo chuyên ngành sư phạm Lý - Tin, có ý thức học hỏi, trao đổi nghiệp vụ, tích lũy chuyên môn để phục vụ giảng dạy tích cực; nhiệt tình với giảng dạy, với học sinh. - Nhà trường cơ bản đáp ứng phương tiện thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học. Ban giám hiệu có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát. - Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập. - Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phù hợp với xu thế dạy học hiện nay. - Được sự quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng của các cấp lãnh đạo ngành. - Tư liệu dạy học truy cập từ mạng Internet phong phú, nhanh chóng, kịp thời có thể thay thế cho các thiết bị dạy học còn thiếu trong nhà trường. 2. Khó khăn: Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và trong kỹ thuật, vì vậy việc lồng ghép các thí nghiệm vào trong các bài học của môn Vật lí là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học góp phần tích cực trong hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung và phương pháp trong dạy học Vật lí phải gắn liền với việc tăng cường sử dụng thí nghiệm trong quá trình dạy học Vật lí, tuy nhiên đối với bộ môn Vật lí nói chung và Vật lí 9 nói riêng khối lượng kiến thức trong mỗi bài học tăng lên, đặc biệt là các bài trong chương Quang học môn Vật lí lớp 9, mỗi bài có từ 2 đến 3 thí nghiệm, mà các thí nghiệm trong bài đòi hỏi phải có sự chính xác cao của các dụng cụ, nếu không sẽ dẫn đến học sinh rất khó quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm trang cấp sau nhiều năm sử dụng một số đã xuống cấp, một số bị hư hỏng…dẫn đến dụng cụ thí nghiệm thiếu, không đồng bộ. Kết quả làm thí nghiệm thường thiếu chính xác hoặc hình ảnh thu được lờ mờ không rõ nét. Nhiều thí nghiệm kết quả thu được không phản ánh được bản chất hiện tượng cần nghiên cứu. Một số thí nghiệm khác làm cần đòi hỏi nhiều thời gian khó thành công (ví dụ Trang 2 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 như: thí nghiệm Sự khúc xạ của tia sáng khi đi từ nước ra không khí, ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính, bằng đĩa CD… Tranh ảnh thì thiếu không đủ cung cấp cho việc dạy học). Phòng học bộ môn không thể làm tối được nên một số thí nghiệm kết quả quan sát không rõ nét nên thiếu thuyết phục. Biến thế nguồn hoạt động thiếu ổn định và chính xác nên nguồn điện cung cấp làm thí nghiệm chập chờn, thiếu ổn định. Cán bộ phụ trách thiết bị kiến thức về môn học Vật lí còn nhiều hạn chế nên việc hỗ trợ cho giáo viên giảng dạy không đảm bảo. Thời lượng năm phút giữa hai tiết học không đủ thời gian cho giáo viên chuẩn bị tốt cho nội dung bài giảng tiếp theo. Đối với học sinh: nhiều em khả năng chú ý, tập trung yếu. Chưa chủ động làm quen với các thiết bị thí nghiệm. Trong quá trình làm thí nghiệm thường hay sao nhãng đùn đẩy nhiệm vụ cho bạn khác. Còn thụ động trong việc học, còn trong chờ ỷ lại, ý thức tìm tòi, tự nghiên cứu chưa cao. Số lượng học sinh trong lớp khá đông, diện tích phòng học bộ môn còn hẹp nên việc bố trí các nhóm còn hạn chế và gây trở ngại không nhỏ cho việc quản lý, hướng dẫn của giáo viên. Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến học sinh mất tập trung và thiếu tin tưởng vào thí nghiệm. Do đó kết quả học tập không được như mong đợi. Đây cũng chính là điều lo lắng và trăn trở của tôi khi lên lớp. Chính vì thế tôi đã suy nghĩ và đưa ra giải pháp là ứng dụng công nghệ thông tin dùng thí nghiệm ảo hỗ trợ cho thí nghiệm trực quan khi dạy chương Quang học môn Vật lý 9. Nêu thêm lợi ích của ứng dụng CNTT, thí nghiệm ảo 3. Kết quả khảo sát giữa hai lớp trước khi chọn làm đối tượng tác động nghiên cứu năm học 2011- 2012 Điểm 2,1 Điểm TB trở Điểm 8 - 10 4,9 lên Lớp HSTG SL % SL % SL % SL % Lớp 9D 33 2 6,1 10 30,3 2 6,1 21 63,6 Lớp 9E 35 1 2,9 12 34,3 3 8,6 22 62,9 Kết quả giữa hai lớp đối chứng: Điếm trung bình trở lên: Lớp 9E ít hơn 0,7 (%) Điểm 8-10: Lớp 9E nhiều hơn 2,5 (%) Điểm 2,1 – 4,9: Lớp 9E nhiều hơn 4,0 (%) Điểm 0 – 2: Lớp 9E ít hơn 3,2 (%) Phân tích kỉ hơn về số lượng, về đối tượng II. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT Qua nhiều năm đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Vật lý 9. Tôi tìm hiểu về phương pháp giảng dạy của bộ môn Vật lý có ứng dụng công nghệ thông tin và dự giờ nhiều tiết dạy của đồng nghiệp trong tổ bộ môn có ứng dụng công nghệ thông tin. Tham dự tập huấn các chuyên đề, các tiết thể nghiệm có ứng dụng công nghệ thông tin. Được sự giúp đỡ của bộ phận chuyên môn nhà trường. Sự nổ lực tìm hiểu của bản thân về phương pháp giảng dạy cũng như về phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy của mình được hoàn thiện hơn, gây được hứng thú, kích thích được học sinh yêu thích môn học hơn và áp dụng được vào cuộc sống. Điểm 0 – 2 Trang 3 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Để nâng cao hiệu dạy học Chương III. Quang học môn Vật lý 9 bằng ứng dụng công nghệ thông tin tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau: * Giải pháp 1: Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức - kĩ năng của từng bài giảng. Để bài giảng súc tích, cô động thể hiện được trọng tâm bài học giáo viên nhất thiết phải căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thác sâu kiến thức phù hợp với khả năng của học sinh và hướng học sinh tới sự yêu thích khám phá, tìm tòi. Hình thành ở học sinh cách tư duy logic, tác phong làm việc khoa học. * Giải pháp 2: Biết khai thác phần mềm chuyên dụng hỗ trợ thí nghiệm thực hành của bộ môn Vật lí. Một số phần mềm chuyên dụng (flash, crocodile_physics, PhET …) dùng để tạo các thí nghiệm ảo hỗ trợ cho từng nội dung bài học cụ thể. Những phần mềm này tạo thí nghiệm ảo cho kết quả chính xác cao, rõ nét, kích thích được hứng thú cho học sinh và niền tin khoa học. Tuy nhiên để sử dụng nó có hiệu quả yêu cầu giáo viên phải có kĩ năng nhất định và biết lựa chọn thí nghiệm đưa vào đúng lúc, đúng chỗ. Giáo viên cũng cần có kiến thức nhất định về kĩ năng cài đặt và sử dụng phần mềm. Trong một số tình huống nếu không có kĩ năng giáo viên dễ bị động, lúng túng làm mất thời gian hoặc dẫn đến thí nghiệm không thành công. * Giải pháp 3: Giáo viên cần nắm vững những yêu cầu cần thiết để soạn giáo án, bài giảng điện tử nhằm giúp giáo viên dễ dàng thực hiện. Mặc dù bài giảng điện tử đã được các trường học đón nhận rộng rãi, và thực sự phổ biến, bước đầu nó đã tạo ra một không khí học tập và làm việc khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống. Thực ra, muốn nhấn chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì người dạy cũng phải chịu bỏ công tìm hiểu, làm quen với cách giảng bài mới này. Cụ thể, người thầy cần phải: - Có kiến thức về sử dụng máy tính. - Biết sử dụng phần mềm phục vụ cho soạn giảng, phần mềm hỗ trợ thí nghiệm thực hành của bộ môn Vật lí. - Có khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa ảnh, làm các ảnh động, cắt các file âm thanh. - Biết cách sử dụng máy Projector. - Nội dung bài giảng điện tử cần cô động, súc tích bảo đảm tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được mục tiêu bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức. - Hình thức trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. - Sử dụng công nghệ thông tin ở thời điểm nào cho thích hợp, cách bố trí sao cho học sinh tập trung chú ý quan sát. Giải pháp 4: Tiến trình giảng bài Trang 4 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Giáo viên phải làm chủ được kĩ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu chủ động. Phối hợp nhịp nhàng giữa slide trình chiếu, thí nghiệm ảo với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với nội dung, hoạt động của thầy - trò với tiến trình bài dạy. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp, phân tích, thảo luận rút ra kiến thức cần lĩnh hội và ghi vở. Khai thác có trọng tâm và hướng học sinh tập trung vào đối tượng cần tìm hiểu nhấn mạnh nội dung để các em quan sát, phân tích tránh sao nhãng không chú ý đến trọng tâm. * Sau đây là một vài ví dụ về một số hình ảnh flash và hình ảnh chụp từ phần mềm crocodile_physics sử dụng trong bài giảng ở Chương III Quang học môn Vật lý 9: Đường truyền của tia sáng khi đi trong chất lỏng ra không khí Ảnh của một vật tạo bởi TKHT Trang 5 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Vật đặt rất xa trước thấu kính Vật đặt trong khoảng lớn hơn f và nhỏ hơn 2f Vật đặt trong khoảng nhỏ hơn f Trang 6 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua lăng kính Chiếu một chùm ánh sáng xanh qua lăng kính Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua 1 năm giảng dạy tại trường THCS Phú Thủy và đối tượng áp dụng nội dung sáng kiến kinh nghiệm là học sinh lớp 9D, 9E năm học 2011- 2012 Trường THCS Phú Thủy kết quả cho thấy: - Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn. Trang 7 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 - Hầu hết các thí nghiệm ảo đều có tính chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, đáp ứng phần lớn mục tiêu của tiết học, bài học và phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên. - Qua việc sử dụng thí nghiệm ảo trong chương Quang học đã có thể giúp tôi diễn đạt rõ ràng hơn về các hiện tượng vật lí như: Đặc điểm của ảnh của một vaath tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kì, sự phân tích ánh sáng trắng… hơn nữa qua đó học sinh cũng có thể dễ dàng nhận biết kết quả một cách chính xác và tăng thêm hứng thú cho học sinh khi được học các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo. - Học sinh cũng đã biết cách phối kết hợp giữa nhìn, nghe, suy nghĩ và cách ghi chép. - Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. - Có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này sẽ làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Cụ thể:  Kết quả khảo sát giữa hai lớp sau khi tác động năm học 2011 – 2012. K ế Lớp HST G Điểm 0 – 2 Điểm 2,1 4,9 SL % 11 33,3 7 20,0 Điểm 8 - 10 SL % SL % Lớp 9D 33 0 0,0 2 6,1 Lớp 9E 35 0 0,0 5 14,3 quả giữa hai lớp đối chứng: Điếm trung bình trở lên: Lớp 9E nhiều hơn 13,3 (%) Điểm 8-10: Lớp 9E nhiều hơn 8,2 (%) Điểm 2,1 – 4,9: Lớp 9E ít hơn 13,3 (%) Điểm TB trở lên SL % 22 66,7 28 80,0  t KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài: Công nghệ thông tin hiện nay được sử dụng phổ biến và có tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, việc ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đang ngày càng trở nên cấp thiết. Nếu chúng ta biết khai thác tốt và ứng dụng hiệu quả công CNTT vào việc thiết kế bài giảng thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đối với môn Vật lý 9, việc ứng dụng CNTT vào dạy học càng quan trọng hơn vì giáo viên có thể cung cấp cho học sinh nhiều nguồn tư liệu khác nhau về một vấn đề sinh học để học sinh tự rút ra tri thức cho mình. - Việc sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học vật lí làm tăng tính thực nghiệm của môn học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh tin tưởng và nắm vững kiến thức hơn. - Hầu hết các thí nghiệm ảo đều có tính chính xác rất cao, gần như tuyệt đối, đáp ứng phần lớn mục tiêu của tiết học, bài học và phương pháp giảng dạy. 2. Bài học kinh nghiệm: Trang 8 SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và trãi nghiệm ở Trường THCS Phú Thủy bản thân tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm như sau: - Để một tiết dạy đạt hiệu quả cao Giáo viên cần nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng. - Có kĩ năng về sử dụng một số phần mềm chuyên dụng như: flash, crocodile_physics, PhET…, phần mềm Power Point. - Thiết kế bài giảng phù hợp với kiểu bài. - Giảng dạy kết hợp tốt giữa việc trình chiếu và ghi bảng, sử dụng, kết hợp tố các dụng cụ đồ dùng dạy học. - Khi trình chiếu định hướng rõ mục đích, đối tượng cần quan sát để tránh sự sao nhãng của học sinh. - Nên sử dụng máy chiếu như là bảng phụ. - Phối hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn bài học, dạy học sát đối tượng. - Theo dõi, quan tâm trợ giúp học sinh yếu kém. - Tự sưu tầm xây dựng cho mình kho tư liệu điện tử (phần mềm, tranh, ảnh, video, phim…) phục vụ cho việc dạy học. Phần này đưa tiếp theo của hiệu quả của SKKN 3. Kiến nghị - đề xuất: Qu¸ tr×nh thùc nghiÖm trong thùc tÕ gi¶ng d¹y t«i ®· thu ®îc kÕt qu¶ rÊt kh¶ quan. V× vËy t«i nhËn thÊy chuyªn ®Ò nµy cña t«i cã tÝnh kh¶ thi cao. Mong b¹n bÌ, ®ång nghiÖp tham kh¶o, mong nhµ trêng t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó ®îc ¸p dông réng r·i h¬n. - Với giáo viên nêu cao tin thần tự học và sáng tạo cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác. Việc sử dụng internet không có gì khó khăn đối với giáo viên có thể tự tin vào chính nội dung mà mình sẽ đạt được. - Với nhà trường: Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được dự lớp tập huấn chuyên môn – nghiệp vụ, đi học tập nâng cao trình độ, để phục vụ tốt cho quá trình dạy – học đạt hiệu quả cao nhất . Trang bị thêm Phòng đa năng và đầu tư đồng bộ như: máy chiếu, máy quay, máy chụp, …và hướng dẫn sử dụng, (vị trí đặt máy chiếu, đèn chiếu, độ sáng cũng cần xem xét), cấp kinh phí cho sửa chữa nâng cấp phần cứng, phần mềm... - Các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, chuẩn bài giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng dữ liệu, bài giảng điện tử có chất lượng. Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng đề tài này chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của các phương pháp trong một tiết học. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quí thầy cô đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm này ngày một hoàn thiện hơn, tôi xin chân thành cám ơn! ý kiÕn cña héi ®ång khoa häc trêng THCS hång thuû Trang 9 Hång Thuû, th¸ng 05 n¨m 2010 Ngêi thùc hiÖn: SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu dạy học Chương Quang học của Vật lí 9 Lª §×nh Lý Trang 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng