Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học phần âm môn tiêng việt lớp 1 - công ng...

Tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm phương pháp dạy học phần âm môn tiêng việt lớp 1 - công nghệ giáo dục

.PDF
31
10995
111

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN ÂM MÔN TIÊNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC” A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1/ Lý do chọn đề tài: Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để. Một điểm khác với phương pháp dạy trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1CGD, Giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết, mà mỗi học sinh tự tư duy bài giảng. Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả. Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt. Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh có thể nắm chắc luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Từ những lí do trên nên tôi viết sáng kiến về “Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD ”. a) Cơ sở lý luận: Những quan điểm giáo dục: Trong nhà trường, trẻ em là nhân vật trung tâm, thầy giáo là nhân vật quyết định", "Nhà trường là nơi trẻ em đang sống cuộc sống thực của chính mình", "Thầy thiết kế - trò thi công"... Vậy Công nghệ giáo dục là gì? Công nghệ giáo dục không phải là Công nghệ thông tin trong Giáo dục, và cũng không phải chỉ là phương pháp Giáo dục. Công nghệ thông tin được sử dụng như các phương tiện trong Giáo dục và Công nghệ giáo dục tận dụng tối đa những phương tiện này. Công nghệ giáo dục là quá trình tổ chức và kiểm soát quá trình Giáo dục sao cho ra được sản phẩm tất yếu, theo đúng ý đồ thiết kế của nhà Giáo dục. Công nghệ giáo dục là thiết kế được những việc làm Giáo dục để học sinh tự mình làm ra sản phẩm học tập cho chính mình. Tiết học vẫn có giáo viên, nhưng không phải để giảng bài, mà để hướng dẫn các em cách tự học. Điều này vừa giúp trẻ hình thành phương pháp tự học, vừa tạo cho trẻ được trải nghiệm thêm kỹ năng làm việc. Nếu học sinh không làm được thì đó là lỗi của người lớn (của thầy cô giáo) chứ không phải của các em. Nhà trường cũng yêu cầu không đem cái chưa đúng của học sinh ra để trừng phạt hay để phân tích trước cả lớp. Em nào đúng thì khen, em nào chưa đúng thì phải giúp để em làm đúng được mới thôi. Trong lớp được phép "ồn" nếu là ồn trong học tập, không nhất thiết phải im lặng mới là ngoan. Làm xong bài trước, ngọ ngoạy... một tí được chấp nhận, miễn là không làm ảnh hưởng đến bạn khác. Cái quan trọng nhất là "Phải dạy trẻ biết suy nghĩ, không phải chỉ biết nghe lời","Phải làm sao cho trẻ suy nghĩ bằng cái đầu của mình, không phải của người khác". Quan hệ thầy - trò trong nhà trường không phải quan hệ bề trên kẻ dưới, mà là thực hiện một sự phân công - hợp tác. Yêu cầu các em học hết sức, chứ không quá sức, phải thiết kế sao cho "Giáo viên không giảng giải, học sinh không cần cố gắng", với nghĩa thầy chỉ là người làm mẫu, hướng dẫn và điều chỉnh, trò cần học hết sức mình nhưng không phải cố quá sức, không bị căng thẳng, không bị áp lực, vừa đủ để thấy việc học thích thú, hấp dẫn. Tiếng Việt là công cụ để học tất cả các môn học và hoạt động GD khác. Nếu không học được Tiếng Việt, khó có thể học tốt những môn học khác. Tiếng Việt công nghệ giáo dục thành công không những cho học sinh người Kinh mà còn ở cả những vùng chỉ toàn học sinh dân tộc thiểu số, cha mẹ chỉ nói tiếng thiểu số, không biết tiếng Việt. Trân trọng trẻ em, hiểu trẻ em để dạy trẻ em, dạy trẻ biết tư duy, biết yêu thương và biết cách tự phục vụ là đích đầu tiên, dung dị và nền tảng nhất trong nhân cách con người mà nhà trường đặt ra. b) Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế qua nhiều năm ở trường tiểu học Phi Liêng nói chung và ở khối lớp 1 nói riêng. Các em học sinh từ Mầm non lên lớp 1, trong việc học tập cũng như các hoạt động các em còn rụt rè và thích ứng với môi trường còn chậm so với học sinh các vùng thuận lợi khác. Lần đầu các em tiếp xúc với các môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt 1 - CNGD về phần âm học sinh chưa biết chữ cái dẫn đến khó ghép vần, bên cạnh đó còn có một số học sinh phát âm sai, phân tích lúng túng, đối với luật chính tả không bắt nắm được, phần viết tốc độ viết quá chậm. Vì vậy học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc. Trong việc học tập của các em còn lúng túng, chưa phát huy hết năng lực học tập. Bước đầu học đọc, học viết, học cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, cách dùng mẫu, lập mẫu, luật chính tả, biết làm những nguyên âm không tròn môi thành nguyên âm tròn môi, biết phân biệt âm đệm và âm chính, âm chính và âm cuối, vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối, biết nguyên âm đôi, luật chính tả về nguyên âm đôi nên các em còn nhiều b ng và tiếp thu kiến thức thật khó khăn, một số em chỉ đọc vẹt chưa nắm vững các chữ cái. Với yêu cầu của phần âm, các em phải đọc đúng âm, phải nắm bắt kiến thức một cách vững vàng, để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong phần âm, vần thì các em mới học tốt được môn tiếng Việt. Để thực hiện tốt chương trình này thì giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu chương trình, giúp các em đọc thông, viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt. Chính vì thế, vấn đề tôi đặt ra làm sao giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, yêu thích với mục đích giúp các em: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập cho các em tính mạnh dạn trong học tập và khả năng sáng tạo để học tốt phần âm, giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong môn Tiếng việt 1- CNGD. 2/ Phạm vi đề tài: - Đối tượng là 59 học sinh khối 1. B. THỰC TRẠNG Qua đợt kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 10 năm học 2014 2015, về chất lượng của khối 1, cũng như qua quá trình theo dõi học tập của học sinh, kết quả đạt được như sau: TSHS 59 HS biết HS biết âm ghép 11 HS 23 HS 1. Đối với giáo viên: a. Thuận lợi: HS biết phân tích, đọc trơn 25 HS 100 % Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn. Hầu hết giáo viên tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, cơ bản được dự giờ và học hỏi kinh nghiệm từ chuyên đề trường bạn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức. Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy với học sinh, luôn tích cực tự học và sáng tạo trong giảng dạy. Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ, phục vụ cho công tác giảng dạy, trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Giáo viên không phải soạn bài môn tiếng việt, tiết kiệm được thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy. Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đ học sinh. Về chương trình mới dạy ƯDCN – TV1 rất tốt cho việc triển khai dạy học chương trình này tại đơn vị cụ thể là: Việc sử dụng ký hiệu thay lời nói của giáo viên đ mất thời gian. Quy trình đọc, đọc phân tích tiếng rất hiệu quả. Quy trình hướng dẫn tập viết và viết chính tả rất kỹ. b. Khó khăn: Do bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh. Là năm đầu tiên áp dụng chương trình SGK mới nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nội dung bài dạy và việc truyền đạt kiến thức trên lớp. Giáo viên chưa chú trọng đến việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Tiếng Việt 1 - CNGD. Hoạt động dạy cho học sinh nhớ máy móc là chủ yếu. Phần lớn giáo viên được phân công phụ trách khối lớp 1 kinh nghiệm công tác còn ít vốn hiểu biết về văn hóa ở địa phương còn hạn chế, trong tổ có một số giáo viên năm đầu tiên được phân công giảng dạy lớp 1. Khi tổ chức dạy học sinh ở phân môn này còn khô khan, lúng túng chưa mang lại hiệu quả cao. Chưa định hướng cách học cho học sinh nên khi tìm hiểu về âm học sinh chưa có cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ quá trình triển khai cũng thấy rằng có một số hạn chế của tài liệu TV1- CNGD, theo thiết kế thực hiện, tài liệu có 2 điểm chưa phù hợp: Thứ nhất, theo hướng dẫn thì trong quá trình tổ chức giảng dạy, giáo viên không sử đụng đồ dùng dạy học. Điều này làm hạn chế kết quả nhận thức của học sinh, đặc biệt là học sinh dân tộc. Thứ hai, chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kỹ năng nói, đọc nhiều ... Khó khăn khi dạy luật chính tả: ví dụ như đọc âm c viết âm k hoặc là yêu cầu học sinh làm tròn môi âm l học sinh đọc chưa theo yêu cầu. 2. Đối với học sinh: 1. Thuận lợi: Luôn được sự quan tâm và giúp đ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo. Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, ĐDDH, tủ, SGK, vở viết, được cấp phát và trang bị đầy đủ. Đa số gia đình các em tập trung ở 3 thôn, điểm thôn nào đều học tại điểm đó thuận tiện cho việc đi học của các em. 2. Khó khăn: 93,6% HS đều là con em dân tộc thiểu số. Vốn tiếng việt của các em còn hạn chế. Bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh nên trong quá trình tiếp thu bài học sinh còn gặp khó khăn. Các em từ trường Mầm non lên nên chưa thuộc hết bảng chữ cái, chưa bắt nhịp được môi trường học tập mới. Các em còn rụt rè, chưa đọc thông viết thạo. Do đổi mới chương trình môn tiếng việt 1 công nghệ giáo dục nên các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu chương trình mới, các em chưa nắm bắt được ngữ âm và vần chưa định hình phân tích được đâu là nguyên âm, đâu là phụ âm, không phân biệt được đâu là âm đệm, đâu là âm chính, đâu là âm cuối, chương trình này còn quá sức đối với các em là người dân tộc thiểu số, ngoài ra các em không nắm được luật chính tả nên rất khó khăn trong việc dạy. Khi học sinh thực hiện vẽ mô hình còn lúng túng chưa biết quy tắc vẽ, chưa biết đưa âm đệm, âm chính, âm cuối vào mô hình, chưa xác định rõ đâu là âm chính và đâu là âm cuối, và chưa nắm được vần vì vấn đề nắm âm chưa chắc, học về luật chính tả các em chưa phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi, yêu cầu học sinh viết bài vào vở thì bài quá dài mà học sinh còn viết quá chậm, Cách cầm bút học sinh còn run, do đó có phần ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy cũng như học tập của học sinh. Ngay bài đầu tiên, nhiều học sinh chưa biết chữ cái nhưng đã phải viết như dạng chính tả, ngoài ra học sinh không biết chữ khó ghép âm, vần và phát âm sai nhiều dẫn đến sai lỗi chính tả nhiều, lúc thì chữ, âm, tiếng, vần. Trong quá trình học, các em còn phải phân biệt được tiếng có âm đầu, tiếng có âm chính, tiếng có âm đệm, âm chính, tiếng có âm đệm, âm cuối… Trước đây, học hết 9 tuần, các em thuộc bảng chữ cái và có thể ghép chữ thành âm, tiếng, từ, học sinh chỉ đọc bài dài 15 tiếng. Nay hết 9 tuần, học sinh đã phải đọc những bài dài tới 20 tiếng, mặc dù các em biết tiếng luôn, nhưng chỉ là đọc vẹt theo giáo viên, nên không viết được chữ. Với những lớp có học sinh yếu, giáo viên rất vất vả và nguy cơ các em “mù chữ” luôn nếu chẳng may bị ốm phải nghỉ một vài buổi học. Chưa kể đến việc khi giáo viên giao bài về nhà tập đọc, học sinh thấy bài quá dài, không có bạn bè đọc cùng cho khí thế nên “ngại” không muốn đọc, do đó ngày càng yếu, kém. Đa số gia đình các em hoàn cảnh, cuộc sống còn khó khăn nên ảnh hưởng đến một phần học tập của các em. Hầu hết các em chưa có góc học tập ở nhà. Trước những tồn tại và thực trạng nêu trên, tôi đã mạnh dặn viết lên skkn của bản thân về “ Phương pháp dạy học phần âm trong môn Tiếng việt 1 – Công nghệ giáo dục”. C. CÁC GIẢI PHÁP: 1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1-CGD học sinh đạt được các mục đích sau: 1. 1. Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù. 1.2. Các em nắm chắc luật chính tả. 1.3. Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. 2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm : - Tiếng - Âm và chữ - Vần 3.Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD ( gồm 4 bài) 3.1. Bài 1: Tiếng 3.2. Bài 2: Âm 3.3. Bài 3: Vần 3.4.Bài 4: Nguyên âm đôi 4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD 4.1. Phương pháp mẫu: -Lập mẫu, sử dụng mẫu. -Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có. 4.2. Phương pháp làm việc: - Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. II.Phần cụ thể - phần âm 1. Mục tiêu phần âm - HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này. - Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do. - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút. - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường c nh . Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng. - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính). - Nắm chắc luật chính tả e,ê,i. 2. Quy trình dạy phần âm: Bài âm gồm hai công đoạn: a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm) Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc , thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài. b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm) ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . Tuy nhiên cần chú ý : + Mục đích của tiết dùng mẫu là: - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu. - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. +Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu: - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu. - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao chu phù hợp với học sinh lớp mình. * Để giúp học sinh lớp 1 nắm vững đƣợc âm trong tiếng việt 1, trƣớc hết giáo viên cần nắm đƣợc: Giúp học sinh nắm vững được từng âm, giáo viên cần chú ý 2 vấn đề then chốt: Yêu cầu đối với học sinh là thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo. Nắm được kĩ năng về các âm trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm, tiếng, đọc được theo các mức độ to – nhỏ - nhẩm - thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm đệm, âm chính và đâu là âm cuối, học về luật chính tả biết phân biệt được luật chính tả về âm đệm, nguyên âm đôi. Tình trạng các em đọc vẹt nhiều, muốn khắc phục những hạn chế này. Vụ Giáo dục Tiểu học hướng dẫn như sau: giáo viên nên tận dụng đồ dùng dạy học của chương trình hiện hành, làm thêm đồ dùng dạy học và chủ động sắp xếp thời gian rèn luyện kỹ năng nói, đọc cho học sinh. Để giải quyết được hai vấn đề nêu trên, giáo viên phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu dạy âm….. trong môn tiếng việt 1. Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy phần âm đạt hiệu quả được. ** Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đƣa ra giải pháp phù hợp với đặc trƣng môn TV1- CNGD đƣợc thể hiện qua 2 tiết dạy với 4 việc. Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm. 1a. T giới thiệu âm mới . 1b. Phân tích tiếng . 1c. Vẽ mô hình . Việc 2: Viết chữ ghi âm 2a. Giới thiệu chữ in thường. 2b. Giới thiệu chữ viết thường. 2c. Viết tiếng có âm mới học 2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1” . Việc 3: Đọc. 3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1” Việc 4: Viết chính tả. 4a. Viết bảng con. 4b. Viết vở chính tả. *** Giải pháp: Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự. + Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp nhàng. + Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh. + Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài. + Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc. + Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp. + Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn. + Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài kém…. Dạy học không cần viết tên bài trước, lập xong mô hình mới viết ở bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ. Khi dạy không nên trở về cái cũ, mỗi ngày chỉ thay đổi một thành phần, khi giao việc giáo viên phải đứng trước lớp – học sinh làm việc giáo viên xuống lớp kiểm tra khen học sinh. Dạy lớp 1 dạy tiếng không dạy từ, không nên đưa những gì có sẵn cho học sinh khi đến lớp. Ở sách giáo khoa không nên gọi là kênh hình, kênh chữ. Chương trình này không yêu cầu chấm điểm, mà chỉ nhận xét đánh giá học sinh, động viên, khen thưởng học sinh. 2. Phân loại đối tƣợng học sinh: Chuẩn bị nghiên cứu kỹ phần kế hoạch dạy học là việc làm không thể thiếu đối với bất cứ giáo viên nào khi đứng lớp, tuy nhiên giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm vững mục tiêu bài dạy, bám sát vào Phân phối chương trình, lịch báo giảng. Đặt ra các hoạt động hợp lí thể hiện rõ hoạt động của giáo viên - học sinh, có hoạt động cho đối tượng học sinh nắm bài tốt và học sinh chưa nắm được bài. Phân loại đối tượng học sinh theo nhóm và đặt tên nhóm khi tổ chức trò chơi. Sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp hợp lí. Quan tâm khích lệ học sinh thường xuyên, tạo cơ hội để học sinh được chủ động tích cực thông qua giờ học và thực hành. 3. Giúp học sinh học tốt về âm. Có thể nói môn Tiếng Việt 1 CNGD là một môn học mới giúp học sinh nắm bắt được ngữ âm trong Tiếng Việt, trong phần âm là công cụ hỗ trợ đắc lực và không thể thiếu chiếm tỉ lệ trọng yếu khi học môn Tiếng Việt. Vậy học sinh cần phải thuộc tất cả các chữ cái bảng chữ cái, thì các em mới ghép và đọc được âm, vần, tiếng, từ câu, ngoài ra tạo cơ hội cho học sinh có khẳ năng tư duy sáng tạo trong các tiết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan